intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

34
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em" trình bày những giải pháp hết sức cấp thiết, nhằm mục đích trang bị cho các bạn sinh viên, giảng viên… kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ em, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em

  1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM Biện Thị Ngọc Anh1 1. Email: anhbtn@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa trang bị các kiến thức cần thiết và kỹ năng an toàn cho trẻ , bên cạnh đó hệ thống sông, suối, ao, hồ, vũng nước… cũng là môi trường không an toàn. Do đó cần có những giải pháp quyết liệt hơn để hạn chế tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em. Từ khóa: Chống đuối nước, đuối nước, kỹ năng, tai nạn, trẻ em… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm giai đoạn 2010 - 2015 có trên 3000 thanh thiếu nhi tử vong do đuối nước, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 2200 em, con số này được giảm xuống là 2100 em trong năm 2016, 1.995 em trong năm 2017 và 782 em của 42/63 tỉnh/thành trong 6 tháng đầu năm 2018. Hiện mới có khoảng có 30% trẻ em ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết bơi; môi trường sống vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước cho trẻ em. Theo ước tính năm 2020, mỗi năm hiện vẫn còn khoảng 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em bị đuối nước, là do trẻ em chưa biết bơi và thiếu kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước; do thiếu sự quản lý, giám sát của người lớn đối với trẻ em khi sống trong môi trường không an toàn; do thiên tại bão lũ; do trẻ em chưa thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông đường thủy;... v.v. Nhằm thực hiện các mục tiêu của Quyết định 234 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó có phòng chống đuối nước trẻ em và bảo đảm quyền sống của trẻ em, đảm bảo nguồn nhân lực tương lai của đất nước là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, trong đó bản thân tôi là một giảng viên Giáo dục thể chất của trường với mong muốn giúp một phần sức nhỏ bé của mình nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng đuối nước cho trẻ em. Chính vì vậy tôi: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM” đây là một trong những giải pháp hết sức cấp thiết, nhằm mục đích trang bị cho các bạn sinh viên, giảng viên… kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ em, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản của nhà nước, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến với mục đích cơ bản để tìm hiểu các cơ sở lý luận từ đó lựa chọn một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em. 195
  2. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.1 Khái niệm - Khái niệm Đuối nước: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đuối nước được định nghĩa là hiện tượng suy hô hấp xảy ra ở người lớn hoặc trẻ nhỏ khi bị chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào khí quản gây khó thở. Hậu quả gây ngạt thở lâu dẫn tới tử vong (chết đuối) hoặc gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Trạng thái thái biểu hiện: Ngay sau khi nạn nhân té ngā xuống nước, đầu bị ngập chìm dưới nước, nạn nhân có phản xạ ngừng thở và khoảng chừng 2 phút thì phải thở hít vào, nước sẽ tràn ngập vào mũi, miệng; lúc này nạn nhân cố gắng thở sâu nhưng vô hiệu. Từ đây xuất hiện trạng thái co các cơ thành từng cơn, bị nôn mửa...; tại miệng và mũi nạn nhân ứ đầy nước bọt và chất nôn, mất các phản xạ và sau từ 2 đến 4 phút sẽ dẫn đến tử vong. 2.2. Thực trạng tai nạn đuối nước hiện nay Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em và người chưa thành niên tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do đuối nuớc ở trẻ em chiếm khoảng 50% các trường hợp từ vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra chủ yếu tại cộng đồng chiếm 77,6%, tại gia đình là 22,4% và tại trường học là 1%. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng có khoảng 3000 người tử vong do đuổi nước (trong đó có khoảng 2200 trẻ em). Theo báo cáo hằng năm của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2016, số trẻ em tử vong do đuối nước 2.110 em tử vong do đuối nıước và theo báo cáo chưa đẩy đủ của các địa phương năm 2017 có 1.995 trẻ em tử vong do đuối nước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 05 em bị tử vong do đuối nước gấp 10 lần các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Hơn 55 % trẻ em do đuối nước sống trong các hộ gia đình có diều kiện kinh tế nghèo, tập trung nhiều nhất ở khu vực nông thôn. Trẻ em từ 01 - 04 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất. Nhiều trường hợp trẻ tử vong do không có giám sát của người lớn và không biết bơi. Trẻ em ở khu vực nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em ở khu vực thành thị. Các vụ đuối nước trẻ em xảy ra tập trung vào những tháng hè, đặc biệt là đầu mùa hè khi các em chuẩn bị nghi hè. 2.3. Nguyên nhân gây ra đuối nước. - Nguyên nhân chủ quan: + Người bị nạn không biết bơi khi bị ngã xuống nước, tắm hay chơi đùa dưới nước và không được người khác cứu kịp thời dẫn đến bị chết đuổi. + Người bị nạn chưa biết và chưa thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn khi bơi, chưa có kỹ năng an toàn trong môi trường nước. 196
  3. + Người bị nạn chưa có kỹ năng thoát hiểm trong môi trường nước: Như bị chuột rút khi hoạt động dưới nước, chưa có kỹ năng sử lý tình huống khi bơi gặp dòng nước xoáy, gặp sóng to, hoặc dòng chảy xa bờ, bị đuối sức khi đang bơi và không được người khác cứu kịp thời dẫn đến bị đuối nước. + Người bị nạn chiếm đa số là trẻ em vì do tâm lý hiếu động, không nhận thức được sự nguy hiểm về đuối nước khi chơi xung quanh môi trường nước. + Tai nạn đường thuỷ dẫn đến người bị rơi xuống nước bơi vào bờ dẫn đến bị chết đuối do chưa thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông đường thủy. + Một số tại nạn khác như: Sụp đổ cầu, cống, mưa, lũ... + Cứu nạn người bị đuối nước mà bản thân không biết bơi, hoặc bơi không giỏi hoặc không biết cách cứu đuối. - Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn. - Môi trường xung quang trẻ em không an toàn: Môi trường sống nhiều ao, hồ, sông, suối..., thiếu biển báo tại những nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước, các dụng cụ chứa nước trong gia đình không có nắp đậy hoặc che chắn cẩn thận. - Điều kiện tập bơi tại các địa điểm tự nhiên đang ngày càng thu hẹp do ôi nhiễm môi trường, những nơi có thể tập bơi tự nhiên như sông, suối, ao, hồ hiện nay đã bị ôi nhiễm nặng nề không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tập là cản trở to lớn khiến người dân không có chỗ tập bơi và hậu quả tỷ lệ người không biết bơi ngày cảng lớn. Hiện nay tại các thành phố và thị xã số lượng bể bơi do nhà nước và các doanh nghiệp, tư nhân xây dựng ngày càng nhiều nhưng cũng chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu tập luyện của nhân dân. Nhiều tỉnh và thành phố mới chỉ có 1 - 2 bể bơi và cũng còn nhiều tỉnh chưa có bể bơi nào. - Trong hệ thống giáo dục mới chi có một số ít trường Đại học, chuyên nghiệp, phổ thông có bể bơi nhưng phải dến hơn 90 % các trường Đại học và chuyên nghiệp, 95% các trường phố thông không có. Có thể nói tại các trường học hiện nay là gần như chưa có bể bơi, điều này gây nên tình trạng dù có Quy định bắt buộc của Bộ giáo dục và Đào tạo thì các trường cũng không thể đưa môn bơi thể thao vào chương trình giảng đạy chính khóa ( giờ thể dục) và cũng không thể tổ chức tập bơi ngoại khóa cho học sinh, sinh viên hậu quả là da số học sinh, sinh viên không biết bơi. - Công tác vận động và tuyên truyền về lợi ích tác dụng của môn bơi thể thao còn thiếu và hiệu quả thấp, nhận thức và hiểu biết về môn bơi thể thao còn rất hạn chế trong nhân dân đã 197
  4. dẫn đến sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp có thám quyền, sự thờ ơ của các bậc phụ huynh, tình yêu và hứng thú của các tầng lớp xã hội. Cần phải tăng cường công tác vận động tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng và phong phú với những biện pháp quyết liệt, có hiệu quả để người dân và các cấp lãnh đạo nhận thứrc đầy đủ hơn về lợi ích tác dụng của môn bơi thể thao với sức khỏe và an toàn của người tập. - Số lượng giáo viên bơi thể thao còn rất ít và quá thiếu so với nhu cầu của xã hội, đặc biệt những giáo viên có thể dạy bơi thể thao tại các trường đại học, chuyên nghiệp, phổ thông chiếm tỷ lệ quả thấp. Trình độ những người tham gia dạy bơi thể thao hiện nay cũng còn rất hạn chế cũng là nguyên nhân khiến người tập chậm biết bơi, không có hứng thú bền vững tập luyện và ít có tác dụng lôi kéo cuốn hút người khác tham gia tập. - Lực lượng cứu nạn cứu hộ bơi còn thiếu và yếu, thiếu phương tiện chuyên dụng và các dụng cụ y tế, thuốc men. Công tác đào tạo nhân viên cứu nạn cứu hộ bơi còn rất ít và chất lượng cũng chưa cao nên mới chỉ đáp ứng một phần rất hạn chế so với nhu cầu thực tế. Những văn bản quy định của nhà nước và các cấp có thầm quyền chưa cụ thể và việc thực hiện còn bị xem nhẹ nên nhiều cơ sở, địa điểm có nhiều nguy cơ đuối nước như: Các khu du lịch, nghi mát có hoạt động sông nước (bãi tắm, chèo thuyền, hồ tự nhiên..) các bể bơi, các địa điểm tập bơi còn thiếu nhân viên cứu nạn cứu hộ (thậm chí không có). Đây là nguyên nhân khiến nhiều người tham gia vui chơi, du lịch, tập luyện khi bị đuối nước không được phát hiện kịp thời và cấp cứu đúng cách nên đã dẫn đến hậu quả rất to lớn và đau đớn. Cần có những biện pháp quyết liệt hơn để tăng cường cả về chất lượng và số lượng lực lượng cứu nạn cứu hộ bơi. 2.4. Một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em. 2.3.1 Biện pháp phòng ngừa: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em: - Các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội tích cực tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ bản và các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi để toàn xã hội cùng hành động phòng, tránh đuối nước. - Xây dựng bộ tài liệu chuyên môn về các kỹ thuật bơi cơ bản, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em. - Ngành Giáo dục và Đào tạo phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em cho học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh. 198
  5. - Các ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức tuyên truyền về phòng, chống đuối nước trẻ em; vận động các gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát con, em mình phòng, chống tai nạn đuối nước, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão và các đợt thiên tai. - Đài Truyền hình, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. - Các trường phổ thông tổ chức giảng dạy phổ biến, tuyên truyền cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước thông qua các tiết học thể dục, các hoạt động ngoại khóa,... - Các cơ sở Đoàn, Đội phối hợp các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức các cuộc thi "rung chuông vàng", "tuyên truyền viên", "thi tiểu phẩm", "Cuộc thi viết" dành cho trẻ em về phòng, chống tai nạn đuối nước. Nội dung tuyên truyên, phổ biến cho trẻ em nắm vững những kiến thức cơ bản sau đây để phòng, ngừa đuối nước: + Những nơi tiềm ẩn nguy cơ bị đuối nước. + Nguyễn nhân gây ra đuối nước. + Nguyên tắc an toàn khi đi bơi, đi tắm, vui chơi giải trí dưới nước. + Các biện pháp phòng, ngừa đuối nước. 2.3.2 Dạy trẻ em biết bơi và có kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, tránh đuối nước: - Dạy trẻ em biết bơi được coi là một trong những biện pháp phòng, tránh đuối nước hiệu quả. + Dạy trẻ em hiểu rõ: Người biết bơi là người biết vận động và thở để không bị chìm trong nước. + Trẻ em được coi là biết bơi là biết vận động trong nước được ít nhất 25m trở lên. + Dạy cho trẻ những kỹ thuật bơi an toàn, phòng ngừa đuối nước. + Trẻ em biết bơi biết thoát hiểm khi gặp các tình huống xấu trong lúc bơi. - Dạy trẻ em thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn khi đi bơi. + Dạy trẻ em thực hiện các bước khi đi tắm, bơi:  Khởi động trước khi bơi.  Tấm tráng trước khi xuống nước. 199
  6.  Không chạy nhảy khu vực xung quanh bể.  Thực hiện đúng cách xuống nước, lên bờ an toàn  Học cách sử dụng áo phao, các dụng cụ làm nổi; học cách làm quen với nước khi mới bằt đầu đi bơi (ngụp đầu vào nước, biết cách thở ra bằng mũi và miệng dưới nước, hít vào bằng miệng trên mặt nước...)  Không ăn uống khi đang bơi dể tránh bị sặc nước. + Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của bể bơi, khu vực bơi. + Khi đi tắm biển, đi bơi phải có người lớn đi cùng. + Dạy trẻ em hiểu biết về những tinh trạng sức khỏe nào thì không nên học bơi: + Người lớn nên cho trẻ em đi khám sức khỏe trước khi cho học bơi. + Những trẻ em mắc các bệnh phế quản, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh viêm mũi, bệnh viêm da, bệnh viêm xoang, bệnh viêm tai,... nên thực hiện theo ý kiến của bác sỹ đối với những trường hợp này có được học bơi hay không? + Dạy trẻ em không di bơi khi bụng đói hoặc khi ăn quá no; khi người đang có nhiều mồ hôi, khi cơ thể đang nóng hoặc vừa đi nắng về. + Trẻ em không đi bơi khi bị sốt hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi. + Dạy trẻ em biết lựa chọn các bể bơi, khu vực bơi đảm bảo các điều kiện vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.  Bể bơi, hồ bơi phải đảm bảo an toàn và vệ sinh.  Phải có người hướng dẫn, nhân viên cứu hộ và phương tiện cứu hộ.  Không đi bơi, tắm ở nơi nước chảy mạnh, chảy xiết, những nơi có biển báo nguy hiểm.  Thăm dò độ sâu của nước trước khi bơi.  Chỉ tắm, bơi, vui chơi dưới nước ở các bể bơi quy định có phần bể giành cho trẻ em.  Khi ra biển, trẻ em (biết bơi hoặc không biết bơi) chỉ nên bơi gần bờ. 2.3.3 Dạy trẻ em biết bơi tự cứu: - Dạy trẻ em biết xử lý khi mình bị rơi xuống nước: Trong trường hợp bị rơi xuống nước, nạn nhân biết thực hiện các bước kỹ thuật bơi tự cứu sau đây để thoát hiểm hoặc để kéo dài thời gian cho người đến cứu: + Bước 1: Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để không bị sặc nước, phổi chứa nhiều không khí có thể nổi trên mặt nước nên trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên. 200
  7. + Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy cơ thể sát mặt nước nổi bồng bềnh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía dưới. + Bước 3: Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt tay ra phía bên để đẩy người bơi dễ dàng di chuyển trong nước một cách nhẹ nhàng. + Bước 4: Khi bơi, hãy nhớ để đầu nổi trên mặt nước, quay cằm về phía bên há miệng to hít vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng. - Dạy trẻ em biết tự làm nổi: + Dạy bơi ếch đứng để đầu nổi trên mặt nước và thở thuận lợi (bơi đứng). + Đạp lướt để nổi, người trên mặt nước. + Cho trẻ mặc quần áo đồng phụ hoặc quần áo mặc thường ngày, mang cá giày dép nhảy xuống nước để tập làm nổi và các kỹ năng an toàn dưới nước nhằm giúp trẻ bình tĩnh và biết cách xử lý tình huống rơi xuống nước trong mọi điều kiện. + Học một số phương pháp làm nổi khác để giúp cơ thể có thể nổi trên mặt nước trong thời gian dài. + Dạy trẻ em biết bơi một kiểu bơi (bơi ếch) với khoảng cách 50m và tăng dần, đồng thời cho học bơi ở các điều kiện khác nhau, tăng dần độ sâu, độ rộng để giúp các em có khả năng xử lý các tình huống xấu trong mọi hoàn cảnh. - Dạy trẻ em biết tự thoát hiểm khi gặp các tình huống xấu: + Dạy trẻ em phòng, chống bị chuột rút.  Nguyên nhân bị chuột rút.  Cách phòng, tránh bị chuột rút.  Cách xử lý khi bị chuột rút. + Dạy xử lý tình huống gặp dòng nước xoáy; gặp sóng to, dòng chảy xa bờ; nước chảy mạnh, chảy xiết,... + Biết cách xử lý tình huống bị đuối sức khi bơi; ... + Biết cách xử lý khi có người bị đuối nước bám víu vào mình. 201
  8. 2.3.4. Dạy trẻ em nhận biết những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước và phòng tránh: - Trẻ em không tắm, bơi, chơi dùa ở những nơi có biển báo nguy hiểm và những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. - Dạy trẻ em cách an toàn khi đi qua cầu, qua suối, qua đập tràn,.. - Dạy trẻ em phòng tránh đuối nước khi gặp mưa dông, bão lũ... - Day trẻ học cách nhận biết các dấu hiệu biển báo cắnm trên sông, hồ, biển. 2.3.5. Dạy trẻ em có kỹ năng cứu người đuối nước phù hợp với lứa tuổi: - Dạy các em cách gọi người xung quanh hoặc dịch vụ khẩn cấp để cứu người bị đuối nước. - Dạy trẻ em biết cách sử dụng các vật làm nổi như phao, sào gậy,...để người đuối nước nắm lấy và kéo người đuối nước lên bờ (trong trường hợp nạn nhân xa bờ, gần bờ,...). - Tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi giỏi và không biết cách cứu đuối. - Dạy trẻ em kỹ năng cứu hộ và cách sơ cứu người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi. 2.3.6. Tạo môi trường an toàn cho trẻ em - Người lớn trông nom, giám sát, quản lý trẻ em mọi lúc, mọi nơi. - Rào quanh ao, hồ, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng. - Làm nắp đậy có khóa các dụng cụ chứa nước trong gia đình. - Làm cửa chắn hàng rào, ngăn cách khu vực trẻ em chơi ở những nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước. 202
  9. - Các khu vui chơi giải trí dưới nước, các bể bơi và khi trẻ em tham gia giao thông đường thủy phải có người cứu hộ và các thiết bị an toàn, phương tiện cứu hộ để ứng phó kịp thời với tình huống trẻ em bị đuối nước. - Cầu và những phương tiện giao thông phục vụ đi lại cho các em phải đảm bảo an toàn. - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các tiêu chí "Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn" phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 3. KẾT LUẬN Để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 hiệu quả, các cơ quan chức năng, các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên, giáo viên thể dục về phòng, chống đuối nước trẻ em; triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; Bài viết cũng trình bày được sáu giải pháp: “Biện pháp phòng ngừa; Dạy trẻ em biết bơi và có kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, tránh đuối nước; Dạy trẻ em biết bơi tự cứu; Dạy trẻ em nhận biết những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước và phòng tránh; Dạy trẻ em có kỹ năng cứu người đuối nước phù hợp với lứa tuổi; Tạo môi trường an toàn cho trẻ em” hết sức cấp thiết, nhằm mục đích phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ em, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn, thongw tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. 2. Dạy trẻ em học bơi ban đầu và kỹ năng an toàn trong môi trường nước – 1, Nhà XB Hà Nội năm 2018. 3. Hướng dẫn phòng tránh đuối nước, Nhà XBGD Việt Nam 2018. 4. Lý thuyết và thực hành việc phổ cập kỹ năng bơi lội, cứu đuối cho trẻ em (PGS. TS. Lê Văn Xem, Nhà XB TDTT năm 2017. 5. Phương pháp dạy bơi và phòng tránh tai nạn đuối nước (Ths Ngô Xuân Viện), Bài Nhà XB TDTT năm 2018. 6. Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 5/2/2016 Phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020. 7. Quyết định 4285/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2016 Về việc phê duyệt Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 8. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên cơ sở về chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước, Nhà XB Hà Nội tháng 7 năm 2018. 9. https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/23-07-2021-viet-nam-marks-first-world-drowning- prevention-day-anyone-can-drown-no-one- should?fbclid=IwAR2B3tXWbajr3XaYfDRJ9qO4Qpd7GLbEYd30AAqzBlsNN1cfUolVW6K2tPc. 203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0