intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp ngành xây dựng

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng là một ngành kinh tế có tính đặc thù đối với hoạt động quản lý & hạch toán kế toán. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ kế toán phải cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin liên quan, nhất là các vấn đề về: Chi phí, giá thành công trình. Vì vậy, việc nghiên cứu mức độ vận dụng các phương pháp hạch toán chi ph sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam là cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp ngành xây dựng

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG Ngô Thị Trà, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt: Xây dựng là một ngành kinh tế có t nh đặc thù đối với hoạt động quản lý & hạch toán kế toán. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ kế toán phải cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin liên quan, nhất là các vấn đề về: Chi phí, giá thành công trình. Vì vậy, việc nghiên cứu mức độ vận dụng các phương pháp hạch toán chi ph sản xuất và giá thànhtrong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam là cần thiết. Từ phương pháp nghiên cứu định lượng,tác giả sử dụng chức năng phân t ch tần suất của phần mềm SPSS để thực hiện thống kê mô tả thực trạng áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, đề tài đã thu được các kết quả hết sức bất ngờ. Mặc dù tất cả các Doanh nghiệp đều áp dụng hệ thống hạch toán chi phí, tuy nhiên lại ch tập trung vào các phương pháp như t nh giá thành theo chi ph đầy đủ và hạch toán chi phí toàn Doanh nghiệp. Tỷ lệ áp dụng phương pháp t nh giá thành này là 100%, nhưng tỷ lệ áp dụng phương pháp tình giá thành theo Chi phí biến đổi là rất thấp Từ khóa: Phương pháp hạch toán chi ph , phương pháp t nh giá thành STUDY ON THE APPLICATION OF COST ACCOUNTING AND COSTING METHODS IN CONSTRUCTION ENTERPRISES Abstract: Construction is a relatively specific industry in management & accounting work. In order to meet the management requirements of enterprises, accountants must provide all relevant information in time, especially on: Costs and cost of works. Therefore, it is necessary to study the extent to which the methods of cost and production cost accounting in Vietnamese construction enterprises are applied. From the quantitative research method, the author uses the frequency analysis function of SPSS software to perform statistics describing the current situation of applying cost and cost accounting methods in Vietnamese construction enterprises. Nam, the topic obtained the results: All enterprises applied the cost accounting system. However, it only focuses on methods such as costing at full cost and cost accounting for the 558
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 whole enterprise. The rate of application of this costing method is 100%, but the rate of application of the cost method according to Variable Costs is very low. Keywords: Cost accounting method, cost method 1. Giới thiệu Kế toán quản trị (KTQT) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện và được sử dụng trong các doanh nghiệp từ rất lâu. Tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng kế toán quản trị từ những năm cuối thế kỷ XIX như Công ty dệt Lyman Mills, Công ty Louisville & Nashville hoạt động trong ngành đường sắt (áp dụng từ năm 1840), Công ty luyện thép Carnegie (áp dụng từ năm 1872). Ở Nhật bản, nhờ phương pháp quản trị phù hợp với sự hỗ trợ của thông tin KTQT, các doanh nghiệp Nhật Bản đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, để cạnh tranh với các doanh nghiệp Mỹ (Atkinson, 2011). Ở Việt Nam, KTQT được chính thức thừa nhận trong Luật Kế toán được quốc hội thông qua ngày 17/6/2003. Ngày 12/06/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng KTQT vào các DN. Tuy nhiên, việc thực thi KTQT nói chung và KTQT chi phí và giá thành sản phẩm trong các DN Việt Nam hiện chưa được chú trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu mức độ vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam để từ đó có các giải pháp nhằm tăng cường mức độ vận dụng phương pháp hạch toán chi phí và giá thành hiện nay là thực sự cần thiết 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết @ Chi phí và phân loại chi phí: Trong KTQT, thuật ngữ chi phí được sử dụng linh hoạt theo từng tình huống quản trị. Phụ thuộc vào nhu cầu ra quyết định, việc lựa chọn và xác định chi phí cũng khác nhau. Một số cách phân loại chi phí phổ biến trong KTQT gồm: Phân loại chi phí thành chi phí cố định (CPCĐ) và chi ph biến đổi (CP Đ). Trong đó: CP Đ là những chi phí mà tổng của nó thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi. Trong các DNXD, nếu khối lượng hoạt động là diện tích xây dựng (m2) thì CPVL (xi măng, gạch, thép, v.v...), CPNC là những CPBĐ. Những chi phí này không đổi khi tính trên một đơn vị diện tích xây dựng (m2). Những CPBĐ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của DN được gọi là CPBĐ thực hoặc biến đổi tỷ lệ. CPCĐ là những chi phí mà tổng của nó không thay đổi khi khối lượng hoạt động (m2 xây dựng) thay đổi. Chẳng hạn chi phí san lấp, giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý DN, v.v... là những chi phí không phụ thuộc vào diện tích xây dựng. Cách phân loại chi phí thành CPCĐ và CPBĐ là cơ sở để dự báo chi phí ở các mức hoạt động khác nhau phục vụ cho phân tích CVP và ra quyết định liên quan đến các tình huống lựa chọn phương án KD tối ưu; lựa chọn cơ cấu sản phẩm; lập dự toán, phân tích chênh lệch, đánh giá lợi nhuận bộ phận; tự sản xuất hay thuê ngoài; tiếp tục hay chấm dứt hoạt động, v.v... 559
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Ngoài phân loại chi phí thành CPBĐ và CPCĐ, KTQT còn sử dụng các phương pháp phân loại chi phí khác như: phân loại chi phí thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ; phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, v.v... Trong qua trình ra quyết định, NQT còn phải chú ý đến các chi phí cơ hội, chi phí chìm. Chi phí cơ hội là lợi ích của phương án bị bỏ qua. Chi phí cơ hội không được ghi nhận trong kế toán tài chính nhưng có ảnh hưởng đến quyết định KD nên được KTQT xem xét khi ra quyết định. Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh, không thể thay đổi được. Loại chi phí này không phù hợp với việc ra quyết định do vậy, khi xem xét các thông tin chi phí để ra quyết định, người ta phải xác định và loại bỏ các chi phí chìm. Phương pháp A C: Phương pháp ABC còn được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của quá trình kinh doanh. Số liệu của phương pháp ABC giúp các nhà quản trị nhìn rõ hơn mối quan hệ giữa thời gian, chất lượng, công suất nhà xưởng, sự linh hoạt của các nhà quản trị đối với những chi phí phát sinh. Phương pháp ABC ngày nay đã gắn liền với triết lý mới trong quản trị là quản trị dựa trên hoạt động (Activity based Management- ABM). Quản trị dựa trên hoạt động là phương pháp quan trọng nhất để dành chiến thắng trong cạnh tranh. Điểm nổi bật của phương pháp ABC là nhận mạnh các hoạt động như là những đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu. Chi phí các hoạt động này sau đó sẽ được phân bổ chi những đối tượng tính giá thành theo số lượng các hoạt động mà đối tượng này sử dụng. Thông thường chi phí sản xuất chung chứa đựng nhiều hoạt động (nguồn tạo chi phí). Hệ thống tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động có thể là một phần của hệ thống tính giá theo công việc hay tính giá thành theo quá trình sản xuất. Hệ thống này không thay thế hệ thống tính giá thành truyền thống, mà nhằm bổ sung khả năng xử lý và cung cấp thông tin trong việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. @ Các phương pháp tính giá thành Giá thành theo chi ph đầy đủ: giá thành theo chi phí đầy đủ (Absorption Costing) là phương pháp kế toán có lịch sử lâu đời cùng với sự phát triển của kế toán chi phí. Do các tài liệu về lịch sử kế toán chi phí tại Hiệp hội kế toán quốc gia Mỹ (NAA) bị cháy vào năm 1984, nên cho đến nay không ai có thể đưa ra được bằng chứng về sự hình thành và phát triển của phương pháp tính giá thành theo chi phí đầy đủ. giá thành theo chi phí đầy đủ được hầu hết các DN sử dụng để xác định giá vốn hàng bán và tính giá hàng tồn kho cuối kỳ (Kaplan, 1984). Theo phương pháp này, giá thành bao gồm CPVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và CPSXC. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào sản lượng sản xuất nên giá thành theo chi phí đầy đủ là một chỉ tiêu biến đổi. Do bao gồm trong giá thành CPSXC cố định, nên để giảm giá thành đơn vị, các NQT thường có xu hướng tăng sản lượng sản xuất nhiều hơn sản lượng bán. Điều này dẫn đến tăng hàng tồn kho và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đây chính là một hạn chế của loại giá thành này. Do đó người ta không sử dụng giá thành này để ra quyết định KD. Giá thành theo CP Đ: Do hạn chế của giá thành theo chi phí đầy đủ là phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và bao gồm cả chi phí chìm nên để hỗ trợ cho phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận, KTQT sử dụng giá thành theo CPBĐ. Gọi là giá thành theo CPBĐ vì chỉ những CPBĐ được tính vào giá thành. Các chi phí này bao gồm: CPVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và CPSXC biến đổi. Theo phương pháp tính giá thành này, CPSXC cố định không được tính vào giá thành 560
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 SP và được coi là chi phí thời kỳ khi lập báo cáo kết quả KD. Giá thành theo CPBĐ là thông tin cần thiết để lập kế hoạch chi phí, phân tích CVP và ra quyết định KD. Tuy nhiên, nó lại không được phép sử dụng để lập BCTC do vi phạm nguyên tắc "công khai toàn bộ" trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung do trong giá thành không có các chi phí chung cố định. Dựa trên lý thuyết về dự phòng và lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, tác giả nghiên cứu tình hình vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp nhằm mục đích nghiên cứu mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu @ Mẫu nghiên c u và phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên tổng thể nghiên cứu là các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.Các thông tin về các doanh nghiệp xây dựng được dựa trên danh bạ của Hiệp hội các doanh nghiệp Xây dựng Việt Nam. Nguồn này, mặc dù không phải toàn diện nhưng cũng cung cấp được các thông tin chi tiết về doanh nghiệp xây dựng. Các doanh nghiệp khảo sát được lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Phiếu khảo sát được thiết kế dựa theo các phiếu khảo sát đã được các tác giả Chenhall và Langfield-Smith (1998), Ahmad (2012) sử dụng với những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Phiếu khảo sát được sử dụng để thu thập các dữ liệu định lượng phục vụ cho mô tả và kiểm định các giả thuyết. Phiếu khảo sát gồm các các câu hỏi về mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và các phương pháp tính giá thành với các câu trả lời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1- không áp dụng/ chưa bao giờ và 5- Rất thường xuyên). Phiếu khảo sát được gửi đến cho các doanh nghiệp thông qua bưu điện hoặc thư điện tử và khảo sát online trên trang web https://docs.google.com/forms. Số lượng phiếu khảo sát được trả lời là 177 phiếu. Số phiếu khảo sát sử dụng được là 146 phiếu. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 18. @ Phương pháp chọn mẫu: Do thời gian và kinh phí hạn chế nên nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Tuy nhiên, để tăng tính đại diện của số liệu, đề tài cũng chú ý chọn các doanh nghiệp thuộc nhiều lạo hình, với nhiều quy mô và phân bố rải rác trên các địa bàn khác nhau trong cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. @ Cỡ mẫu Hair & ctg (2014, p.100) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát ít nhất phải gấp 5 lần biến đo lường. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây đều có số mẫu trong khoảng từ 115 đến 220 doanh nghiệp như các nghiên cứu của các tác giả Chenhall và Langfield-Smith (1998), Haldma và Laats (2002), Al-Omiri (2003), Kamilah Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012). Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên luận án sẽ gửi phiếu khảo sát đến 500 doanh nghiệp qua email và bưu điện @ Phương pháp lấy mẫu 561
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), các phương pháp chọn mẫu được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm 1. Chọn mẫu theo xác suất: biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử. Mẫu sẽ được chọn theo xác suất. phương pháp chọn mẫu xác suất thường cho kết quả nghiên cứu tin cậy hơn. Các phương pháp chọn mẫu theo nhóm này gồm: phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tầng, phương pháp chọn mẫu theo nhóm. Nhóm 2. Chọn mẫu phi xác suất: các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên, do vậy mẫu có thể được chọn theo sự thuận tiện hoặc theo đánh giá chủ quan của người nghiên cứu. Cách chọn này thuận tiện cho người nghiên cứu nhưng mức độ tin cậy thấp hơn so với các phương pháp chọn mẫu xác suất. Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất bao gồm: phương pháp thuận tiện, phương pháp phán đoán, phương pháp mầm và phương pháp chọn mẫu theo nhóm. Các mẫu được chọn cho nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nghĩa là các mẫu được chọn bằng phương pháp mà tác giả cho rằng có thể tiếp cận và thu thập được dữ liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu @ Về số người trả lời khảo sát: Số người trả lời khảo sát chủ yếu là chuyên viên kế toán với 90 người, chiếm 61,6%. Số lượng kế toán trưởng trả lời khảo sát là 27 người, chiếm 18,5%. Số người trả lời ít nhất là giám đốc, 3 người, chiếm tỷ lệ 2,1%. Những người trả lời khác bao gồm phó phòng ban chuyên môn hoặc nhân viên của các phòng ban chuyên môn không thuộc phòng kế toán. Sử dụng chức năng phân tích tần suất của phần mềm SPSS để thực hiện thống kê mô tả thực trạng áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thu được các kết quả phân tích thống kê như sau: @ M c độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất CPSX trong các DN nói chung và trong các DNXD nói riêng là một trong những thông tin quan trọng cần phải thu thập cho các mục đích khác nhau. Trong kế toán tài chính, thông tin CPSX cần thiết để DN tính giá vốn hàng bán và xác định lỗ lãi. Trong KTQT, thông tin CPSX là một trong những thông tin quan trọng phục vụ cho việc định giá, lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá. Do vậy, dù chưa quan tâm nhiều đến KTQT thì với tính chất bắt buộc của kế toán tài chính, các DN đều phải hạch toán CPSX. Yêu cầu này phù hợp với thực tế khảo sát là 100% các DN đều hạch toán CPSX xây dựng. Hạch toán chi phí theo công trình: Thông tin CPSX theo công trình là một trong những loại thông tin quan trọng để giúp DN ra quyết định về giá và hạch toán lợi nhuận theo công trình. Áp dụng đối tượng hạch toán CPSX theo công trình thường được áp dụng ở các DN có quy mô vừa và lớn, tổ chức sản xuất và hạch toán bài bản và quy củ. Ngược lại, các DN quy mô nhỏ thường không áp dụng hạch toán CPSX theo công trình. Kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng hạch toán chi phí theo công trình có 26,0% các DN không áp dụng. Tỷ lệ các DN áp dụng ở mức độ thấp là 0,7% trong số các DN trả lời khảo sát. Số DN áp dụng thường xuyên chiếm 33,6% và 562
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 các DN áp dụng rất thường xuyên chiếm 39,7%. Như vậy, có thể thấy, đa số các DN hạch toán chi phí theo công trình (87,9%). Hình 1: Tỷ lệ các doanh nghiệp hạch toán chi phí theo công trình Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Không áp dụng 38 26.0 26.0 26.0 Thỉnh thoảng 1 .7 .7 26.7 Thường xuyên 49 33.6 33.6 60.3 Rất thường 58 39.7 39.7 100.0 xuyên Total 146 100.0 100.0 Hạch toán chi ph theo đội xây lắp: Tỷ lệ các DN không áp dụng hạch toán chi phí theo đội xây lắp là 45,2%, tỷ lệ DN áp dụng ở mức thấp là 6,2% (bao gồm thỉnh thoảng có áp dụng). Phần lớn các DN đều áp dụng hạch toán chi phí theo đội xây lắp (48,6%). Những DN không áp dụng thường là những DN có quy mô nhỏ với số lượng lao động dưới 100 người (16 DN). Những DN này thường không tổ chức thành các đội xây lắp hoặc có tổ chức những không thực hiện hạch toán riêng. Tuy nhiên, trong số những công ty không tổ chức hạch toán chi phí theo đội xây lắp vẫn có các công ty có quy mô lớn với số lượng lao động trên 1000 người như: Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC, Công ty xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex). Hạch toán CPSX toàn DN: hầu hết các công ty đều áp dụng hạch toán CPSX toàn DN. Tỷ lệ các công ty hạch toán CPSX toàn DN là 84,9%. Tuy nhiên, vẫn có 11 công ty không hạch toán CPSX toàn DN, chiếm 7,5% số công ty trả lời khảo sát và 7,9% số phiếu khảo sát trả lời cho câu hỏi này. Kết quả này có thể do người trả lời đã hiểu sai câu hỏi. Qua phỏng vấn sâu, một số người cho rằng công ty chỉ chọn 1 trong số các phương án trả lời cho các câu hỏi liên quan đến đối tượng hạch toán CPSX. Do vậy, người trả lời cho rằng nếu đã sử dụng đối tượng hạch toán chi phí toàn DN thì không sử dụng đối tượng hạch toán chi phí theo đội xây lắp hoặc theo công trình @ M c độ áp dụng các phương pháp tính giá thành Các DN bắt buộc phải sử dụng phương pháp tính giá thành theo chi phí đầy đủ để lập BCTC, do vậy tỷ lệ áp dụng phương pháp tính giá thành này là 100%. Tuy nhiên, phương pháp tính giá thành theo CPBĐ mới thực sự hỗ trợ cho các NQT ra quyết định. Theo phương pháp tính giá thành này, trong giá thànhSP chỉ tính vào giá thành các CPBĐ như CPVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và CPSXCBĐ. Ở Việt Nam, với nhiều người, phương pháp tính giá thành này tương đối mới lạ. 563
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Hình 2. Mức độ áp dụng phƣơng pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Không áp dụng 83 56.8 56.8 56.8 Hiếm khi 10 6.8 6.8 63.7 Thỉnh thoảng 19 13.0 13.0 76.7 Valid Thường xuyên 24 16.4 16.4 93.2 Rất thường xuyên 10 6.8 6.8 100.0 Total 146 100.0 100.0 (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Kết quả khảo sát thực tế áp dụng phương pháp tính giá thành theo CPBĐ cũng cho thấy tỷ lệ áp dụng phương pháp tình giá thành này rất thấp. Tỷ lệ DN áp dụng thường xuyên hoặc rất thường xuyên là 23,2%. Tỷ lệ không áp dụng hoặc thỉnh thoảng mới áp dụng là 76,8%. @ M c độ áp dụng các phương pháp phân bổ chi phí chung Trong các DNXD, các chi phí chung được phân bổ cho các đối tượng hạch toán theo nhiều cách. Doanh nghiệp có thể dùng chung một tiêu thức để phân bổ chi phí chung cho các đối tượng hoặc mỗi bộ phận sử dụng một tiêu thức riêng để phân bổ chi phí chung của bộ phận mình. Phân bổ chi phí theo hoạt động là phương pháp phân bổ chi phí hiện đại giúp cho việc phân bổ chi phí chính xác hơn đã được một số DN áp dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN phân bổ chi phí theo một tiêu thức là chủ yếu (112 DN, chiếm tỷ lệ 76,7%). Số lượng các DN áp dụng phương pháp phân bổ chi phí ở mỗi bộ phận theo một tiêu thức khác nhau còn khiêm tốn. Tỷ lệ các DN phân bổ chi phí chung ở mỗi bộ phận theo một tiêu thức khác nhau chỉ chiếm có 19,9% tương ứng với 29 DN trả lời. Phân bổ chi phí theo hoạt động là phương pháp phân bổ chi phí chung mới được Kaplan và Norton đề xuất vào khoảng những năm đầu của thập kỷ 80 (thế kỷ XX). Theo nguyên lý các hoạt động phục vụ làm phát sinh chi phí, do vậy chi phí đầu tiên được phân bổ cho các hoạt động sau đó được phân bổ tiếp cho các sản phẩm hoặc đối tượng HTCP theo một tiêu thức phân bổ là nguyên nhân làm phát sinh chi phí. Phương pháp phân bổ chi phí hiện đại này tuy cho kết quả phân bổ chính xác nhưng việc áp dụng nó lại rất phức tạp và tốn kém do vậy thực tế chưa được nhiều DN Việt Nam áp dụng. Phương pháp ABC được sử dụng rất thấp với tỷ lệ 3,4% tương ứng với 6 DN trả lời khảo sát. 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Các DNXD nói riêng, các DN Việt Nam nói chung đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Sự đóng góp của các DN trong việc tạo ra việc làm và của cải cho xã hội cũng như tạo ra sức mạnh phòng thủ của đất nước là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sức mạnh to lớn của 564
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 các DN và nền kinh tế vẫn còn là tiềm năng. Sự yếu kém của quản trị DN do sự thiếu hụt các kiến thức quản trị hiện đại cùng với sự lạc hậu của hệ thống thông tin hỗ trợ quản trị nói chung và KTQT nói riêng đã làm giảm đi tính hiệu quả trong KD và làm mất đi vị thế cạnh tranh của các DN trên thị trường. Nhằm mục đích đánh giá mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và các phương pháp tính giá thành trong các DN Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi: Các DN Xây dựng Việt Nam áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và các phương pháp tính giá thành ở mức độ nào. Kết quả khảo sát thu được cho thấy mức độ áp dụng các phương pháp HTCP rất cao. Tất cả các DN đều áp dụng hệ thống hạch toán chi phí. Sở dĩ tỷ lệ áp dụng hệ thống hạch toán chi phí cao là do hạch toán chi phí là quy định bắt buộc để phục vụ tính giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán phục vụ cho lập BCTC. Mặc dù, việc áp dụng các phương pháp kế toán chi phí cao nhưng chỉ tập trung vào các phương pháp như tính giá thành theo chi phí đầy đủ và hạch toán chi phí toàn DN. Các phương pháp HTCP phục vụ cho quản trị DN (phương pháp KTQT chi phí) lại tương đối thấp. Cụ thể: Các DN áp dụng đối tượng hạch toán chi phí theo công trình ở mức thường xuyên và rất thường xuyên chiếm 74,3%. Số DN được khảo sát trả lời có áp dụng đối tượng hạch toán chi phí theo đội xây lắp chiếm tỷ lệ 48,6%. - Tính giá thành theo CPBĐ là một phương pháp đặc trưng của KTQT trong hạch toán chi phí, nhất là trong các doanh nghiệp xây dựng. Nhưng tỷ lệ các DN áp dụng phương pháp tính giá thành theo CPBĐ ở mức thường xuyên và rất thường xuyên rất thấp chỉ đạt 23,2%, còn lại phần lớn các DN không áp dụng phương pháp tính giá thành này. - Phần lớn (68,5%) các DN chỉ phân bổ chi phí chung theo một tiêu thức phân bổ duy nhất. Tỷ lệ các DN phân bổ chi phí chung theo nhiều tiêu thức chỉ chiếm 28,2% số DN trả lời khảo sát. - Mô hình ABC làm thay đổi căn cứ để phân bổ các chi phí chung cho các sản phẩm. Phương pháp ABC có thể biến một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi phí xác định. Phương pháp này rất thích hợp vận dụng vào các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiêntỷ lệ các DN thường xuyên áp dụng phương pháp ABC chỉ chiếm 10,9%, số còn lại chưa bao giờ áp dụng (61%) hoặc hiếm khi áp dụng (7,5%) hoặc áp dụng ở mức trung bình 20,5%. 4. Kết luận – Kiến nghị Sự tồn tại và phát triển của KTQT trong hơn 100 năm qua đã chứng minh vai trò quan trọng và sự cần thiết của KTQT nói chung và phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành nói riêng đối với quản trị DN. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ âp dụng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành là rất cao. Tuy nhiên, mức độ áp dụng này lại chỉ tập trung vào các phương pháp như tính giá thành theo chi phí đầy đủ và hạch toán chi phí toàn DN. Các phương pháp HTCP phục vụ cho quản trị DN (phương pháp KTQT chi phí) lại tương đối thấp. Để tăng cường vai trò của KTQT trong các DN Việt Nam trong môi trường hội nhập và cạnh tranh cần có sự quan tâm thỏa đáng đến lĩnh vực này từ các DN và các cơ quan quản lý. @ Về phía các doanh nghiệp: Trước hết cần có sự nhận thức đầy đủ của các DN về vai trò quan trọng của KTQT. Nhân viên kế toán trong các DN cần phải hiểu rõ và vận dụng thành thạo các phương pháp KTQT trong 565
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 các tình huống quản trị và ra quyết định cụ thể. Kế toán quản trị là một lĩnh vực luôn thay đổi và hoàn thiện, do vậy các nhân viên kế toán cần phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các kiến thức hiện đại về KTQT để có thể theo kịp sự phát triển của nó. Các NQT trước hết cần hiểu được vai trò của thông tin KTQT trong quá trình quản trị DN, coi KTQT là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cho quá trình thực hiện các chức năng quản trị và ra quyết định. Biết cách sử dụng thông tin để ra quyết định và luôn đòi hỏi kế toán phải cung cấp thông tin để ra quyết định là một nhân tố quan trọng tạo ra nhu cầu và động lực phát triển của KTQT. Ngoài ra, các NQT cần quan tâm và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của KTQT. @ Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân: Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng như các hiệp hội DN cần hỗ trợ các DN tiếp cận với các kiến thức về KTQT. Các trường đại học cần đối mới nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm cập nhật được các kiến thức hiện đại và xu hướng phát triển của KTQT trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, K. (2012). Factors explaining the extent of use of management accounting practices in Malaysian medium firms. In: ASEAN Entrepreneurship Conference 2012 (AEC 2012), 5-6 November 2012, Kuala Lumpur . 2. Chenhall, Robert H., and Kim Langfield-Smith. (1998). Adoption and benefits of management accounting practices: an Australian study. Management accounting research 9.1 (1998): 1-19. 3. Doan, A. (2012). The Adoption of Western Management Accounting Practices in Vietnamese enterprises during economic transition, Ph.D., thesis, Griffith Business School, Griffith University, Australia. 4. Hair Jr. William C. Black Barry J. Babin Rolph E. Anderson (2014) Multivariate Data Analysis, 7ed., Pearson Education Limited 5. Haldma, T., & Laats, K. (2002). Influencing contingencies on management accounting practices in Estonian manufacturing companies. University of Tartu - Economics and Business Administration Working Paper No. 13. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=419863 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.419863. 6. Al-Omiri, M. (2003). The diffusion of management accounting innovations: a study of the factors influencing the adoption, implementation levels and success of ABC in UK companies. Ph.D Thesis, University of Huddersfield, United Kingdom. 7. Kamilah A., (2012), Factors Explaining the Extent of Use of Management Accounting Practices in Malaysian Medium Firms, African Journal of Business Management Vol. 6(15), pp. 5159- 5164, 18 April, 2012 Available online at http://www.academicjournals.org/AJBM DOI: 10.5897/AJBM11.2764 ISSN 1993-8233 ©2012 Academic Journals Review 8. Thọ, N. Đ. (2013). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. 566
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2