intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 6

Chia sẻ: Do Van Nga Te | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghiệp đóng tàu chủ yếu tập trung ở Tp. Rạch Giá với 13 xưởng lớn, điển hình như : Thanh Tùng, Lâm Thành Phát, Công ty Vận Tải Sông biển, Công ty cổ phần KTTS Kiên Giang, Hà Xuân, Ụ Hai Nhơn, Ụ Ba Thiết…. Ngoài ra, công nghiệp ĐMSCTT của Kiên Giang còn phân bố rải rác ở các huyện Hòn Đất, ốc Hà Tiên, Châu Thành, Phú Qu và Kiên Hải với công suất đóng mới hằng năm trên 500 tàu thuyền lớn nhỏ. Đây là lực lượng dịch vụ hùng hậu góp phần tạo nên lực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng họ động cơ CUMMINS làm máy chính cho đội tàu lưới kéo, chương 6

  1. 1 Chương 6: Các cơ sở dịch vụ khác - Công nghiệp đóng tàu chủ yếu tập trung ở Tp. Rạch Giá với 13 xưởng lớn, điển hình như : Thanh Tùng, Lâm Thành Phát, Công ty Vận Tải Sông biển, Công ty cổ phần KTTS Kiên Giang, Hà Xuân, Ụ Hai Nhơn, Ụ Ba Thiết…. Ngoài ra, công nghiệp ĐM- SCTT của Kiên Giang còn phân bố rải rác ở các huyện Hòn Đất, Hà Tiên, Châu Thành, Phú Qu và Kiên Hải với công suất đóng ốc mới hằng năm trên 500 tàu thuyền lớn nhỏ. Đây là lực lượng dịch vụ hùng hậu góp phần tạo nên lực lượng tàu thuyền đông đúc như hiện nay. - Các cơ sở cơ khí phục vụ cho công tác bảo trì, đại tu, nâng cấp và trang bị mới các thiết bị, máy móc trên tàu. Ngoài hàng trăm cơ sở nằm cố định trên bờ như các xưởng tiện, phay, bào…như Huy Dũng, Hiệp Nguyên...; các xưởng đúc và gia công chân vịt như Hai Giỏi, Khánh Hoàng, Văn Muời..; các cơ sở
  2. 2 cung ứng các vật tư phục vụ cho gia công, chế tạo cá chi tiết c máy như Dủ Hưng, Giáo Biên,…; các cơ s cung ứng động c ở ơ như Tài Đức, Minh Tấn, Khánh Hoàng… còn có hàng trăm đội thợ máy lưu động phục vụ cho công tác trung, đại tu máy . Tay nghề của thợ ở các cơ sở này là khá cao. Họ có khả năng gia công các chi tiết dùng lắp lẫn với nhau hoặc cải tiến các hệ thống như : làm mát, bôi trơn, bánh đà … Để động cơ hoạt động hiệu quả hơn. -Hệ thống cảng cá ở Kiên Giang rất hoàn thiện và trải đều khắp trên ngư trường vịnh Thái Lan. Hiện nay có 05 cảng cá và 01 bến cá đã đi vào hoạt động; tạo điều kiện thuận lợi cho DVHCNC phát triển mạnh, hình thành nên một hậu phương vững chắc cho đội tàu khai thác của tỉnh nhà. Khi cảng cá trở thành đầu mối giao thương đã tạo nên thế cạnh tranh trong khâu lưu thông, tiêu thụ hàng Hải sản, từ đó sự dao động về giá ngày càng thấp, giá ổn định hơn, ngư dân ít bị ép giá và thu nhập của người dân ngày càng cao. -Bảo quản sản phẩm : Hiện nay chưa có hệ thống máy lạnh nào được dùng để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch mà vẫn sử dụng phương pháp bảo quản truyền thống, tức là ướp lạnh sản phẩm bằng nước đá xay nhuyễn trong các hầm cách nhiệt của tàu. 1.3. NHẬN XÉT : -Với một ngư trường rộng lớn ứng với một SLKT ngày càng cao; được thiên nhiên ưu đãi có nhiều đặc sản phong phú và giá trị kinh tế cao; có một đội tàu khai thác lớn nhất nước cả về số lượng lẫn công suất; có lực lượng hậu cần vững chắc phục vụ cho đội tàu ngay cả trên đất liền lẫn trên biển cùng hằng trăm cơ sở dịch vụ cơ
  3. 3 khí, tài chính, tiêu dùng… đ tạo nên một lực đẩy để ngành thủy ã sản Kiên Giang ngày càng phát triển một cách bền vững. - Từ việc nguồn lợi ven bờ đang b cạn kiệt cộng với chủ ị tư ơng của Trung ương và địa phương là đưa đội tàu khai thác tiến r ra khơi xa thì vấn đề trang bị động cơ có công suất lớn, độ tin cậy cao, hiệu q sử dụng lớn… bắt buộc phải thực hiện và có hướng uả giải quyết một cách nghi m túc. Đồng thời ê
  4. 4 cũng là điều kiện khách quan và chủ quan để động cơ CUMMINS khẳng định vai trò và vị thế của mình đối với ngành thủy sản nói chung và nghề lưới kéo của tỉnh Kiên Giang nói riêng. -Trong tình hình của cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đều có chung thực trạng là việc khai thác thiết bị động lực được thực hiện trên tàu cá cỡ nhỏ, được đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm truyền thống trong điều kiện đơn chiếc và thủ công, không trải qua giai đoạn thiết kế. Do đó đến lượt mình, động cơ chính và chân vịt cũng được chọn theo kinh nghiệm. Chính vì vậy, sự phù hợp giữa các thành phần của tổ hợp M-V-CV khó có thể đạt được. Đồng thời việc không nắm bắt hết các chi phí đã dẫn đến việc không tính toán được chính xác HQSD của con tàu, máy móc, thiết bị…nhất là thời điểm giá cả dao động như hiện nay. Từ những vấn đề mang tính cấp thiết ở trên đã cho ta thấy mục tiêu cần đạt đến của luận văn là : 1. Xem xét việc trang bị động cơ CUMMINS trên tàu lưới kéo tỉnh Kiên Giang trên quan điểm của một người quản lý kỹ thuật. 2. Đánh giá HQSD của họ động cơ CUMMINS lắp trên TLK tỉnh Kiên Giang ở 3 khía cạnh : + Khía cạnh Kỹ thuật : Tư vấn các vấn đề cải tiến, bảo d ưỡng, các hư hỏng thường gặp và chỉ ra các loại động cơ phù hợp với nghề lưới kéo cho ngư dân. +Khía cạnh Kinh tế : qua việc đánh giá hiệu quả tài chính. Có đưa ra công thức
  5. 5 tính toán cụ thể theo 3 chỉ tiêu : Thời gian hoàn vốn, NPV và IRR. +Khía cạnh CT-XH : Những kiến nghị mang tính chủ trương . 3. Đưa ra các giải pháp cho từng khía cạnh.
  6. 6 LỰA CHỌN MÁY CHÍNH CHO TÀU LƯỚI KÉO KIÊN GIANG 2.1. CHỌN ĐỘNG CƠ LÀM MÁY CHÍNH CHO TÀU LƯỚI KÉO. Như đã nêu, tàu cá ở Kiên Giang thường chọn máy sau khi đã có vỏ tàu. Trước khi chọn máy chính phải xem xét đến các yếu tố nh công dụng; kiểu loại tàu; vùng hoạt động; tốc độ tàu; các tính ư: chất cơ bản của vỏ; số lượng thiết bị đẩy và các chỉ tiêu thủy động; các yêu cầu cơ bản về tính cơ động. Đối với TLK thì chế độ hoạt động của máy chính được xác định bởi các chế độ làm việc chủ yếu của tàu : - Chạy hành trình từ cảng trú đến ngư trường và quay về cảng: Máy chính làm việc ở chế độ định mức và gần định mức ứng với Nsd và tốc độ n < nđm. Khi di chuyển ngư trường có thể tàu chạy ở tốc độ thấp hơn ( khoảng 70% nđm ). - Chế độ thả lưới : ở đây chỉ xét đối với tàu kéo mạn để phù hợp với thực tế của Kiên Giang. Ở chế độ này máy chính làm việc không ổn định. Thời gian thả lưới chiếm khoảng (10-15 ) phút. Ở chế độ này chủ yếu tàu tiến với tốc độ khoảng 3 hl/giờ trong thời gian khoảng(5-7) phút để thả tất cả lưới và dây xuống nước, sau đó tăng tốc khoảng 5hl/giờ để mở miệng lưới trong thời gian khoảng (5-8) phút. - Chế độ dắt lưới: Đây là chế độ làm việc ổn định của máy chính, nhưng lại là chế độ làm việc nặng nề nhất do tàu có kéo thêm lưới, trong khi số vòng quay và công suất giảm. Thường khai thác động cơ ở công suất Nsdkl = ( 0,85 - 0,95 ) Nđm là kinh tế nhất. Tuy
  7. 7 nhiên để khai thác động cơ trong vùng kinh tế chỉ có thể dễ dàng đạt được khi động cơ còn mới hoặc khi điều kiện khí hậu hoặc điều kiện sóng gió bình thường hoặc xuôi sóng gió. Còn khi động cơ đã quá cũ, điều kiện khai thác khó khăn thì ta phải chú ý đến sự quá tải của động cơ, thông thường trong những trường hợp này, theo kinh nghiệm khai thác cho thấy nên giảm tay ga để tránh quá tải nhiệt cho động cơ [7], thường Nsdkl =(60 - 70)% Nđm ứng với nsdkl = 60% n đm .
  8. 8 Tùy theo điều kiện ngư trường và đối tượng đánh bắt mà thời gian kéo lưới trong một mẻ chiếm khoảng (3-5) giờ với tốc độ tàu (2-4) hl/giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2