Đặng Ngọc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 99 - 103<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY HOÀNG TINH TRẮNG (DISPOROPSIS<br />
LONGIFOLIA) BẰNG HOM CỦ TẠI HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG<br />
Đặng Ngọc Hùng*, Hoàng Thị Phong<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc nghiên cứu nhân giống cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) bằng hạt hiện đang gặp<br />
rất nhiều khó khăn, để khắc phục việc nhân giống cũng như nghiên cứu để bảo tồn loài cây có giá<br />
trị đối với việc phát triển loài cây lâm sản ngoài gỗ này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhân<br />
giống cây Hoàng tinh trắng bằng hom củ giống và bước đầu đạt được một số kết quả: loại củ và<br />
kích cỡ tốt nhất là loại củ đã cứng, mập Ф12x16, có khả năng sống và nẩy chồi, chất lượng chồi tốt<br />
nhất với chỉ tiêu theo dõi: củ sống: 55%, củ bật chồi: 77,6%, củ ra rễ: 75% và chiều dài rễ:<br />
10,50cm, các chồi khỏe và mập, xanh. Loại hỗn hợp đất thích hợp (95% đất tầng A + 5% phân gia<br />
súc hoai mục) ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng chồi hom củ: Tỷ lệ củ sống: 82,57%, chiều dài chồi:<br />
7,88cm, số chồi thu được/gốc: 112,55 chồi, tỷ lệ ra rễ: 90,00% rễ dài hơn, mập hơn và trắng hơn.<br />
Ảnh hưởng của độ chiếu sáng đến khả năng kích thích nảy mầm và tỷ lệ sống của hom củ là quan<br />
trọng (độ che sáng 90%) là tốt nhất đối việc tạo cây con giống bằng củ cây Hoàng tinh trắng: số<br />
chồi thu được: 90,99 chồi; chiều dài chồi: 9,66, chất lượng chồi dài, đều và mập, xanh.<br />
Từ khóa: Bảo Lâm, cây hoàng tinh trắng, hom củ, mức độ chiếu sáng, nhân giống<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Lâm sản ngoài gỗ từ xưa đến nay vẫn giữ vai<br />
trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của<br />
các hộ gia đình vùng trung du và miền núi<br />
nhưng do giá trị kinh tế của loại lâm sản này<br />
không lớn khi so với sản phẩm chính của<br />
rừng là gỗ tròn nên không được chú ý nhiều<br />
trong phần lớn dân chúng. Xuất khẩu lâm sản<br />
ngoài gỗ, tạo cơ hội kinh tế quan trọng cho<br />
cộng đồng dân tộc tại các vùng xa xôi hẻo<br />
lánh với kỹ thuật thu hái, gây trồng và chế<br />
biến đơn giản, một phần đi vào thị trường tại<br />
chỗ để tiêu thụ trực tiếp hoặc dùng cho nguồn<br />
công nghiệp sản xuất cho thị trường địa<br />
phương. Giá trị kinh tế lớn lao của lâm sản<br />
ngoài gỗ là ở chỗ chúng được tiêu thụ, trao<br />
đổi tại chỗ, là nguồn sống cho rất nhiều gia<br />
đình, nhiều cộng đồng sống ở rừng và phụ<br />
thuộc vào rừng. Ở các nước nghèo, đang phát<br />
triển phụ thuộc vào những sản phẩm này của<br />
rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập, ở các<br />
cộng đồng, những nơi xa các trung tâm dịch<br />
vụ, người nghèo chưa có điều kiện tới dịch vụ<br />
chăm sóc y tế đắt tiền, ở đó người dân coi<br />
nguồn dược liệu tự nhiên, bản địa khai thác<br />
được là hiệu quả và rẻ tiền để chăm sóc sức<br />
khỏe và chữa bệnh thông thường [2].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0973.555.249; Email: hungtuaf@gmail.com<br />
<br />
Trong nhóm những cây lâm sản ngoài gỗ,<br />
nhóm cây dược liệu đang được người dân đặc<br />
biệt quan tâm. Hiện nay nhu cầu sử dụng cây<br />
dược liệu chế xuất thuốc trong nước và trên thế<br />
giới ngày càng tăng, riêng trong nước hàng<br />
năm cần 50.000 tấn cây dược liệu để chế xuất<br />
thuốc. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương trong<br />
cả nước, đang xảy ra tình trạng khai thác tận<br />
thu tận diệt nguồn dược liệu phong phú quý<br />
hiếm. Nhiều loại cây thuốc quý đang đứng<br />
trước nguy cơ tận diệt như: Thất diệp nhất chi<br />
hoa, Hoàng đằng, Ba kích, Bình vôi, Thanh<br />
khiên quỳ, Hoàng tinh trắng... [1,4,5].<br />
Bảo Lâm là một huyện vùng cao biên giới<br />
nằm ở phía tây tỉnh Cao Bằng có diện tích đất<br />
lâm nghiệp là 68483ha. Tài nguyên rừng rất<br />
phong phú đặc biệt là các loài cây lâm sản<br />
ngoài gỗ vừa cho giá trị kinh tế vừa làm dược<br />
liệu. Do người dân sống trong rừng và gần<br />
rừng trong hoàn cảnh nghèo khó lại không<br />
hiểu hết được giá trị của chúng nên thường<br />
xuyên vào rừng thu hái lâm sản chủ yếu là<br />
bán sang Trung Quốc mà không chú ý gây<br />
trồng. Do đó nguồn lâm sản ngoài gỗ mọc<br />
hoang ở rừng núi còn rất nhiều nay bị khai<br />
thác quá mức dẫn đến cạn kiệt điển hình là<br />
những cây dược liệu quý như: Hoàng tinh, Hà<br />
thủ ô đỏ…[3].<br />
99<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Ngọc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) là<br />
một trong những loài cây dược liệu quý có<br />
phân bố tự nhiên tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao<br />
Bằng [6,7]. Nhưng hiện nay loài cây này đang<br />
ở mức báo động, vì phần lớn chúng ta đang<br />
khai thác từ tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu<br />
sử dụng, trong khi đó lại có rất ít các công<br />
trình nghiên cứu nhân giống và gây trồng loài<br />
cây dược liệu quý này. Để có cơ sở cho việc<br />
bảo tồn và phát triển loài cây Hoàng tinh<br />
trắng cần thiết phải nghiên cứu khả năng nhân<br />
giống và gây trồng. Xuất phát từ yêu cầu trên<br />
và nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành<br />
thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống<br />
hom chồi củ cây Hoàng tinh trắng<br />
(Disporopsis longifolia) tại huyện Bảo Lâm,<br />
tỉnh Cao Bằng” làm cơ sở giúp cho địa<br />
phương, người dân định hướng gây trồng,<br />
phát triển và bảo vệ loài cây này.<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Sử dụng giống cây Hoàng tinh trắng từ nguồn<br />
rừng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.<br />
Hom củ: Không sâu bệnh, được lấy từ những<br />
cây Hoàng tinh trắng đã thành thục, sinh<br />
trưởng tốt và ổn định.<br />
Nghiên cứu biện pháp nhân giống bằng hom<br />
chồi củ cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis<br />
longifolia Craib) thuộc họ Hành (Liliaceae).<br />
Địa điểm tiến hành thí nghiệm:<br />
Các thí nghiệm thực hiện tại địa bàn huyện<br />
Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng. Điều kiện nuôi<br />
cấy: Các thí nghiệm được tiến hành trong<br />
vườn có hệ thống lưới đen che chắn có tác<br />
dụng điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng<br />
trong vườn ươm.<br />
Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng loại<br />
hom củ (kích thước) giâm đến tỷ lệ sống và<br />
nẩy mầm của chồi củ Hoàng tinh trắng<br />
Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3<br />
loại hom củ giâm khác nhau: CT1: hom non<br />
(hom nhỏ, mềm, mầu xanh kích thước củ Ф<br />
6x12), CT2: hom bánh tẻ (củ đã cứng, mập<br />
<br />
108(08): 99 - 103<br />
<br />
Ф12x16), CT3: hom già (cứng Ф 16x20).<br />
Lượng hom được bố trí/CT là: 75 hom<br />
củ/công thức với 3 lần nhắc lại. Sau 45 ngày<br />
đo đếm số liệu.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom<br />
bật chồi, tỷ lệ hom ra rễ.<br />
<br />
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng loại giá<br />
thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển<br />
chồi Hoàng tinh trắng<br />
Thí nghiệm được bố trí 3CT với 03 lần nhắc<br />
lại, mỗi lần nhắc lại 25 hom giâm, bao gồm<br />
các công thức sau: CT1: đất tầng A, CT2:<br />
95% đất tầng A + 5% phân NPK (tỷ lệ<br />
5:10:3); CT3: 95% giá thể đất tầng A + 5%<br />
phân chuồng hoai mục; CT4: 95% giá thể đất<br />
tầng A + 5% phân vi sinh (tỷ lệ 1:1). Lượng<br />
hom củ được bố trí/CT là: 75 hom củ/công<br />
thức với 3 lần nhắc lại. Sau 45 ngày đo đếm<br />
số liệu.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống, chiều dài<br />
chồi, số chồi thu được/gốc, tỷ lệ ra rễ.<br />
<br />
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế<br />
độ che sáng đến khả năng nẩy chồi của hom<br />
củ Hoàng tinh trắng<br />
Thí nghiệm được bố trí 3CT với 03 lần nhắc<br />
lại, mỗi lần nhắc lại 25 hom củ giâm, trồng<br />
trên 1 loại giá thể (Giá thể đất 95%+ 5% phân<br />
chuồng hoai mục), CT1: Không che sáng;<br />
CT2: Che sáng 45% - 50%; CT3: Che sáng<br />
70% - 75%. 75 hom/công thức với 3 lần nhắc<br />
lại, sau 45 ngày đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo<br />
dõi: Tỷ lệ hom củ sống, chiều dài chồi, số<br />
chồi thu được/gốc.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu được tính toán bằng phần mềm<br />
Excel. Quá trình xử lý theo chương trình<br />
IRRISTAT 4.0. Các công thức so sánh được<br />
tiến hành theo phương pháp kiểm tra sự sai<br />
khác giữa các giá trị trung bình và sử dụng<br />
tiêu chuẩn LSD (Least Significant Different)<br />
ở độ tin cậy 95%. Kiểm tra độ biến động của<br />
thí nghiệm chỉ số tiêu chuẩn CV%.<br />
<br />
100<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Ngọc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả ảnh hưởng của loại hom củ<br />
giâm đến tỷ lệ sống và nẩy chồi Hoàng<br />
tinh trắng<br />
Nghiên cứu nhân giống cây Hoàng tinh trắng<br />
hiện rất ít, bên cạnh đó sự tái sinh bằng hạt<br />
của loài cây dược liệu này là khó khăn và hệ<br />
số nhân giống thấp. Việc nghiên cứu nhân<br />
giống để gây trồng loài cây này bằng củ đã<br />
đạt được một số kết quả được trình bày ở<br />
bảng 1.<br />
Qua bảng 1, với độ tin cậy 95% ta thấy: việc<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom củ ảnh<br />
hưởng rất lớn đến khả năng nẩy mầm của<br />
chồi củ. Khi thay đổi kích thước và loại củ từ<br />
CT1-CT2 cho thấy các chỉ tiêu theo dõi thay<br />
đổi nhiều là: tỷ lệ hom sống (HS) là 15,055,0%, tỷ lệ hom bật chồi (HBC) là 8,677,6%, tỷ lệ hom ra rễ (HRR): 0,00-75,0% và<br />
chiều dài rễ (CDR) là 0,00-10.50cm, có nhiều<br />
hom bị thối nhũn, chồi nhỏ và khả năng nẩy<br />
chồi mới yếu, nhưng khi tăng lên CT2 thì<br />
thấy rằng loại củ và kích thước hom củ có sự<br />
<br />
108(08): 99 - 103<br />
<br />
thay đổi về chỉ tiêu sinh trưởng cũng như khả<br />
năng sống cao hơn CT1(đ/c). Nhưng ở CT3<br />
loại hom củ là hom già, kích thước củ to hơn<br />
ở CT3 (hom cứng hơn, vỏ có mầu sẫm) thấy<br />
các chỉ tiêu theo dõi không tăng mà có hiện<br />
tượng chậm sinh trưởng là: HS: 45,0%, HBC<br />
là 57,60%, HRR: 47,55% và CDR là 9,50cm,<br />
các mầm hay chồi mới nẩy mập có mầu phớt<br />
hồng. Việc nghiên cứu loại hom củ và kích<br />
thước có tác dụng đến việc phân loại, sử dụng<br />
loại củ, kích thước củ giống đối với công tác<br />
tạo giống cây con có chất lượng, đề tài chọn<br />
loại hom củ của CT2: hom củ bánh tẻ (củ đã<br />
cứng, mập Ф12x16) có khả năng sống và nẩy<br />
chồi, chất lượng chồi tốt nhất để bố trí thí<br />
nghiệm sau.<br />
<br />
Kết quả ảnh hưởng loại giá thể đến sinh<br />
trưởng chồi hom củ cây Hoàng tinh trắng<br />
Giá thể có tác dụng lớn đối khả năng sống và<br />
bật chồi của hom củ ở giai đoạn vườn ươm,<br />
việc nghiên cứu này đạt được một số kết quả<br />
trình bày ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả ảnh hưởng của loại hom củ giâm đến tỷ lệ hom sống và nẩy chồi<br />
CT<br />
CT1 (Đ/C)<br />
CT2<br />
CT3<br />
CV<br />
LSD<br />
<br />
Tổng số hom củ<br />
còn sống (củ)<br />
15<br />
55<br />
45<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
bật chồi (%)<br />
8,6<br />
7,6*<br />
57,60*<br />
1,1<br />
1,2<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
ra rễ (%)<br />
0,00<br />
75,00*<br />
47,55*<br />
1,4<br />
1,3<br />
<br />
Chiều dài rễ<br />
(cm)<br />
0,00<br />
10,50ns<br />
9,50ns<br />
23,3<br />
3,5<br />
<br />
Ghi chú<br />
Hom bị thâm đen, thối<br />
Chồi khỏe, mập, xanh<br />
Chồi nhỏ và yếu<br />
<br />
(ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa)<br />
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ sống, chiều dài chồi, tỷ lệ ra rễ<br />
CT<br />
CT1 (Đ/C)<br />
CT2<br />
CT3<br />
CT4<br />
CV<br />
LSD<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
sống<br />
(%)<br />
23,10<br />
62,77<br />
82,57<br />
56,67<br />
<br />
Chiều dài<br />
chồi<br />
(cm)<br />
2,22<br />
3,88ns<br />
7,88ns<br />
6,94ns<br />
10,5<br />
2,0<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
bật chồi<br />
(%)<br />
23,10<br />
60,55<br />
82,55<br />
50,00<br />
<br />
Số chồi thu<br />
được/gốc<br />
(chồi)<br />
40,05<br />
67,44*<br />
112,55*<br />
67,55*<br />
1,6<br />
2,0<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
ra rễ<br />
(%)<br />
25,56<br />
40,00*<br />
90,00*<br />
56,67*<br />
2,0<br />
1,8<br />
<br />
Chiều dài<br />
TB của rễ<br />
(cm)<br />
2,40<br />
4,99<br />
6,0<br />
4,5<br />
<br />
(ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa)<br />
<br />
101<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Ngọc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Với độ tin cậy 95%, qua bảng 2 thấy: các chỉ<br />
tiêu theo dõi tăng và thay đổi từ CT1-CT2: Tỷ<br />
lệ hom sống 23,10-62,77%, chiều dài chồi:<br />
2,22-3,88cm, số chồi thu được/gốc: 40,0567,44, tỷ lệ hom củ ra rễ: 25,56-40,00%.<br />
Nhưng khi thay đổi giá thể sang CT3 thấy<br />
dinh dưỡng của giá thể có ảnh hưởng lớn đến<br />
sinh trưởng chồi hom củ: Tỷ lệ hom sống:<br />
82,57%, chiều dài chồi: 7,88cm, số chồi thu<br />
được/gốc: 112,55, tỷ lệ ra rễ: 90,00% rễ dài<br />
hơn, mập hơn và trắng hơn. Tiếp tục thay đổi<br />
loại giá thể ở CT4: 95% đất tầng A + 5%<br />
phân vi sinh (tỷ lệ 1:1) thấy rằng khả năng<br />
sinh trưởng, các chỉ tiêu theo dõi chững lại và<br />
giảm so với CT3 là: tỷ lệ hom củ sống:<br />
56,67%; chiều dài chồi hom củ: 6,94 cm; tỷ lệ<br />
hom bật chồi 50%; số chồi thu được/gốc:<br />
67,55; tỷ lệ hom củ ra rễ 56,67%; chiều dài<br />
rễ: 4,5%.<br />
Như vậy việc gieo ươm hom củ giống trên 4<br />
loạ i CT giá thể khác nhau cho th ấy khả<br />
năng tơi xốp, giữ n ước và cung cấp dinh<br />
dưỡng cho giai đoạn đầu tạo cây hoàn<br />
ch ỉnh, đối với củ hom giống cây Hoàng tinh<br />
trắng là rất quan trọ ng và c ần thiết, CT3 là<br />
CT tố t nhấ t đề tài thu được.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chế độ<br />
chiếu sáng đến chiều cao và chất lượng<br />
chồi (CLC)<br />
<br />
108(08): 99 - 103<br />
<br />
Đối với giai đoạn vườn ươm ngoài giá thể<br />
(hỗn hợp ruột bầu), chế độ tưới nước thì chế<br />
độ che sáng có tác dụng lớn đối với việc bật<br />
chồi mới của hom củ và kích thích hình thành<br />
chồi mới, việc xử lý chế độ chiếu sáng đạt<br />
được một số kết quả sau:<br />
Ở bảng 3, với độ tin cậy 95%. Cho thấy ảnh<br />
hưởng của độ chiếu sáng đến khả năng kích<br />
thích nẩy mầm và tỷ lệ sống của hom củ là<br />
quan trọng. Cây Hoàng tinh trắng là loài cây<br />
mọc dưới tán rừng, có tiểu khí hậu thuận lợi,<br />
độ che phủ cao, sẽ cho khả năng sinh trưởng<br />
và phát triển là rất tốt. Ảnh hưởng của chế độ<br />
chiếu sáng tác động lên chồi hom củ là rõ rệt<br />
với các chỉ tiêu theo dõi thay đổi từ CT1-CT2<br />
là: Số chồi thu được 15-35,44 chồi; chiều dài<br />
chồi: 1,89-4,44cm, số cặp lá/chồi: 0,00-1,33,<br />
khả năng nẩy chồi và chất lượng chồi kém.<br />
Nhưng khi thay đổi độ che sáng từ CT3-CT4<br />
thấy rằng các chỉ tiêu theo dõi đã có sự thay<br />
đổi: Số chồi thu được 57,34-90,99 chồi, chiều<br />
dài chồi: 6,55-9,66 cm, số cặp lá/chồi: 3,772,97 chất lượng chồi và khả năng sinh trường<br />
của chồi là cao so với 2 công thức đầu, chồi<br />
mập hơn, đều và thể hiện khả năng vươn dài<br />
hướng sáng, chồi xanh. Vậy đối với giai đọan<br />
vườn ươm, dùng hom củ làm giống thấy rằng<br />
ở CT 4 (chế độ che sáng 90%) là tốt nhất đối<br />
việc tạo cây con giống bằng hom củ cây<br />
Hoàng tinh trắng.<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến Chiều cao và chất lượng chồi (CLC)<br />
Hoàng tinh trắng<br />
CT<br />
<br />
Nội dung thí nghiệm<br />
<br />
Số chồi<br />
thu được<br />
(chồi)<br />
<br />
Chiều dài<br />
chồi<br />
(cm)<br />
<br />
Số cặp<br />
lá/chồi<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
CT1<br />
(Đ/C)<br />
<br />
Không che sáng<br />
<br />
15,00<br />
<br />
1,89<br />
<br />
0,00<br />
<br />
CT2<br />
<br />
Che sáng 45% - 50%<br />
<br />
35,44*<br />
<br />
4,44ns<br />
<br />
1,33<br />
<br />
CT3<br />
<br />
Che sáng 70% - 75%<br />
Che sáng 90%<br />
CV<br />
LSD<br />
<br />
6,55ns<br />
9,66*<br />
<br />
3,77<br />
<br />
CT4<br />
<br />
57,34*<br />
90,99*<br />
<br />
Chồi nhú thấp và ít,<br />
lá nhỏ<br />
Chồi dài, đều<br />
<br />
2,97<br />
<br />
Dài, đều, mập<br />
<br />
2,5<br />
2,1<br />
<br />
5,2<br />
0,5<br />
<br />
Khả năng nẩy chồi kém<br />
<br />
(ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa)<br />
<br />
102<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Ngọc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong quá trình nghiên cứu kỹ thuật giâm hom<br />
củ Hoàng tinh trắng, việc giâm hom củ Hoàng<br />
tinh trắng ở giai đoạn vườn ươm phụ thuộc vào<br />
tuổi của hom, loại giá thể, khả năng che sáng<br />
để kích thích nẩy mầm và ảnh hưởng đến khả<br />
năng sinh trưởng và chất lượng chồi cây.<br />
<br />
1. Hom bánh tẻ ở CT2: hom củ bánh tẻ (củ<br />
đã cứng, mập Ф12x16) có khả năng sống và<br />
nẩy chồi, chất lượng chồi tốt nhất với chỉ tiêu<br />
theo dõi: HS: 55%, HBC là 77,6%, HRR:<br />
75% và CDR là 10,50cm, các mầm hay chồi<br />
khỏe và mập, xanh.<br />
2. Loại giá thể đất thích hợp CT3 thấy dinh<br />
dưỡng của giá thể là ảnh hưởng lớn đến sinh<br />
trưởng chồi hom củ: Tỷ lệ hom sống: 82,57%,<br />
chiều dài chồi: 7,88cm, số chồi thu được/gốc:<br />
112,55, tỷ lệ ra rễ: 90,00% rễ dài hơn, mập<br />
hơn và trắng hơn.<br />
<br />
108(08): 99 - 103<br />
<br />
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu sáng<br />
đến khả năng kích thích nầy mầm và tỷ lệ<br />
sống của hom củ là quan trọng, CT 4 (chế độ<br />
che sáng 90%) là tốt nhất đối việc tạo cây con<br />
giống bằng hom củ cây Hoàng tinh trắng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (1996),<br />
Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
2. Bùi Kiên Cường (2011), “Nghiên cứu khả năng<br />
nhân giống và gây trông một số loài cây Lâm sản<br />
ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo<br />
khu vực huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài<br />
tốt nghiệp đại học.<br />
3. Viện Dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc<br />
Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
4. Đỗ Tất Lợi (1996), Những cây thuốc và vị thuốc<br />
Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
5. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt<br />
Nam – Nhà xuất bản Trẻ.<br />
6. http://www.duoclieu.org truy cập ngày 08 tháng<br />
05 năm 2012.<br />
7. http://www.thoaduocquy.vn truy cập ngày 27<br />
tháng 4 năm 2012.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY OF PLANT DISPOROPSIS LONGIFOLIA BY TUBERS<br />
IN BAO LAM DISTRICT, CAO BANG PROVINCE<br />
Dang Ngoc Hung*, Hoang Thi Phong<br />
College of Agriculture and Forestry – TNU<br />
<br />
Plant breeding research on Disporopsis longifolia Craib by seed is difficult, this research is to<br />
preserve the species which value for the development of non-wood forest produc( NWFP) species.<br />
Plant breeding research on Disporopsis longifolia Craib by seed tubersinitially achieve some<br />
results: root vegetables and the best size tubers was hard, sharks Ф12x16, able to live and to<br />
sprout, the quality of the best with the target to keep track of: tubers life: 55%, tubers shoot new:<br />
77.6%, tubers roots new: 75% and length of roots: 10.50cm, fat healthy buds and green.<br />
Appropriate soil mixture (95% A + 5% decomposed livestock organic fertilizer) influenced the<br />
growth new bud: Tubers is life Percentage: 82.57%, the length of shoot new: 7.88cm, buds<br />
total/stump: 112.55 buds, rooting rate: 90.00% longer roots, sharks and more white. Effect of<br />
illumination to stimulate germination and survival of Tubers are important (light to cover 90%) is<br />
the best for the tree seedlings propagated by tubers Disporopsis longifolia Craib: number of shoots<br />
total: 90.99 shoots; shoots length: 9.66, long bud quality, are green and shark.<br />
Key words: Bao Lam, Disporopsis longifolia, propagation, shade rate, tubers cutting<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel:0973.555.249; Email: hungtuaf@gmail.com<br />
<br />
103<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />