NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT TRÁI ĐẤT<br />
KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN<br />
CƠ SỞ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8<br />
Lê Việt Hùng(1), Trần Phúc Hưng(2), Nguyễn Bình Phong(1)<br />
(1)<br />
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội<br />
(2)<br />
Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
iễn thám hồng ngoại nhiệt có thể giúp chúng ta tính toán nhiệt độ bề mặt đất phục<br />
vụ cho nghiên cứu khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước … Nghiên cứu này sử dụng<br />
ảnh viễn thám của vệ tinh Landsat 8 có độ phân giải không gian trung bình 30 m, với<br />
hai kênh nhiệt 10 và 11 để tính toán nhiệt độ bề mặt khu vực Hà Nội. Kết quả tính toán cho thấy,<br />
khu vực có nhiệt độ cao tập trung tại các khu đô thị, khu công nghiệp. Các khu vực có nhiều cây cối,<br />
mặt nước… nhiệt độ thấp hơn. Kết quả tính toán đã được đối sánh với giá trị thực đo tại các trạm<br />
khí tượng bề mặt nhằm phân tích sai số, đánh giá tính ưu việt của phương pháp.<br />
Từ khóa: viễn thám hồng ngoại nhiệt, nhiệt độ bề mặt đất, LST, split-windows, Landsat 8, Hà Nội.<br />
<br />
V<br />
<br />
1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
1.1. Dữ liệu<br />
Nhiệt độ bề mặt đất (được quan trắc tại khu<br />
vực quan trắc nhiệt độ đất trong vườn khí tượng)<br />
là một yếu tố quan trắc cơ bản trong hệ thống các<br />
yếu tố khí tượng được thu thập hằng ngày tại các<br />
trạm khí tượng bề mặt và là một nhân tố quan<br />
trọng trong nghiên cứu về khí hậu, thủy văn, tài<br />
nguyên nước. Kết quả nghiên cứu nhiệt độ bề<br />
mặt đất có thể sử dụng để nghiên cứu hiện tượng<br />
“đảo nhiệt đô thị” là nguyên nhân dẫn tới các<br />
hiện tượng thời tiết cực đoan, diễn biến nhanh<br />
như dông nhiệt, dông…; trong tính toán và xác<br />
định cân bằng bức xạ bề mặt Trái đất.<br />
Tuy nhiên, trên điều kiện thực tế các quan trắc<br />
mặt đất chỉ phản ảnh điều kiện nhiệt của khu vực<br />
cục bộ xung quanh trạm đo [1]. Do chúng ta<br />
không thể bố trí các trạm quan trắc tại mọi điểm<br />
với mật độ dày đặc và quan trắc liên tục theo thời<br />
gian nên số liệu quan trắc không thể phản ánh<br />
trạng thái thực tế cho một khu vực cụ thể.<br />
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã sử<br />
dụng ảnh vệ tinh để tính toán nhiệt độ bề mặt đất.<br />
Trần Thị Vân và nnk (2009) nghiên cứu xác định<br />
nhiệt độ bề mặt đô thị bằng phương pháp viễn<br />
thám nhiệt với hai kênh hồng ngoại nhiệt 6.1 và<br />
6.2 của ảnh vệ tinh Landsat-7. Lê Vân Anh<br />
<br />
(2014) đã sử dụng chỉ số phản xạ của thực vật<br />
NDVI kết hợp với hợp phần thực vật để xác định<br />
nhiệt độ bề mặt khu vực thành phố Hải Phòng.<br />
Một số các nghiên cứu khác như của France và<br />
nnk (1994) sử dụng ảnh viễn thám NOAA-11 và<br />
AVHRR để xác định nhiệt độ bề mặt khu vực<br />
Đông Bắc Braxin. Javed Mallick và nnk (2008)<br />
sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 để xác định nhiệt<br />
độ bề mặt khu vực Delhi.<br />
Landsat 8 mang theo 2 bộ cảm: bộ thu nhận<br />
ảnh mặt đất (OLI – Operational Land Imager) và<br />
bộ cảm biến hồng ngoại nhiệt (TIRS – Thermal<br />
Infrared Sensor). So với Landsat 7, Landsat 8 có<br />
cùng độ rộng dải chụp, cùng độ phân giải ảnh và<br />
chu kỳ lặp lại (16 ngày) nhưng hiệu suất chụp<br />
hiệu quả hơn.<br />
Dữ liệu ảnh sử dụng trong nghiên cứu này<br />
chụp vào ngày 01/07/2015, thuộc đường chụp số<br />
127, dòng 45 và 46, bao phủ toàn bộ Hà Nội, độ<br />
che phủ mây