intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phần mềm Faceworks – phần mềm quản lý ngành dệt may

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu phần mềm Faceworks – phần mềm quản lý ngành dệt may" giới thiệu về phần mềm quản lý ngành dệt may ra đời là giải pháp tối ưu dành cho bạn để bạn có thể thực hiện công việc quản lý ngành dệt may một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phần mềm Faceworks – phần mềm quản lý ngành dệt may

  1. NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM FACEWORKS – PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÀNH DỆT MAY Trương Thị Phương* Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói dệt may là một ngành khó quản lý nhất do một số đặc thù trong quy trình thực hiện. Một số đặc thù của ngành hàng này như việc bóc tách định mức vô cùng khó khăn. Vì vậy, người quản lý thường gặp phải nhiều khó khăn như: không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu, máy móc, chất lượng sản phẩm, khách hàng,… Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, thì việc tính toán giá thành sản phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty. Chính vì vậy, phần mềm quản lý ngành dệt may ra đời là giải pháp tối ưu dành cho bạn để bạn có thể thực hiện công việc quản lý ngành dệt may một cách hiệu quả nhất. Từ khoá: quản lý ngành dệt may, phần mềm, quy trình (cách 2 dòng) 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY 1.1 Ngành dệt may Ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm; tăng phúc lợi xã hội. Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt giảm 0,5%; ngành Sản xuất trang phục giảm 4,9%, làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Để khắc phục khó khăn, bù đắp cho các đơn hàng bị đứt gãy trong mua dịch bệnh, ngành Dệt May đã tăng sản xuất các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài) do nhu cầu sử dụng tăng, tuy nhiên Ngành cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp lâu dài trong bối cảnh mới. 1.2 Điểm mạnh  Với nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ, các công ty dệt may Việt Nam có thể sản xuất các sản phẩm dệt may chất lượng cao. 789
  2.  90% các thiết bị trong ngành may mặc được hiện đại hóa, đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu dệt may nước ngoài.  Nhiều doanh nghiệp dệt may được tổ chức tốt và có quy mô lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu, có thể tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý và xã hội. Hơn nữa các công ty này còn có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với rất nhiều nhà nhập khẩu và bán lẻ trên thế giới.  Việt Nam có vị trí địa lý gần với các nguồn nguyên liệu (vải, phụ kiện chính cho) trên thế giới. 1.3 Điểm yếu Tình hình kinh tế Ngành dệt may chịu sự tác động của tình hình biến động kinh tế toàn cầu. Các hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong ngành với kim ngạch xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành, đồng thời nguyên phụ liệu dệt may cũng phụ thuộc tới 70% hàng nhập khẩu. Tình hình lạm phát, biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá cả đầu vào, đồng thời cũng đặc biệt ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. Đối với đầu ra sản phẩm, kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có sản phẩm của ngành hàng dệt may Vấn đề về kỹ thuật Trong quá trình sản xuất ngành dệt may nói riêng và các ngành khác nói chung, lỗi kỹ thuật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nguyên nhân có thể do sai sót trong quá trình chuẩn bị hoặc do tay nghề của công nhân. Lúc này, nhân viên quản lý cần có biện pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, đây không phải là công việc dễ dàng bởi một phân xưởng có rất nhiều công nhân với hàng trăm công đoạn khác nhau. Bạn không thể biết rõ chính xác lỗi đang xảy ra ở đâu và cách khắc phục như thế nào. Điều này sẽ khiến tốc độ sản xuất đơn hàng bị chậm lại, gây ảnh hưởng đến sản lượng sản phẩm. Khó khăn liên quan đến nguyên vật liệu Khi quản lý đơn hàng may mặc, có một vấn đề thường xuyên xảy ra đó chính là phát sinh thêm nhiều nguyên phụ liệu. Vấn đề cần thiết lúc này là phải kiểm tra chính xác được lượng thiếu hụt và nhanh chóng bù vào phần đang thiếu. Nếu như không thể giải quyết kịp thời vấn đề này thì doanh nghiệp có thể bị trễ hẹn, trễ hàng, ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh thương hiệu. Trên thực tế hiện có khá nhiều doanh nghiệp không tính toán được lượng nguyên vật liệu cần bù hoặc không có nguồn hàng để cung cấp. Điều này khiến việc kinh doanh, sản xuất. Khó khăn sau bán Những người quản lý đơn hàng may mặc cũng gặp phải khó khăn về những vấn đề liên quan đến sau bán. Khi nhận được đơn hàng, khách hàng có thể sẽ phản hồi, khiếu nại về chất lượng, thời gian giao hàng, cách đóng gói,… Khi nhận được phản hồi, bạn cần phải tìm được nguyên nhân cũng như bộ phận chịu trách nhiệm. Tuy nhiên với phương pháp quản lý thủ công, việc có thể tra cứu các thông tin này là rất khó khăn, thậm chí nó còn không đảm bảo tính chính xác. Bạn phải mất thời gian tìm hiểu xem ai làm công đoạn 790
  3. này, lỗi xảy ra là do bộ phận nào,… Nếu không làm đúng và chính xác, thậm chí bạn còn gây ra nhiều khó chịu với đối tác cũng như khách hàng.đơn hàng bị chậm và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh. 2. PHẦN MỀM FACEWORKS TRONG NGÀNH DỆT MAY 2.1 Tổng quan Phần mềm quản lý may mặc Faceworks của TIT là một hệ thống mã nguồn mở, giúp các doanh nghiệp dễ dàng cấu hình phần mềm theo đúng quy trình hoạt động của doanh nghiệp mà không cần phải thay đổi quy trình hoạt động trước đó. Phần mềm quản lý may mặc giúp lãnh đạo quản lý được từ quy trình thiết kế, quy trình sản xuất, thống kê được năng lực sản xuất, tiêu hao nguyên phụ liệu, nhân công để luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu cho các đơn hàng. Bảo mật thông tin khách hàng Thông tin cá nhân của thành viên trên faceworks.vn được cam kết bảo mật tuyệt đối theo chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của faceworks.vn. Việc thu thập và sử dụng thông tin của mỗi thành viên chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của khách hàng đó trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Không sử dụng, không chuyển giao, cung cấp hay tiết lộ cho bên thứ 3 nào về thông tin cá nhân của thành viên khi không có sự cho phép đồng ý từ thành viên. Trong trường hợp máy chủ lưu trữ thông tin bị hacker tấn công dẫn đến mất mát dữ liệu cá nhân thành viên, faceworks.vn sẽ có trách nhiệm thông báo vụ việc cho cơ quan chức năng điều tra xử lý kịp thời và thông báo cho thành viên được biết. 2.2 Tính năng Quản lý bán hàng 791
  4. o Phần mềm giúp tiếp nhận và lưu trữ đơn hàng o Quản lý hệ thống khách hàng o Quản lý số lượng hàng bán ra, giá cả của từng loại sản phẩm o Xác nhận quá trình đặt hàng, giao hàng, phản hồi của khách hàng Quản lý quy trình dệt may o Tiếp nhận yêu cầu sản xuất từ phòng kinh doanh o Lập lệnh sản xuất theo yêu cầu sản xuất o Xác định các công đoạn trong quá trình sản xuất o Lập định mức tiêu hao. o Tính tiêu hao vật tư theo từng lệnh. o Kiểm kê sản phẩm và thống kê sản lượng hoàn thành theo từng công đoạn sản xuất. o Phân bổ hệ thống nhân sự vào từng công đoạn, từng bộ phận cụ thể o Đánh giá mức độ tiến hành công việc trong quá trình sản xuất o Kiểm soát tiến độ hoạt động của công việc thông qua báo cáo định kỳ từ quản lý mỗi bộ phận Quản lý hệ thống nhân sự o Quản lý thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, năng suất làm việc của mỗi nhân viên. o Quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ năng lực và thành tích của mỗi nhân viên. o Quản lý hệ thống tiền lương, chế độ đãi ngộ. o Quản lý từng nhóm, từng bộ phận nhân viên. Quản lý kho hàng o Lưu lại hóa đơn thành phẩm vào kho. o Lưu lại doanh thu bán hàng trong kho. o Lưu lại thông tin vận chuyển hàng hóa trong kho. o Tạo báo cáo hàng trong kho và những báo cáo khác… o Xác lập hệ thống, số lượng của hàng tồn kho o Phân loại hàng tồn kho để có kế hoạch xử lý kịp thời. o Báo cáo tình trạng của hàng tồn kho Quản lý kho nguyên, phụ liệu o Báo cáo số lượng, chất lượng của kho nguyên, phụ liệu. o Xác định giá cả của nguyên, phụ liệu o Lưu trữ hóa đơn mua, bán, xuất, nhập nguyên, phụ liệu Quản lý tình hình tài chính o Xác định hệ thống tiền mặt, công – nợ phải thu, phải trả,… o Lưu trữ mọi loại hợp đồng, hóa đơn. o Báo cáo tình hình tài chính theo một đơn vị thời gian nhất định o Lưu trữ, xác lập chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. 2.3 Lợi ích 792
  5. Hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất đơn giản hơn Phần mềm quản lý sản xuất may mặc sẽ tự động lên kế hoạch sản xuất theo ngày, tháng, quý, năm dựa theo những thông tin thu thập được. Đồng thời, phần mềm cũng cập nhật đơn đặt hàng, lịch giao hàng hay tình trạng tồn kho để quản lý có thể nắm rõ được toàn bộ công việc trước khi order đến bộ phận sản xuất. Quản lý được sản xuất realtime Phần mềm quản lý sản xuất giúp cung cấp trạng thái sản xuất, phân luồng các công việc đều đặn. Tất cả sẽ được hiển thị tại giao diện chính để người quản lý dễ dàng theo dõi. Thông tin có thể bao gồm: Nhân sự được giao việc, vật liệu sử dụng, điều kiện sản xuất, các cảnh báo hay những công việc liên quan,… Có thể nói, phần mềm cho phép ghi lại toàn bộ thông tin trong quy trình sản xuất may mặc, từ các bước đầu tiên đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Qua đó, người quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về tình hình sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm nhân công, thời gian Để đảm bảo việc thống kê sản xuất luôn chính xác, quản lý cần cập nhật đầy đủ và đều đặn số liệu đầu vào của quy trình sản xuất như: Nguyên liệu, phụ liệu, thành phẩm,… Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt một cách chính xác để có thể đánh giá được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công việc này nếu như chỉ làm theo cách thủ công sẽ tốn rất nhiều nguồn lực và công sức. Với phần mềm quản lý sản xuất, bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ với một vài thao tác trên máy tính. Ngoài ra, phần mềm cũng hỗ trợ hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 793
  6. Dễ dàng phân tích công việc, đánh giá hiệu suất làm việc Phần mềm quản lý sản xuất may mặc có thể cung cấp các báo cáo từ dữ liệu được cập nhật theo tình hình sản xuất thực tế. Các báo cáo này có sự đối chiếu với kế hoạch dự kiến và thực tế triển khai, giúp quản lý có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động sản xuất. Kết quả của hiệu suất bao gồm: Tính khả dụng của tài nguyên, các phép đo sử dụng tài nguyên, sự phù hợp với lịch biểu và hiệu suất,…. Phân tích hiệu suất sẽ giúp bạn rút ra được những thông từ hàm điều khiển khác nhau để có thể đo được thông số vận hành. Nâng cao hiệu quả trong quản lý và xây dựng hệ thống chất lượng Phần mềm cho phép các công cụ có thể kiểm soát được chất lượng công việc từ đầu đến cuối quá trình sản xuất. Nhờ đó có thể cải thiện tính nhất quán về chất lượng thông qua việc phối hợp với các phòng ban, triển khai tập trung chính sách chất lượng cho toàn bộ mạng lưới sản xuất. Nhờ đó, khi phát hiện ra sai lệch có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đồng thời nhanh chóng đưa ra cách sửa lỗi sao cho phù hợp nhất. 3. KẾT LUẬN Sự phát triển của công nghệ đã mang đến rất nhiều giải pháp quản lý sản xuất. Trong ngành dệt may, việc áp dụng phần mềm quản lý có thể là một giải pháp tốt để tổ chức công việc sản xuất một cách hệ thống và hiệu quả. Phần mềm quản lý cần phù hợp với các quy mô và nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Đặc biệt, sự bảo mật dữ liệu cũng được coi trọng để đảm bảo thông tin của công ty, nhà máy và khách hàng không bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp bởi những kẻ xấu. Nhà cung cấp phần mềm cần có đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ 24/7 và có chính sách hậu mãi tốt, bởi vì trong quá trình sử dụng có thể xảy ra lỗi hoặc sự cố với phần mềm. Một phần mềm tốt cần có giao diện thân thiện, dễ nhìn và dễ sử dụng, ngay cả đối với nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức về công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Faceworks (31/10/2018). Cách quản lý xưởng may hiệu quả 2. Faceworks. Phần mềm quản lý ngành dệt may 3. Nguyệt A. Vũ (4/2014). Ngành Dệt May Việt Nam 4. Nguyễn Văn Nghi (14/05/2022 lúc 10:00). Thực trạng ngành Dệt May Việt Nam hiện nay và những thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 5. Lan Anh (25/02/2022). Phần Mềm Quản Lý Sản Xuất May Mặc Có Đặc Điểm, Lợi Ích Gì? 794
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2