intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tạo tác động xã hội (social impact business - sib) ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện nhằm nghiên cứu so sánh quy định pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện quy định hỗ trợ liên quan tới doanh nghiệp SIB. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tạo tác động xã hội (social impact business - sib) ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SOCIAL IMPACT BUSINESS- SIB) Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LEGAL RESEARCH SUPPORTING SOCIAL IMPACT BUSINESS (SIB) IN SOME COUNTRIES IN THE WORLD AND EXPERIENCE FOR VIETNAM Đỗ Nhật Quang Lê Yến Nhi Nguyễn Hữu Tuấn Thành TÓM TẮT: Trên thực tế, doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) tại Việt Nam không phải là một mô hình kinh doanh quá mới, mà là một mô hình đang phát triển mạnh và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng những nghiên cứu cụ thể về SIB góp phần ghi nhận sự tồn tại của các doanh nghiệp, các doanh nhân trong khu vực này như là một trong những nhân tố chủ chốt giúp đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Bài viết này được thực hiện nhằm nghiên cứu so sánh quy định pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện quy định hỗ trợ liên quan tới doanh nghiệp SIB. Từ khóa: Pháp luật, doanh nghiệp, tạo tác động xã hội. ABSTRACT: In fact, social impact business (SIB) in Vietnam is not a new business model, but one that is thriving and receiving a lot of attention. The increase in both quantity and quality of specific studies on SIB contributes to recognizing the existence of businesses and entrepreneurs in this region as one of the key factors in achieving the goals of Sustainable Development Goals (SDGs) of the United Nations. This article is conducted to study and compare the legal regulations supporting the development of social impact businesses (SIBs) in some countries around the world,  Sinh viên Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Email: nhatquang10042001@gmail.com  Sinh viên Trƣờng Đại học Luật Hà Nội  Sinh viên Trƣờng Đại học Luật Hà Nội 142
  2. thereby relating and drawing lessons from experience for Vietnam in the development and completion of supporting regulations related to SIB enterprises. Keywords: Law, business, social impact. 1. Pháp luật về doanh nghiệp tạo tác động xã hội của một số quốc gia trên thế giới 1.1. Doanh nghiệp tạo tác động xã hội theo quy định của pháp luật Brazil Ở Brazil, các doanh nghiệp SIB là các công ty tìm cách tạo tác động tích cực thông qua việc phát triển hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Đƣợc thành lập vào năm 2017 bởi Nghị định 9.244, Chiến lƣợc Quốc gia của Đầu tƣ và Tác động Kinh doanh sửa đổi bổ sung sắc lệnh liên bang 9.977, từ năm 2019. Cũng từ năm đó, luật tiểu bang gần đây của Rio Grande do Norte và Rio de Janeiro là những luật đầu tiên ở cấp tiểu bang đƣợc ban hành về doanh nghiệp SIB. Các nguyên tắc về SIB cũng đƣợc thiết lập tại các đạo luật này nhƣ: Thúc đẩy các giá trị nhân phẩm của con ngƣời, các giá trị xã hội của công việc và doanh nghiệp tự do; Thúc đẩy văn hóa doanh nhân và giáo dục; Thiết lập một môi trƣờng pháp lý thuận lợi; Ủng hộ các chính sách công có giá trị lợi ích khu vực; Hỗ trợ mối quan hệ tín dụng.1 Ngoài ra Ủy ban Đầu tƣ và Tác động Kinh doanh còn có các cơ chế đánh giá tác động nhằm đo lƣờng tính tạo tác động xã hội của các doanh nghiệp này mang lại. Có thể kể đến nhƣ: Cơ chế 1 - Tác động đến Cuente: Tác động đƣợc tạo ra đối với khách hàng của doanh nghiệp. Việc đo lƣờng dựa trên phần lớn đối tƣợng là các khách hàng của doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Các cơ quan, tổ chức sẽ tiến hành đo lƣờng tác động dựa trên việc có thể khảo sát khách hàng qua phiếu khảo sát, hoặc phỏng vấn trực tiếp. Cơ chế 2 - Tác động đến Chuỗi: Tác động đƣợc tạo ra đối với doanh nghiệp, tổ chức từ khâu cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp đến khi tiến hành đƣa các sản phẩm ra thị trƣờng . Việc đánh giá dựa trên đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp tạo tác động xã hội, từ việc cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp đến khi doanh nghiệp tiến hành đƣa các sản phẩm ra thị trƣờng. Cơ chế 3 - Tác động đến dịch vụ: Tác động đƣợc tạo ra trực tiếp bởi sản phẩm hoặc dịch vụ đƣợc cung cấp, nhƣng khách hàng thì không phải là đối tƣợng bị ảnh hƣởng hoặc tác nhân tạo ra tác động. Đối tƣợng đánh giá tác động là các chất lƣợng 1 arisse Stephan & Fabricio Oliveira, "Social Impact Business: Considerations on Its Nature and Regulation in Brazil" (2019) 62: Volume 62 Boletim Ciencias Economicas 247. 143
  3. dịch vụ, cũng nhƣ những sản phẩm mà các doanh nghiệp tạo tác động xã hội này đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Ủy ban đầu tƣ và tác động kinh doanh sẽ đánh giá tác động đối với các doanh nghiệp tạo tác động xã hội dựa trên một hay nhiều cơ chế đánh giá tác động tùy theo mục đích. Với những mô hình doanh nghiệp sau khi đánh giá mà vẫn “đạt chuẩn” thì Chính phủ Brazil sẽ tiếp tục phê duyệt gói hỗ trợ đối với các doanh nghiệp này từ “Quỹ tạo tác động xã hội” của Brazil. Mặt khác, với các doanh nghiệp sau khi tiến hành đánh giá mà kết quả cho rằng việc tạo tác động của các công ty, doanh nghiệp này không hiệu quả thì các doanh nghiệp này sẽ bị cắt giảm hoặc hủy bỏ gói hỗ trợ do Chính phủ phê duyệt. 1.2. Doanh nghiệp tạo tác động xã hội theo quy định của pháp luật Hàn Quốc Thuật ngữ “doanh nghiệp tạo tác động xã hội” tại Hàn Quốc không đƣợc chính thức ghi nhận theo một đạo luật của quốc gia mà nó là sự phát triển linh hoạt từ khái niệm “doanh nghiệp xã hội” theo Luật Phát triển Doanh nghiệp xã hội (SEPA)- đƣợc ban hành ngày 03/01/2007. Tính đến năm 2012, đạo luật này đã trải qua 07 lần sửa đổi, bổ sung. Các hình thức doanh nghiệp tạo tác động xã hội khác nhau tại Hàn Quốc bao gồm: Doanh nghiệp tạo tác động xã hội đƣợc chứng nhận, doanh nghiệp tạo tác động xã hội liên quan đến NBLS2 và một số hình thức khác. Doanh nghiệp SIB của Hàn Quốc là một trƣờng hợp điển hình của doanh nghiệp do chính phủ định hƣớng vì nó có phát triển dƣới lợi ích của các chính sách phát triển do chính phủ lãnh đạo, chủ yếu do chính phủ đại diện chứng nhận và hỗ trợ chi phí nhân sự. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội, chính phủ Hàn Quốc kết hợp cùng chính quyền các địa phƣơng đã ban hành thêm nhiều dự luật và sắc lệnh về kinh tế xã hội góp phần khuyến khích các doanh nghiệp tạo tác động xã hội, đặc biệt đối với những khu vực có dân số đông. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Hàn Quốc có thể đƣợc tách thành chính phủ trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng nhƣ sau: Ở cấp chính quyền trung ƣơng, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội đƣợc chứng nhận đƣợc hỗ trợ quản lý, hỗ trợ đào 2 Đạo luật NBLS (The National Basic Livelihood Security) ra đời và có hiệu lực vào năm 2000. Đạo luật này quy định một khoản trợ cấp đƣợc trao cho bất kỳ hộ gia đình nào sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối, đƣợc xác định theo cấu trúc gia đình. NBLS bao gồm bảy loại hỗ trợ tiền tệ và phi tiền tệ, trong mối quan hệ với một số lĩnh vực (y tế, giáo dục, nhà ở, …) 144
  4. tạo, hỗ trợ chi phí cơ sở vật chất, ƣu tiên mua hàng, miễn thuế, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, tài trợ cho việc cung cấp dịch vụ xã hội doanh nghiệp, miễn giảm trách nhiệm lao động và giảm thuế cho các công ty liên kết; Tại cấp chính quyền địa phƣơng, với một số thay đổi theo logic, các chính sách khác nhau đƣợc thực hiện để giúp các doanh nghiệp tạo tác động xã hội sơ bộ dựa trên khu vực đáp ứng các yêu cầu chứng nhận ở giai đoạn đầu bằng tƣ vấn quản lý, chi phí nhân sự cho việc tuyển dụng mới và chuyên nghiệp, chi phí kinh doanh phát triển, ƣu tiên mua hàng và hỗ trợ chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp SIB đƣợc cấp giấy chứng nhận sẽ đƣợc miễn giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân trong vòng 03 năm kể từ năm doanh nghiệp có thu nhập đầu tiên. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và SK Group đã hợp tác để tạo ra một quỹ trị giá 44 triệu đô la (50 triệu won) để giúp đỡ các công ty khởi nghiệp có tác động xã hội ở Hàn Quốc. Chƣơng trình Thúc đẩy Doanh nghiệp Xã hội do chính phủ định hƣớng và thiết kế (SEPP) tại Seoul, Hàn Quốc đƣợc coi nhƣ mô hình tiêu biểu đại diện cho sự hỗ trợ và khuyến khích đối với các doanh nghiệp SIB. SEPP chủ yếu cung cấp ba hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo tác động xã hội tƣơng lai: (i) hỗ trợ tài chính; (ii) giáo dục; và (iii) những cơ hội gắn liền với mạng xã hội. Lợi ích lớn nhất là hỗ trợ trả lƣơng khi các doanh nghiệp sử dụng lao động có thu nhập thấp và những ngƣời nhập cƣ. 1.3. Doanh nghiệp tạo tác động xã hội theo quy định của pháp luật Singapore Các doanh nghiệp SIB ở Singapore có vai trò gánh vác cùng nhà nƣớc các nhiệm vụ xã hội, môi trƣờng là rất lớn. Về lĩnh vực kinh tế, việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc đặt ra đã tạo đƣợc động lực to lớn cho các doanh nghiệp đang nỗ lực vƣơn mình phát triển. Bên cạnh mục tiêu này còn có vai trò thúc đẩy đối với nhiều cá nhân khác, các cá nhân có dự tính đầu tƣ vào các doanh nghiệp hoặc đang làm chủ của doanh nghiệp sẽ quyết đoán hơn trong dự định kinh doanh của mình bởi những doanh nghiệp này theo đuổi mục tiêu lãi suất vốn hạn chế. Ngoài ra còn có vai trò thúc đẩy đƣợc sự hợp tác trong các cấp từ địa phƣơng đến quốc gia và xa hơn nữa là vƣơn tới tầm quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy giáo dục đƣợc cho là một trong những vai trò hàng đầu của các doanh nghiệp SIB. Phần lớn số vốn để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp này đƣợc đóng góp từ vốn nhân (80%) của những ngƣời sáng lập, gia đình hoặc bạn bè. Điều này cho thấy sự 145
  5. phụ thuộc mạnh mẽ vào tài sản cá nhân cũng nhƣ cam kết của các doanh nghiệp xã hội. Bên cạnh vốn cá nhân, nguồn vốn tài trợ phổ biến thứ hai là các khoản tiền tài trợ, tiếp theo là vốn chủ sở hữu, tài trợ và quyên góp, và cuối cùng là các khoản cho vay. Các khoản tài trợ bao gồm khoản tài trợ từ Công ty VentureForGood, DBS Foundation Social Enterprise dẫn đầu tài trợ và các khoản tài trợ khác. Ngoài ra, có vô số các lựa chọn tài chính có sẵn cho doanh nghiệp xã hội ở Singapore, bao gồm cả các khoản vay, trợ cấp tài trợ và đầu tƣ của xã hội. Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Singapore đƣợc hình thành và liên kết với nhau trong một môi trƣờng gọi là hệ sinh thái doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể hơn đó là các doanh nghiệp hay công ty hoạt động trong môi trƣờng hệ sinh thái. Nó mô tả cách những ngƣời tham gia hoạt động trong hệ sinh thái và các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tƣơng tác, hợp tác và đồng phát triển trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp SIB ở Singapore hoạt động theo chu kỳ, đóng góp lớn vào công cuộc phát triển xã hội. Doanh nghiệp SIB tìm cách đạt đƣợc các kết quả xã hội bên cạnh sự thành công, bền vững về tài chính. Các lĩnh vực sau đây có tầm quan trọng trong các mục tiêu vì con ngƣời. Có thể kể đến nhƣ cung cấp cơ hội việc làm chiếm tới 46%, cung cấp giáo dục (21%), cung cấp phát triển kỹ năng (19%), đặc biệt là khóa đào tạo và cố vấn để nâng cao phát triển bản thân, khả năng lãnh đạo và kỹ năng sống của cá nhân. Bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho cải thiện sức khỏe tinh thần và hạnh phúc (15%) hay nâng cao năng lực cho các tổ chức trong các lĩnh vực xã hội (14%), cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe / xã hội sản phẩm và dịch vụ chăm sóc (7%). 2. Pháp luật về doanh nghiệp tạo tác động xã hội của Việt Nam Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã đánh dấu một bƣớc phát triển lớn của DNXH khi xác định các tiêu chí của một DNXH đƣợc quy định tại Điều 10, cụ thể: “Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a)Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; b)Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; c)Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký”. Tuy nhiên vì những lí do khác nhau mà tên gọi “doanh nghiệp tạo 146
  6. tác động xã hội” đƣợc ƣa chuộng hơn, việc cân bằng giữa mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội và tạo ra lợi nhuận đƣợc cho là cách tiếp cận phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy một bộ phận doanh nghiệp tạo tác động xã hội không muốn đƣợc gọi là doanh nghiệp xã hội vì: Thứ nhất họ muốn theo đuổi mô hình lợi nhuận; Thứ hai việc đặt sứ mệnh xã hội lên trên hết đƣợc cho rằng là chƣa phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay; Thứ ba, trong xã hội, các doanh nghiệp xã hội không có đƣợc hình ảnh tích cực nhƣ khái niệm nhân văn vốn có của nó. Mặc dù không có chính sách cụ thể về hỗ trợ doanh nghiệp xã hội (SE), nhƣng việc công nhận về pháp lý đã đƣa ra một khái niệm chung giúp thu hút sự quan tâm của xã hội, chính phủ và khu vực tƣ nhân vào mô hình này. Một số chính sách ƣu đãi về cơ sở vật chất, thuế dành riêng cho các ngành mà SIB đang vận hành nhƣ cung cấp các dịch vụ xã hội giáo dục, đào tạo, thể thao và văn hóa, y tế hoặc nông nghiệp và môi trƣờng. Hợp tác xã và doanh nghiệp sử dụng ngƣời thuộc nhóm ngoài lề xã hội nhƣ ngƣời khuyết tật hoặc đầu tƣ vào các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cũng đƣợc hƣởng ƣu đãi. Chính phủ bắt đầu đặt ƣu tiên cao vào phát triển bền vững và kinh doanh vì phát triển bền vững, bao gồm Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam và SDGs của Liên hợp quốc. Năm 2012, Việt Nam công bố Chiến lƣợc phát triển bền vững. Năm 2017, Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chƣơng trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đầu năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2018 thể hiện cam kết của Chính phủ với phƣơng pháp tiếp cận đa đối tác và đa ngành vì phát triển bền vững. Các trƣờng đại học ở Việt Nam đƣợc đánh giá là khá tích cực trong việc cung cấp cho sinh viên nguồn tài trợ để tổ chức các cuộc thi, đào tạo và cung cấp nguồn vốn để thử nghiệm và mở rộng quy mô, phát triển ý tƣởng khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó, một số hoạt động về đầu tƣ và hỗ trợ tài chính cũng đƣợc triển khai nhƣng chƣa thực sự sôi động và đổi mới. 3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ Doanh nghiệp SIB 3.1. Về chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn và các nguồn tài chính khác Phần lớn các doanh nghiệp SIB đều có quy mô nhỏ và trong giai đoạn đầu tăng trƣởng, khả năng có lãi để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn hạn chế. Việc giảm 147
  7. thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp SIB là cách hiệu quả để thu hút ngƣời tiêu dùng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm và dịch vụ của khu vực SIB. Nhiều SIB đủ điều kiện đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ hoặc đƣợc miễn trừ thuế nhƣng không biết đến chính sách đó hoặc không biết cách xử lý các thủ tục hành chính liên quan. Việc minh bạch và đơn giản hóa thủ tục là các cách thức quan trọng hỗ trợ SIB có thể tiếp cận đƣợc các nguồn lực này. Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm thƣờng đầu tƣ để mở rộng quy mô của các SME, bây giờ có thể mở rộng lĩnh vực đầu tƣ của họ vào khu vực SIB. Một số giải pháp dài hạn từ phía Chính phủ bao gồm phát hành trái phiếu xã hội, hoặc ƣu tiên phát triển niêm yết các SIB trên thị trƣờng chứng khoán. Các ngân hàng phát triển quốc tế hiện tại cũng đang ƣu tiên đầu tƣ và cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh với ngƣời có thu nhập thấp, và đây có thể là thông lệ tốt mà các ngân hàng phát triển trong nƣớc nên áp dụng. Ngoài ra, SDGs cần đƣợc thúc đẩy nhƣ công cụ quan trọng trong đo lƣờng tác động xã hội giúp thu hút đầu tƣ tác động cho SIB. 3.2. Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường và mở rộng quy mô SIB Nhà nƣớc có thể đƣợc coi là một trong những thực thể tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ lớn nhất, vì vậy rất quan trọng trong việc gia tăng các cơ hội tham gia quá trình mua sắm công cho các SIB thông qua các cơ chế cụ thể nhƣ: (1) Đƣa thêm điều khoản về mua hàng xã hội trong các quy chế mua sắm công, ví dụ nhƣ ƣu tiên mua sắm từ những doanh nghiệp SIB sử dụng trên 30% nhân viên là ngƣời khuyết tật; (2) Chia nhỏ các gói mua sắm công để các SIB quy mô nhỏ và vừa có khả năng tham gia đấu thầu hoặc khuyến khích các SIB tham gia vào liên doanh khi đấu thầu; (3) Giảm thiểu thủ tục hành chính, hoặc mở ra một trung tâm một cửa cho SIB, giúp có thể tiếp cận mọi thông tin có liên quan cho hoạt động đấu thầu công khai. Hiện đang tồn tại một tiềm năng vô cùng lớn trong phát triển liên kết giữa SIB với khu vực tƣ nhân nói chung thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn thực hiện thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng việc mua „sản phẩm xã hội‟ của SIB, tham gia vào các chƣơng trình ƣơm tạo để xây dựng năng lực kinh doanh và quản trị cho SIB và mở ra cơ hội kinh doanh từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ ở Hàn Quốc, các doanh nghiệp tƣ nhân vừa và lớn đầu tƣ rất nhiều vào các SIB (nhƣ 148
  8. Huyndai, POSCO, SK, LG Electronics) nhƣ một phần của hoạt động trách nhiệm xã hội của họ. Tối cần thiết phải tối đa hóa lợi thế cạnh của SIB trong việc tạo ra giá trị trong xã hội và tạo tác động. Nhận thức trong cộng đồng và ngƣời tiêu dùng có thể đƣợc nâng cao thông qua các chiến dịch đƣợc chạy cùng với các tổ chức hỗ trợ; các tổ chức quốc tế; trao các giải thƣởng cho doanh nghiệp; tạo niềm tin trong cộng đồng và khối tƣ nhân; hỗ trợ các tổ chức trung gian thực hiện việc đánh giá cấp chứng chỉ cho các SIB hoặc các doanh nghiệp lớn có sử dụng các sản phầm tạo tác động (ví dụ nhƣ gắn mác chất lƣợng cho SIB). 3.3. Về nâng cao năng lực Chính phủ nên ủng hộ việc phát triển các nền tàng học tập trực tuyến để các SIB có thể tiếp cận hoạt động đào tạo một cách độc lập. Đồng thời, Chính phủ có thể phát triển một bộ tiêu chí hoặc khuyến nghị bộ tiêu chí, đƣa ra hƣớng dẫn thực hiện đo lƣờng tác động xã hội dành cho khu vực SIB. Chính phủ cần hỗ trợ các hoạt động ƣơm tạo và tăng tốc cho SIB. Quỹ ƣơm tạo tạo tác động ở Anh với sự đầu tƣ của Big Society Capital vào năm 2013 lên đến 10 triệu bảng Anh và Seoul Creative Lab ở Hàn Quốc năm 20133 là các ví dụ tiêu biểu. Một phần Quỹ phát triển Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam có thể dành tạo quỹ cho việc nhân rộng các vƣờn ƣơm doanh nghiệp tạo tác động (nhƣ Trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo xã hội (CSIE) - Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân). Cần phải kết nối nhiều hơn nữa các sinh viên - doanh nhân trẻ với cộng đồng và những ngƣời hƣởng lợi để phát triển các giải pháp khởi nghiệp tạo tác động xã hội hiệu quả và bền vững. Những ngƣời tham gia hội thảo cũng đề xuất cần phải có đào tạo và nâng cao nhận thức về đổi mới, tinh thần doanh nhân và thúc đẩy chấp nhận rủi ro trong giới trẻ. Nên có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các trƣờng đại học và hệ sinh thái khởi nghiệp. Các trƣờng đại học nên cung cấp không gian và hỗ trợ cho các doanh nhân trẻ. Hơn nữa, các trƣờng đại học nên hợp tác với các cấu phần khác của hệ sinh thái để phát triển các cổng trực tuyến và nền tảng hƣớng dẫn và hỗ trợ các doanh nhân xã hội trẻ trong khởi nghiệp tạo tác động. 3 Cabinet Office, „£10 Million Social Incubator Fund Launches‟, gov.uk, 2012, https://www.gov.uk/government/news/10-million-social-incubator-fundlaunches 149
  9. 3.4. Về tăng cường phối hợp Cần phải thành lập cơ quan chuyên trách về phát triển SIB, sáng tạo xã hội, khởi nghiệp vì xã hội. Cơ quan chuyên trách này có thể thuộc Cục Phát triển Doanh nghiệp, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, hoặc Văn phòng 844 liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ. KoSEA (Tổ chức Thúc đẩy Doanh nghiệp Xã hội Hàn Quốc) là một cơ quan thuộc Bộ Lao động-Xã hội của Hàn Quốc. Ngoài ra nên thành lập một mạng lƣới đại diện cho khu vực SIB. Hiệp hội, mạng lƣới này sẽ đại diện cho tiếng nói của khu vực SIB, kết nối các thành viên và chia sẻ cơ hội, cùng phát triển khu vực. Hai mô hình tổ chức trên thế giới và trong khu vực mà Việt Nam có thể tham khảo là mô hình của raiSE của Singapore. Mạng lƣới đại diện này có thể đóng các vai trò chính là nâng cao nhận thức của cộng đồng và Chính phủ về khu vực này thông qua các chiến dịch truyền thông; là trung tâm ƣơm tạo, nâng cao năng lực cho SIB; cấp chứng chỉ SIB với tƣ cách là một tổ chức độc lập... Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo mô hình quyền lực công ở Brazil, Ủy ban Đầu tƣ và tác động Kinh doanh ở Brazil là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc phát triển SIB cũng nhƣ thực hiện một số cơ chế đánh giá tác động đối với các doanh nghiệp SIB ở Brazil. Các cơ quan, tổ chức có chức năng cụ thể ở đây là Ủy ban Đầu tƣ và Tác động Kinh doanh sẽ đánh giá tác động đối với các doanh nghiệp tạo tác động xã hội sẽ sử dụng một hay nhiều cơ chế đánh giá tác động tùy theo mục đích của việc đánh giá. 4. Kết luận Bài nghiên cứu đã thể hiện một cách tƣơng đối đầy đủ và rõ ràng về mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội cũng nhƣ những quy định pháp luật hỗ trợ cho mô hình doanh nghiệp này. Thông qua việc nghiên cứu về doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở các quốc gia điển hình đó là Brazil, Hàn Quốc và Singapore. Đây là một trong số các quốc gia mà có sự phát triển hơn cả so với các nƣớc khác trên thế giới thể hiện qua vị trí pháp lý cũng nhƣ cách thức tổ chức và hoạt động tƣơng đối chặt chẽ của doanh nghiệp này tại quốc gia của mình. Những sự phân tích và nghiên cứu này giúp hình dung ra một cách tổng quan nhất đƣợc phác thảo ra để chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Việc nghiên cứu ra những điểm mới trong cách hoạt động cũng nhƣ các quy định pháp luật hỗ trợ mô hình doanh nghiệp tạo tác 150
  10. động xã hội sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trƣơng Thị Nam Thắng, Thúc đẩy phát triển Khu vực Doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam, NXB Công Thƣơng, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, 2018. 2. Clarisse Stephan & Fabricio Oliveira, Social Impact Business: Considerations on Its Nature and Regulation in Brazil, 2019. 3. Government-driven social enterprises in South Korea: lessons from the Social Enterprise Promotion Program in the Seoul Metropolitan Government - Kyujin Jung Tennesse State University, USA, Hee Soun Jang University of North Texas, USA. 4. Jong Gul Kim, Current Social Enterprise Issues and Policies in Korea, 2013. 5. Landscape of Social Enterprises in Singapore Roshini Prakash and Pauline Tan Social Entrepreneurship in Asia: Working Paper No.1, National University of Singapore, page 19, 2014. 6. State of social Enterprise in Singapore, Singapore Centre for Social Enterprise, raiSE Ltd 79 Ayer Rajah Crescent, 2015. 7. The Singapore Centre for Social Enterprise (raiSE) was set up in 2015 to develop the social enterprise sector in Singapore, 2015. 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1