Nguyễn Thị Thu Phƣơng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
77(01): 83 - 87<br />
<br />
NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN TÔM SÖ (PENEAUS MONODON)<br />
BẰNG KỸ THUẬT RAPD<br />
Nguyễn Thị Thu Phƣơng, Nguyễn Phú Hùng, Hoàng Thị Thu Yến *<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
RAPD (Random Amplified Polymorphic - DNA) là một trong những kỹ thuật đƣợc sử dụng trong<br />
phân tích đa dạng, bảo tồn và nhận dạng giống loài. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng kỹ thuật<br />
RAPD để xác định quan hệ di truyền của các mẫu tôm sú thu thập ở một số tỉnh: Nam Định,<br />
Quảng Ninh, Hải phòng và Thanh Hóa. Mẫu tôm thu đƣợc bảo quản trong cồn 98 % và lƣu giữ ở<br />
- 200C. Sử dụng kỹ thuật RAPD để phân tích quan hệ di truyền của tôm sú với 6 mồi ngẫu nhiên:<br />
RA36, RA40, RA143, RA142, RA45, kết quả nhận đƣợc 45 phân đoạn đa hình trong 54 phân đoạn<br />
ngẫu nhiên với kích thƣớc ƣớc tính từ 0.35 – 3.0kb. Kết quả xử lý bằng phần mềm NTSYS<br />
version2.0, cho thấy 8 mẫu tôm đƣợc chia làm hai nhóm chính với hệ số sai khác là 0,17. Nhóm<br />
chính còn lại bao gồm 7 mẫu tôm còn lại.<br />
Từ khóa: Tôm sú (Penaeus monodon), đa hình, hệ số đồng dạng di truyền, RAPD<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Nghề nuôi tôm sú đã và đang phát triển rất<br />
nhanh trên thế giới. Hiện tại, loài này đƣợc<br />
nuôi ở hơn 22 quốc gia, tôm sú đóng vai trò<br />
rất lớn trong việc cải thiện đời sống của các<br />
cộng đồng dân cƣ ven biển và tạo nguồn thu<br />
nhập ngoại tệ. Tại Việt Nam, nuôi trồng thuỷ<br />
sản ngày càng khẳng định vị thế quan trọng<br />
trong nền kinh tế quốc dân. Từ sự thuận lợi về<br />
điều kiện tự nhiên, khí hậu nên các tỉnh ven<br />
biển tiến hành nuôi trồng nhiều mặt hàng thuỷ<br />
sản có giá trị kinh tế cao, trong đó nuôi tôm<br />
sú đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá có<br />
hiệu quả ở các tỉnh ven biển nƣớc ta. Hiện<br />
nay, Việt Nam đã trở thành một trong 5 quốc<br />
gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới [6]. Mặc<br />
dù vậy, việc nuôi tôm sú đang bị hạn chế bởi<br />
những khó khăn nhƣ: sự lan tràn các dịch<br />
bệnh, chất lƣợng tôm giống sa sút, thiếu hụt<br />
nguồn tôm sú bố mẹ... Tại Việt Nam, theo Bộ<br />
Thuỷ sản nhu cầu giống tôm sú khoảng 30 tỉ<br />
con, hiện tại các nhà cung cấp giống chỉ đáp<br />
ứng một nửa nhu cầu. Để cân bằng nguồn<br />
cung và cầu, các nhà nuôi trồng thuỷ sản nhất<br />
thiết phải đảm bảo nguồn tôm giống bố mẹ có<br />
chất lƣợng sản xuất. Yêu cầu sản xuất của<br />
tôm sú Việt Nam đòi hỏi phải gấp rút giải<br />
quyết tình trạng thiếu tôm sú bố mẹ và nâng<br />
cao chất lƣợng tôm giống. Giống tôm phải<br />
sạch bệnh và có chất lƣợng cao [3].<br />
<br />
<br />
Tel:0912896298 ; Email: yenhoangthithu@gmail.com<br />
<br />
Để có đƣợc giống tôm khoẻ và sạch bệnh, các<br />
nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu để chọn<br />
tạo giống. Trong đó, nghiên cứu một số chỉ<br />
thị phân tử là công cụ hỗ trợ chính xác trong<br />
phân tích đa dạng, bảo tồn và nhận dạng<br />
giống loài [5], [7]. Một số chỉ thị đang đƣợc<br />
quan tâm nghiên cứu nhƣ RAPD (Random<br />
Amplified Polymorphic DNA), AFLP<br />
(Amplified Fragments Length Polymorphism.<br />
Ở Việt Nam nhóm tác giả Quyền Đình Thi và<br />
cộng sự (2003), Nguyễn Thị Thảo và cộng sự<br />
(2004) đã sử dụng kỹ thuật RAPD, RFLP,<br />
microsattlelite để đánh giá sự đa dạng di<br />
truyền tôm sú nuôi ở Việt Nam [1], [2]. Do<br />
đó, chúng tôi tiến hành sử dụng kỹ thuật<br />
RAPD để góp phần đánh giá sự đa dạng di<br />
truyền của tôm sú đƣợc nuôi tại một số tỉnh ở<br />
miền Bắc nƣớc ta.<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
Mẫu nghiên cứu: Là những mẫu tôm sú thu<br />
thập từ một số tỉnh khác nhau: Nam Định (1<br />
mẫu - NĐ), Thanh Hoá (1 mẫu - SS), Hải<br />
Phòng (3 mẫu – ĐS1, ĐS2, HA ), Quảng<br />
Ninh (1 mẫu - QN). Mẫu sau khi thu thập<br />
đƣợc bảo quản trong cồn, lƣu giữ ở - 200C.<br />
Phƣơng pháp<br />
* Phương pháp tách chiết DNA tổng số<br />
Quy trình tách chiết DNA tổng số theo<br />
phƣơng pháp của Ausubel và cộng sự (1993)<br />
có cải tiến [4].<br />
83<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Phƣơng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
* Phương pháp phân tích quan hệ di<br />
truyền các mẫu tôm sú<br />
Phân tích quan hệ di truyền các mẫu tôm<br />
sú thu thập từ các tỉnh khác nhau bằng<br />
cách sử dụng 6 mồi ngẫu nhiên đƣợc trình<br />
bày ở bảng sau.<br />
Bảng 1. Trình tự các mồi ngẫu nhiên<br />
Mồi<br />
<br />
Trình tự<br />
<br />
RA36<br />
<br />
5‟ GGGGGTCGTT 3‟<br />
<br />
RA40<br />
<br />
5‟GGCGGACTGT 3‟<br />
<br />
RA45<br />
<br />
5‟ TACCACCCCG 3‟<br />
<br />
RA142<br />
<br />
5‟CAATCGCCGT 3‟<br />
<br />
RA143<br />
<br />
5‟ TCGGCGATAG 3‟<br />
<br />
RA159<br />
<br />
5‟ GTTCACACGG 3‟<br />
<br />
Phản ứng RAPD<br />
Phản ứng RAPD đƣợc thực hiện bằng enzyme<br />
Taq DNA polymerase (Fermentas) với chu<br />
trình nhiệt nhƣ sau: 95oC -3 phút; (95oC -30<br />
giây; 36oC - 45 giây; 72oC -1 phút) x 45 chu<br />
kỳ; 72o, 10 phút; kết thúc và giữ ở 4oC. Sản<br />
phẩm đƣợc kiểm tra trên gel agarose 2%. Kết<br />
quả đƣợc chụp bằng máy gel doc.<br />
Phân tích số liệu<br />
Dựa vào hình ảnh điện di sản phẩm RAPD, sự<br />
xuất hiện các băng điện di đƣợc ƣớc lƣợng<br />
kích thƣớc dựa vào marker chuẩn và thống kê<br />
các băng điện di với từng mồi ở từng mẫu<br />
nghiên cứu. Sự xuất hiện hay không xuất hiện<br />
các băng điện di đƣợc tập hợp để phân tích số<br />
liệu theo nguyên tắc: số 1- xuất hiện phân<br />
đoạn DNA và số 0 – không xuất hiện phân<br />
đoạn DNA. Các số liệu này đƣợc xử lý trên<br />
máy tính theo chƣơng trình NTSYSpc version<br />
pc 2.0 (Applied Biostatistics Inc., USA.,<br />
1998) để xác định quan hệ di truyền của các<br />
mẫu nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả phân tích quan hệ di truyền bằng<br />
phản ứng RAPD<br />
DNA tổng số đƣợc tách chiết theo phƣơng<br />
pháp của Ausubel và cộng sự (1993) có cải<br />
tiến [4]. Sản phẩm DNA tổng số đƣợc kiểm<br />
tra trên gel agarose 0,8% và xác định trên<br />
máy quang phổ. DNA tổng số tách chiết đƣợc<br />
<br />
77(01): 83 - 87<br />
<br />
có chất lƣợng tốt, và tạp chất không nhiều.<br />
DNA tổng số thu đƣợc đảm bảo cho tiến hành<br />
các thí nghiệm tiếp theo.<br />
Từ 8 mẫu đã tách DNA tổng số, chúng tôi<br />
tiến hành kỹ thuật RAPD với 6 mồi ngẫu<br />
nhiên RA36, RA40, RA45, RA142, RA143,<br />
RA159. Kết quả thu đƣợc 45 phân đoạn đa<br />
hình trong số 54 phân đoạn ngẫu nhiên có<br />
kích thƣớc ƣớc tính từ 0.35 – 3.0 kb. Trong<br />
đó tất cả các phân đoạn thu đƣợc khi sử dụng<br />
mồi RA45, RA143, RA142 đều là các phân<br />
đoạn đa hình. Đặc biệt mồi RA36 có số phân<br />
đoạn đa hình thấp nhất (chiếm 50%). Kết quả<br />
phân tích RAPD đặc trƣng nhất đƣợc thể hiện<br />
tại hình 1, 2 và 3.<br />
Mồi RA45<br />
Kb<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
6,0<br />
3,0<br />
2,0<br />
1,5<br />
1,0<br />
0,75<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di đồ sản phẩm RAPD của 8<br />
mẫu tôm sú với mồi RA45, M: Marker 1 kb, 1: HP1,<br />
2: HA, 3: SS, 4: QN, 5: ĐS1, 6: NĐ, 7: ĐS2, 8: HP2<br />
<br />
Qua kết quả điện di sản phẩm RAPD của<br />
mồi RA45 ta thấy số phân đoạn DNA ngẫu<br />
nhiên nhân bản đƣợc từ 2 – 10 phân đoạn.<br />
Và có kích thƣớc đƣợc ƣớc tính từ 0.6 – 3<br />
kb. Trong đó chỉ có mẫu HP1 là đƣợc nhân<br />
bản ít nhất (2 phân đoạn) còn mẫu ĐS2 có<br />
số phân đoạn DNA đƣợc nhân bản nhiều<br />
nhất (10 phân đoạn).<br />
Với mồi RA45 có tính đa hình cao với 8 mẫu<br />
tôm. Trong đó, phân đoạn DNA đƣợc nhân<br />
bản ở vị trí 2.8 kb chỉ xuất hiện với hai mẫu<br />
ĐS2 và HP2 còn các mẫu khác thì không<br />
xuất hiện. Và ở vị trí 2.5 kb phân đoạn DNA<br />
chỉ xuất hiện với mẫu HP2 và tại 0.7 kb chỉ<br />
xuất hiện với mẫu SS còn tất các mẫu khác<br />
đều không xuất hiện băng.<br />
<br />
84<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Phƣơng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Mồi RA142<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
M<br />
<br />
Kb<br />
<br />
6,0<br />
3,0<br />
2,0<br />
1,5<br />
1,0<br />
0,75<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di đồ sản phẩm RAPD của 8<br />
mẫu tôm sú với mồi RA142, M: Marker 1 kb, 1: HP1,<br />
2: HA, 3: SS, 4: QN, 5: ĐS1, 6: NĐ, 7: ĐS2, 8: HP2.<br />
<br />
Từ kết quả điện di sản phẩm RAPD của 8<br />
mẫu tôm với 6 mồi ngẫu nhiên, ta thấy số<br />
phân đoạn DNA nhân bản đƣợc ở các mẫu<br />
tôm của mồi RA142 dao động từ 1 – 4 phân<br />
đoạn. Các phân đoạn có kích thƣớc ƣớc tính<br />
từ 0.5 – 1.9 kb. Trong đó các mẫu NĐ, HP2<br />
có số phân đoạn đƣợc nhân bản nhiều nhất là<br />
4. Trong khi mẫu SS chỉ có 1 phân đoạn DNA<br />
đƣợc nhân bản. Các phân đoạn DNA đƣợc<br />
nhân bản đều có tính đa hình. Ta thấy tại vị trí<br />
0.55kb đều xuất hiện phân đoạn DNA đƣợc<br />
nhân bản ngẫu nhiên trừ mẫu SS, phân đoạn<br />
1.8 kb chỉ có mẫu NĐ và 1.5 kb chỉ có HP2 là<br />
xuất hiện băng còn mẫu khác không có băng<br />
xuấthiện. Tại vị trí 0.6 kb các mẫu đều xuất<br />
hiện băng trừ hai mẫu SS và NĐ.<br />
Mồi RA143<br />
Kb<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
77(01): 83 - 87<br />
<br />
Qua kết quả điện di sản phẩm RAPD cho thấy<br />
số phân đoạn DNA ngẫu nhiên nhân bản đƣợc ở<br />
8 mẫu tôm của mồi RA143 dao động từ 2 – 4<br />
phân đoạn. Các phân đoạn có kích thƣớc giao<br />
động từ 0.35 - 1.8 kb. Trong đó mẫu NĐ có số<br />
phân đoạn DNA ngẫu nhiên đƣợc nhân bản<br />
nhiều nhất (4 phân đoạn), còn mẫu HP1 có số<br />
lƣợng phân đoạn DNA nhân bản ít nhất (2 phân<br />
đoạn). Tại vị trí 0.6 kb chỉ có mẫu ĐS1 và tại<br />
0.5 kb chỉ có mẫu NĐ có phân đoạn DNA đƣợc<br />
nhân bản, các mẫu còn lại không xuất hiện.<br />
Phân đoạn có kích thƣớc 1.0 kb và 0.35 kb xuất<br />
hiện phân đoạn DNA ở tât cả các mẫu trừ mẫu<br />
ĐS1, NĐ. Nhƣng tại vị trí 1.7 kb và 1.1kb thì<br />
mẫu ĐS1, NĐ xuất hiện băng còn các mầu khác<br />
thì không. Tổng hợp các băng đoạn xuất hiện<br />
hay không xuất hiện trên điện di đồ sản phẩm<br />
RAPD của 8 mẫu tôm với 6 mồi ngẫu nhiên ta<br />
thu đƣợc số phân đoạn đa hình và không đa<br />
hình đƣợc thống kê dƣới bảng 2.<br />
Bảng 2. Số phân đoạn DNA xuất hiện và số<br />
phân đoạn DNA đa hình<br />
Mồi<br />
<br />
RA36<br />
RA40<br />
RA45<br />
RA142<br />
RA143<br />
RA159<br />
Tổng<br />
<br />
Phân<br />
đoạn<br />
DNA<br />
nhân bản<br />
8<br />
6<br />
15<br />
7<br />
7<br />
11<br />
54<br />
<br />
Phân<br />
đoạn<br />
DNA<br />
đa hình<br />
4<br />
5<br />
15<br />
7<br />
7<br />
7<br />
45<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
phần trăm<br />
phân đoạn<br />
đa hình<br />
50<br />
83.3<br />
100<br />
100<br />
100<br />
64<br />
83,3<br />
<br />
8<br />
<br />
6,0<br />
3,0<br />
2,0<br />
1,5<br />
1,0<br />
0,75<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm RAPD của 8<br />
mẫu tôm sú với mồi RA143<br />
M: Marker 1kb, 1: HP1, 2: HA, 3: SS, 4: QN, 5:<br />
ĐS1, 6: NĐ, 7: ĐS2, 8: HP2<br />
<br />
Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các<br />
mẫu tôm dựa trên kết quả phân tích RAPD<br />
Dựa trên sự xuất hiện hay không xuất hiện<br />
các phân đoạn DNA của các mẫu khi phân<br />
tích điện di sản phẩm RAPD, chúng tôi xác<br />
định đƣợc hệ số đồng dạng di truyền của<br />
các mẫu tôm ở cấp độ phân tử. Số liệu đƣợc<br />
phân tích theo chƣơng trình NTSYSversion<br />
2.0 (theo quy ƣớc 1= xuất hiện băng, 0=<br />
không xuất hiện băng). Kết quả nhận đƣợc<br />
hệ số tƣơng đồng giữa các mẫu tôm thể hiện<br />
ở bảng 3.<br />
Hệ số di truyền phản ánh quan hệ di truyền<br />
giữa các cặp giống với nhau. Hai mẫu tôm<br />
giống nhau về mặt di truyền thì hệ số tƣơng<br />
85<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Phƣơng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đồng giữa chúng càng lớn và ngƣợc lại hai<br />
giống có hệ số tƣơng đồng di truyền thấp thì<br />
mối quan hệ di truyền giữa chúng là xa nhau.<br />
Từ bảng trên ta thấy hệ số di truyền dao động<br />
từ 0.537 – 0.833 tức là cấu trúc hệ gen giữa các<br />
mẫu tôm giống khác nhau từ 0.167 – 0.463.<br />
Trong đó hệ số đồng dạng lớn nhất (0.833) là<br />
hai mẫu tôm ĐS1 và ĐS2. Điều này cho thấy<br />
cấu trúc gen của hai mẫu này có sự sai khác rất<br />
ít. Hệ số đồng dạng thấp nhất (0.537) đƣợc thể<br />
hiện giữa mẫu HP1 với mẫu ĐS1,2 và mẫu QN<br />
với NĐ. Chứng tỏ cấu trúc gen giữa các mẫu<br />
tôm sai khác xa nhau. Kết quả này có ý nghĩa<br />
trong di truyền chọn tạo giống. Từ kết quả<br />
phân tích hệ số di truyền chúng tôi xác định<br />
đƣợc quan hệ di truyền ở cấp độ phân tử, thể<br />
hiện bằng phả hệ của 8 mẫu tôm trên hình 4.<br />
Kết quả trên chỉ ra mức độ sai khác về mặt di<br />
truyền giữa các mẫu tôm. Các mẫu tôm có hệ<br />
số tƣơng đồng cao di truyền cao sẽ đƣơc sắp<br />
xếp một nhóm, giữa các nhóm lại có mối liên<br />
hệ với nhau. Từ sơ đồ hình cây trên ta thấy sự<br />
<br />
77(01): 83 - 87<br />
<br />
sai khác về cấu trúc gen của các mẫu nghiên<br />
cứu dao động từ 17% - 40%. Phân tích hình<br />
cây cho thấy 8 mẫu tôm đƣợc chia thành 2<br />
nhóm chính.<br />
Nhóm chính I: chỉ có mẫu NĐ thu thập từ<br />
nông trƣờng Dạng Đông – Nam Định . Mẫu<br />
này có hệ số di truyền sai khác lớn nhất so với<br />
nhóm khác là 0.4 (1-0.6).<br />
Nhóm chính II: bao gồm các mẫu HP1, HA,<br />
SS, QN, ĐS1, ĐS2 và HP2. Các mẫu này<br />
đƣợc chia vào 2 nhóm phụ khác nhau:<br />
+ Nhóm phụ 1: Bao gồm 3 mẫu HP1, SS và<br />
QN. Hệ số sai khác giữa chúng với nhóm phụ<br />
còn lại là 0.34.<br />
+ Nhóm phụ 2: Bao gồm các mẫu HA, ĐS1,<br />
ĐS2, HP2. Trong đó 2 mẫu ĐS1 và ĐS2 có<br />
hệ số sai khác là 0.17. Đây là hai mẫu có hệ<br />
số di truyền sai khác thấp nhất trong phả hệ.<br />
Còn hai mẫu HA và HP2 có nguồn từ Hải<br />
Phòng có hệ số di truyền sai khác là 0.2 đứng<br />
gần nhau trên sơ đồ phả hệ.<br />
<br />
Bảng 3. Hệ số tƣơng đồng giữa các mẫu tôm nghiên cứu<br />
HP1<br />
HP1 1.000<br />
HA 0.685<br />
SS 0.759<br />
QN 0.741<br />
ĐS1 0.537<br />
NĐ 0.500<br />
ĐS2 0.629<br />
HP2 0.667<br />
<br />
HA<br />
<br />
SS<br />
<br />
QN<br />
<br />
ĐS1<br />
<br />
NĐ<br />
<br />
1.000<br />
0.740<br />
0.722<br />
0.704<br />
0.704<br />
0.796<br />
0.796<br />
<br />
1.000<br />
0.796<br />
0.556<br />
0.629<br />
0.685<br />
0.648<br />
<br />
1.000<br />
0.648<br />
0.537<br />
0.778<br />
0.629<br />
<br />
1.000<br />
0.667<br />
0.833<br />
0.574<br />
<br />
1.000<br />
0.574<br />
0.611<br />
<br />
ĐS2<br />
<br />
1.000<br />
0.741<br />
<br />
HP2<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Nhánh chính II<br />
<br />
Nhánh chính I<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ quan hệ di truyền giữa các mẫu tôm<br />
1: HP1, 2: HA, 3: SS, 4: QN, 5: ĐS1, 6: NĐ, 7: ĐS2, 8: HP2<br />
<br />
86<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Phƣơng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã xác định đƣợc quan hệ di truyền của 8<br />
mẫu tôm với 6 mồi ngẫu nhiên và đạt đƣợc<br />
kết quả sau:<br />
+ Đã nhân đƣợc tổng số phân đoạn DNA là<br />
229 phân đoạn có kích thƣớc từ 0.35 – 3.0 kb.<br />
+ Đã xác định đƣợc 6 mồi sử dụng đều có<br />
tính đa hình. Tổng số phân đoạn DNA đa<br />
hình thu đƣợc là 45 phân đoạn chiếm 83.3<br />
%. Tỉ lệ các phân đoạn đa hình của các mồi<br />
giao động từ 50 % – 100 %. Trong đó có<br />
mồi RA142, RA45 và RA143 tỉ lệ các phân<br />
đoạn đa hình đạt 100%<br />
+ Hệ số di truyền sai khác giữa các mẫu tôm<br />
HP1, HP2, SS, QN, HA, ĐS1, ĐS2, NĐ giao<br />
động 0.17 – 0.4. Từ sự sai khác hệ số di<br />
truyền giữa các mẫu tôm sú thấy rằng hai mẫu<br />
tôm ĐS1, ĐS2 có quan hệ di truyền gần nhất<br />
với hệ số sai khác 0,17. Còn các mẫu tôm NĐ<br />
và QN, HP1 và ĐS1 có quan hệ di truyền xa<br />
nhất với hệ số sai khác 0,4.<br />
<br />
77(01): 83 - 87<br />
<br />
(Penaeus monodon) nuôi ở Việt Nam bằng phƣơng<br />
pháp microsattlelite. Tạp chí Công nghệ Sinh học<br />
2(3): 315-324<br />
[2]. Quyền Đình Thi, Đào Thị Tuyết, Lê Thị Thu<br />
Giang, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Anh Tuấn (2003).<br />
Sử dụng microsatterlite, mtRFLP và RAPD để<br />
phân tích tính đa hình tôm sú. Tạp chí Công nghệ<br />
Sinh học 1: 287-298<br />
[3]. Nguyễn Xuân Thu (2005) Nghiên cứu Hải<br />
Sâm kết hợp ao nuôi tôm sú nhằm cải thiện môi<br />
trường, Nxb Nông nghiệp.<br />
[4]. Ausubel F, Brebt R, Kingston R, Mocra D,<br />
Seidman JG, Simth JA, Stiurl (1996) Short<br />
protocol in molecular biology, The Journal of<br />
Steroid Biochemistry and Molecular Biology<br />
59(3-4), 356<br />
[5]. Bazzicalupo M, Renato F. (1996) The Use of<br />
RAPD for generating specific DNA probes for<br />
microorganisms.<br />
In:<br />
Species<br />
Diagnostics<br />
Protocols. Ed. Clapp, J.P. Humana Press Inc. New<br />
Jersey, 155-175.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[6]. Tanticharoen M, Flegel TW, Meerod W,<br />
Grudloyma U, Pisamai N (2008) Aquacultural<br />
biotechnology in Thailand: the case of the shrimp<br />
industry. Int. J. Biotechnology 10(6), 588-603.<br />
<br />
[1]. Nguyễn Thị Thảo, Quyền Đình Thi, Đào Thị<br />
Tuyết, Lê Thị Thu Giang, Phạm Anh Tuấn (2004)<br />
Đánh giá tính đa hình của 3 quần đoàn tôm sú<br />
<br />
[7]. Welsh J, McClelland M (1990) Fingerprinting<br />
genomes using PCR with arbitrary primers. Nucl<br />
Acids Res 18(24), 7213 – 7218.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY ON GENETIC DIVERSITY OF SHRIMP (PENAEUS MONODON)<br />
BY RAPD TECHNIQUE<br />
Nguyen Thi Thu Phuong, Nguyen Phu Hung, Hoang Thi Thu Yen<br />
<br />
College of Sciences, Thai Nguyen University<br />
RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) is one technique used in the analysis of diversity,<br />
conservation and species identification. In this research, we use the RAPD technique to determine the genetic<br />
relationship of the shrimp samples collected in some provinces: Nam Dinh, Quang Ninh, Hai Phong, Thanh<br />
Hoa. Shrimp samples collected and preserved in 98% ethanol and stored at – 200C. Use of RAPD technique<br />
to analysis of genetic relationships with 6 random primers: RA36, RA40, RA143, RA142, RA45. Results<br />
obtained 45 polymorphic fragments in 54 random segments obtained size estimates from 0,35 - 3.0kb. The<br />
result is processed by software NTSYS persion2.0. The results of analysis of genetic relationships of eight<br />
shrimp sample was divided into two main groups. One major group consists of ND sample coefficient of<br />
genetic differences with other groups is 0.17. Left main group consists of 7 samples of shrimp remaining.<br />
<br />
Keywords: Penaeus monodon, polymorphism, genetic similarity coefficients, RAPD<br />
<br />
<br />
<br />
Tel:0912896298 ; Email: yenhoangthithu@gmail.com<br />
<br />
87<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />