Đoàn Thị Hoài Nam<br />
<br />
84<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GELATIN TỪ DA CÁ HỒI BẰNG DỊCH ENZYME<br />
CỦA VI KHUẨN LACTIC<br />
RESEARCH ON USING LACTIC BACTERIA TO PRODUCE GELATIN<br />
FROM SALMON SKIN<br />
Đoàn Thị Hoài Nam<br />
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; hoainamgvbk@yahoo.com.vn<br />
Tóm tắt - Gelatin là một loại protein có giá trị cao được thu nhận<br />
từ phụ phẩm thủy sản như da, xương cá... Trong công nghiệp,<br />
dung dịch acid và kiềm được sử dụng phổ biến để loại protein và<br />
khoáng nhằm thu nhận gelatin thành phẩm. Để tăng chất lượng<br />
gelatin và tìm giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường, chủng<br />
vi khuẩn lactic phân lập từ nem chua có khả năng sinh acid lactic<br />
và enzyme protease được dùng để sản xuất gelatin. Khảo sát<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn khử protein và khoáng trong<br />
nguyên liệu da cá hồi gồm tỷ lệ dịch enzyme bổ sung: 10%, 20%<br />
và 30%; thời gian xử lý: 2h, 4h, 6h, và 8h; nhiệt độ: 10°C, 20°C,<br />
30°C và 40°C lên các chỉ tiêu hàm lượng protein hòa tan, hàm<br />
lượng khoáng hòa tan, hàm lượng chất béo và hiệu suất thu nhận<br />
gelatin. Kết quả cho thấy dịch chiết enzyme với tỷ lệ bổ sung 30%<br />
ở 30°C trong 6h sẽ thu được sản phẩm gelatin tốt nhất, đạt được<br />
các chỉ tiêu về chất lượng tương tự như gelatin được sản xuất<br />
bằng phương pháp hóa học.<br />
<br />
Abstract - Gelatin, a kind of high-value proteins used in food,<br />
pharmaceutical products and cosmetics can be obtained from by-products<br />
of seafood processing industries such as skin, bone ... In industry, acid<br />
and base solutions are used worldwide to eliminate protein and minerals<br />
in maritime by-products to produce gelatin. In order to increase the quality<br />
of gelatin product as well as set up the gelatin bio-process manufacture<br />
which is friendly to the environment, lactic bacteria, isolated from<br />
fermented pork roll, with high bio-activity in producing acid lactic and<br />
protease is used in this research. The paper also researches the impact<br />
of some factors on non-collagenous protein removal process and<br />
demineralized process in Salmon skin including the proportion of<br />
translated enzyme supplements at 10%, 20% and 30%; processing time<br />
of 2 hours, 4 hours, 6 hours and 8 hours and processing temperature at<br />
10°C, 20°C, 30°C and 40°C on some norms such as dissolved proteins<br />
content, dissolved minerals content, fatty content and gelatin productivity.<br />
As a result, the optimal conditions for gelatin manufacture from Salmon<br />
skin are 30% of enzyme translated, processing time of 6 hours and<br />
processing temperature at 30°C. Gelatin product obtained from bioprocess has qualitative norms as gelatin produced from chemical process.<br />
<br />
Từ khóa - dịch enzyme bổ sung; gelatin; khử khoáng; khử protein;<br />
vi khuẩn lactic.<br />
<br />
Key words - translated enzyme supplement; gelatin;<br />
demineralized process; protein removal process; lactic bacteria.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Gelatin là một polymer sinh học thu được từ sự biến<br />
tính collagen, một loại protein chính có nhiều trong các mô<br />
liên kết ở da cá và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác<br />
nhau như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm v.v… Ngành<br />
công nghiệp chế biến thủy hải sản đang phát triển mạnh mẽ<br />
ở nước ta theo sau đó là một lượng lớn phụ phẩm thủy hải<br />
sản như da cá, đầu cá, xương cá… chúng có thể được thu<br />
nhận để sản xuất gelatin.<br />
Trong công nghiệp hiện nay, gelatin được sản xuất chủ<br />
yếu bằng phương pháp hóa học, sử dụng các dung dịch acid<br />
và kiềm khác nhau đòi hỏi các thiết bị sản xuất đắt tiền và<br />
quá trình sản xuất sử dụng nhiều hóa chất gây ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến môi trường.<br />
Vi khuẩn lactic phân lập từ nguồn nem chua được<br />
chứng minh có hoạt tính sinh acid lactic cao cũng như khả<br />
năng sinh enzyme protease ngoại bào. Trong dịch enzyme<br />
thu nhận được sau khi nuôi cấy, enzyme protease có thể<br />
được sử dụng để loại bỏ protein và acid lactic dùng để khử<br />
khoáng để sản xuất gelatin bằng con đường sinh học.<br />
Bên cạnh đó, khi sử dụng dịch enzyme để sản xuất gelatin<br />
thì giai đoạn khử protein và khử khoáng sẽ được diễn ra đồng<br />
thời, giúp tiết kiệm thời gian và thiết bị sử dụng, dịch thủy<br />
phân thu được có thể thu nhận để làm thức ăn chăn nuôi.<br />
Do đó, việc nghiên cứu sản xuất gelatin từ phụ phẩm<br />
thủy sản bằng con đường sinh học sẽ giải quyết được nhiều<br />
vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần tạo ra sản phẩm<br />
gelatin có giá trị kinh tế cao [8].<br />
<br />
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Nguyên liệu và hóa chất<br />
Da cá hồi của Công ty Thủy sản Sea Prodex Đà Nẵng<br />
được thu mua và bảo quản trong đá vận chuyển về Phòng<br />
thí nghiệm Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Bách<br />
Khoa, Đại học Đà Nẵng. Nguyên liệu được rửa sạch, cắt<br />
thành miếng có kích thước 2x2 cm, bảo quản ở -22°C đến<br />
khi sử dụng. Thời gian trữ không quá 3 tháng.<br />
Nem chua mua tại chợ Hòa Khánh, Đà Nẵng. Nem<br />
được sử dụng phân lập vi sinh vật trong ngày.<br />
Hóa chất sử dụng bao gồm: Môi trường MRS của Merk<br />
(Đức), NaOH, ete dầu hỏa 30-60 (Trung Quốc), thuốc<br />
nhuộm Amino-black (Mỹ), ….<br />
2.2. Thiết bị<br />
Các thiết bị chính gồm tủ ấm hãng Memmerk (Đức), tủ<br />
cấy vô trùng Esco Smart Control (Úc), kính hiển vi quang<br />
học CX31RTSS (Philippine), máy đo pH MP220<br />
(Thụy Sĩ), nồi hấp CL-40L (Nhật)….<br />
2.3. Phương pháp<br />
2.3.1. Xác định thành phần hóa học trong da cá hồi<br />
Da cá hồi được rã đông tự nhiên trong 2h ở nhiệt độ<br />
phòng (37°C), tiến hành xác định độ ẩm bằng phương pháp<br />
sấy đến khi độ ẩm không đổi [9], hàm lượng lipit bằng<br />
phương pháp Soxhlet [10], hàm lượng tro hòa tan bằng<br />
phương pháp đốt [11], hàm lượng protein tổng số bằng<br />
phương pháp Kjeldahl [1].<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 1<br />
<br />
2.3.2. Sản xuất gelatin bằng phương pháp hóa học<br />
Sử dụng phương pháp trích ly kết hợp giữa kiềm và acid<br />
[4]. 30g da cá sau khi rã đông được ngâm với dung dịch<br />
NaOH 0,04 N ở 8°C, lặp lại 2 lần, mỗi lần 30 phút. Rửa<br />
sạch NaOH bằng nước lạnh. Tiếp tục ngâm da cá bằng<br />
dung dịch H2SO4 0,12 M trong 30 phút và ngâm tiếp trong<br />
dung dịch acid citric 0,005 M trong 30 phút. Rửa sạch với<br />
nước lạnh nhiều lần. Trích ly da cá 2 lần, mỗi lần 2 giờ.<br />
Đầu tiên trích ly bằng nước ấm 56°C tỷ lệ 1:1 (v/w), trích<br />
ly lần 2 bằng nước nóng 65°C tỷ lệ 1:1 (v/w). Dịch trích ly<br />
đem đi lọc và làm khô ở 60°C trong 38h thu được gelatin<br />
thành phẩm.<br />
2.3.3. Phân lập vi khuẩn sinh acid lactic từ nem chua<br />
Đồng hóa mẫu nem trong nước cất khử trùng và pha<br />
loãng ở các nồng độ từ 10-1 đến 10-9. Cấy trải 30 µl các<br />
nồng độ pha loãng trên môi trường thạch MRS và ủ ở 30°C<br />
trong 48h. Quan sát hình thái khuẩn lạc và kiểm tra đặc tính<br />
phân giải CaCO3 trên môi trường MRS-CaCO3.<br />
2.3.4. Xác định khả năng sinh acid lactic<br />
Khả năng sinh acid lactic được xác định thông qua sự giảm<br />
pH trong môi trường theo thời gian và nhiệt độ nuôi cấy.<br />
2.3.5. Xác định hoạt tính sinh enzyme protease<br />
Sử dụng phương pháp đục lỗ thạch trên môi trường<br />
Casein-aga. Ly tâm dịch nuôi 5.000 vòng/phút, lấy 20 µl<br />
dịch nhỏ vào lỗ thạch, ủ trong tủ ấm 8h. Hoạt tính sinh<br />
enzyme protease được xác định bằng vòng phân giải quanh<br />
lỗ thạch, tức bằng D-d, mm. Với D là đường kính vòng<br />
phân giải (mm), và d là đường kính lỗ thạch (mm).<br />
2.3.6. Xác định lượng protein hòa tan<br />
Dịch chiết enzyme trước và sau khi sử dụng để loại<br />
khoáng và loại protein được đem đi xác định hàm lượng<br />
protein hòa tan bằng phương pháp Bradford [6]. Lượng<br />
protein hòa tan thu được ở mỗi quá trình được xác định<br />
bằng lượng protein hòa tan có trong dịch sau xử lý trừ cho<br />
lượng protein hòa tan có trong dịch ban đầu.<br />
2.3.7. Xác định hiệu suất thu hồi gelatin<br />
Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu của Ratnasari và<br />
cộng sự, 2013 [7]. Trong đó X (g) là lượng da cá để ráo<br />
đem đi chiết, Y(g) là lượng gelatin thu được sau khi sấy từ<br />
X gam nguyên liệu.<br />
Hiệu suất thu hồi: H =<br />
<br />