Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 13 (1) (2017) 111-120<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐÀI HOA BỤT GIẤM<br />
TRONG SẢN XUẤT MỨT ĐÔNG TỪ DÂU TÂY<br />
Đặng Thị Yến*, Nguyễn Văn Tuấn<br />
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM<br />
*Email: yendt@cntp.edu.vn<br />
Ngày nhận bài: 03/05/2017; Ngày chấp nhận đăng: 12/12/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu sử dụng đài hoa bụt giấm trong sản xuất mứt đông từ dâu tây với các thí<br />
nghiệm: khảo sát độ chín phù hợp của dâu tây, tỷ lệ nguyên liệu sử dụng, thời gian cô đặc và<br />
đánh giá chất lượng sản phẩm. Kết quả đạt được là dâu tây đã chín đều cho chất lượng tốt<br />
nhất. Tỷ lệ nguyên liệu phù hợp là tỷ lệ dâu tây và bụt giấm chiếm 40% (dâu tây:bụt giấm<br />
phối chế theo tỷ lệ 90:10), tỷ lệ đường chiếm 60%, tỷ lệ acid citric chiếm 0,2%, tỷ lệ pectin<br />
chiếm 0,5%. Quá trình cô đặc ở nhiệt độ thấp 80 - 90 ºC trong điều kiện hở là 25 phút. Sản<br />
phẩm được yêu thích và đánh giá cao về khả năng cạnh tranh.<br />
Từ khóa: Acid citric, bụt giấm, dâu tây, mứt đông, pectin.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Quả dâu tây có kích thước nhỏ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy<br />
hóa có ích cho sức khỏe. Trong phần thịt của quả dâu tây có chứa các loại vitamin A, B1, B2<br />
và đặc biệt là lượng vitamin C cao hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây<br />
giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress… Tuy<br />
nhiên hầu hết các sản phẩm từ dâu tây có qua giai đoạn xử lý nhiệt đều bị biến đổi màu sắc<br />
và cần phải sử dụng phụ gia tạo màu [1].<br />
Đài hoa bụt giấm chứa hàm lượng anthocyanin khoảng 1,5%, acid hữu cơ khoảng 15 - 30%,<br />
các vitamin A, B1, B2, C, E, F và nhiều khoáng chất như sắt, đồng, canxi, magie, kẽm,<br />
photpho [2]. Ngoài ra đài hoa bụt giấm còn được biết đến với vai trò là loại dược liệu có khả<br />
năng phòng trị nhiều bệnh như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim, hạn chế<br />
cholesterol trong máu, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế béo phì, chống lão hóa [3].<br />
Những năm gần đây, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện khá nhiều sản phẩm ứng dụng<br />
những lợi ích của bụt giấm để cải thiện sức khỏe con người. Do đó, việc nghiên cứu để sản<br />
xuất các sản phẩm thực phẩm bổ sung đài hoa bụt giấm là rất phù hợp với xu thế phát triển<br />
hiện nay. Tuy nhiên, những sản phẩm này còn quá ít so với yêu cầu của thị trường và chưa<br />
thể hiện được khả năng ứng dụng bụt giấm khi kết hợp với các nguyên liệu khác. Với mục<br />
tiêu đa dạng hóa thị trường và ứng dụng các lợi ích từ nguồn dược liệu này, đề tài nghiên<br />
cứu sản xuất mứt đông từ dâu tây và bụt giấm đã được thực hiện.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu<br />
Dâu tây có nguồn gốc ở Đà Lạt, chọn những trái tươi, không dập nát. Bụt giấm sử dụng<br />
là phần đài hoa khô, độ ẩm dưới 12%. Đường saccharose có độ tinh khiết 99,80%. Pectin<br />
<br />
111<br />
<br />
Đặng Thị Yến, Nguyễn Văn Tuấn<br />
<br />
dạng bột, được trích ly từ quả có múi có xuất xứ từ Đức. Acid citric và kali sorbate có xuất<br />
xứ Trung Quốc.<br />
2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu<br />
Tiến hành thí nghiệm khảo sát độ chín của dâu tây, khảo sát tỷ lệ nguyên liệu sử dụng<br />
gồm tỷ lệ phối chế dâu tây:bụt giấm, tỷ lệ đường và acid citric, tỷ lệ pectin, khảo sát thời<br />
gian cô đặc. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.<br />
Sản phẩm được đánh giá cảm quan và một số chỉ tiêu hóa lý như độ Brix (ºBx), pH và<br />
đo quang phổ màu ở bước sóng 520 nm.<br />
2.2.1 Bố trí thí nghiệm khảo sát độ chín của dâu tây<br />
Thí nghiệm này được thực hiện với yếu tố thay đổi là độ chín của dâu tây. Cố định tỷ lệ<br />
các thành phần nguyên liệu và quy trình sản xuất. Khảo sát 3 độ chín của dâu tây: chín chưa<br />
đều, đã chín đều và đã chín hoàn toàn. Độ chín của dâu tây được xác định theo cảm quan, độ<br />
Brix, pH và đo quang phổ màu ở bước sóng 520 nm.<br />
2.2.2. Bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối chế dâu tây:bụt giấm<br />
Thí nghiệm này được thực hiện với một yếu tố thay đổi là tỷ lệ dâu tây: bụt giấm với 4<br />
tỷ lệ phối chế dâu tây:bụt giấm là 90:10, 80:20, 70:30, 60:40. Độ chín dâu tây sử dụng kết<br />
quả tối ưu từ thí nghiệm mục 2.2.1. Cố định quy trình sản xuất dự kiến, tỷ lệ dâu tây và bụt<br />
giấm là 40% (tính theo tổng khối lượng dâu tây, bụt giấm và đường), các thành phần khác.<br />
2.2.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ phối chế đường, acid citric<br />
Thí nghiệm này được thực hiện với hai yếu tố thay đổi là tỷ lệ đường và acid citric.<br />
Khảo sát sự thay đổi tỷ lệ đường (40%, 50%, 60%, 70%) và tỷ lệ acid citric (0,1%, 0,2%,<br />
0,3%, 0,4%).<br />
Độ chín của dâu tây sử dụng là kết quả tối ưu từ thí nghiệm mục 2.2.1. Tỷ lệ dâu<br />
tây:bụt giấm chọn từ kết quả của thí nghiệm mục 2.2.2. Cố định tỷ lệ các thành phần khác và<br />
quy trình sản xuất.<br />
2.2.4. Bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ pectin sử dụng<br />
Thí nghiệm này được thực hiện với một yếu tố thay đổi là tỷ lệ pectin. Khảo sát sự thay<br />
đổi tỷ lệ pectin ở các tỷ lệ 0,3%, 0,4%, 0,5%, 0,6%. Độ chín của dâu tây sử dụng kết quả tối ưu<br />
từ thí nghiệm mục 2.2.1. Tỷ lệ dâu tây:bụt giấm là từ kết quả của thí nghiệm mục 2.2.2. Tỷ lệ<br />
đường, acid citric là kết quả tối ưu của thí nghiệm mục 2.2.3. Cố định quy trình sản xuất.<br />
2.2.5. Bố trí thí nghiệm khảo sát thời gian cô đặc<br />
Thí nghiệm này được thực hiện với một yếu tố thay đổi là thời gian cô đặc. Khảo sát<br />
thời gian trong 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút. Độ chín của dâu tây sử dụng kết quả tối<br />
ưu từ thí nghiệm mục 2.2.1. Tỷ lệ dâu tây:bụt giấm chọn từ kết quả của thí nghiệm mục 2.2.2.<br />
Tỷ lệ đường, acid citric chọn kết quả tối ưu của thí nghiệm mục 2.2.3. Tỷ lệ pectin là kết quả<br />
tối ưu của thí nghiệm mục 2.2.4. Cố định quy trình sản xuất và nhiệt độ cô đặc trong điều<br />
kiện hở ở 80 - 90 ºC.<br />
2.3. Phương pháp phân tích chất lượng<br />
Xác định độ Brix bằng khúc xạ kế cầm tay Alla France và Atago.<br />
Xác định pH bằng máy đo pH điện cực thủy tinh InoLab pH7110.<br />
Đánh giá cảm quan bằng phép thử thị hiếu và phép thử cho điểm theo TCVN 3215-1979.<br />
Kiểm tra vi sinh tại Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng.<br />
112<br />
<br />
Nghiên cứu sử dụng đài hoa bụt giấm trong sản xuất mứt đông từ dâu tây<br />
<br />
2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Kiểm định sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê thí nghiệm (p < 0,05) phân tích bởi<br />
test ANOVA và test Post Hoc bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
Vẽ đồ thị bằng công cụ Microsoft Excel 2010.<br />
Lập bề mặt đáp ứng của thí nghiệm bằng phần mềm JMP 10.0<br />
3. KẾT QUẢ<br />
3.1. Kết quả khảo sát độ chín phù hợp của dâu tây<br />
<br />
a. Chưa chín đều<br />
<br />
b. Đã chín đều<br />
<br />
c. Chín hoàn toàn<br />
(chín rộ)<br />
<br />
Hình 1. Dâu tây và sản phẩm mứt đông ở 3 độ chín khác nhau<br />
Bảng 1. Kết quả đánh giá dâu tây và sản phẩm mứt đông ở các độ chín<br />
Dâu tây nguyên liệu<br />
o<br />
<br />
Bx<br />
<br />
pH<br />
<br />
Abs<br />
<br />
Màu sắc không đồng nhất. Cấu trúc quả cứng, mùi<br />
thơm chưa rõ, vị rất chua.<br />
<br />
5,8<br />
<br />
3,2<br />
<br />
0,123<br />
<br />
Đã chín đều<br />
<br />
Màu đỏ ửng đồng nhất. Quả còn hơi cứng, mùi<br />
thơm nhiều, vị hơi chua.<br />
<br />
7,0<br />
<br />
3,3<br />
<br />
0,212<br />
<br />
Chín hoàn<br />
toàn<br />
<br />
Màu đỏ sậm đều, quả mềm và có mùi thơm mạnh,<br />
vị ít chua, hơi ngọt.<br />
<br />
9,5<br />
<br />
3,8<br />
<br />
0,255<br />
<br />
o<br />
<br />
Bx<br />
<br />
pH<br />
<br />
Abs<br />
<br />
Độ chín<br />
<br />
Cảm quan<br />
<br />
Chưa chín đều<br />
<br />
Sản phẩm mứt đông<br />
Độ chín<br />
<br />
Cảm quan<br />
<br />
Chưa chín đều<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi nhạt, cấu trúc khá ổn định và<br />
đồng nhất. Mùi thơm dâu tây hơi gắt, vị chua.<br />
<br />
64<br />
<br />
2,8<br />
<br />
0,273<br />
<br />
Đã chín đều<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ, cấu trúc ổn định và đồng nhất.<br />
Mùi thơm của dâu tây, vị chua ngọt hài hòa.<br />
<br />
75<br />
<br />
3,2<br />
<br />
0,292<br />
<br />
Chín hoàn<br />
toàn<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi đen sậm, cấu trúc ổn định và<br />
đồng nhất. Mùi thơm dịu dâu tây, vị chua ngọt.<br />
<br />
78<br />
<br />
3,5<br />
<br />
0,302<br />
<br />
Theo kết quả phân tích phương sai ở mức ý nghĩa α = 0,05 thì việc thay đổi dâu tây ở<br />
các độ chín khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt lên chất lượng cảm quan sản phẩm (p = 0,000).<br />
Từ Hình 1 và Bảng 1 cũng cho thấy có sự khác biệt về chất lượng nguyên liệu cũng như sản<br />
phẩm cuối của dâu tây ở các độ chín khác nhau. Theo Hình 2 thì sản phẩm mứt đông từ dâu<br />
tây đã chín đều có điểm cảm quan cao nhất.<br />
<br />
113<br />
<br />
Điểm trung bình cảm<br />
quan<br />
<br />
Đặng Thị Yến, Nguyễn Văn Tuấn<br />
<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
<br />
7,5b<br />
6,17a<br />
<br />
5,77a<br />
<br />
Chưa chín đều Đã chín đều<br />
Đã chín rộ<br />
Độ chín của dâu tây<br />
<br />
Hình 2. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm từ dâu tây<br />
có độ chín khác nhau<br />
<br />
Dâu tây đã chín đều cho chất lượng cảm quan sản phẩm tốt, do đó nên lựa chọn dâu tây<br />
đã chín đều để sản xuất mứt đông từ dâu tây và bụt giấm.<br />
3.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ phối chế dâu tây:bụt giấm<br />
<br />
a. Tỷ lệ 100:0<br />
<br />
b. Tỷ lệ 90:10<br />
<br />
c. Tỷ lệ 80:20<br />
<br />
d. Tỷ lệ 70:30<br />
<br />
e. Tỷ lệ 60:40<br />
<br />
Hình 3. Sản phẩm mứt đông ở các tỷ lệ dâu tây:bụt giấm khác nhau<br />
Bảng 2. Kết quả đánh giá sản phẩm từ các tỷ lệ dâu tây:bụt giấm khác nhau<br />
Tỷ lệ phối chế dâu<br />
tây:bụt giấm<br />
<br />
Cảm quan<br />
<br />
90:10<br />
<br />
o<br />
<br />
Bx<br />
<br />
pH<br />
<br />
Abs<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ, cấu trúc sản phẩm ổn định. Vị<br />
chua ngọt hài hòa, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
75<br />
<br />
3,2<br />
<br />
0,291<br />
<br />
80:20<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi đậm, cấu trúc sản phẩm ổn<br />
định. Vị chua ngọt, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
73<br />
<br />
3,3<br />
<br />
0,297<br />
<br />
70:30<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ đậm, cấu trúc sản phẩm ổn<br />
định. Vị hơi chua, có mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
70<br />
<br />
3,6<br />
<br />
0,302<br />
<br />
60:40<br />
<br />
Màu đỏ rất đậm, tối màu, cấu trúc sản phẩm ổn<br />
định. Vị hơi chua, có mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
69<br />
<br />
3,7<br />
<br />
0,305<br />
<br />
Theo kết quả phân tích phương sai ở mức ý nghĩa α = 0,05, việc thay đổi tỷ lệ dâu tây:bụt<br />
giấm ở các tỷ lệ khác nhau có ảnh hưởng lên chất lượng cảm quan sản phẩm (p = 0,000). Mô tả<br />
ở Hình 3 và Bảng 2 cho thấy có sự khác biệt về chất lượng sản phẩm cuối của tỷ lệ dâu tây:bụt<br />
giấm ở các tỷ lệ khác nhau. Khi chỉ sử dụng dâu tây và không sử dụng bụt giấm thì cảm quan<br />
sản phẩm không được đánh giá cao do anthocyanin trong dâu tây kém bền nhiệt, dẫn đến màu<br />
sắc không hấp dẫn, cấu trúc hơi cứng do bản chất dâu tây đã chứa một tỷ lệ pectin nhất định.<br />
Quá trình điều chỉnh tỷ lệ dâu tây:bụt giấm với các tỷ lệ khác nhau làm cho chất lượng sản<br />
phẩm có sự thay đổi. Theo Hình 4, mứt đông ở tỷ lệ 90:10 có điểm cảm quan cao nhất.<br />
<br />
114<br />
<br />
Điểm trung bình cảm quan<br />
<br />
Nghiên cứu sử dụng đài hoa bụt giấm trong sản xuất mứt đông từ dâu tây<br />
<br />
10.0<br />
7,80b<br />
<br />
8.0<br />
6.0<br />
<br />
7,10c<br />
<br />
5,52a<br />
<br />
6,00d<br />
<br />
100:0<br />
<br />
90:10<br />
80:20<br />
70:30<br />
Tỷ lệ dâu tây:bụt giấm<br />
<br />
4,80e<br />
<br />
4.0<br />
2.0<br />
0.0<br />
60:40<br />
<br />
Hình 4. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm<br />
ở các tỷ lệ dâu tây:bụt giấm khác nhau<br />
<br />
Vậy, tỷ lệ phối chế dâu tây:bụt giấm phù hợp là 90:10. Trong sản phẩm mứt đông dâu<br />
tây và bụt giấm, vai trò chính của bụt giấm chủ yếu là tạo màu, ngoài ra còn ảnh hưởng một<br />
phần đến cấu trúc và tạo mùi vị. Do đó, tỷ lệ bụt giấm không nên chiếm quá cao so với dâu<br />
tây là phù hợp để đảm bảo sự hài hòa cho sản phẩm.<br />
3.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ đường, acid citric<br />
<br />
a. Đường 40%<br />
<br />
c. Đường 60%<br />
<br />
b. Đường 50%<br />
<br />
d. Đường 70%<br />
<br />
Hình 5. Một số sản phẩm mứt đông ở các tỷ lệ đường khác nhau và acid citric 0,2%<br />
Bảng 3. Kết quả đánh giá sản phẩm ở các tỷ lệ đường, acid citric khác nhau<br />
Tỷ lệ đường<br />
<br />
Tỷ lệ acid<br />
<br />
Cảm quan<br />
<br />
0,1%<br />
<br />
o<br />
<br />
Bx<br />
<br />
pH<br />
<br />
Abs<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ đậm, cấu trúc lỏng. Vị khá<br />
chua, độ ngọt ít, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
60<br />
<br />
2,8<br />
<br />
0,310<br />
<br />
0,2%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ đậm, cấu trúc lỏng. Vị rất<br />
chua, độ ngọt ít, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
60<br />
<br />
2,7<br />
<br />
0,309<br />
<br />
0,3%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ đậm, cấu trúc lỏng. Vị rất<br />
chua, độ ngọt ít, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
62<br />
<br />
2,6<br />
<br />
0,308<br />
<br />
0,4%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ đậm, cấu trúc lỏng. Vị rất<br />
chua, độ ngọt ít, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
62<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0,308<br />
<br />
0,1%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi đậm, cấu trúc hơi lỏng.<br />
Vị chua ngọt, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
70<br />
<br />
2,9<br />
<br />
0,303<br />
<br />
0,2%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi đậm, cấu trúc hơi lỏng.<br />
Vị chua ngọt, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
70<br />
<br />
2,9<br />
<br />
0,302<br />
<br />
0,3%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi đậm, cấu trúc hơi lỏng.<br />
Vị chua ngọt, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
70<br />
<br />
3,0<br />
<br />
0,302<br />
<br />
0,4%<br />
<br />
Màu đỏ huyết dụ hơi đậm, cấu trúc hơi lỏng.<br />
Vị chua, độ ngọt ít, mùi thơm của dâu tây.<br />
<br />
70<br />
<br />
3,0<br />
<br />
0,301<br />
<br />
40%<br />
<br />
50%<br />
<br />
115<br />
<br />