Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG RONG CÂU CHỈ (Gracilatia tenuistipitata) XỬ LÝ<br />
ĐẦU CUỐI NƢỚC THẢI NHIỄM MẶN VÀ THU HỒI SINH KHỐI RONG<br />
Lê Hùng Anh*, Nguyễn Thị Ngọc Bích**<br />
TÓM TẮT<br />
Rong Câu Chỉ (Gracilatia tenuistipitata) là loài rong biển phổ biến ở các vùng ven biển<br />
Việt Nam, có giá trị sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Rong Câu Chỉ hấp thụ nhanh các<br />
nguồn dinh dưỡng trong nước nhiễm mặn. Nghiên cứu đã sử dụng rong Câu Chỉ xử lý đầu cuối<br />
thành phần N và P của nước thải chế biến thủy sản đồng thời thu được sinh khối rong để cung<br />
cấp cho một số ngành chế biến khác. Rong Câu Chỉ có thể xử lý nước nhiễm mặn tối ưu ở nồng<br />
độ 10‰ và đạt mức độ tăng trưởng sinh khối 10,22%/ngày.<br />
Từ khóa: Gracilatia tenuistipitata, xử lý nước thải nhiễm mặn, sinh khối rong Câu.<br />
USING GRACILATIA TENUISTIPITATA FOR TREATMENT OF SALINED<br />
WASTE WATER AND PRODUCTION OF ALGAE BIOMASS<br />
ABSTRACT<br />
Gracilatia tenuistipitata is a common species of seaweed in coastal areas of Vietnam, with<br />
values used in many economic sectors. They rapid absorption of nutrients in salined water and<br />
contribute to improve, enhance environmental quality of polluted water caused by N and P.<br />
Gracilatia tenuistipitata was used for treatment of seafood processing wastewater and<br />
production of biomass for other processing industries. Gracilatia tenuistipitata can handle<br />
salinity water optimum at a concentration of 10 ‰ and growth reached 10.22% biomass / day.<br />
Keywords: Gracilatia tenuistipitata, salined waste water treatment, biomass of seaweed.<br />
1. GIỚI THIỆU và hệ thống xử lý bằng tảo tốn nhiều chi phí<br />
khi lọc lấy tảo ra khỏi môi trường. Tuy nhiên,<br />
Trên thế giới đã có một số công trình<br />
khi thay các đối tượng tảo phù du hay vi sinh<br />
nghiên cứu về việc sử dụng rong Câu trong xử<br />
vật bằng rong biển cho thấy tính kinh tế tốt<br />
lý môi trường nước. So sánh kết quả nghiên<br />
hơn, không những cho môi trường mà còn tăng<br />
cứu của năm 1996 [1] và năm 2004 [2], Neori<br />
thêm lợi nhuận từ việc thu sinh khối rong biển<br />
và cộng sự đã đưa ra bằng chứng từ công trình<br />
(Lobban and Harrison, 1994; Carmona et al.,<br />
của mình rằng phương pháp sinh học xử lý<br />
2001; Noeri,1996; Chopin and Wagey, 1999).<br />
nước thải trong nuôi trồng thủy sản bằng tảo<br />
Ở Việt Nam, rong Câu bắt đầu được<br />
phù du, vi sinh không cho hiệu quả kinh tế<br />
nghiên cứu ứng dụng trong xử lý nước thải với<br />
cao, do hệ thống xử lý bằng vi sinh chỉ có<br />
các đề tài của tác giả Ngô Quốc Bưu và cộng<br />
nhiệm vụ chuyển hoá đạm amôn thành dạng<br />
sự (2000), Võ Duy Sơn và cộng sự (2004),<br />
nitrogen ít độc hơn hoặc nitrat, bằng quá trình<br />
Nguyễn Hữu Khánh và các cộng sự (2005), Lê<br />
nitrat hoá mà không lấy dinh dưỡng ra khỏi<br />
Như Hậu (2006). Kết quả cho thấy rong Câu<br />
môi trường nước và chỉ dưới điều kiện kỵ khí<br />
có khả năng hấp thụ mạnh các muối dinh<br />
các vi khuẩn mới chuyển nitrat thành khí N2<br />
dưỡng (N, P) trong nước thải ưu dưỡng, làm<br />
giải phóng khỏi hệ thống (Neori et al., 1996)<br />
*<br />
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM<br />
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM<br />
<br />
<br />
32<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
sạch nước và gia tăng chất lượng môi trường - Phân tích chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hóa<br />
nước. Tuy nhiên, các tác giả chưa quan tâm (BOD): Xác định theo phương pháp SMEWW<br />
đến vấn đề hàm lượng dinh dưỡng (N, P) còn 5210 B: 2005 cho mô hình pilot. Đối với mô<br />
lại sau khi xử lý cũng như độ mặn của nước hình thùng xốp, tiến hành theo phương pháp<br />
thải chế biến thuỷ sản đầu vào cho thí nghiệm. nhân với hệ số 0,68 với lượng COD xác định<br />
được ở mỗi thùng thí nghiệm.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU - Phân tích amoni (N-NH4+): Áp dụng<br />
phương pháp Nessler hóa trực tiếp. Amoni tác<br />
Vật liệu<br />
dụng với thuốc thử Nessler trong môi trường<br />
- Rong Câu Chỉ (RCCh) (Gracilatia kiềm, sản phẩm có màu vàng được so màu ở<br />
tenuistipitata) được thu từ các ao nuôi ở bước sóng λ = 430 nm bằng máy đo quang<br />
Khánh Hòa - Nha Trang và được nuôi ổn định phổ kế (Thermo Scientific, Senesys 20). Mẫu<br />
ở ba độ mặn 15‰, 10‰, 5‰ với nhiệt độ tự nước được thêm NaOH và ZnSO4 để kết tủa<br />
nhiên theo ngày (khoảng 25oC - 28oC) trong cặn và được lọc qua giấy lọc thủy tinh trước<br />
hai ngày rồi bố trí thí nghiệm (theo Lê Như khi thêm Nessler.<br />
Hậu, 2006).<br />
- Phân tích nitrat (N-NO3+): Phản ứng<br />
- Thùng xốp có kích thước lọt lòng: (Dài giữa nitrat và brucine cho sản phẩm màu vàng<br />
x rộng x cao) 34,5 x 25,0 x 29,0 (cm). được áp dụng để xác định hàm lượng nitrat<br />
- Bơm sục khí Trung Quốc hiệu ACO- bằng phương pháp so màu ở nước sóng λ =<br />
006, công suất 80W với lưu lượng đầu ra 410 nm bằng máy đo quang phổ kế (Thermo<br />
88L/phút. Scientific, Senesys 20).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu - Phân tích phosphat (PO43-) trong nước:<br />
Phosphat phản ứng với ammonium molybdate<br />
- Phương pháp thu mẫu nước thải: Với<br />
để giải phóng axit molybdophosphoric, sau đó<br />
mô hình thùng xốp, dùng lọ nhựa dung tích<br />
axit này bị khử bởi SnCl2 cho molybdenum<br />
200 ml, ban đầu úp ngược và nhấn xuống gần<br />
màu xanh dương. Để tĩnh sau 10 phút (không<br />
đáy rồi từ từ xoay lọ lại để lấy mẫu phân tích.<br />
quá 12 phút) đo độ hấp thu bằng máy quang<br />
Với mô hình pilot, dùng chai nhựa dung tích<br />
phổ kế (Thermo Scientific, Senesys 20) ở<br />
500 ml lấy mẫu ở đầu ra của pilot.<br />
bước sóng λ = 690 nm.<br />
- Đo độ mặn: Sử dụng khúc xạ kế (SA-<br />
- Xác định chất rắn lơ lửng (SS): Phương<br />
100, Singapore). Đo 2 lần/ngày vào đầu buổi<br />
pháp so màu quang phổ trên máy quang phổ<br />
sáng ( lúc 7g) và cuối buổi chiều (lúc 4g30).<br />
kế (Thermo Scientific, Senesys 20). Đo mẫu ở<br />
- Đo nhiệt độ và oxy hòa tan (DO): Sử<br />
chương trình 630 với bước sóng 810 nm sau<br />
dụng máy đo DO cầm tay (HACH - SensION<br />
khi đã chuẩn zero bằng nước cất.<br />
6). Đo 2 lần/ngày và thực hiện song song với<br />
đo độ mặn. - Hàm lượng Nitơ tổng trong nước: xác<br />
- Đo pH: Sử dụng máy đo pH để bàn định theo phương pháp TCVN 5987-95 (phân<br />
(Sartorius PY-P12, Đức). Đo 1 lần/ngày vào tích tại Trung tâm Sắc Ký Hải Đăng, do Hồ<br />
10g sáng. Lương Thưởng thực hiện).<br />
- Phân tích chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học - Xác định hàm lượng các chất trong<br />
(COD): Xác định theo phương pháp TCVN rong câu được phân tích tại Trung tâm Sắc Ký<br />
6491:1999. Hải Đăng, do Hồ Lương Thưởng thực hiện.<br />
Cụ thể gồm các hàm lượng sau: hàm lượng<br />
<br />
<br />
33<br />
Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
Nitơ tổng theo TCVN 8557 - 2010, hàm lượng chiều cao từ mái hiên xuống thềm hiên là 3 m.<br />
Photpho theo TCVN 8563 - 2010, hàm lượng Chiều cao cột nước trong mỗi thùng xốp: 28<br />
Kali theo TCVN 8562 - 2010, hàm lượng cm.<br />
Protein theo FAO 14/7 - 1986, hàm lượng chất - Nước thải được lọc qua hai lớp vải<br />
hữu cơ theo Ref AOAC 967.05. thun để giảm bớt lượng cặn trước khi đưa vào<br />
Tính toán tốc độ hấp thụ chất dinh thùng xốp thí nghiệm.<br />
dưỡng của rong - Sục khí vào ban ngày cho tất cả các<br />
T (gam rong tƣơi/ngày) = thùng nghiên cứu với thời gian từ 6 đến 7 giờ<br />
(CĐC – CR)/(m.t) mỗi ngày.<br />
Trong đó: m : Lượng rong trong thùng thí - Thí nghiệm lặp lại ba lần và lấy số liệu<br />
nghiệm (gam rong tươi/l) trung bình. Thực hiệ ục<br />
trong thời gian 7 ngày.<br />
t : Thời gian thí nghiệm (ngày)<br />
- Tiến hành lấy mẫu phân tích mỗi ngày/<br />
CĐC: Hàm lượng chất dinh dưỡng ở<br />
lần vào khoảng 7g30 đến 8g sáng, đồng thời<br />
thùng đối chứng (mg/l N hoặc P)<br />
quan sát sự thay đổi của mẫu nước và sự ổn<br />
CR : Hàm lượng chất dinh dưỡng ở định của rong ở ba độ mặn nghiên cứu.<br />
thùng có rong (mg/l N hoặc P)<br />
- Mật độ rong: 100g/thùng, tương ứng 5<br />
Xác định tốc độ tăng trƣởng của rong kg rong/1 m3 nước thải.<br />
theo công thức Penniman et al (1986):<br />
- Sự thay đổi các chất ô nhiễm (COD,<br />
BOD, N tổng, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-)<br />
trong nước thải chế biến thuỷ sản ở các mức<br />
độ mặn khác nhau được đo và xác định song<br />
Trong đó: SGR : Tốc độ tăng trọng song mỗi ngày kể từ ngày bắt đầu thí nghiệm<br />
tương đối ngày (%/ngày) đến ngày cuối của thí nghiệm ở tất cả các<br />
thùng có rong và không rong.<br />
Wo : Trọng lượng ban đầu (gam).<br />
2.2 Khảo sát mức độ giảm chất ô<br />
Wt : Trọng lượng sau thời gian t nhiễm và khả năng thu hồi sinh khối rong<br />
ngày (gam). theo thời gian<br />
t : Thời gian giữa hai lần cân (ngày). a. Mô hình thùng xốp (Thí nghiệm 2)<br />
2.1 Khảo sát ảnh hƣởng của độ mặn Cách bố trí mô hình thí nghiệm: Nước<br />
đến sự ổn định rong (Thí nghiệm 1) thải chế biến thuỷ sản sau được bổ sung<br />
muối hột để đạt độ mặn 10‰. Tiến hành bố trí<br />
Cách bố trí mô hình thí nghiệm: nước<br />
ba lô thí nghiệm: lô A được sục khí ban ngày,<br />
thải chế biến thuỷ sản sau xử lý sinh học được<br />
lô B được sục khí ban đêm và lô C không<br />
bổ sung muối hột để đạt các độ mặn lần lượt<br />
được sục khí. M i lô gồm ba mẫu (1 mẫu đối<br />
là: 5‰, 10‰ và 15‰. Mỗi độ mặn bố trí ba<br />
chứng không thả rong và 2 mẫu thả rong Câu<br />
mẫu (1 mẫu đối chứng không thả rong và 2<br />
Chỉ).<br />
mẫu có thả rong Câu Chỉ).<br />
Điều kiện thí nghiệm<br />
Điều kiện thí nghiệm<br />
- Công thức độ mặn tiếp tục nghiên cứu<br />
- Vị trí đặt mô hình: dưới mái hiên<br />
được lựa chọn từ thí nghiệm 1.<br />
phòng thí nghiệm để che chắn nắng buổi trưa,<br />
<br />
34<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
- Các điều kiện thực hiện thí nghiệm 2 b. Mô hình động – Mô hình pilot (Thí<br />
tương tự như thí nghiệm 1. Riêng điều kiện nghiệm 3)<br />
sục khí có thay đổi là 10 – 12 giờ/ngày. Cách bố trí mô hình thí nghiệm:<br />
<br />
Bể lắng và ổn định nồng độ nước thải chế biến thuỷ sản<br />
<br />
Bổ sung<br />
muối hột Bể pha trộn và ổn định độ mặn 10‰<br />
q1 q2 q3 q4<br />
<br />
<br />
RCCh A B C D<br />
Lượng nước<br />
xả vào 1A 2B 3C 4D<br />
nguồn trong<br />
ngày Xả nước vào nguồn tiếp nhận<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm pilot<br />
Điều kiện thí nghiệm 2.3 Khả năng thu hồi và sử dụng sinh<br />
- Công thức độ mặn tiếp tục nghiên cứu khối rong câu (Thí nghiệm 4)<br />
được lựa chọn từ thí nghiệm 2. Dựa vào các thí nghiệm trên và khảo sát<br />
sự tăng trưởng của rong cũng như sự thay đổi<br />
- Vị trí đặt mô hình: Trước sân phòng thí<br />
thành phần các dinh dưỡng của rong theo thời<br />
nghiệm có nhiều ánh sáng và có bố trí lưới che<br />
gian thí nghiệm. Đánh giá số lượng và chất<br />
chắn để giảm bớt ánh nắng lúc trưa.<br />
lượng rong thu hồi trong thí nghiệm 3, từ đó<br />
- Nước thải cũng được lọc qua hai lớp đề xuất hướng ứng dụng rong từ quá trình nuôi<br />
vải thun để giảm bớt lượng cặn trước khi đưa rong trong nước thải chế biến thuỷ sản cho các<br />
vào thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm từ 7 đến ngành công nghiệp sử dụng rong làm nguyên<br />
10 ngày. liệu.<br />
- Tốc độ dòng chảy vào các lô thí 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
nghiệm được chọn lựa lần lượt như sau: q1 =<br />
47 ml/phút; q2 = 94 ml/phút; q3 = 141 ml/phút; 3.1 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự ổn<br />
q4 = 188 ml/phút. định rong (Thí nghiệm 1)<br />
Theo quan sát, sau hai ngày thí nghiệm,<br />
- Mật độ rong và các chỉ tiêu thí nghiệm<br />
nước ở các thùng có rong trong hơn nước ở<br />
tương tự thí nghiệm 1 và 2.<br />
các thùng đối chứng. Đến ngày thứ 5, rong ở<br />
- Lấy mẫu phân tích mỗi ngày/ lần vào thùng có độ mặn 5‰ bắt đầu chết dần, có sự<br />
khoảng 11g đến 13g trưa, đồng thời quan sát phát triển của loài tảo xanh nước ngọt, nước<br />
sự thay đổi của mẫu nước, đánh giá khả năng đục trở lại và có mùi hôi tanh. Độ mặn 15‰,<br />
thu hồi sinh khối rong, đánh giá tốc độ hấp thụ rong có xu hướng cứng cáp nhất, thân rong to<br />
dinh dưỡng và tốc độ tăng trưởng tương đối tròn hơn thùng có độ mặn 10‰. Ở hai độ mặn<br />
ngày của rong sau khi kết thúc đợt thí nghiệm. này nước trong, không có tảo phù du, rong có<br />
màu nâu sậm so với màu sắc ban đầu (màu<br />
<br />
35<br />
Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
vàng sáng xen kẽ nâu sáng, thân và nhánh rong 6 và đạt 66,87% COD. Lô thí nghiệm ở độ<br />
thanh mảnh) do sự hình thành thêm các sắc tố mặn 10‰ đạt hiệu quả xử lý nhanh ở ngày thứ<br />
phycoerythrin để thích nghi với cường độ ánh 2 (74,23% COD). Còn ở lô độ mặn 5‰, kể từ<br />
sáng nghiên cứu khi bố trí mô hình dưới mái sau ngày đầu giảm mạnh thì những ngày tiếp<br />
hiên trước phòng thí nghiệm. Điều này phù sau đó giá trị COD và BOD tiếp tục tăng nhẹ,<br />
hợp với nghiên cứu của Lê Như Hậu (2006) là tương đối đều và kéo dài đến ngày cuối của<br />
rong phân bố càng sâu, ánh sáng càng yếu thì thời gian thí nghiệm. Ở độ mặn cao nhất thì<br />
hàm lượng sắc tố càng tăng. Ở hầu hết các rong có khả năng ổn định tốt hơn nhưng hiệu<br />
thùng đối chứng không có rong đều có sự phát quả xử lý ở mức độ mặn này kém hơn mức độ<br />
triển của rêu tảo làm cho nước có màu xanh. mặn 10‰.<br />
- Về chỉ tiêu COD và BOD: Ở lô độ mặn<br />
15‰, hiệu quả xử lý cao nhất là vào ngày thứ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
độ mặn<br />
Kết quả phân tích trên cho thấy tương 6 của thí nghiệm. Riêng lô thí nghiệm ở độ<br />
đối phù hợp với những hiện tượng xuất hiện mặn 5‰ có hiệu quả xử lý cao nhất vào ngày<br />
được quan sát bằng mắt. Hiện tượng giá trị thứ 5 và 6 của đợt thí nghiệm là 75% nhưng<br />
COD, BOD giảm là do các chất hữu cơ có sau đó thì hiệu quả xử lý này có giảm đi ở<br />
trong nước thải bị oxy hóa trong điều kiện hiếu ngày cuối của thí nghiệm. Có thể hiểu được<br />
khí, đồng thời khi các chất hữu cơ được vô cơ rằng độ mặn càng cao thì sự hấp thụ Nitơ tổng<br />
hóa thì chúng sẽ được rong hấp thụ vì vậy làm số của rong nước mặn sẽ càng cao. Mức giảm<br />
giảm nhanh lượng COD, BOD. này đồng nghĩa với việc rong câu hấp thụ<br />
mạnh nitơ để hình thành cấu trúc của hệ sắc tố<br />
- Về chỉ tiêu nitơ tổng: các giá trị Nitơ<br />
và protein trong tế bào rong vì vậy mà nhận<br />
tổng số có xu hướng giảm đều theo thời gian<br />
thấy rong có màu nâu xen lẫn đen sậm trong<br />
thí nghiệm. Trong đó, mức giảm của lô thí<br />
quá trình thực hiện thí nghiệm, khác hoàn toàn<br />
nghiệm ở độ mặn cao nhất (15‰) có khuynh<br />
với màu sắc ban đầu khi lấy rong giống thí<br />
hướng giảm ít biến động nhất và đạt 82,5%<br />
nghiệm.<br />
vào ngày cuối thí nghiệm. Độ mặn 10‰ có<br />
hiệu quả xử lý đạt 80% vào ngày thứ 4 đến thứ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Biến thiên ộ mặn<br />
- Về chỉ tiêu amoni: Kết quả thể hiện trong điều kiện hiếu khí thông qua quá trình<br />
trên sơ đồ cho thấy trong hai ngày đầu thí nitrat hóa làm giảm nồng độ NH4+. Ngoài ra,<br />
nghiệm, nồng độ Amoni (NH4+) ở các lô thí tảo nước lợ xuất hiện cũng góp phần tiêu thụ<br />
nghiệm đều giảm nhanh và tăng khá lớn vào NH4+ trong nước. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ<br />
ngày thứ 3 rồi sau đó tiếp tục giảm vào các yếu làm giảm NH4+ trong các thí nghiệm là do<br />
ngày cuối của đợt thí nghiệm, trong đó giảm hoạt động sống của rong. Trong quá trình<br />
nhiều nhất là hai lô thí nghiệm có độ mặn cao quang tổng hợp, rong sử dụng ánh sáng, nguồn<br />
nhất ứng với hiệu quả xử lý 95,21% cho lô thí carbon vô cơ và chất dinh dưỡng để sinh<br />
nghiệm độ mặn 15‰ và 98,40% cho lô thí trưởng. Nitơ tồn tại ở dạng NH4+ chủ yếu trong<br />
nghiệm 10‰. Khi sục khí, N-NH3 sẽ được giải nước thải cũng là nguồn dinh dưỡng rong dễ<br />
phóng một phần ra ngoài. Đồng thời, sự tồn tại hấp thụ hơn so với NO3- để đồng hóa axit amin<br />
của các vi sinh vật sống bám ở gốc rong có tác tự do trong tế bào rong làm tăng sinh khối<br />
dụng chuyển hóa N-NH4+ thành dạng N-NO3- (Kartik Baruah et al).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Biế c độ mặn<br />
- Về chỉ tiêu nitrat: sự thay đổi nitrat ở ngày thứ 5. Lô thí nghiệm độ mặn cao nhất<br />
theo thời gian thí nghiệm có nhiều biến động đạt hiệu quả xử lý 49,63% và lô thí nghiệm ở<br />
lớn trong ba ngày đầu thí nghiệm với xu độ mặn thấp nhất có hiệu quả xử lý 45,16%<br />
hướng tăng rồi giảm bất thường ở hai lô thí vào ngày thứ 6 của đợt thí nghiệm.<br />
nghiệm có độ mặn cao nhất và thấp nhất. Sự biến đổi các giá trị cho thấy rong câu<br />
Riêng lô thí nghiệm có độ mặn còn lại có mức hấp thụ amoni tốt hơn nitrat do phụ thuộc vào<br />
giảm nitrat tương đối ổn định và không có đặc tính sinh học của loài. Kết quả này hoàn<br />
nhiều thay đổi lớn, đạt hiệu quả xử lý 73,23% toàn phù hợp với những thí nghiệm đã được<br />
<br />
37<br />
Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
thực hiện. Các loài rong thuộc bộ rong Đỏ hấp các sắc tố phycoerythrin (Deboer và CS, 1978;<br />
thụ NH4+ tốt hơn NO3- do góp phần hình thành Jones và CS, 1996; Lê Như Hậu và CS, 2006).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H 5. Biế ộ mặn<br />
- Về chỉ tiêu phosphat: hiệu quả xử lý nước thấp có thể do rong câu chưa thực sự<br />
phosphat thấp hơn so với các chỉ tiêu khác thích nghi với môi trường sống mới nên hạn<br />
trong thí nghiệm này. Hiệu suất đạt cao nhất chế về mặt hấp thụ PO43-. Tuy nhiên, nếu<br />
34,87% thuộc về lô thí nghiệm có độ mặn không có phosphat thì khả hấp thụ nitơ của<br />
10‰ vào ngày thứ 2 trong thời gian thí rong trong nước cũng giảm (Lapointe và CS,<br />
nghiệm. Khả năng hấp phụ phosphat trong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1978).<br />
6. Biến t phos ộ mặn<br />
Tóm lại, nước có độ mặn 10‰ là thích 3.2.1 Mô hình thùng xốp (Thí nghiệm 2)<br />
hợp nhất cho sự phát triển của rong Câu Chỉ, - Về chỉ tiêu COD và BOD: Hiệu quả xử<br />
hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm tốt và rong lý COD cao nhất ở lô thí nghiệm sục khí đêm<br />
phát triển ổn định hơn so với độ mặn 5‰ và đạt 71,58% vào ngày thứ 2 của đợt thí nghiệm.<br />
15‰. Hiệu quả xử lý 68,32% COD thuộc về lô thí<br />
3.2 Mức độ giảm chất ô nhiễm và khả nghiệm sục khí ban ngày và lô không sục khí<br />
năng thu hồi sinh khối rong theo thời gian đạt hiệu quả xử lý 69,9% COD vào ngày thứ 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7. Biế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8. Biế<br />
- Về chỉ tiêu nitơ tổng: Các giá trị Nitơ tổng số ở cả ba lô thí nghiệm đều có xu hướng<br />
giảm đều theo thời gian thí nghiệm. Trong đó, mức giảm của lô thí nghiệm sục khí đêm là ổn<br />
định nhất và cho hiệu quả xử lý ở ngày cuối thí nghiệm đạt 71,46% cao nhất so với lô sục khí<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ngày (69,64%) và lô không sục khí (64,57%).<br />
9. Biế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
39<br />
Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
- Về chỉ tiêu amoni: sau 7 ngày thí nghiệm, cả ba lô đều cho thấy mức giảm rất ổn định từ<br />
ngày đầu cho đến ngày cuối của đợt thí nghiệm. Các mức giảm đều đạt hiệu quả xử lý cao nhất<br />
vào ngày cuối của thí nghiệm và mức đạt cao nhất là 88,73% (lô thí nghiệm sục khí đêm), mức<br />
thứ hai là 85,82% (lô thí nghiệm sục khí ngày) và 83,28% (lô thí nghiệm không sục khí).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0. Biế<br />
- Về chỉ tiêu nitrat: mặc dù có biến động lớn ở ngày đầu thí nghiệm nhưng hiệu quả xử lý ở<br />
cả ba lô thí nghiệm đều đạt trên 98,8%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Biế<br />
- Về chỉ tiêu phosphat: Sự biến động của PO43- tương đối giống với sự biến động của NO3-,<br />
mức giảm nhiều nhất vào ngày đầu thí nghiệm ở cả ba lô và hiệu quả cao nhất là 65,88% (lô sục<br />
khí đêm), 63,12 % (lô sục khí ngày), 62,34% (lô không sục khí) và đạt hiệu quả cao hơn 78% ở<br />
ngày cuối của đợt thí nghiệm cho cả ba lô.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Biế<br />
<br />
<br />
40<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
Qua thí nghiệm, ta xác định được rong tăng và ngược lại. Trong thí nghiệm, lô A có<br />
Câu có khả năng hấp thụ dinh dưỡng để tăng hiệu quả xử lý cao nhất (75,6%). Mức hiệu quả<br />
trưởng sinh khối và đồng thời đã làm giảm các đạt được này chủ yếu là do tốc độ nước được<br />
chất ô nhiễm có trong nước, thể hiện rõ nhất ở khống chế ở mức thấp nhất nên khi nước đi<br />
lô thí nghiệm sục khí đêm. qua bể rong thì sẽ được giữ lâu hơn để rong<br />
được tiếp xúc với nguồn chất dinh dưỡng trong<br />
3.2.2 Mô hình động – Mô hình pilot (thí<br />
nước và có đủ thời gian để các chất chuyển<br />
nghiệm 3)<br />
hóa thành nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn<br />
- Về chỉ tiêu COD và BOD: ta thấy, khi cho rong. Nhờ điều này mà giá trị COD hay<br />
tốc độ nước càng nhỏ thì mức giảm chất ô BOD cũng đồng thời được xử lý khá tốt.<br />
nhiễm, hiệu quả xử lý chất ô nhiễm sẽ càng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13. Biế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Biế<br />
- Về chỉ tiêu nitơ tổng: Có xu hướng giảm đáng kể ở cả bốn lô thí nghiệm. Mức giảm chất<br />
ô nhiễm cao nhất vẫn chiếm ưu thế cho lô thí nghiệm A có tốc độ nước chảy chậm nhất, hiệu<br />
quả xử lý đạt mức cao ở những ngày cuối (79%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5. Biế<br />
<br />
<br />
41<br />
Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
- Về chỉ tiêu amoni: Lô A có hiệu quả xử lý đạt giá trị cao nhất ở ngày cuối là 81,38%, lô<br />
B đạt 69,22%, lô C đạt 50,27% và lô D đạt 31,68%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6. Biế<br />
- Về chỉ tiêu nitrat: hiêu quả xử lý chất ô nhiễm đạt cao nhất của lô A trong đợt thí nghiệm<br />
là 75,1% và 60,1% là hiệu quả xử lý của lô B, lô C chỉ đạt 21% thấp hơn nhiều so với lô A và lô<br />
B ở ngày cuối thí nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7. Biến thiên trat<br />
- Về chỉ tiêu phosphat: Hiệu quả xử lý cao nhất của lô A là 67,5% (ngày thứ 4) và 82,8%<br />
(ngày thứ 8); của lô B là 70% (ngày thứ 4); của lô C là 70,6% (ngày thứ 5); của lô D là 71,2%<br />
(ngày thứ 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8. Biến thiên<br />
<br />
<br />
<br />
42<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
Sự hấp thụ dinh dưỡng của rong câu ở thí nghiệm này cho thấy tốc độ tăng trưởng tương<br />
đối ngày của lô A là cao nhất (13,13%) và xếp theo thứ tự tiếp theo là lô B (12,71%), lô C<br />
(8,95%), lô D (5,35%). Vậy tốc độ dòng chảy càng thấp, hiệu quả xử lý chất ô nhiễm và tốc độ<br />
tăng trưởng của rong càng tốt.<br />
3.3 Khả năng thu hồi và đề xuất sử dụng sinh khối rong Câu (Thí nghiệm 4)<br />
Kết quả phân tích mẫu rong Câu Chỉ trước và sau khi thí nghiệm<br />
<br />
Kết quả ệm<br />
<br />
Chất lƣợng Mô hình Tỷ trọng so Mô hình Tỷ trọng so<br />
TT Chỉ tiêu rong ban đầu tĩnh với đầu vào động với đầu vào<br />
(%) (%)<br />
(TN2) (TN3)<br />
<br />
1 Nitơ tổng (%) 4,31 2,02 46,87 3,07 71,23<br />
<br />
2 Photpho tổng<br />
864,47 227,87 26,36 253,02 29,27<br />
(mg/kg)<br />
<br />
3 Kali tổng (%) 3,60 5,14 143,00 5,72 159,00<br />
<br />
4 Protein (%) 26,93 12,63 46,90 17,66 65,57<br />
<br />
5 Hàm lượng 52,46 51,64 98,43 51,85 98,83<br />
CHC (%)<br />
<br />
Từ kết quả phân tích mẫu rong trên cho 4. KẾT LUẬN<br />
thấy khả năng thu hồi các dưỡng chất từ rong Thứ nhất, khi sử dụng rong Câu Chỉ<br />
câu sau hai đợt thí nghiệm phần lớn đều chiếm trong xử lý đầu cuối của nước thải chế biến<br />
tỷ trọng trên 45%. Riêng chỉ tiêu photpho tổng thủy sản nhiễm mặn, độ mặn thích hợp nhất<br />
chiếm tỷ trọng dưới 30% ở cả hai đợt thí cho rong phát triển là 10‰. Ở độ mặn<br />
nghiệm so với mẫu ban đầu. Đặc biệt, chỉ tiêu thấp hơn 10‰, rong không phát triển.<br />
kali tổng ở cả hai thí nghiệm cho tỷ trọng vượt Độ mặn trên 10‰, khả năng xử lý các thành<br />
từ 147.8% (thí nghiệm 1) lên 159% (thí phần ô nhiễm trong nước thải kém ổn định.<br />
nghiệm 2), chứng tỏ kali chiếm ưu thế lớn<br />
nhất trên mẫu rong thí nghiệm và tiếp đến là Thứ hai, khi được nuôi trong mô hình<br />
phải kể đến hàm lượng chất hữu cơ chiếm tỷ tĩnh (thùng xốp) rong phát triển và cho hiệu<br />
trọng gần 100% trong các mẫu rong ở hai thí quả xử lý các chất ô nhiễm tốt nhất khi được<br />
nghiệm. sục khí vào ban đêm. Với mô hình động, nước<br />
thải trong lô có tốc độ nước chậm nhất (47<br />
Với kết quả phân tích này, nhận thấy ml/phút) được xử lý tốt nhất, tốc độ tăng<br />
các thành phần của rong sau khi thu hồi khá trưởng tương đối ngày của rong đạt cao nhất<br />
lớn so với mẫu rong câu giống ban đầu và rất (10,22<br />
phù hợp cho một số ngành công nghiệp sử<br />
dụng rong nguyên liệu cho sản xuất ra các sản<br />
phẩm có cung cấp các thành phần chính như Thứ ba, hàm lượng các chất khô trong<br />
nitơ, protein, hàm lượng chất hữu cơ và đặc rong tăng 71,23% (N), tăng 159% (K), tăng<br />
biệt là thành phần kali. 65,57% (protein), tăng 98,83% (hàm lượng<br />
<br />
<br />
43<br />
Nghiên cứu sử dụng rong câu chỉ (gracilatia tenuistipitata) xử lý đầu cuối…<br />
<br />
<br />
<br />
chất hữu cơ) so với đối chứng đầu vào, điều Tuy n<br />
này cho thấy sử dụng rong Câu để xử lý trong<br />
hàm lượng dinh dưỡng trong nước thải vừa có<br />
lợi về môi trường, vừa có lợi về kinh tế. Rong<br />
sau khi được nuôi trong nước thải nhiễm mặn S<br />
đã qua xử lý có thành phần dinh dưỡng cao<br />
hơn rất nhiều so với cây giống ban đầu, là ển<br />
nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp mở rộng nuôi trồng rong Câu ở Việt Nam.<br />
khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Lê Như Hậu (2004), "Thành phần loài và phân bố rong Câu (Gracilaria) ven biển Việt<br />
Nam", Tuyển Tập các Báo cáo Khoa học, Hội thảo khoa học tại Hải Phòng, tr. 183-201.<br />
[2] Lê Như Hậu (2006),<br />
Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Hải dương học.<br />
[3] Lê Như Hậu, Nguyễn Hữu Đại (2006), “Contribution to stydy of Gracilaria and relative<br />
Genera (Gracilariales, Rhodophyta) from Vietnam”, Coastal Marine Science. 30 (1), pp.<br />
214-221.<br />
[4] Lê Như Hậu, Nguyễn Hữu Đại (2008), “Rong Câu Việt Nam - Nguồn lợi và sử dụng”,<br />
NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.<br />
[5] (2004), “<br />
- , Nha Trang, Tr.17.<br />
[6] Ngô Quố "Nghiên cứu sử dụng rong biển để xử lý nhiễm bẩn<br />
dinh dưỡng trong nước thải ao nuôi tôm",Tạp Chí Hóa Học, T.38, số 3: 19-21.<br />
[7] Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1985-2007), Viện nghiên cứu và<br />
ứng dụng công nghệ Nha Trang, năm 2007.<br />
[8] Penniman C.A., Mathieson A.C., Penniman C.E. (1986), “Reproductive phenology and<br />
growth of Gracilaria tikvahiae McLachlan (Gigartinales, Rhodophyta) in the Great Bay<br />
Estuary”, New Hampshire, Bot. Mar., 29: 147-154.<br />
[9] Chopin, T & Wagey, B. T. (1999), “Factorial stuydy of the effects of phosphorus and<br />
nitrogen enrichments on nutrient and carrageenan content in Chondrus crispus<br />
(Rhodophyceae) and on residual nutrient concentration in seawater”, Botanica, Marina,<br />
42:23-31.<br />
[10] Lobban C.S & Harrison P.J. (1994), “Seawead Ecology and physiology”, Cambridge<br />
University Press: New York. 366 pp.<br />
[11] Kartik Baruah, et al (2006), “Seaweeds : an ideal conponent for wastewater treatment for<br />
use in aquaculture”.<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />
Tạp chí Đại học Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
[12] Deboer J. A., Harry J. G., Thomas L. I. and Christophe F. D. (1978), "Nutrionnal Studies<br />
of two red Algae.1. Growth rate as a function of nitrogen source and concentration",<br />
Collected Prints, Woods Hole ocean. Inst. 2, pp. 261-265.<br />
[13] Jones A. B., Stewart G. R. and Denninson W. C. (1996), "Macroalgal responses to nitrogen<br />
source and availability: amino acid metabolic profiling as a bioindicator using Gracilaria<br />
edulis (Rhodophyta)", J. Phycol., 32, pp. 757-766.<br />
[14] Lapointe B. E. and Ryther J. H. (1978), "Some aspects of the growth and yield of<br />
Gracilaria tikvahiae in culture", Collected prints, pp. 185-193.<br />
[15] Neori A., Krom M. D., Ellner S.P., Boyd C. E., Popper D., Rabinovitch R., Davison P.J.,<br />
Dvir O., Zuber D., Ucko M., Angel D., Gordin H. (1996), "Seaweed biofilters as regulators<br />
of water quality in integrated fish-seaweed culture units), Aquaculture, 141, pp. 183-199.<br />
[16] Neori A., Chopin T, Troel M., (2004), “Integrated aquaculture; rationale, evolution and<br />
state of the art emphasizing seaweed biofiltration in modern mariculture”, Aquaculture<br />
231: 361-391.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
45<br />