Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 2
download
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00043 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC *Nguyễn Thị Bích Ngọc Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm. Cân nặng của nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên 56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm và của nữ lúc tuổi 15 là 45,42 kg đến 17 tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có chiều cao đạt so với tiêu chuẩn của WHO năm 2007 chiếm 49,86% ở nam và 52,79% ở nữ, tỉ lệ học sinh thấp và thấp còi là 50,14% ở nam và 47,21% ở nữ. Số học sinh có BMI bình thường chiếm tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ là 24% ở nam là 15,47% và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam là 5,05%. Tỉ lệ thiếu cân ở nữ cao hơn so với tỉ lệ này ở nam và tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2. Từ khóa: Cân nặng, chiều cao đứng, chỉ số thể lực, trung học phổ thông (THPT). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ tiêu sinh học người. Việc thu thập các chỉ tiêu nhân trắc thường được tiến hành định kì và thường xuyên nhằm theo dõi, đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng của con người và cộng đồng. Mặt khác, những số liệu nhân trắc được điều tra ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và thành thị, những số liệu trên đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng các nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi vị thành niên khu vực miền núi còn tản mạn và rất ít. Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là nhóm đối tượng từ 10 - 19 tuổi. Đây là giai đoạn mở đầu cơ hội chuẩn bị về dinh dưỡng cho cuộc sống trưởng thành khỏe mạnh. Thêm nữa, trong lúc giải quyết những vấn đề dinh dưỡng vị thành niên, một số rối loạn dinh dưỡng khởi phát trong giai đoạn đầu đời có khả năng cũng được khắc phục. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên học sinh khu vực miền núi để tìm hiểu sự phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt cùng với yêu cầu thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng tầm vóc thể lực lứa tuổi học sinh là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao tầm vóc thể lực người Việt Nam nói chung và người dân miền núi huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc nói riêng và đồng thời có cơ sở để đưa ra biện pháp phòng tránh những rối loạn dinh dưỡng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: bichngocbio@gmail.com
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 345 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng gồm 1.448 học sinh từ 15 - 17 tuổi, được chọn ngẫu nhiên từ các lớp học của trường THPT Ngô Gia Tự, huyện lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng nghiên cứu có khỏe bình thường, không có dị tật về hình thái không mắc bệnh cấp tính hay mạn tính, trạng thái thần kinh và tâm sinh lí bình thường. Phương pháp ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu y học được Nguyễn Văn Tuấn (2013) đề cập đến: với các biến chiều cao, cân nặng là các biến liên tục với một sai số định trước là µ. Hệ số ảnh hưởng có thể ước tính bằng ES = µ/σ. Số đối tượng (n) cần thiết cho nghiên cứu có thể tính toán theo công thức n = C/(ES)2, trong đó hằng số C tra bảng, các nghiên cứu trước cho biết độ lệch chuẩn về chiều cao của học sinh khoảng 1 cm (d = 1), nghiên cứu chấp nhận sai số là 1 cm Vậy hệ số ảnh hưởng là ES = 1/5 = 0,2 và hằng số C = 7,85. Áp dụng vào công thức n = 7,85/(0,2)2 = 196,25, làm tròn là 197. Biến cân nặng cũng có độ lệch chuẩn gần với độ lệch chuẩn của chiều cao, vì vậy cỡ mẫu n = 196 cũng được áp dụng để khảo sát giá trị trung bình của cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Như vậy, dựa vào cỡ mẫu ước lượng chúng tôi chọn cỡ mẫu ở mỗi lứa tuổi phù hợp với cơ mẫu ước tính. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang - Các chỉ số nghiên cứu: Các chỉ số nghiên cứu được Lê Thị Hợp và Huỳnh Nam Phương đề cập (2016) trong thống nhất đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học: + Chiều cao đứng (tính bằng cm) được xác định bằng thước đo có vạch chia chính xác đến 1 mm do Trung Quốc sản xuất. Đo chiều cao đứng người đo ở tư thế tự nhiên trên nền phẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thẳng, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục của cơ thể, bốn điểm của cơ thể là chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo. Đo từ đất đến điểm cao nhất trên giữa đỉnh đầu. + Cân nặng (tính bằng kg) được xác định bằng bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1 kg, cân được điều chỉnh về vị trí bằng 0 trước khi cân và được đặt trên mặt đất cứng, phẳng. Khi cân, mỗi học sinh chỉ mặc một bộ quần áo mỏng nhẹ, không đi giày dép. + Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = Cân nặng/(Chiều cao đứng)2. Chúng tôi sử dụng ZScore BMI, ZScore chiều cao đứng để phân tích tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tiêu chuẩn WHO năm 2007. - Phương pháp phân tích số liệu: Kết quả nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm Excel 2010, SPSS 16.0 với các test thống kê và các tham số tính toán gồm 𝑋̅, SD, p (T-test với các biến chiều cao và cân nặng và Chi Square với biến tỉ lệ học sinh có các mức BMI và các phân mức chiều cao theo tuổi khác nhau) dùng trong y sinh học. - Thời gian nghiên cứu: tháng 12 năm 2019. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
- 346 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Chiều cao đứng của học sinh Kết quả nghiên cứu trên Bảng 1 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần từ 15 - 17 tuổi với tốc độ tăng không đều. Đối với học sinh nam chiều cao đứng tăng từ 158,99 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng trung bình 3,85 cm/năm, dao động từ 3,22 - 4,27 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với mức tăng chỉ số này ở học sinh nam và mức tăng dao động từ 0,53 - 2,12 cm/năm, trung bình 1,33 cm/năm. Mức tăng chiều cao trung bình của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ ở giai đoạn từ 15 - 17 tuổi với p < 0,05. Bảng 1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và theo giới tính Chiều cao đứng (cm) p(1 - 2) Tuổi Nam(1) Nữ(2) n ̅ 𝐗 ± SD Tăng n ̅ 𝐗 ± SD Tăng 15 244 158,99 ± 4,75 - 239 153,43 ± 4,83 -
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 347 nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và Tạ Thúy Lan (2010) và học sinh Yên Bái được Trần Long Giang và Mai Văn Hưng (2013) đề cập đến. Điều này có lẽ là do chế độ dinh dưỡng của học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự và cả chế độ luyện tập thể thao của các em trong những năm gần đây tốt hơn đã dẫn tới sự khác biệt về chiều cao ở các thời điểm khác nhau của học sinh trong nghiên cứu và học sinh giữa miền Trung, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Yên Bái. Chiều cao của học sinh nam và nữ 17 tuổi đều cao hơn so với chiều cao chuẩn người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn thấp hơn so với chuẩn của thế giới khoảng 12 và 9 cm. Để thấy rõ hơn sự phát triển chiều cao của học sinh trong nghiên cứu, chúng tôi phân tích chỉ số Z-Score chiều cao theo WHO 2007 kết quả thu được trên Bảng 2. Kết quả trên Bảng 2 cho thấy, mặc dù chiều cao của học sinh có gia tăng trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng khi so sánh với quần thể tham chiếu của WHO năm 2007, tỉ lệ học sinh nam có chiều cao thấp hơn từ 1SD chiếm tỉ lệ tương đối cao từ 40,89% đến 45,90% và thấp hơn 2SD chiếm tỉ lệ từ 3,28% đến 11,07; tỉ lệ học sinh nữ có chiều cao thấp hơn so với quần thể tham chiếu 1SD dao động từ 30,96% đến 34,78%, tỉ lệ chiều cao nữ thấp hơn so với quần thể tham chiếu 2SD khá cao từ 11,3% đến 12,97%. Tuy nhiên, khi gộp chung tỉ lệ học sinh thấp hơn so với chuẩn của WHO thì tỉ lệ này ở nữ thấp hơn so với ở học sinh nam với p = 0,000074 (dùng hàm phân phối Chi-square). Điều này có cho thấy, mặc dù chiều cao của nam cao hơn so với nữ (Bảng 1), nhưng khi so sánh với quần thể chuẩn của WHO thì chiều cao của nữ lại có tỉ lệ chiều cao đạt chuẩn cao hơn so với của nam. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh nữ có chiều cao thấp hơn so với chuẩn (-2SD) lại cao hơn so với tỉ lệ này ở nam với p = 0,0027. Như vây, ở trường THPT Ngô Gia Tự có tỉ lệ học sinh đạt so với tiêu chuẩn của WHO 2007 chiếm 49,86% đối với nam và 52,79% đối với nữ, tỉ lệ học sinh chưa đạt chuẩn (thấp và thấp còi) còn khá cao khoảng 50,14% đối với nam và 47,21% đối với nữ. Điều này cũng cho thấy mặc dù chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam đã được cải thiện nhưng chiều cao của trẻ em lứa tuổi học đường cần được chăm sóc và rèn luyện để nâng cao tầm vóc người Việt nói chung và học sinh THPT ở Lập Thạch nói riệng đạt tiêu chuẩn khu vực và tiến gần đến chuẩn của WHO. Bảng 2. Phân loại chiều cao theo tuổi của học sinh theo WHO 2007 (Số lượng: SL) Giới Tuổi Chiều cao bình Chiều cao vượt Chiều cao thấp Chiều cao thấp tính thường trội 1SD hơn chuẩn 1SD hơn chuẩn 2SD SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Nam 12 113 46,31 2 0,82 102 41,80 27 11,07 16 122 50,00 2 0,82 112 45,90 8 3,28 17 130 53,28 0 0,00 100 40,98 14 5,74 Chung 365 49,86 4 0,55 314 42,49 49 6,69 Nữ 15 97 46,86 0 0,00 100 41,84 27 11,30 16 132 55,46 0 0,00 75 31,51 31 11,34 17 134 56,07 0 0,00 74 30,96 31 12,97 Chung 378 52,79 0 0,00 249 34,78 89 12,43
- 348 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3.2. Cân nặng của học sinh Các số liệu trên Bảng 3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần từ 15 - 17 tuổi. Học sinh nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên 56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm với mức tăng dao động từ 2,75 - 5,83 kg với p < 0,001. Cân nặng trung bình của học sinh nữ ở tuổi 15 là 45,42 kg đến 17 tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm với mức tăng dao động từ 1,41 - 1,45 kg với p < 0,001. Cân nặng và mức tăng cân nặng của học sinh nam đều lớn hơn so với của học sinh nữ một cách đáng kể với p < 0,05. Điều này phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả Đào Huy Khuê, Trần Long Giang (2013) và cũng được giải thích tương tự như sự khác biệt về chiều cao giữa nam và nữ ở tuổi sau dậy thì. Bảng 3. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và theo giới tính Cân nặng (kg) p(1 - 2) Tuổi Nam(1) Nữ(2) n ̅ ± SD X Tăng n ̅ ± SD X Tăng 15 244 49,06 ± 6,92 - 239 45,42 ± 5,71 -
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 349 trong một số nhận xét tổng quát về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam trong lứa tuổi lao động năm 2018 - 2019 và cao hơn so với BMI của học sinh miền Bắc trong nghiên cứu Trần Long Giang và Mai Văn Hưng (2013) về các chỉ số nhân trắc trên học sinh Yên Bái. Tuy nhiên, khi sử dụng ZScore để phân loại tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tiêu chuẩn WHO năm 2007, chúng tôi nhận thấy, đa số học sinh trường THPT Ngô Gia Tự có thể trạng bình thường, tỉ lệ học sinh bị thiếu cân vẫn ở mức cao dao động từ 12,29% - 25,21% đối với loại thiếu cân độ 1 và từ 0,4% - 3,76% đối với thiếu cân độ 2, trong khi số học sinh thừa cân chiếm tỉ lệ khá cao ở cả hai giới dao động từ 3,55% - 5,86%. Khi so sánh chúng tôi sử dụng Chi - square để so sánh các tỉ lệ/số lượng học sinh bị thiếu cân ở nam và nữ cho thấy, tỉ lệ học sinh bị thiếu cân ở nữ cao hơn so với ở học sinh nam với p = 8.10-8, và không có sự khác biệt về tỉ lệ học sinh thừa cân ở hai giới với p = 0,51. Điều này có thể là do chế độ dinh dưỡng ở học sinh nữ giai đoạn dậy thì và vị thành niên ở một số gia đình miền núi không được chú trọng, do khẩu phần ăn của các em không đủ năng lượng, không cân đối về tỉ lệ các chất dinh dưỡng : protein : lipid : glucid và các em nữ phải làm việc nhà từ rất sớm. Thiếu cân gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của vị thành niên, đi đôi với thiếu dinh dưỡng một tỉ lệ thừa cân, thừa dinh dưỡng hoặc không cân đối vì dinh dưỡng trong nhóm học sinh nghiên cứu và đã tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh và nnk. năm 2019 đề cập về thực trạng và mô hình dự đoán thiếu cân ở học sinh Trường THCS Phụng Thượng. Như vậy, khi phân tích chiều cao theo Z-Score, tỉ lệ học sinh thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh thiếu cân (phân tích Z- Score BMI) ở cả hai giới. Các số liệu của nghiên cứu là cơ sở để xây dựng khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng và học sinh THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng 4. Phân loại BMI theo tuổi của học sinh theo WHO 2007 (Tỉ lệ và Số lượng: SL) BMI bình Thiếu cân Thiếu cân Giới Thừa cân BMI thường độ 1 (-1SD) độ 2 (-2SD) tính (kg/m2) Tuổi SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Nam 15 183 75,00 13 5,33 40 16,39 8 3,28 20,23±1,68 16 201 83,37 12 4,92 30 12,29 1 0,40 20,47±1,28 17 198 81,15 12 4,92 33 13,52 1 0,40 19,52±1,91 Chung 582 79,51 37 5,05 103 14,07 10 1,37 20,07±1,62 Nữ 15 183 75,00 14 5,86 59 24,69 9 3,76 19,28±2,19 16 201 83,37 9 3,78 60 25,21 3 1,26 19,79±1,91 17 198 81,15 8 3,35 45 18,83 3 1,26 19,23±2,05 Chung 506 70,76 31 4,33 164 22,91 15 2,09 19,43±2,05 4. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học của 1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyên Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Chiều cao của học sinh tăng dần từ 15 đến 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm ở nam và 1,33 cm/năm ở nữ; Chiều cao của học sinh nam và nữ 17 tuổi lần lượt là 166,68 cm và 156,08 cm. Số học sinh có chiều cao đạt so với với quần thể chuẩn của WHO năm 2007 chiếm
- 350 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 49,86% đối với nam và 52,79% đối với nữ, tỉ lệ học sinh thấp và thấp còi là 50,14% đối với nam và 47,21% đối với nữ. Cân nặng của học sinh từ 15 đến 17 tuổi của học sinh tăng theo tuổi với mức tăng trung bình 3,37 kg ở nam và 1,43 kg ở nữ; Cân nặng của học sinh nam và nữ 17 tuổi là 56,92 kg và 48,28 kg. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có BMI bình thường có tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ cao (24%) hơn so với ở nam (15,47%) và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam là 5,05%. Tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế, 2003. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX, Nxb. Y học, Hà Nội. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng, 2013. Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 411, số đặc biệt/2013, tr. 45-57. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng, 2014. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4/2014, tr. 132-143. Đào Huy Khuê, 1991. Đặc điểm về kích thước hình thái, về sức tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông từ 6 - 17 tuổi, Luận án phó tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Thị Vân Anh và Nguyễn Kim Anh, 2019. Thực trạng và mô hình dự đoán thiếu cân ở học sinh Trường THCS Phụng Thượng, Hà Nội, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 64, số 3, tr. 157-166. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương, 2011. Thống nhất phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7 (2), tr. 1-8. Đồng Hương Lan, 2016. Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thể dục thể thao. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tạ Thúy Lan, 2010. Một số chỉ số hình thái - thể lực của học sinh Kinh và Mường từ 11 - 17 tuổi tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, Hội Sinh lý học Việt Nam, Tổng Hội Y học Việt Nam, Tập 15, số 2, tr. 35-41. https://bvag.com.vn/wp-content/uploads/2013/01/k2_attachments_PHUONG-PHAP-UOC-TINH- CO-MAU-CHO-MOT-NGHIEN-CUU-Y-HOC.pdf. Tra cứu 9/04/2020. http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/03_bmifa_girls_5_19years.pdf. Tra cứu 9/04/2020. http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/01_bmifa_boys_5_19years.pdf. Tra cứu 9/04/2020. http://vnniosh.vn/chitiet_NCKH/id/24899/Mot-so-nhan-xet-tong-quat-ve-dac-diem-nhan-trac- nguoi-Viet-Nam-trong-lua-tuoi-lao-dong-nam-2018-2019. Tra cứu 9/04/2020.
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 351 THE DEVELOPMENT OF THE MORPHOLOGICAL- PHYSICAL INDEX PUPILS AT NGO GIA TU HIGH SCHOOL, LAP THACH DISTRICT, VINH PHUC PROVINCE *Nguyen Thi Bich Ngoc Abstract: This study was conducted using a cross - sectional description method on 1,448 pupils at Ngo Gia Tu high school, Lap Thach district, Vinh Phuc province. Students, both male and female, were averaged for height and weight at ages 15 and 17 to determine their average growth rate. In these two years, males grew in height by an average of 3.85cm/year, and their weight increased by 3.85kg/year. However, females averaged an increase in height and weight of only 1.33cm/year and 1.43 kg/year, respectively. These average indices indicate that male pupils are larger than those of female pupils. The ratio of pupils with low and stunted height accounts for 49.86% for boys and 52.79% for girls. The percentage of low and stunted height is very high at about 50.14% for boys and 47.21% for girls. The percentage of normal status ranges from 70.76% to 79.51%, the rate of underweight female pupils (24%) is higher than that of boy pupils. The percentage of pupils with low and stunted height is higher than that of pupils whose BMI are at first and second degree underweight. Keywords: Height, weight, morphological index, high school. Hanoi National University of Education Email: bichngocbio@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
phân loại đất VN? Lịch sử phát triển?
6 p | 387 | 106
-
SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
10 p | 194 | 28
-
CHƯƠNG 4: SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI CỦA LƯỠNG THỂ
15 p | 173 | 26
-
Sự phát triển sinh học
42 p | 103 | 19
-
Bài giảng Phát triển bền vững - Phạm Khánh Nam
14 p | 125 | 13
-
Tài liệu: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
11 p | 103 | 9
-
Nghiên cứu sự phát triển cường độ của bê tông đầm lăn sử dụng phụ gia khoáng puzolan Gia Huy
4 p | 92 | 6
-
Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 1: Sự phát triển của cấu tạo cơ thể thực vật
28 p | 98 | 3
-
Nghiên cứu sự chuyển hóa của Nitơ trong quy trình sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải của Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị thành phố Đà Lạt
7 p | 48 | 3
-
Vài nét về sự phát triển của triết học sinh thái hiện nay
3 p | 38 | 3
-
Khảo sát ảnh hưởng của kim loại nặng cadmium lên sự phát triển phôi cá ngựa vằn (Danio rerio)
9 p | 42 | 3
-
Ứng dụng mô hình số Simclast nghiên cứu sự phát triển của châu thổ sông Hồng giai đoạn Pleistocen muộn - Holocen
16 p | 34 | 2
-
Ảnh hưởng của việc biểu hiện vượt mức Drosophila ubiquitin carboxyl-terminal hydrolase lên quá trình phát triển mắt ruồi giấm Drosophila melanogaster
7 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu sự tăng trưởng trong môi trường lỏng của rễ tơ cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) được cảm ứng bằng Agrobacterium rhizogenes
8 p | 40 | 2
-
Giải pháp tăng cường năng lực kiểm toán nước thải, rác thải vì sự phát triển bền vững của kiểm toán nhà nước Việt Nam
7 p | 33 | 1
-
Ảnh hưởng của dịch chiết rong Ulva reticulata lên sự phát triển của rau muống (Ipomoea aquatic)
9 p | 50 | 1
-
Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của 18 mẫu giống rau má (Centella asiatica (L.) Urban)
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn