Nghiên cứu tác động của hạn hán đến các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị
lượt xem 2
download
Qua nghiên cứu thiên tai ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị đã thấy rằng hạn hán đang diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn. Mùa hạn hán từ tháng III đến tháng IX hàng năm. Trung bình một năm có 37,2 đợt hạn hán gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị
- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ LÊ THỊ HOÀI NHÂN VÕ THỊ LIÊN - LÊ QUANG NGUYÊN Khoa Địa lý Tóm tắt: Qua nghiên cứu thiên tai ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị đã thấy rằng hạn hán đang diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn. Mùa hạn hán từ tháng III đến tháng IX hàng năm. Trung bình một năm có 37,2 đợt hạn hán gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giảm thiểu các thiệt hại và phòng tránh ảnh hưởng của hạn hán cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan. Từ khóa: thiên tai, hạn hán, đồng bằng ven biển, Quảng Trị 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ảnh hưởng của thiên tai nói chung và hạn hán nói riêng đang là vấn đề nóng bỏng và là thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Ở Việt Nam, hạn hán là thiên tai đứng hàng thứ 3 về mức độ gây thiệt hại chỉ sau bão và lũ lụt. Hàng năm, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại đáng kể cho các hoạt động kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các đợt hạn đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của người dân. [2] Cùng chung tình trạng đó, tỉnh Quảng Trị vùng có khí hậu khá khắc nghiệt. Từ tháng III đến tháng IX hàng năm, tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam kh nóng tập trung chủ yếu từ tháng IV đến tháng VII , với số ngày có gió Tây Nam kh nóng trung bình , ngày năm. hi có gió Tây kh nóng thổi, nhiệt độ kh ng khí tăng, độ ẩm và lượng mưa giảm gây ra thời tiết rất khô hạn. Đồng thời lượng bốc hơi tăng lên khiến cho tình trạng thiếu nước diễn ra phổ biến. Theo thống kê, do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng từ năm 1 90 đến năm 2015 có khoảng 912 đợt khô nóng, trung bình 37,2 đợt năm. Trong lịch sử, có những đợt hạn nặng như các năm 1 3, 1 , 2003 và 2005, 2010, 2015 trong đó, thiệt hại lớn nhất là năm 1 : 11 người chết, 11. 33 người bị dịch bệnh, 300.000 người thiếu nước sinh hoạt, 207 ha rừng bị cháy, giá trị thiệt hại trên 208 tỷ đồng). [5] Như vậy, hạn hán đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, đặc biệt là các huyện đồng bằng ven biển, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tác động của thiên tai nói chung và hạn hán nói riêng đến các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị là vấn đề mang tính cấp thiết. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 145-154
- 146 LÊ THỊ HOÀI NHÂN và cs. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu tác động của hạn hán trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: phương pháp dựa trên nguồn th ng tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập các tài liệu của các năm trước đó mà chúng ta không tiếp xúc được đối tượng khảo sát (các số liệu về tác động của hạn hán lên các huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Trị trước năm 2015 . Các tài liệu cũng cung cấp các cơ sở khoa học để từ đó kế thừa và phát triển phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Việc xử lý thông tin: xử lý logic các th ng tin định tính để đánh giá tác động của hạn hán lên các huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Trị, xử lý toán học đối với các số liệu thu thập được. * Phương pháp toán học thống kê: Các số liệu về tác động của hạn hán lên các huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Trị cần được tổng hợp, trình bày và tính toán để cho thấy được mức độ tác động từ đó phân tích và đưa ra các giải pháp cần thiết. * Phương pháp thực địa: phương pháp thực địa giúp chúng ta có cái nhìn trực quan nhất tác động của hạn hán lên các huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Trị. Từ đó, thông qua việc so sánh đối chiếu với tài liệu các năm trước đây để rút ra vấn đề cần nghiên cứu. * Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp kh ng thể thiếu trong nghiên cứu địa lý, nhằm cung cấp vị trí của đối tượng trong không gian và sự biến đổi của đối tượng theo thời gian. Các biểu đồ cung cấp cái nhìn trực quan nhất về sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo thời gian. 3. ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình hạn hán trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị Hình 1. Bản đồ các huyện ven biển tỉnh Quảng Trị
- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG... 147 Các huyện đồng bằng ven biển Quảng Trị bao gồm các huyệnVĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Với diện tích tự nhiên là 1940 km2 chiếm hơn 0% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả Tỉnh. 3.1.1. Tình hình hạn hán trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị Trên địa bàn các huyện đã xảy ra những đợt hạn nặng trong lịch sử như: [5] Đợt hạn năm 1992 - 1993: Thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa vào cuối năm 1 2 gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất và dân sinh trong năm 1 3. Lượng mưa thiếu hụt mưa so với trung bình nhiều năm tới 30 - 70%, có nơi 100% từ tháng 8 - 11/1992 và tới 40- 60% trong những tháng đầu năm 1 3. Đầu năm 1 3, dự trữ nguồn nước trong đất, sông suối và ở các hồ chứa rất ít. Hạn hán thiếu nước nghiêm trọng trong vụ Đ ng Xuân 1992-1993, Hè Thu 1993, ở hầu hết các huyện. Mực nước trên các s ng đều thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,5m. Tháng 7/1993, mực nước các hồ chứa đều ở dưới mức nước chết vẫn được tiếp tục khai thác chống hạn. Đợt hạn năm 1997 - 1998: Nguyên nhân hạn chủ yếu do mùa mưa kết thúc sớm hơn mọi năm khoảng một tháng nên lượng mưa chỉ đạt 50 - 70% so với trung bình nhiều năm. Cùng với việc thiếu hụt lượng nước mưa, nhiệt độ các tháng đầu năm cũng cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 - 3oC. Hậu quả, một số sông không còn dòng chảy, nhiều 85 hồ chứa bị cạn kiệt. Thống kê giá trị thiệt hại trên 208 tỷ đồng. Đợt hạn năm 2003: Nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn. Đợt hạn năm 2005: Nắng nóng kéo dài, có những tháng số ngày có nhiệt độ trên 35oC là 19. Nắng nóng trên diện rộng lượng bốc hơi cao làm cạn kiệt nguồn nước trên các hồ chứa, trên các sông. Gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nặng nề. Đợt hạn năm 2010: Gió mùa Tây nam khô nóng ảnh hưởng mạnh, kéo dài và sớm hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Trong năm có 5 đợt nắng nóng xảy ra. Nhiệt độ cao nhất đạt 40,7oC. Năm 2015: Đã ghi nhận tình trạng hạn hán diễn ra đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn các huyện. Ngay từ đầu tháng 3 2015, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nắng nóng kéo dài. Đặc biệt, từ ngày 1/5 - 20 6 2015 đã xảy ra nắng nóng gay gắt, trong đó có 6 ngày từ 28/5 - 2/6/2015) xuất hiện nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ duy trì cao nhất trên 400C. [5] Bảng 1. Thống kê các đợt nắng ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị từ 2009-2015 Năm Thời gian Số đợt Nhiệt độ cao nhất (0C) 2009 Tháng 5-8 6 đợt 40-42 2010 Tháng 5-6 6 đợt 39-40 2014 Tháng 4-7 5 đợt 39-42 2015 Tháng 3-6 6 đợt 40-42 Nguồn: [5]
- 148 LÊ THỊ HOÀI NHÂN và cs. Vùng hạn nặng tập trung các xã phía Đ ng s ng Cánh Hòm như: Gio Thành, Trung Hải, Gio Phong, Gio Mỹ, Gio Mai, Gio Quang, thị trấn Gio Linh... 3.1.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng hạn hán trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị Thứ nhất: Do chịu ảnh h ởng nc ag T Nam kh n ng Từ tháng III đến tháng IX hàng năm tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam kh nóng, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng IV đến tháng VII. Với số ngày có gió Tây Nam kh nóng trung bình , ngày năm. Bảng 2. Tổng số ngà g kh n ng trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị (2006-2015) (Đơn vị: Ngày) Năm Số ngày gió khô nóng Năm Số ngày gió khô nóng 2006 50 2011 18 2007 42 2012 10 2008 39 2013 20 2009 29 2014 23 2010 31 2015 37 Nguồn:[3] - Gió Tây Nam kh nóng có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các huyện đồng bằng ven biển Quảng Trị. + Khi có gió Tây khô nóng thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC và độ ẩm nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Những ngày như vậy được gọi là các ngày khô nóng. Mỗi tháng trung bình có 7 - 10 ngày, trong đó 2 - 4 ngày gió Tây khô nóng thổi mạnh. Như vậy, trung bình mỗi tháng trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển có 7 - 10 ngày khô nóng. Những ngày gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất làm cho nhiệt độ khu vực tăng mạnh. Nhiệt độ tăng cao đột biến nhiều khi lên tới hơn 0oC. + Gió Tây kh nóng làm lượng mưa trong khu vực giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân dẫn đến lượng mưa trong khu vực có hai cực đại và một cực tiểu trùng với thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động và làm cho mùa mưa trong khu vực chậm dần về Thu - Đ ng. + Khi gió Tây hoạt động còn làm cho độ ẩm tương đối của không khí giảm đi rõ rệt gây ra thời tiết rất khô hạn. Đồng thời lượng bốc hơi tăng lên khiến cho tình trạng thiếu nước diễn ra phổ biến. Theo thống kê, do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng, từ năm 1 90 đến năm 2015 có khoảng 912 đợt kh nóng, trung bình 37,2 đợt năm. Thứ ha : Do đặc trung dòng chảy sông ngòi trên khu vực. Có thể nhận thấy các đặc trưng dòng chảy sông ngòi của tỉnh Quảng Trị biến đổi rất lớn theo không gian và thời gian: + Về không gian: Số tháng có mức nước khô hạn ở các trạm là khác nhau:
- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG... 149 Bảng 3. Mực n c trung bình tháng, năm ở các trạm th văn (Đơn vị: cm) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Cửa Việt 1 -7 -10 -13 -15 -23 -24 -16 5 27 26 16 -3 Gia Vòng 228 213 204 202 210 201 194 198 237 307 295 262 229 Thạch Hãn 17 6 1 -3 -3 -12 -14 -3 41 96 96 62 24 Nguồn: [3] Qua bảng 3, thấy rằng: Tại trạm Cửa Việt có 7 tháng khô hạn, kéo dài từ trước và trong suốt mùa khô (từ tháng II - tháng VIII) với mực nước mùa kiệt nhất là -24 cm vào tháng VII. Điều này là cho mực nước trung bình năm ở đây thấp nhất trong Tỉnh đạt -2 cm. Trạm Thạch Hãn có 5 tháng khô hạn, kéo dài trong suốt mùa khô (từ tháng IV - tháng VIII) với mực nước mùa kiệt nhất là -14 cm vào tháng VII. Trạm Gia Vòng không có tháng nào khô hạn, mực nước trung bình trong các tháng cao hơn các trạm còn lại (trên 190 cm) gấp hàng chục lần. Vì thế, mức nước trung bình năm ở đây rất cao. Về thời gian có sự chênh lệch giữa mùa mưa và mùa kh : Mùa mưa duy trì khoảng 4 tháng (từ tháng IX đến tháng XII), tổng lượng dòng chảy khoảng 6,672km3 chiếm 75 - 80% tổng lượng dòng chảy của cả năm. Vào mùa này dòng chảy sông ngòi mạnh, lượng nước dồi dào. Mùa khô kiệt kéo dài 8 tháng (từ tháng I đến tháng VIII) với tổng lượng dòng chảy khoảng 1,33 - 2,5 km3 (chiếm 20 - 25% tổng lượng dòng chảy). Vào mùa này dòng chảy sông kém, thiếu nước trầm trọng, có nhiều khúc sông bị chết do thiếu nước. Điều này tạo áp lực lớn lên các hồ chứa nước vào mùa mưa và thiếu hụt nước trầm trọng vào mùa khô hạn là điều khó tránh khỏi. Cụ thể, những năm hạn nặng như 1 3, 1998, 2003 hầu hết các hồ chứa đều thiếu nước để phục vụ nước tưới sản xuất trầm trọng, có một số hồ chứa vừa và nhỏ bị cạn kiệt và không cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp như hồ La Ngà, inh M n, Nghĩa Hy, Hà Thượng, Trúc Kinh, ... Thứ ba, biến đổi khí hậu àm g a tăng nh ệt độ, số đợt hạn hán: Trong 5 năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đ ng xuân. Đặc biệt vào năm 2010 một số địa phương đang đối mặt với hạn hán, kh ng có nước sản xuất, thiếu nước sạch trong sinh hoạt kéo dài. Nhiều đợt nắng nóng kéo dài và liên tiếp xảy ra, nhiệt độ có thể nói cao nhất từ trước tới nay 39 - 400C. 3.2. Tác động của hạn hán đến các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị 3.2.1. Về tự nhiên Hạn hán có ảnh hưởng nhất định đến tự nhiên tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, như tính đa dạng loài sinh vật tại các hệ sinh thái khác nhau, tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên rừng;...
- 150 LÊ THỊ HOÀI NHÂN và cs. Bảng 4. Tác động c a hạn hán đến tự nhiên c a các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị Tác động lên đặc điểm tự nhiên Tác động đến đa dạng sinh học - Khô hạn - Nguồn lợi thủy hải sản nội địa giảm sút - Nhiệt độ nước tăng - Hệ sinh thái vùng biển bị thu hẹp, cửa sông, - Thiếu nước ngọt hạ lưu sông bị mặn hóa - Phèn của đất và nước tăng cao - Dịch bệnh có thể bùng phát tại các khu vực - Nhiễm mặn cao và sâu hơn nuôi trồng hạ lưu - Gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng - Chu kỳ sinh học của một số loài bị thay đổi. thủy vực - h cạn ao hồ, s ng suối. Nguồn: [5] Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến các tai biến thiên nhiên khác, đặc biệt là xâm nhập mặn ở các huyện đồng bằng ven biển. Mực nước mùa kiệt trên các sông phần hạ du phụ thuộc chủ yếu vào triều ngoài cửa sông. Từ đó, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ vào thời kỳ hạn hán. Các sông bị mặn xâm nhập sâu vào đất liền Sông Bến Hải khoảng 30 km, sông Hiếu khoảng 25 - 30 km, sông Thạch Hãn khoảng 25 km. Kết quả quan trắc cũng ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 độ mặn tại các lưu vực sông Thạch Hãn và Bến Hải khá lớn vào mùa khô, tại các điểm hạ lưu hai hệ thống s ng này độ mặn dao động từ 0,05 - 32‰, các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến Cầu Cửa Việt đối với hệ thống sông Thạch Hãn, các điểm từ cầu Sa Lung và điểm cách cầu Hiền Lương 2 km về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải bị nhiễm mặn. 3.2.2. Về kinh tế - xã hội Tổng thiệt hại về kinh tế từ năm 1 3 đến năm 2015 do hạn hán, nắng nóng, gió Tây Nam khô nóng, xâm nhập mặn lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Mặt khác, nắng nóng k o dài gây hạn nặng kết hợp mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm tổn thất nặng nề trong sản xuất và thiếu nước sinh hoạt cụ thể một số năm ở bảng 5). Bảng 5. Tổng hợp thiệt hại do hạn hán đến kinh tế - xã hộ đến vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị từ năm 1993 đến 2015 Năm 1993 1998 2002 2003 2004 2005 2007 2009 2015 Tổng cộng thiệt 156 208,8 35,7 56,3 3,5 36 5 210 79,2 hại (tỷ đồng) Nguồn: [3] Trong nông nghiệp, hạn hán là yếu tố dễ gây tác động nhất đến sự phát triển cũng như thời vụ gieo trồng và giống cây tại từng địa phương.
- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG... 151 Bảng 6. Tổng hợp thiệt hại do hạn hán đối v i nông nghiệp từ năm 1990 đến 2015 Năm thiệt hại Danh mục thiệt hại 1990 1998 2002 2003 2005 2009 2015 Diện tích các loại cây trồng bị hạn 6.000 17.993 7.993 8.961 3.387 31.000 15.000 nặng (ha) Diện tích các loại cây trồng bị mất 12.000 10.224 4.141 3.976 2.800 5.000 3.500 trắng (ha) Kinh phí chống hạn (nạo vét kênh mương, tiền dầu, tiền điện, ...) (tỷ 10 15 5 28 đồng) Tổng cộng thiệt hại (tỷ động) 156 208,8 35,7 56,3 36 19,2 79,2 Nguồn: [3] Những năm hạn, có nhiều xã trên địa bàn các huyện đồng bằng ven biển Tỉnh có diện tích các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước tưới vì khô nóng. Tính trung bình cho những năm hạn vừa có khoảng 30 - 40 xã có diện tích các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước tưới và khô nóng. Trong công nghiệp, hạn hán ảnh hưởng đến các hoạt động của ngành. Đặc biệt là ngành công nghiệp điện lực. Thiếu nước vào mùa khô, làm giảm lưu lượng nước trong mỗi hồ chứa. Nó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp năng suất, sản lượng, hiệu quả sản xuất của ngành. 3.3. Thực trạng phòng tránh giảm nhẹ hạn hán ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị [1] Để chủ động ứng phó với hạn hán, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và cả hệ thống chính trị theo phương châm “chủ động phòng, tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, trong đó, chủ động phòng, tránh là chính. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã quán triệt phương châm trên cơ sở phát huy tốt, có hiệu quả phương châm “ tại chỗ” bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị tập trung triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách như: - Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chống hạn trong năm, trên cơ sở đó xây dựng phương án, nhiệm vụ năm sau, bám sát với tình hình thực tế từng địa bàn. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của tỉnh về chống hạn và thích ứng biến đổi khí hậu. - Chủ động rà soát lại phương án chống hạn thật cụ thể. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục để không ngừng nâng cao ý thức cảnh giác, khắc phục tình trạng chủ
- 152 LÊ THỊ HOÀI NHÂN và cs. quan trong công tác chống hạn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia chống hạn. - Các Sở, Ban ngành, các cơ quan, đơn vị thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, đảm bảo làm tốt công tác dự báo, thông tin, phòng ngừa, ứng phó thiên tai có hiệu quả. Bên cạnh đó, có rất nhiều các dự án, chương trình chiến lược được thực hiện nhằm phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh như: “ ế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”; Chương trình, kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.[6] 3.4. Đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ hạn hán ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị [4] Dựa trên hiện trạng phát triển kinh tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các huyện đồng bằng ven biển và tỉnh Quảng Trị nói chung đến năm 2020, kịch bản biển đổi khí hậu và mực nước biển dâng cho Việt Nam. Đề tài đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị, các giải pháp cụ thể được thể hiện ở bảng 7: Bảng 7. Giải pháp phòng tránh giảm nhẹ hạn hán ở các huyện đồng bằng ven biển Quảng Trị Mô tả tác động Giải pháp công trình Giải pháp phi công trình - Sửa chữa, nâng cấp và xây - Tác động tới cung cấp dựng mới các tuyến đê s ng, nước của những khu vực sử đập ngăn mặn, giữ ngọt. dụng nước s ng do gia tăng - Sửa chữa, nâng cấp và xây Lập bản đồ phân vùng đánh mức độ nhiễm mặn. dựng mới các hồ chứa thượng giá rủi ro hạn hán. - Tác động tới các khu vực nguồn để giữ nước và cung sử dụng hồ chứa nước. cấp nước vào mùa kiệt, cải tạo m i sinh m i trường. - Lập kế hoạch dự trữ hàng năm các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, chất đốt, thuốc y tế, hóa chất, để Tác động về mặt xã hội như ứng cứu, cứu trợ các địa bàn dịch bệnh phát sinh, sức khi cần thiết. khỏe người dân, - Tuyên truyền vận động người dân bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi có dịch bệnh xảy ra. - Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các hồ chứa thượng Suy giảm nước ngầm nguồn để giữ nước và cung cấp nước vào mùa kiệt, cải tạo m i sinh m i trường.
- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG... 153 . ẾT LUẬN Các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị là nơi hứng chịu nhiều thiên tai, trong đó hạn hán là thiên tai gây tôn thất nặng nề nhất trong những năm gần đây. Cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các đợt hạn ở đây ngày càng chuyển biến phức tạp. Hạn hán thường xảy ra từ tháng III đến tháng IX hàng năm nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào). Có nhiều đợt hạn hán gây thiệt hại lớn như các năm 1 3, 1 , 2003, 2005, 2010, 2015 trong đó, thiệt hại lớn nhất là năm 1 : với tổng giá trị thiệt hại trên 208 tỷ đồng). Đặc biệt, trong năm 2015 thiên tai đã làm 2 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 110,2 tỷ đồng, riêng thiệt hại do hạn hán lên đến 79,2 tỷ đồng. Hạn hán dẫn đến thiếu nguồn nước trong sinh hoạt và sản xuất, làm phèn của đất và nước tăng cao, nguy cơ nhiễm mặn cao hơn, làm các ao hồ, s ng ngòi trên địa bàn các huyện bị khô cạn, nhiều cánh rừng bị cháy,... đặc biệt là các dịch bệnh do hạn hán gây ra cho người và trong nông nghiệp, có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Như vậy, hạn hán là một trong những loại thiên tai gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư và phát triển kinh tế xã hội của các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị. Để giải quyết các vấn đề đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình sau: Giải pháp công trình: Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đê s ng, đập ngăn mặn, giữ ngọt; các hồ chứa thượng nguồn để giữ nước và cung cấp nước vào mùa kiệt, cải tạo m i sinh m i trường. Giải pháp phi công trình: trồng và bảo vệ rừng, quy hoạch mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp; xây dựng phương án dự báo, cảnh báo hạn hán, xây dựng bản đồ cảnh báo hạn hán; quy hoạch phát triển kinh tế; chú trọng công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị (2014), Quảng Trị. [2] Bộ Tài nguyên - M i trường (2009). Ch ơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó v i BĐKH, Hà Nội. [3] Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Trị (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Quảng Trị. [4] Lê Trung Tuân (2009). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung. [5] Trang Th ng tin điện tử tỉnh Quảng Trị (2015). Xu thế biến đổi khí hậu ở Quảng Trị trong những năm qua, Quảng Trị. [6] UBND tỉnh Quảng Trị (2009). Kế hoạch quản lý r i ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, Quảng Trị.
- 154 LÊ THỊ HOÀI NHÂN và cs. LÊ THỊ HOÀI NHÂN SV lớp Địa 3B, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0166 891 0926, Email: lethihoainhan95@gmail.com VÕ THỊ LIÊN SV lớp Địa 3B, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0164 464 5905, Email: vothilien15693@gmail.com LÊ QUANG NGUYÊN SV lớp Địa 3B, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0164 242 6524, Email: Nguyenle.facebook@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá điển hình tại tỉnh Bến Tre
9 p | 166 | 14
-
Nghiên cứu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ và phòng, chống hoang mạc hoá, phòng hạn, phòng chống suy thoái tài nguyên nước ở Ninh Thuận và Bình Thuận
6 p | 109 | 11
-
Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh An Giang và giải pháp ứng phó
6 p | 115 | 5
-
Đánh giá hiệu quả của mô hình phục hồi môi trường đất lúa bị suy thoái do tác động của mặn hóa vùng đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 45 | 4
-
Đánh giá tác động của hạn hán thiếu nước đến sản xuất nông nghiệp tại Ninh Thuận
5 p | 58 | 4
-
Tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe ở các nước ASEAN
9 p | 96 | 4
-
Nghiên cứu tác động môi trường do khai thác đá vôi tại mỏ Thung Đặng, tỉnh Hà Nam
4 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá biến động và dự tính hạn khí tượng theo chỉ số ẩm dưới tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận
10 p | 17 | 3
-
Phân tích kinh tế về tác dộng của biến đổi khí hậu các trường phái học thuật và định hướng nghiên cứu ở Việt nam
7 p | 33 | 3
-
Đánh giá tác động của hạn hán đến đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát và Phù Mỹ tỉnh Bình Định
11 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Ba trong bối cảnh biến đổi khí hậu
8 p | 47 | 3
-
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán tỉnh Lâm Đồng
7 p | 49 | 3
-
Đánh giá tính dễ tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng Trị
9 p | 56 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán tại tỉnh Ninh Bình
5 p | 84 | 3
-
Vấn đề bồi lấp ở các cửa biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan và Đề Gi (Bình Định) do tác động của các kiểu kè mỏ hàn
13 p | 66 | 2
-
Nghiên cứu tác động của biện pháp thi công đến chuyển bị hố móng công trình thủy lợi trong điều kiện nền đất yếu
12 p | 14 | 2
-
Tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động nuôi hải sản tại khu vực ven biển Bắc Bộ
8 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn