TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA DỊCH CHIẾT TỎI ĐEN<br />
ĐỐI VỚI MỘT SỐ CƠ QUAN LYMPHO TRÊN CHUỘT BỊ CHIẾU XẠ<br />
Hồ Anh Sơn*; Vũ Bình Dương*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch của tỏi đen Lý Sơn trên chuột nhắt. Chia<br />
động vật nghiên cứu thành 4 nhóm: nhóm chứng sinh học không chiếu xạ (CG), nhóm chiếu xạ<br />
(RG), nhóm chiếu xạ - tỏi tươi (RFGG) và nhóm chiếu xạ - tỏi đen (RBGG). Chuột được chiếu<br />
xạ một liều duy nhất 7 Gy. Kết quả: tỏi đen có tác dụng duy trì quần thể tế bào (TB) miễn dịch<br />
tại lách, hạch, tuyến ức và tủy xương. Sau 7 ngày sử dụng tỏi, quần thể TB lympho và TB tủy<br />
xương của nhóm điều trị tỏi đen (RBGG) tương đương với nhóm chứng sinh học. Các nhóm<br />
khác có mật độ TB miễn dịch thấp hơn.<br />
* Từ khóa: Dịch chiết tỏi đen; Tác dụng bảo vệ; Chuột bị chiếu xạ.<br />
<br />
Evaluating the Immune Cells Protective Effect of Lyson Blackgarlic<br />
Extract in Mice Exposed to Radiation<br />
Summary<br />
The immunoprotective effect of Lysơn black garlic against radiation was investigated in mice.<br />
Experimental animals were divided into four groups: a control group (CG), a radiation group (RG),<br />
a radiation + fresh garlic treated group (RFGG), and a radiation + black garlic treated group<br />
(RBGG). Mice were readiated by single dose of 7 Gy. The results indicated that black garlic<br />
administration maintained the immune cell population in spleen, lymph node, thymus gland and<br />
bone marrow. After 7 days of garlic treatment, lympho cells and bone marrow cells in RBGG<br />
were similar to those in CG. Other groups showed lower density of immune cells.<br />
* Key words: Black garlic extract; Immunoprotective effect; Mice expose to radiation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi<br />
tươi (Allium sativum) ở nhiệt độ và độ ẩm<br />
thích hợp. Sản phẩm thu được có màu<br />
đen vị ngọt, không còn mùi vị hăng cay<br />
của tỏi tươi. Nhiều nghiên cứu cho thấy<br />
dịch chiết tỏi đen có một số tác dụng vượt<br />
trội so với tỏi tươi như: tác dụng chống<br />
<br />
oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ức chế<br />
TB ung thư… [4, 7].<br />
Ở Việt Nam, Học viện Quân y đã lên men<br />
thành công tỏi đen từ nguồn tỏi Lý Sơn.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm<br />
tỏi đen Lý Sơn tạo ra có hàm lượng các hợp<br />
chất chứa lưu huỳnh cải thiện đáng kể so<br />
với tỏi thường, đặc biệt là S-allyl-L-cystein [1].<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Bình Dương (vbduong2978@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/11/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/11/2014<br />
<br />
31<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
Dịch chiết tỏi đen ít độc tính và có tác<br />
dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ quan tạo<br />
máu trên chuột bị chiếu xạ tốt hơn tỏi tươi<br />
[2, 3]. Tiếp theo các nghiên cứu về tỏi đen<br />
Lý Sơn, trong bài này chúng tôi thông<br />
báo: Kết quả đánh giá tác dụng bảo vệ<br />
quần thể TB cơ quan miễn dịch trên chuột<br />
bị chiếu xạ của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Tỏi Lý Sơn thu hái tại đảo Lý Sơn Quảng Ngãi (6 - 2011). Lên men tỏi đen<br />
từ tỏi tươi Lý Sơn do Học viện Quân y<br />
cung cấp (lô LBG 02/06). Điều chế dịch<br />
chiết tỏi tươi và tỏi đen Lý Sơn như sau:<br />
bóc bỏ phần vỏ tỏi, lấy phần củ bên trong.<br />
Cân 100 gam củ tỏi, cắt nhỏ và đem chiết<br />
siêu âm với nước ở nhiệt độ 70°C (2 lần).<br />
Gộp dịch chiết, lọc bỏ loại tạp chất và cô<br />
tới cao đặc 2:1. Bảo quản ở tủ mát 2 8°C. Khi sử dụng, cao cô đặc được pha<br />
trong nước cất, chuột uống với liều 100<br />
µg tỏi đen/20 g thể trọng, tương ứng với<br />
thể tích 0,1 ml dịch/10 g thể trọng.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, do Ban<br />
Cung cấp động vật thí nghiệm, Học viện<br />
Quân y cung cấp, không phân biệt giống,<br />
khoẻ mạnh, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm,<br />
cân nặng 20,0 ± 2,0 g. Chuột được nuôi<br />
trong điều kiện nhiệt độ 24 ± 20C, ánh<br />
sáng chu kỳ, bật đèn lúc 7 giờ sáng, tắt đèn<br />
7 giờ tối, nước và thức ăn được nấu chín,<br />
bảo đảm theo nhu cầu.<br />
* Phân nhóm:<br />
Chia động vật thành 4 nhóm, mỗi nhóm<br />
10 chuột, trong đó:<br />
32<br />
<br />
- Nhóm chứng sinh học: không dùng<br />
thuốc thử, uống nước sạch với thể tích<br />
tương đương 0,1 ml/10 g thể trọng.<br />
- Nhóm chứng chiếu xạ: chiếu xạ toàn<br />
thân 1 lần liều 7 Gy duy nhất, không dùng<br />
thuốc thử, uống nước sạch với thể tích<br />
tương đương 0,1 ml/10 g thể trọng.<br />
- Nhóm tỏi thường: chiếu xạ toàn thân<br />
1 lần liều 7 Gy duy nhất, uống dịch chiết<br />
tỏi thường hàng ngày (uống 7 ngày liên<br />
tục trước chiếu xạ).<br />
- Nhóm tỏi đen: chiếu xạ toàn thân 1 lần<br />
liều 7 Gy duy nhất, uống dịch chiết tỏi đen<br />
hàng ngày (uống 7 ngày liên tục trước<br />
chiếu xạ).<br />
* Liều và cách cho uống:<br />
Cho chuột uống bằng cách đưa trực tiếp<br />
vào dạ dày chuột qua sonde chuyên dụng.<br />
Chuột uống với liều 0,1 ml/10 g thể trọng [4].<br />
* Phương pháp chiếu xạ:<br />
Dùng nguồn chiếu Cobalt 60 tại Khoa<br />
Y học Hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103.<br />
Chuột nhắt trắng đặt trong các hộp gỗ<br />
hình trụ đường kính 20 cm, chia 10 ngăn<br />
(10 chuột/lần chiếu) và chiếu xạ toàn thân<br />
1 lần. Khoảng cách từ nguồn chiếu đến<br />
động vật 60 cm. Liều chiếu 7 Gy.<br />
* Chỉ tiêu đánh giá:<br />
Sau chiếu xạ 1 tuần, mỗi nhóm có 3<br />
chuột bị giết bằng phương pháp kéo giãn<br />
đốt sống cổ. Phẫu thuật tách hạch, lách,<br />
tuyến ức và đầu xương đùi để làm giải<br />
phẫu bệnh lý. Ngâm các mô vào dung<br />
dịch formalin 10%, đánh giá tổn thương<br />
mô bệnh học các cơ quan thông qua<br />
đánh giá mật độ TB. Kỹ thuật đúc paraffin,<br />
cắt, nhuộm và đọc tiêu bản được tiến<br />
hành tại Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện<br />
Quân y 103.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
KÕt qu¶ nghiªn cøu<br />
1. Hình ảnh mô bệnh học lách các nhóm chuột sau chiếu xạ 1 tuần.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C D<br />
Hình 1: Hình ảnh mô bênh học lách (40X).<br />
(A): Nhóm chứng sinh học; (B): Nhóm chứng chiếu xạ; (C): Nhóm uồng tỏi thường<br />
chiếu xạ; (D): Nhóm uống tỏi đen chiếu xạ.<br />
- Nhóm chứng sinh học: hình ảnh lách<br />
gồm tuỷ đỏ và tuỷ trắng. Tuỷ đỏ gồm<br />
thừng lách có các TB lympho, TB võng,<br />
nhiều mẫu tiểu cầu và xoang mạch. Tuỷ<br />
trắng có các nang lympho, trung tâm có<br />
động mạch bút lông.<br />
- Nhóm chứng chiếu xạ: hình ảnh tuỷ<br />
đỏ giãn rộng, các xoang mạch giãn rộng,<br />
xung huyết, nhiều TB bị thoái hoá nước,<br />
không thấy mẫu tiểu cầu. Tuỷ trắng còn ít,<br />
33<br />
<br />
gồm các đám nhỏ TB lympho xếp xung<br />
quanh động mạch bút lông.<br />
- Nhóm tỏi thường: có hai vùng tuỷ<br />
trắng tăng sinh TB lympho non, vùng tuỷ<br />
đỏ các xoang mạch xung huyết, chứa nhiều<br />
đại thực bào, trong bào tương chứa sắc<br />
tố hemosiderin, không thấy mẫu tiểu cầu,<br />
TB võng nội mô tăng sinh, tuỷ trắng ít,<br />
gồm các đám TB lympho xếp xung quanh<br />
động mạch bút lông.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
- Nhóm tỏi đen: hình ảnh tuỷ đỏ giãn rộng, các xoang mạch xung huyết chứa nhiều<br />
đại thực bào mà trong bào tương có nhiều sắc tố hemosiderin, TB võng nội mô tăng<br />
sinh, không thấy mẫu tiểu cầu. Tuỷ trắng còn ít, gồm các đám TB lympho xếp xung<br />
quanh động mạch bút lông. Có các vùng nhỏ tăng sinh TB lympho non.<br />
Bảng 1: Số lượng một số loại TB trong lách.<br />
209 63<br />
<br />
6 0,5<br />
<br />
Nhóm chứng chiếu xạ (2)<br />
<br />
92 36<br />
<br />
0<br />
<br />
Nhóm tỏi thường (3)<br />
<br />
148 27<br />
<br />
0<br />
<br />
172 38<br />
p1_2,3 < 0,05<br />
p4_2 < 0,05<br />
<br />
2 0,4<br />
p1_2,3,4 < 0,05<br />
p4_2,3 < 0,05<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học (1)<br />
<br />
Nhóm tỏi đen (4)<br />
p<br />
<br />
Với mỗi tiêu bản, 02 vi trường được chọn quanh động mạch bút lông để đếm số<br />
lượng TB lympho và mẫu tiểu cầu. Số lượng TB lympho ở lách nhóm tỏi đen nhiều<br />
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng chiếu xạ. Nhóm uống tỏi thường, chưa có<br />
sự khác biệt đáng kể so với nhóm chứng và nhóm tỏi đen. Số lượng mẫu tiểu cầu của<br />
nhóm uống tỏi đen cao hơn đáng kể so với nhóm chứng và nhóm tỏi thường.<br />
2. Hình ảnh mô bệnh học hạch các nhóm chuột sau chiếu xạ 1 tuần.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
D<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh mô học hạch (40X).<br />
(A): Nhóm chứng sinh học; (B): Nhóm chứng chiếu xạ; (C): Nhóm uồng tỏi thường<br />
chiếu xạ; (D): Nhóm uống tỏi đen chiếu xạ.<br />
34<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br />
<br />
- Nhóm chứng sinh học: hình ảnh cấu<br />
trúc hạch gồm vùng vỏ và vùng tuỷ. Vùng<br />
vỏ có các nang lympho với tâm mầm sáng.<br />
Vùng tuỷ có dây nang và hang bạch huyết.<br />
Mật độ TB vừa.<br />
<br />
A<br />
<br />
- Nhóm chứng chiếu xạ: hạch nhỏ, mật<br />
độ TB ít, không thấy cấu trúc nang lympho,<br />
tăng sinh TB lympho non, TB lympho thành<br />
thục ít, rải rác có một số TB có nhân lớn,<br />
nhiều múi.<br />
- Nhóm tỏi thường: hạch nhỏ, không<br />
thấy cấu trúc nang lympho, có tăng sinh<br />
nhẹ TB lympho non.<br />
<br />
B<br />
<br />
- Nhóm tỏi đen: hạch nhỏ, có cấu trúc<br />
nang lympho, có tăng sinh TB lympho non.<br />
Bảng 2: Số lượng một số loại TB trong lách.<br />
<br />
Nhóm chứng sinh học (1)<br />
<br />
90 ± 21<br />
<br />
132 ± 38<br />
<br />
Nhóm chứng chiếu xạ (2)<br />
<br />
33 ± 19<br />
<br />
52 ± 41<br />
<br />
Nhóm tỏi thường (3)<br />
<br />
53 ± 22<br />
<br />
67 ± 26<br />
<br />
Nhóm tỏi đen (4)<br />
<br />
78 ± 17<br />
<br />
110 ± 35<br />
<br />
p1_2,3 < 0,05<br />
<br />
p1_2,3 < 0,05<br />
<br />
p4_2 < 0,05<br />
<br />
p4_2,3 < 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
C<br />
<br />
Số lượng TB lympho non trong hạch<br />
của nhóm chuột uống tỏi đen cao hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm chứng chiếu xạ. TB<br />
lympho trưởng thành nhóm tỏi đen cao<br />
hơn đáng kể so với nhóm chứng và nhóm<br />
tỏi thường (p < 0,05).<br />
3. Hình ảnh mô bệnh học tuyến ức<br />
các nhóm chuột sau chiếu xạ 1 tuần.<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 3: Hình ảnh mô học tuyến ức (40X).<br />
(A): Nhóm chứng sinh học; (B): Nhóm<br />
chứng chiếu xạ; (C): Nhóm uồng tỏi<br />
thường chiếu xạ; (D): Nhóm uống tỏi đen<br />
chiếu xạ.<br />
<br />
35<br />
<br />