TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA THUỐC CYTOFLAVIN<br />
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU TRONG HAI TUẦN ĐẦU<br />
Nguyễn Văn Tuấn*; Nguyễn Minh Hiện*; Nguyễn Thị Hường**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu điều trị đột quỵ nhồi máu não (NMN) trong hai tuần đầu trên 100 bệnh nhân<br />
(BN), gồm 50 BN nhóm chứng điều trị phác đồ NMN cơ bản và 50 BN nhóm nghiên cứu sử<br />
dụng kết hợp thêm thuốc cytoflavin. Kết quả: BN > 50 tuổi chiếm 94%, tỷ lệ nam/nữ = 1,8. Rối<br />
loạn ý thức 26%, liệt nửa ngƣời 98%, liệt dây VII trung ƣơng 79%, rối loạn cảm giác 55% và rối<br />
loạn ngôn ngữ 41%. Ổ nhồi máu kích thƣớc 3 - 5 cm chiếm 79,3%; vùng bao trong 31% và<br />
vùng nhân xám 36%. Cải thiện lâm sàng chung theo thang điểm NIHSS từ mức trung bình đến<br />
tốt ở nhóm dùng cytoflavin là 86%; cải thiện mức độ liệt theo thang điểm MRC là 92%, khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng gặp tỷ lệ thấp (12%),<br />
tất cả ở mức độ nhẹ, thoáng qua và không để lại nguy hại gì. Chƣa có bằng chứng về tác dụng<br />
không mong muốn trên chức năng chuyển hóa gan, thận, đƣờng máu và công thức máu.<br />
Kết luận: cytoflavin cải thiện trên lâm sàng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng trong hai<br />
tuần đầu điều trị (p < 0,05). Thuốc an toàn, ít tác dụng phụ và không gây nguy hại.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não; Cytoflavin.<br />
<br />
clinical effects of Cytoflavin drugs on patients<br />
with ischemic stroke in the first two weeks<br />
Summary<br />
A study on the treatment of cerebral ischemic stroke in the first two weeks in 100 patients,<br />
including 50 patients as a control group who were treated ischemic stroke for basic regimen and<br />
50 patients whose regimen combined with cytoflavin. Results: over 50 years old accounted for 94%,<br />
the ratio of male/female = 1.8. Consciousness disorders: 26%, hemiplegic: 98%, paralyzed<br />
central cord VII: 79%, sensory disorders: 55% and language disorders: 41%. Drive infarct at the<br />
size of 3 - 5 cm accounted for 79.3%, basal ganglionic: 36% and internal caspules was 31%.<br />
For the group of Cytoflavin, 86% of patients were improved in general clinical based on NIHSS<br />
scale from medium to good; The rate of improvement in the level of paralysis according to the<br />
MRC scale was 92%, statistically significant different with p < 0.05. Undesirable effects were<br />
low (12%), mild, transient without any harm. There is no evidence of adverse effects on<br />
metabolic liver function, kidney, blood sugar and blood counts.<br />
Conclusion: Cytoflavin drug on clinical improvement was statistically significant compared to<br />
placebo after two weeks of treatment (p < 0.05). Drugs are safe, few side-effects and does not<br />
cause harm.<br />
* Key words: Ischemic stroke, Cytoflavin.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Tuấn (bstuanvqy103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 21/03/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/05/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/05/2014<br />
<br />
115<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử<br />
vong đứng thứ hai sau bệnh tim mạch và<br />
ung thƣ, là nguyên nhân hàng đầu gây<br />
tàn phế. Ƣớc tính mỗi năm Việt Nam có<br />
khoảng 200.000 ngƣời bị đột quỵ, 15 20% tàn phế hoàn toàn và 20 - 25% tự<br />
phục vụ [3, 6]. Đột quỵ não gồm hai thể:<br />
chảy máu não chiếm khoảng 15 - 20% và<br />
NMN (80 - 85%) [3].<br />
Ngày nay cùng với sự phát triển của<br />
khoa học công nghệ, việc chẩn đoán<br />
đƣợc nhanh chóng và chính xác. Điều trị<br />
kịp thời đặc hiệu bằng thuốc tiêu sợi<br />
huyết (actylase) đã mang lại kết quả phục<br />
hồi rất tốt với thể đột quỵ NMN. Tuy<br />
nhiên, do thời gian cửa sổ điều trị ngắn (3<br />
- 4,5 giờ đầu) nên tỷ lệ ngƣời bệnh đƣợc<br />
điều trị tiêu huyết khối thấp (< 7%) ở Mỹ<br />
[3, 5]. Do vậy, việc nghiên cứu thêm các<br />
thuốc bảo vệ và dinh dƣỡng thần kinh là<br />
cần thiết để làm phong phú thêm phác đồ<br />
điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều<br />
trị, cải thiện chất lƣợng sống cho ngƣời bệnh.<br />
Thuốc cytoflavin thuộc nhóm điều<br />
chỉnh trao đổi chất, của Hãng Khoa học Công nghệ Dƣợc phẩm “POLYSAN”<br />
Cộng hòa Liên bang Nga. Cytoflavin đã<br />
đƣợc sử dụng điều trị đột quỵ não ở Liên<br />
bang Nga và một số nƣớc châu Âu,<br />
nhƣng hiện nay ở Việt Nam chƣa có nhiều<br />
nghiên cứu về thuốc này. Do vậy, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:<br />
- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và<br />
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ở BN NMN<br />
trong 2 tuần đầu.<br />
- Đánh giá tác dụng hỗ trợ trên lâm<br />
sàng của thuốc cytoflavin ở nhóm BN<br />
nghiên cứu có dùng phác đồ nền.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
100 BN đột quỵ NMN trên lều tiểu não<br />
giai đoạn cấp, nằm điều trị nội trú tại<br />
Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Quân y 103<br />
từ 12 - 2012 đến 7 - 2013, tuổi đời từ 30 - 80.<br />
2. Tiêu chuẩn lựa chọn BN.<br />
- Lâm sàng: căn cứ vào định nghĩa đột<br />
quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(1990): bệnh khởi phát đột ngột với các<br />
triệu chứng thần kinh khu trú tồn tại > 24<br />
giờ hoặc tử vong trƣớc 24 giờ. Những<br />
triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với<br />
vùng não do động mạch bị tổn thƣơng<br />
phân bố, không do nguyên nhân chấn<br />
thƣơng sọ não [3].<br />
- Cận lâm sàng: 100% BN đƣợc chụp<br />
cắt lớp vi tính sọ não (CLVT).<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán.<br />
- Mắc các bệnh ung thƣ, viêm não, bệnh<br />
não do ký sinh trùng.<br />
- BN NMN chuyển thể, NMN tái diễn.<br />
- Phụ nữ có thai, rối loạn nhịp tim, huyết<br />
áp thấp.<br />
- Chống chỉ định dùng cytoflavin.<br />
- Hôn mê sâu, nhồi máu thân não và<br />
vùng dƣới lều.<br />
- BN không hợp tác nghiên cứu.<br />
* Chất liệu nghiên cứu:<br />
Các thuốc y học hiện đại đang dùng<br />
theo phác đồ nền dành cho BN đột quỵ<br />
NMN tại Bệnh viện Quân y 103 và cytoflavin:<br />
- Cerebrolysin (Áo): tiêm tĩnh mạch; hàm<br />
lƣợng mỗi ống 10 ml.<br />
- Gliatilin (Ý): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch;<br />
hàm lƣợng mỗi ống 1 g/4 ml.<br />
118<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
- Cytoflavin (Nga): ống tiêm 10 ml chứa<br />
succinic axít 1 g, nicotinamide 100 mg,<br />
riboxin 200 mg, riboflavin sodium<br />
phosphate 20 mg; tá dƣợc gồm meglumin<br />
1,65 g, hydroxit natri 0,34 g, nƣớc cất vừa<br />
đủ 10 ml. Cyttoflavin là một phức hợp cân<br />
bằng từ hai chất chuyển hóa (axít succinic,<br />
riboxin) và 2 coenzym-vitamin.<br />
<br />
+ Chống phù não: khi có biểu hiện phù<br />
não.<br />
<br />
+ Axít succinic - chất chuyển hóa nội<br />
sinh đa năng nội tế bào, thực hiện chức<br />
năng xúc tác trong chu trình Krebs, tăng<br />
cƣờng vòng tuần hoàn, tăng khối lƣợng<br />
năng lƣợng cần thiết để tổng hợp ATP và<br />
protein, có tác dụng chống giảm oxy do<br />
tăng nồng độ GABA trong mô não.<br />
<br />
Nhóm chứng gồm 50 BN đƣợc điều trị<br />
với phác đồ nền thƣờng dùng của viện.<br />
<br />
+ Nicotinamid - chất bảo vệ thần kinh,<br />
có tác dụng chống oxy hóa.<br />
<br />
Chỉ tiêu đánh giá: BN đƣợc khám<br />
chuyên khoa lâm sàng thần kinh, đánh<br />
giá tình trạng lâm sàng chung theo thang<br />
điểm NIHSS, đánh giá ý thức theo thang<br />
điểm Glasgow, đánh giá độ liệt theo thang<br />
điểm Hội đồng Anh (MRC) [3, 6].<br />
<br />
+ Riboxin - dẫn chất của purin, là tiền<br />
chất của ATP.<br />
+ Riboflavin - mononucleotid đƣợc tạo<br />
thành trong cơ thể từ riboflavin, tham gia<br />
các enzym điều chỉnh oxy hóa khử, tham gia<br />
vào quá trình trao đổi protein và chất béo.<br />
Nhƣ vậy, các hợp chất có trong<br />
cytoflavin có tác dụng điều chỉnh quá trình<br />
chuyển hóa năng lƣợng, chống giảm oxy<br />
và chống oxy hóa, dẫn đến bình thƣờng<br />
hóa quá trình trao đổi chất trong cơ thể.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br />
cứu, can thiệp bằng thuốc, có đối chứng,<br />
kết hợp mô tả phân tích.<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
Chia ngẫu nhiên 100 BN đột quỵ NMN<br />
thành 2 nhóm theo cách chọn 1:1. Cả 2<br />
nhóm đều đƣợc điều trị theo phác đồ nền<br />
tuân theo nguyên tắc điều trị đột quỵ não<br />
tại Bệnh viện Quân y 103:<br />
+ Duy trì chức năng sống và điều chỉnh<br />
các hằng số sinh lý tùy theo mức độ bệnh.<br />
<br />
+ Thuốc chống kết tập tiểu cầu: aspirin<br />
100 mg/ngày.<br />
+ Thuốc dinh dƣỡng và bảo vệ tế bào<br />
não: cerebrolysin 10 ml/ống x 2 ống/ngày,<br />
tiêm tĩnh mạch sáng, chiều; gliatilin 1 g x 2<br />
ống tiêm bắp thịt sáng, chiều.<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu gồm 50 BN đƣợc<br />
điều trị cytoflavin kết hợp với phác đồ nền<br />
thƣờng dùng của viện: cytoflavin 10 ml/ống<br />
x 2 ống/24 giờ, pha với natri clorua 0,9%<br />
truyền tĩnh mạch 40 giọt/phút.<br />
<br />
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc<br />
cytoflavin: dị ứng, sốc phản vệ, đau bụng,<br />
bồn chồn...; xét nghiệm ure, creatinin,<br />
GOT, GPT, GGT đánh giá thay đổi trƣớc<br />
và sau điều trị.<br />
Xử lý số liệu trên máy tính theo<br />
phƣơng pháp thống kê bằng phần nềm<br />
SPSS 18.0 (Mỹ).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN phân bố theo tuổi và<br />
giới.<br />
Biểu đồ 1: phân bố BN theo nhóm tuổi<br />
Nhóm NC<br />
<br />
Nhóm c hứng<br />
50<br />
<br />
26 22<br />
0<br />
<br />
2<br />
30-39<br />
<br />
2<br />
<br />
22 26<br />
<br />
21<br />
<br />
8<br />
40-49<br />
<br />
50-59<br />
<br />
60-69<br />
<br />
≥ 70<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi.<br />
119<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, đặc<br />
biệt nhóm > 50 tuổi. Nhóm tuổi > 70<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (46%), khác biệt giữa<br />
2 nhóm không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05), phù hợp với nghiên cứu của<br />
Nguyễn Văn Đăng: đột quỵ NMN > 65<br />
tuổi là 75%; Nguyễn Văn Chƣơng: NMN<br />
> 50 tuổi chiếm 92,45% [1].<br />
<br />
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam 64% và nữ<br />
36%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,78. Sự khác biệt<br />
tỷ lệ về giới tính giữa 2 nhóm không có ý<br />
nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn<br />
Chƣơng (1,7/1) và Nguyễn Văn Thông<br />
(2010) (2,2/1) [4].<br />
<br />
2. Triệu chứng lâm sàng.<br />
Bảng 1:<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
NHÓM CHỨNG<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rối loạn ý thức<br />
<br />
14<br />
<br />
28,0<br />
<br />
12<br />
<br />
24,0<br />
<br />
26<br />
<br />
26,0<br />
<br />
Đau đầu<br />
<br />
9<br />
<br />
18,0<br />
<br />
8<br />
<br />
16,0<br />
<br />
17<br />
<br />
17,0<br />
<br />
Nôn, buồn nôn<br />
<br />
6<br />
<br />
12,0<br />
<br />
3<br />
<br />
6,0<br />
<br />
9<br />
<br />
9,0<br />
<br />
Rối loạn cơ vòng<br />
<br />
9<br />
<br />
18,0<br />
<br />
10<br />
<br />
40,0<br />
<br />
19<br />
<br />
19,0<br />
<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
<br />
21<br />
<br />
22,0<br />
<br />
20<br />
<br />
40,0<br />
<br />
41<br />
<br />
41,0<br />
<br />
Rối loạn cảm giác nửa ngƣời<br />
<br />
28<br />
<br />
56,0<br />
<br />
27<br />
<br />
54,0<br />
<br />
55<br />
<br />
55,0<br />
<br />
Liệt nửa ngƣời<br />
<br />
48<br />
<br />
96,0<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
98<br />
<br />
98,0<br />
<br />
Liệt dây VII TW<br />
<br />
39<br />
<br />
78,0<br />
<br />
40<br />
<br />
80,0<br />
<br />
79<br />
<br />
79,0<br />
<br />
Triệu chứng hay gặp nhất là liệt nửa<br />
ngƣời (98%), liệt dây VII trung ƣơng<br />
(79%). Các triệu chứng giữa 2 nhóm<br />
không khác biệt (p > 0,05). Kết quả của<br />
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của<br />
Nguyễn Văn Tuấn (2010): liệt nửa ngƣời<br />
98,6% [6]; theo Lê Văn Thính: tỷ lệ này là<br />
98,18% [5]. Rối loạn ý thức chiếm tỷ lệ<br />
cao (26%), chủ yếu rối loạn ý thức nhẹ và<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
vừa, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn<br />
Văn Chƣơng và CS (20,8%) [1]; của<br />
Hồ Hữu Lƣơng và Phan Việt Nga là 19%<br />
và Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Văn Tuấn<br />
(2010) là 22,25% đối với BN bị đột quỵ<br />
NMN [6].<br />
* Đánh giá mức độ liệt khi vào viện<br />
theo thang điểm Hội đồng Nghiên cứu<br />
Y học Anh (MRC):<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ liệt theo MRC.<br />
Liệt độ 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (39%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
120<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
Bảng 2: Đánh giá mức độ lâm sàng theo thang điểm NIHSS.<br />
NHÓM ĐIỂM<br />
<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
NHÓM CHỨNG<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
42 - 35<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
2<br />
<br />
2,0<br />
<br />
34 - 25<br />
<br />
5<br />
<br />
10,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
6<br />
<br />
6,0<br />
<br />
24 - 15<br />
<br />
23<br />
<br />
46,0<br />
<br />
27<br />
<br />
54,0<br />
<br />
50<br />
<br />
50,0<br />
<br />
≤ 14<br />
<br />
21<br />
<br />
42,0<br />
<br />
21<br />
<br />
42,0<br />
<br />
42<br />
<br />
42,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
50<br />
<br />
100,0<br />
<br />
50<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100<br />
<br />
100,0<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nhóm 15 - 24 điểm NIHSS chiếm tỷ lệ cao nhất (50%).<br />
3. Kết quả hình ảnh CLVT sọ não.<br />
Bảng 3:<br />
ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
Kích thƣớc<br />
<br />
NHÓM NGHIÊN CỨU<br />
<br />
NHÓM CHỨNG<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhân xám<br />
<br />
18<br />
<br />
42,0<br />
<br />
14<br />
<br />
30,0<br />
<br />
32<br />
<br />
36,0<br />
<br />
Bao trong<br />
<br />
12<br />
<br />
26,0<br />
<br />
16<br />
<br />
34,0<br />
<br />
28<br />
<br />
31,0<br />
<br />
Vùng trán<br />
<br />
2<br />
<br />
4,0<br />
<br />
2<br />
<br />
4,0<br />
<br />
4<br />
<br />
4,3<br />
<br />
Vùng chẩm<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
15,0<br />
<br />
12<br />
<br />
12,2<br />
<br />
Vùng thùy dƣới<br />
<br />
5<br />
<br />
11,0<br />
<br />
7<br />
<br />
15,0<br />
<br />
12<br />
<br />
12,2<br />
<br />
Vùng đỉnh<br />
<br />
3<br />
<br />
6,0<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
4<br />
<br />
4,3<br />
<br />
< 3 cm<br />
<br />
5<br />
<br />
11,0<br />
<br />
7<br />
<br />
15,0<br />
<br />
12<br />
<br />
13,0<br />
<br />
3 - 5 cm<br />
<br />
36<br />
<br />
80,0<br />
<br />
37<br />
<br />
79,0<br />
<br />
73<br />
<br />
79,3<br />
<br />
> 5 cm<br />
<br />
4<br />
<br />
9,0<br />
<br />
3<br />
<br />
6,0<br />
<br />
7<br />
<br />
7,7<br />
<br />
Hình ảnh CLVT sọ não cho thấy tổn thƣơng bán cầu trái 51%, bán cầu phải 49%, ổ<br />
nhỏ 13%, ổ lớn: 7,7%. Vùng bao trong nhân xám chiếm tỷ lệ cao nhất (67%), tƣơng<br />
đƣơng nghiên cứu Nguyễn Minh Hiện và Nguyễn Văn Đáng (55,1%) [2].<br />
4. Đánh giá hiệu quả của thuốc trên lâm sàng<br />
* Cải thiện mức độ lâm sàng theo thang điểm NIHSS:<br />
<br />
Biểu đồ 3: Cải thiện lâm sàng theo thang điiểm NIHSS của 2 nhóm nghiên cứu.<br />
120<br />
<br />