TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011<br />
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU PHỤC VỤ CHO VIỆC QUY HOẠCH<br />
MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở HUYỆN A LƯỚI,<br />
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Nguyễn Thám, Phan Văn Trung<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong các nhân tố sinh thái, nhân tố khí hậu tác động đến thực vật nhiều nhất và khó<br />
cải tạo nhất nên thực vật buộc phải thích nghi. Vì vậy, nghiên cứu khí hậu để bố trí các loại cây<br />
trồng, vật nuôi ở mỗi lãnh thổ cụ thể là điều rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bài<br />
viết này tập trung nghiên cứu tài nguyên khí hậu, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và<br />
phát triển một số cây công nghiệp dài ngày (CNDN) ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ hộ nghèo<br />
ở khu vực nông thôn chiếm 52,6% (năm 2005). Việc phát triển một số cây CNDN như<br />
cao su, cà phê, hồ tiêu được xem là cây xoá đói giảm nghèo của huyện A Lưới. Tính đến<br />
hết năm 2008 cả huyện đã trồng được 600 ha cao su và 820 ha cà phê [3]. Mặc dù vậy,<br />
A Lưới còn nhiều tiềm năng để phát triển cây CNDN. Vì thế, nghiên cứu khí hậu huyện<br />
A Lưới phục vụ cho phát triển một số cây CNDN là việc làm cần thiết và có ý nghĩa<br />
thực tiễn.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Tiềm năng khí hậu huyện A Lưới trong việc phát triển một số cây CNDN<br />
2.1.1. Chế độ nhiệt<br />
+ Phân bố nhiệt theo không gian: Nhiệt độ huyện A Lưới có xu hướng giảm dần<br />
từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình (TB) năm đạt 21,5oC, ở độ cao > 1.000 m đạt<br />
khoảng 18oC. [1].<br />
+ Phân bố nhiệt theo thời gian: Biến trình nhiệt độ không khí năm ở huyện A<br />
Lưới thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa - biến trình đơn gồm<br />
một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Cực đại thường xảy ra vào<br />
tháng VI hoặc VII với nhiệt độ TB khoảng 250C và cực tiểu thường xuất hiện vào tháng<br />
I và nhiệt độ TB khoảng 170C .<br />
+ Biên độ nhiệt độ: Chênh lệch nhiệt độ các tháng mùa đông và mùa hè khá lớn.<br />
Từ tháng III đến tháng IV nhiệt độ tăng nhanh nhất, từ tháng XI đến tháng XII nhiệt độ<br />
193<br />
<br />
giảm nhanh nhất. Biên độ nhiệt ngày ở A Lưới tương đối lớn, dao động khoảng 9 - 120C<br />
trong các tháng từ tháng III - V, cao hơn so với vùng đồng bằng ở Huế từ 3 - 4oC [2].<br />
Tóm lại, A Lưới có nền nhiệt không cao so với các khu vực khác của tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế, nhiệt độ TB năm khoảng 21,5oC, tương đương với tổng nhiệt xấp xỉ 8.000oC<br />
nên cho phép cây trồng có thể phát triển quanh năm.<br />
2.1.2. Chế độ mưa<br />
+ Phân bố lượng mưa: Do đặc điểm của hoàn lưu khí quyển và địa hình nên tỉnh<br />
Thừa Thiên Huế nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng có lượng mưa nhiều nhất ở<br />
nước ta. Lượng mưa TB năm ở A Lưới dao động trong khoảng 2.800 – 3.400 mm. Nơi<br />
có lượng mưa TB năm lớn nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của huyện A Lưới, đạt trên<br />
3.400 mm. Nơi ít mưa hơn là khu vực giáp với huyện Hương Trà, khoảng từ 2.800 –<br />
3.200 mm. Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có lượng mưa TB năm cao hơn so với các<br />
khu vực khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế [4].<br />
+ Chế độ mưa: Ở A Lưới, mùa mưa bắt đầu từ tháng V kết thúc vào tháng XII,<br />
trong đó tháng X, XI mưa lớn nhất. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng I đến tháng IV. Trong<br />
đó 2 tháng II, III mưa ít nhất, chỉ vào khoảng 30 – 65 mm [2].<br />
+ Số ngày mưa: Phân bố số ngày mưa nhìn chung phù hợp với phân bố lượng<br />
mưa năm. TB hàng năm có khoảng 200 - 220 ngày mưa. Trong các tháng mùa mưa mỗi<br />
tháng có từ 16 - 24 ngày mưa, trong mùa mưa ít mỗi tháng có 8 - 15 ngày mưa, riêng<br />
mùa mưa phụ ở miền núi mỗi tháng cũng đạt tới 16 - 20 ngày mưa.<br />
+ Cường độ mưa: Theo tài liệu [4] lượng mưa ngày lớn nhất ở khu vực nghiên<br />
cứu có thể lên tới gần 1.000 mm ở vùng đồng bằng, núi thấp và 700 mm ở vùng núi cao.<br />
Đặc biệt trong trận lũ lịch sử đầu tháng XI năm 1999 có lượng mưa ngày lớn nhất đo<br />
được ở Huế là 978 mm (3/XI/1999) và A Lưới là 758 mm (2/XI/1999).<br />
Như vậy, khu vực nghiên cứu có lượng mưa rất dồi dào, mùa mưa đến sớm và kết<br />
thúc muộn, lượng mưa phân bố khá đều trong năm. Đây là những điều kiện lí tưởng cho<br />
sự phát triển của cây CNDN nhất là cây cao su, cà phê, hồ tiêu. Đây là những loại cây<br />
luôn cần lượng mưa TB trên 2.000 mm/năm.<br />
2.1.3. Chế độ ẩm và bốc hơi<br />
+ Độ ẩm: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao, độ ẩm tương đối TB<br />
năm đạt từ 83 - 87%. Ở độ cao > 1.000 m độ ẩm TB năm khoảng 88 - 89%. Độ ẩm phân<br />
bố theo qui luật tăng theo độ cao địa hình.<br />
+ Khả năng bốc hơi: Lượng bốc hơi dao động trong khoảng từ 800 - 900<br />
mm/năm. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tương đối tăng lên làm giảm khả<br />
năng bốc hơi.<br />
<br />
194<br />
<br />
2.1.4. Chế độ gió<br />
Trong thời gian từ tháng X đến tháng IV năm sau, ở trung tâm lãnh thổ A Lưới<br />
có gió Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất 30 - 40%. Từ tháng V đến tháng IX, do ảnh<br />
hưởng của địa hình nên hướng gió Tây Bắc lại chiếm ưu thế với tần suất từ 34 - 36%.<br />
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng, các yếu tố thời tiết, khí hậu ở<br />
huyện A Lưới rất thích hợp cho phát triển một số cây CNDN, nhất là cao su, cà phê và<br />
hồ tiêu. Vì vậy, huyện A Lưới cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư, quy hoạch, mở rộng các<br />
vùng trồng cây CNDN này.<br />
2.2. Thành lập bản đồ sinh khí hậu (SKH) phục vụ quy hoạch một số cây<br />
CNDN huyện A Lưới<br />
Hệ chỉ tiêu của bản đồ SHK phục vụ quy hoạch một số cây CNDN ở A Lưới<br />
được chúng tôi thể hiện ở dạng ma trận tổ hợp của các chỉ tiêu nhiệt - ẩm. Kết quả, trên<br />
lãnh thổ huyện A Lưới có tất cả 8 loại SKH, được thể hiện thông qua tổ hợp kí hiệu: IB,<br />
IC, IIA, IIB, IIC, IIIA, IIIB, IIIC. Đồng thời các đơn vị SKH được thể hiện trên bản đồ<br />
bởi hệ thống màu cụ thể.<br />
Bảng 2.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp của bản đồ SKH huyện A Lưới<br />
<br />
Lượng mưa<br />
TB năm (mm)<br />
Nhiệt độ<br />
TB năm (0C)<br />
<br />
A. Mưa rất nhiều<br />
R năm ≥ 3.400<br />
<br />
B. Mưa nhiều<br />
3.000 ≤ R năm< 3.400<br />
<br />
C. Mưa TB<br />
R năm < 3.000<br />
<br />
IB<br />
<br />
IC (2)<br />
<br />
I. Hơi nóng: T năm ≥22<br />
II.Mát: 22 > T năm ≥ 18<br />
<br />
IIA (2)<br />
<br />
IIB<br />
<br />
IIC (3)<br />
<br />
III. Hơi lạnh: T năm 3.000<br />
<br />
2.000 - 3.000<br />
<br />
1.000 - 2.000<br />
<br />
< 1.000<br />
<br />
Độ ẩm TB năm (%)<br />
<br />
> 80<br />
<br />
70 - 80<br />
<br />
60 – 70<br />
<br />
< 60<br />
<br />
Nhiệt độ tối cao (0C)<br />
<br />
≤ 30<br />
<br />
31 – 33<br />
<br />
33 – 35<br />
<br />
> 35<br />
<br />
Nhiệt độ tối thấp (0C)<br />
<br />
> 18<br />
<br />
15 – 18<br />
<br />
12 – 15<br />
<br />
< 12<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Nhiệt độ TB năm (0C)<br />
Lượng mưa TB năm (mm)<br />
<br />
Bảng 2.3. Chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây cà phê chè<br />
<br />
Hạng<br />
<br />
S1<br />
<br />
S2<br />
<br />
S3<br />
<br />
N<br />
<br />
> 20<br />
<br />
18 – 20<br />
<br />
15 – 18<br />
<br />
< 15<br />
<br />
> 1.800<br />
<br />
1.500 - 1.800<br />
<br />
1.000 - 1.500<br />
<br />
< 1.000<br />
<br />
Độ ẩm TB năm (%)<br />
<br />
> 75<br />
<br />
70 – 75<br />
<br />
65– 70<br />
<br />
< 65<br />
<br />
Nhiệt độ tối cao (0C)<br />
<br />
≤ 25<br />
<br />
26 – 28<br />
<br />
28 – 30<br />
<br />
> 30<br />
<br />
Nhiệt độ tối thấp (0C)<br />
<br />
> 10<br />
<br />
8 - 10<br />
<br />
6–8<br />
<br />
≤5<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Nhiệt độ TB năm (0C)<br />
Lượng mưa TB năm (mm)<br />
<br />
Bảng 2.4. Chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây cà phê vối<br />
<br />
Hạng<br />
<br />
S1<br />
<br />
S2<br />
<br />
S3<br />
<br />
N<br />
<br />
Nhiệt độ TB năm (0C)<br />
<br />
> 24<br />
<br />
20 – 24<br />
<br />
16 – 20<br />
<br />
< 16<br />
<br />
Lượng mưa năm (mm)<br />
<br />
> 3.000<br />
<br />
2.000 - 3.000<br />
<br />
1.200 – 2.000<br />
<br />
< 1.200<br />
<br />
Độ ẩm TB năm (%)<br />
<br />
> 80<br />
<br />
70 - 80<br />
<br />
60 – 70<br />
<br />
< 60<br />
<br />
Nhiệt độ tối cao (0C)<br />
<br />
< 30<br />
<br />
30 - 32<br />
<br />
32 – 35<br />
<br />
> 35<br />
<br />
Nhiệt độ tối thấp (0C)<br />
<br />
> 16<br />
<br />
13 - 16<br />
<br />
10 – 13<br />
<br />
< 10<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
197<br />
<br />