Nguyễn Thu Hiền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 123 - 127<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TẠO CÂY ĐẬU TƯƠNG CHUYỂN GEN MANG CẤU TRÚC<br />
BIỂU HIỆN GEN MÃ HOÁ KHÁNG NGUYÊN BỀ MẶT CỦA VIRUS H5N1<br />
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VACCINE THỰC VẬT<br />
Nguyễn Thu Hiền1, Chu Hoàng Mậu1*, Lê Văn Sơn2, Chu Hoàng Hà2<br />
1<br />
<br />
Đại học Thái Nguyên;<br />
<br />
2<br />
<br />
Viện công nghệ sinh học,VAST<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
H5N1 là một phân nhóm của cúm A, nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người do tiếp xúc trực tiếp<br />
với gia cầm nhiễm bệnh. Để ngăn chặn sự lây nhiễm virus, các phương pháp phổ biến nhất hiện<br />
nay là tiêm phòng. Hiện nay, đã có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N1 được bán sẵn trên<br />
thị trường. Tuy nhiên, vaccine đường miệng là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên<br />
thế giới, bởi vì vaccine này có thể ăn được, dễ quản lý và có khả năng kích thích cơ thể sản xuất<br />
kháng thể có hiệu quả hơn so với các loại vaccine tiêm. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết<br />
quả nghiên cứu tạo cây đậu tương biến đổi gen ở giống đậu tương DT12 trồng phổ biến ở Việt<br />
Nam, bằng cách lây nhiễm vi khuẩn A.tumefaciens mang vector tái tổ hợp vào nách lá mầm. Kiểm<br />
tra các cây chuyển gen bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu, kết quả đã có 8 cây dương tính<br />
với PCR. Các kết quả này là cơ sở cho việc tạo các giống đậu tương biến đổi gen có thể sản xuất<br />
kháng nguyên phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N1 tại Việt Nam<br />
Từ khoá: Biểu hiện, kháng nguyên, thực vật chuyển gen, H5N1, vaccine thực vật.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính<br />
của gia cầm, do nhóm virus cúm A, thuộc họ<br />
Orthomyxoviridae gây ra, có khả năng lan<br />
truyền từ động vật sang người. Theo Tổ chức<br />
y tế thế giới (WHO) tính từ 2003 đến nay<br />
toàn thế giới ghi nhận 562 trường hợp mắc<br />
cúm A/H5N1 ở 15 quốc gia trong đó có 329<br />
trường hợp tử vong còn ở Việt Nam có 119<br />
trường hợp mắc trong đó 59 trường hợp tử<br />
vong (WHO 2011). Đối với dịch cúm trên<br />
người, nghiên cứu phát triển vaccine không<br />
những ngăn ngừa làm giảm được bệnh ở gia<br />
cầm, mà còn khống chế nguồn truyền lây của<br />
loại virus nguy hiểm này sang người.Vaccine<br />
ăn được ở thực vật là vaccine tiểu phần<br />
protein được sản xuất dựa trên hệ thống thực<br />
vật để thu được protein làm miễn dịch thể<br />
dịch và miễn dịch tế bào. Vaccine này bền<br />
vững trong dịch tiêu hóa, đi qua đường tiêu<br />
hóa mà không bị phân hủy [5].<br />
Với sự phát triển của công nghệ sinh học,<br />
diện tích cây trồng biến đổi gen trên thế<br />
giới ngày càng tăng trong đó đậu tương biến<br />
đổi gen chiếm diện tích lớn nhất trong tổng<br />
diện tích cây trồng biến đổi gen.Một trong<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913383289;Email: mauchdhtn@gmail.com<br />
<br />
những biện pháp chuyển gen mang lại hiệu<br />
quả cao và đang được áp dụng rộng rãi hiện<br />
nay là phương pháp chuyển gen thông qua<br />
A.tumfaciens [6]. Trong bài báo này chúng tôi<br />
đã sử dụng giống đậu tương DT12 làm đối<br />
tượng<br />
để<br />
chuyển<br />
gen<br />
mã<br />
hoá<br />
hemaglutinin(HA1) của virus H5N1 thông<br />
qua phương pháp nách lá mầm nhờ vi khuẩn<br />
A.tumfaciens nhằm cơ sở cho việc sản xuất<br />
vaccine ăn được cho gia cầm phòng chống<br />
bệnh A/H5N1.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Vật liệu<br />
Giống đậu tương ĐT12 do Trung tâm Nghiên<br />
cứu Phát triển cây đậu đỗ, Viện cây lương<br />
thực và cây thực phẩm cung cấp.<br />
Chủng vi khuẩn A.tumefaciens EHA105<br />
chứa vector pBeta-Phaso-HA do Viện công<br />
nghệ sinh học cung cấp.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tạo nguyên liệu chuyển gen<br />
Hạt đậu tương chín sau khi được khử trùng,<br />
nảy mầm hạt, tách và thu phần lá mầm (tương<br />
tự như tạo nguyên liệu nuôi cấy in vitro trong<br />
quy trình tái sinh cây) sẽ được gây tổn thương<br />
bằng mũi dao nhọn từ 7-8 lần vào nách lá<br />
mầm. Lá mầm đã được làm tổn thương sẽ<br />
dùng cho bước nhiễm khuẩn tiếp theo.<br />
123<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thu Hiền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 123 - 127<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần các môi trường trong tái sinh cây đậu tương<br />
Môi trường<br />
Nảy mầm hạt<br />
(GM)<br />
Môi trường đồng<br />
nuôi cấy (CCM)<br />
Môi trường cảm<br />
ứng tạo chồi<br />
(SIM)<br />
Môi trường kéo<br />
dài chồi (SEM)<br />
Môi trường tạo rễ<br />
(RM)<br />
<br />
Thành phần<br />
3,052 g/l muối B5 + 20 g/l sucrose + 6 g/l agar, pH = 5,8.<br />
1 mg/l vitamin B5<br />
0,3052 g/l muối B5 + 3,9 g/l MES + 30 g/l sucrose, pH = 5,4<br />
1 mg/l vitamin B5 + 1,0 - 3,0 mg/l BAP+ 0,2 mM acetosyringon + 400 mg/l Lcystein + 158 mg/l sodium thiosulfate + 154 mg/l DTT + 0,25 mg/l GA3<br />
3,052 g/l muối B5 + 0,59 g/l MES + 30 g/l sucrose, pH = 5,6<br />
1 mg/l vitamin B5 + 1,0 - 3,0 mg/l BAP + 50 mg/l Timentin + 200 mg/l Cefotaxim +<br />
50 mg/l Vancomycin + 75 mg/l Kanamycin<br />
4,3 g/l MS + 0,59 g/l MES + 30 g/l sucrose + 6 g/l agar, pH = 5,6.<br />
1 mg/l vitamin B5 + 50 mg/l L-asparagine + 100 mg/l L-pyron glutamic acid + 0,1 0,5 mg/l IAA + 0,5 -1,5 mg/l GA3+ 50 mg/l Timentin + 200 mg/l Cefotaxim + 50<br />
mg/l Vancomycin + 75 mg/l Kanamycin<br />
1,58 g/l MS + 0,59 g/l MES + 20 g/l sucrose + 6 g/l agar, pH = 5,6<br />
0,1 mg/l IBA + 1 mg/l vitamin B5+ 50 mg/l Timentin + 200 mg/l Cefotaxim + 50<br />
mg/l Vancomycin + 75 mg/l Kanamycin<br />
<br />
Tạo dịch huyền phù vi khuẩn A.<br />
tumefaciens<br />
Nuôi cấy tạo khuẩn lạc: cấy trải A.<br />
tumefaciens EHA 105 mang vector chuyển<br />
gen giữ chủng trong glycerol lên đĩa môi<br />
trường YEP đặc, có bổ sung kháng sinh là:<br />
50 g/l rifamycin và 100 mg/l spectinomycin.<br />
Đĩa khuẩn được đặt ở tủ 280C trong điều kiện<br />
tối 2 ngày.<br />
Nuôi lỏng vi khuẩn: dùng que cấy chọn một<br />
khuẩn lạc trong đĩa khuẩn cho vào 50 ml YEP<br />
lỏngcó bổ sung 50 g/l rifamycin và 100 mg/l<br />
spectinomycin. Nuôi lắc 200 vòng/phút ở<br />
280C trong 16h.<br />
Tạo dịch huyền phù vi khuẩn: dịch khuẩn thu<br />
từ quá trình nuôi lỏng được ly tâm ở 5000v/p<br />
trong 10 phút ở 40C. Loại bỏ phần dịch nổi và<br />
hòa tan cặn khuẩn trong môi trường CCM<br />
lỏng có bổ sung acetosyringone 200 mg/l và<br />
pha loãng cho đến khi dịch khuẩn có OD660nm<br />
đạt 0,8-1. Dịch huyền phù này được dùng cho<br />
biến nạp.<br />
Nhiễm khuẩn và đồng nuôi cấy<br />
Môi trường đồng nuôi cấy là CCM đặc có bổ<br />
sung acetosyringone 200 mg/l, thành phần<br />
môi trường được chỉ ra trong bảng 1.CCM<br />
được đổ trên đĩa petri, khi khô đặt giấy thấm<br />
đã khử trùng lên trên bề mặt môi trường.<br />
Mẫu được ngâm trong dịch huyền phù vi<br />
khuẩn trong thời gian 30 phút. Sau thời gian<br />
<br />
nhiễm khuẩn, mẫu được chuyển sang môi<br />
trường đồng nuôi cấy CCM đặc. Quá trình<br />
đồng nuôi cấy diễn ra trong tối, ở 250C trong<br />
thời gian là 5 ngày.<br />
Diệt khuẩn và tạo đa chồi<br />
Mẫu sau thời gian đồng nuôi cấy được lắc<br />
trong môi trường SIM lỏng có bổ sung 500<br />
mg/l cefotaxim trong thời gian là 10 phút. Sau<br />
đó, đặt mẫu lên giấy thấm khử trùng, thấm<br />
khô mẫu. Dùng panh và dao cắt bỏ chồi chính<br />
xuất hiện trên các mảnh lá mầm, cấy mẫu lên<br />
môi trường tạo cụm chồi SIM đặc, có bổ sung<br />
500 mg/l cefotaxim. Sau thời gian 2 tuần,<br />
mẫu được chuyển sang môi trường SIM đặc<br />
có bổ dung 500 mg/l cefotaxim, trong 2 tuần.<br />
Tái sinh cây hoàn chỉnh<br />
Các cụm chồi sống được trên môi trường<br />
chọn lọc sẽ được chuyển sang môi trường kéo<br />
dài chồi SEM có bổ sung kháng sinh 500 mg/l<br />
cefotaxim và 50mg/l kanamycine. Khi các<br />
chồi phát triển đạt kích thước từ 3-5 cm thì<br />
được chuyển sang môi trường ra rễ RM có bổ<br />
sung 250 mg/l cefotaxim và 25mg/l<br />
kanamycine. Cây To tái sinh hoàn chỉnh được<br />
chuyển ra trồng trên đất chăm sóc trong nhà lưới.<br />
Kiểm tra cây chuyển gen bằng phản ứng PCR<br />
DNA của cây được tách chiết theo phưong<br />
pháp của Edwards(1991) [7].Tiến hành phản<br />
ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu của gen HA1<br />
theo chu kì nhiệt: 940C/5 phút 30 chu kì<br />
<br />
124<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thu Hiền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(940CC/30 giây, 540C/30 giây, 720C/1 phút 30<br />
giây 720C/7 phút và 40C/30 phút. Sản phẩm<br />
PCR được điện di trên gel agarose 0,8%.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Đánh giá khả năng tạo chồi<br />
Hiệu quả chuyển gen phụ thuộc vào rất nhiều<br />
yếu tố như nguồn vật liệu ban đầu, môi<br />
trường nuôi cấy, thời gian nhiễm khuẩn,<br />
vector chuyển gen, Trong nghiên cứu này,<br />
cây mầm 4 – 5 ngày tuổi được sử dụng làm<br />
vật liệu chuyển gen bởi ở giai đoạn này, việc<br />
tách đôi hai lá mầm được thực hiện dễ dàng,<br />
đồng thời chồi ngọn và chồi bên có thể được<br />
phát hiện và loại bỏ nhằm tránh hiện tượng ưu<br />
thế ngọn ảnh hưởng đến sự phát triển của các<br />
mô phân sinh phụ nằm ở vùng nách lá<br />
<br />
89(01/2): 123 - 127<br />
<br />
mầm.Việc sử dụng dao gây tổn thương nách<br />
lá mầm giúp cho mẫu vật sản sinh ra các hợp<br />
chất phenolic có tác dụng dẫn dụ vi khuẩn,<br />
làm tăng cường khả năng xâm nhiễm của vi<br />
khuẩn. Ngoài ra, tổ hợp các hợp chất có chứa<br />
thiol (L-cysteine, dithiothreitol và sodium<br />
thiosulfate) được bổ sung vào môi trường<br />
đồng nuôi cấy CCM giúp làm tăng khả năng<br />
gắn T-DNA vào bộ gen thực vật và do đó<br />
tăng hiệu quả chuyển gen (Olhoft et al.,<br />
2001). Tiến hành thí nghiệm với tổng số 650<br />
mẫu cho chuyển gen HA, có 65 chồi kéo dài<br />
trên môi trường chọn lọc SEM chứa 50 mg/l<br />
kanamycin, trong đó 45 chồi có khả năng ra<br />
rễ và thu nhận được 32 cây T0 phát triển trên<br />
giá thể (bảng2).<br />
<br />
Bảng 2. Khả năng tái sinh thông qua nách lá mầm của giống đậu tương ĐT12<br />
Lô thí nghiệm<br />
<br />
Số mẫu biến nạp<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
Tổng<br />
<br />
250<br />
220<br />
180<br />
650<br />
<br />
Hạt đậu tương<br />
<br />
Ra cây trên<br />
cát/trấu<br />
<br />
Số mẫu tạo chồi Số chồi kéo dài<br />
80<br />
70<br />
55<br />
205<br />
<br />
Hạt sau khử trùng 3<br />
ngày<br />
<br />
Ra rễ trên RM/4<br />
tuần<br />
<br />
Số chồi ra rễ<br />
<br />
30<br />
25<br />
20<br />
65<br />
<br />
16<br />
25<br />
14<br />
45<br />
<br />
Số cây sống<br />
trên giá thể<br />
12<br />
10<br />
10<br />
32<br />
<br />
Gây nhiễm 40’<br />
<br />
Cảm ứng tạo chồi<br />
trên SIM-Km50/5d<br />
<br />
Kéo dài chồi trên<br />
SEM-Km50/ 4 -8 tuần<br />
<br />
Chọn lọc trên SIMKm75/4 tuần<br />
<br />
Hình 1. Quy trình chuyển gen ở đậu tương<br />
<br />
125<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thu Hiền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả kiểm tra cây chuyển gen HA bằng<br />
phản ứng PCR<br />
Sử dụng 3µl sản phẩm DNA đã được tách<br />
chiết, chúng tôi tiến hành phản ứng PCR với<br />
các cặp mồi đặc hiệu. Kết quả điện di sản<br />
phẩm PCR cho thấy đã thu nhận được 8 cây<br />
dương tính với phản ứng PCR nhân gen HA,<br />
chiếm tỷ lệ 1,2 % tổng mẫu biến nạp (Hình2).<br />
Các dòng cây này đang được tiếp tục trồng để<br />
thu hạt và đánh giá sự biểu hiện của gen<br />
chuyển ở các thế hệ sau( hình 3).<br />
<br />
Hình 2. Phân tích cây đậu tương T0 chuyển gen<br />
HA .M: Thang DNA chuẩn 1kb; -: Đối chứng âm;<br />
WT: Cây không chuyển gen; 1 – 8: Các dòng T0<br />
được phân tích; +: Đối chứng dương (plasmid)<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Hình 3 . Các cây đậu tương chuyển gen thế hệ T0<br />
được trồng trong nhà lưới.<br />
<br />
89(01/2): 123 - 127<br />
<br />
Sử dụng phương pháp chuyển gen thông qua<br />
nách lá mầm nhờ vi khuẩn A.tumefacien,<br />
bước đầu đã thu được 8 dòng cây T0 mang<br />
gen HA. Đây là tiền đề quan trong cho việc<br />
tạo được các dòng đậu tương mang gen mã<br />
hoá cho các kháng nguyên của virus H5N1<br />
làm vacine ăn đựơc cho gia cầm phòng chống<br />
bệnh H5N1 ở Việt Nam.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bardiya N and Bae JH (2005). Influenza<br />
vaccines: recent advances in production<br />
technologies. Appl Microbiol Biotechno 67:<br />
299 – 305.<br />
[2]. Biemelt S, Sonnewald U, Galmbacher P,<br />
Willmitzer L, Mueller M (2003). Production of<br />
Human Papillomavirus Type 16 Virus-Like<br />
Particles in Transgenic Plants. J Virol 77:<br />
9211-9220.<br />
[3]. Binh LT and Trang CH (2005). Research and<br />
development of plant edible vaccines. J Biotech 3:<br />
133-143.<br />
[4]. Bolivar FM, Wright R, Funk V, Sentz D,<br />
Barrroso L, Wilkins TD, Petri W, Cramer CL<br />
(2003). A non – toxic lectin for antigen<br />
delivery of plant – based mucosal vaccine.<br />
Vaccine 21: 997-1005.<br />
[5]. Dinh DK, Le TH, Nong VH, Phan VC,<br />
Nguyen BN, Nguyen DT and Le TB (2004).<br />
Molecular analysis of the avian influenza virus<br />
H5N1 isolated inpoultry in Vietnam. GenBank<br />
Acc Number AY574192.<br />
[6]. Donaldson PA, Simmonds DH (2000).<br />
Susceptibility of A.tumefaciens andcotyledonary<br />
node transformation in shor-season soybean. Plant<br />
Cell Rep 19: 478-484.<br />
[7]. Edwards K, Johnstone C and Thompson C<br />
(1991). A simple and rapid method for<br />
thepreparation of genomic plant DNA for PCR<br />
analysis. Nucleic Acids Res 19: 1349.<br />
[8]. Fischer R, Stoger E, Schillberg S, ChristouP<br />
and Twyman RM (2004). Plant-based production<br />
of biopharmaceuticals. CurrOpinion in Plant Biol<br />
7: 152-158.<br />
<br />
126<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thu Hiền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 123 - 127<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE STUDY CREATED TRANSGENIC SOYBEAN CULTIVARS BEARING<br />
STRUCTURE EXPRESSED GENES ENCODING SURFACE ANTIGEN OF THE<br />
H5N1 VIRUS FOR PRODUCTION OF PLANT VACCINE<br />
Nguyễn Thu Hien1, Chu Hoang Mau1*, Le Van Son2, Chu Hoang Ha2<br />
1<br />
<br />
Thai Nguyen University, 2Institute of Biotechnology<br />
<br />
H5N1 is a subtype of influenza A, it affects human health by direct contact with infected poultry.<br />
To prevent the virus infection, the most common method today is vaccination. Currently, many<br />
types of influenza A/H5N1 vaccine is commercially available in the market. To prevent the viral<br />
infection, the most common method is vaccination. Currently, many types of influenza A/H5N1<br />
vaccine is commercially available in the market. However, the oral vaccine is the research targeted<br />
of scientists in the world, because this vaccine can eat, easy to manage and able to stimulate the<br />
body to produce antibodies and have more effectively than the other injected vaccine. In this<br />
paper, we present the results of research to create genetically modified soybean cultivars from<br />
DT12 soybean in Vietnam, by infecting in cotyledonary-node by bacteria A.tumefaciens carrying<br />
recombinant vector. Testing these genetically modified soybean plant by PCR with specific<br />
primers, results show there were 8 positive cultivars with PCR. These results are base for creating<br />
transgenic soybean cultivars with can produce antigen poultry flu A/H5N1 disease for in Vietnam.<br />
These results are the basis for creating the genetically modified soybean, can produce antigen<br />
A/H5N1 bird flu in Vietnam<br />
Keywords: Antigen, gene expression, H5N1, transgenic plant, plant vaccine<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913383289;Email: mauchdhtn@gmail.com<br />
<br />
127<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />