TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THU NHẬN GIAO TỬ<br />
VÀ PHÔI CÁ CHẠCH (Misgurnus anguillicaudatus) MỘT TẾ BÀO<br />
Trần Quốc Dung<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Cá chạch là loài cá nước ngọt. Không như các loài cá khác, chúng đẻ trứng suốt từ<br />
mùa xuân cho đến mùa thu. Vì vậy, cá chạch được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu chuyển<br />
gen trong các phòng thí nghiệm. Để làm chủ thời gian chuyển gen vào phôi cá đang phát triển<br />
thì thụ tinh nhân tạo là một bước bắt buộc trong kỹ thuật vi tiêm. Cá chạch đực và cái được<br />
phân biệt bằng cách dựa vào sự khác biệt hình thái của vây ngực. Sau khi gây kích thích bằng<br />
hormone qua đêm, trứng thành thục và tinh dịch được thu nhận từ cá bố mẹ. Thụ tinh nhân tạo<br />
được tiến hành trong đĩa Petri với tỉ lệ 100 µl tinh dịch/100 trứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
kích thích sinh sản nhân tạo bằng cách tiêm não thùy thể cá chép hai lần vào xoang thân và thụ<br />
tinh nhân tạo bằng phương pháp thứ ba (vừa lấy trứng vừa lấy tinh dịch) cho hiệu quả tốt hơn.<br />
Từ khoá: Misgurnus anguillicaudatus, não thùy thể cá chép, thụ tinh nhân tạo, vi tiêm.<br />
<br />
I. Mở đầu<br />
Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) thuộc lớp Cá chạch, là cá nước ngọt. Ở<br />
nước ta, cá chạch là loài cá rất thường gặp ở các ao, hồ, kênh mương, đồng ruộng...<br />
Khác với các loài cá khác, cá chạch đẻ trứng suốt từ mùa xuân đến mùa thu. Do vậy,<br />
chúng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu chuyển gen [7, 9]. Với<br />
mục đích làm chủ thời gian chuyển gen vào phôi cá đang phát triển thì thụ tinh nhân tạo<br />
là một bước bắt buộc trong kỹ thuật vi tiêm [10]. Để góp phần vào việc hoàn thiện<br />
phương pháp nghiên cứu chuyển gen vào cá chúng tôi tiến hành nghiên cứu thu nhận<br />
giao tử và phôi một tế bào chuNn bị cho kỹ thuật vi tiêm DNA vào cá chạch.<br />
II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
- Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) (Hình 1) sử dụng trong các thí nghiệm<br />
nghiên cứu được thu thập ở Nghĩa Ðô, Cầu Giấy, Hà Nội.<br />
- Não thùy thể cá chép do Công ty Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản trung ương<br />
(Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) cung cấp.<br />
- Phương pháp thu nhận giao tử và thụ tinh nhân tạo được tiến hành theo Chung<br />
Lân và cs (1969):<br />
<br />
29<br />
+ Phân biệt đực, cái: Dựa vào vây ngực (Hình 2).<br />
+ Chọn cá bố mẹ: chọn cá khỏe mạnh đang ở độ tuổi thành thục sinh dục.<br />
+ Liều lượng tuyến yên cá chép dùng để tiêm cho cá chạch là 0,5 cái cho mỗi<br />
con cái, lượng tiêm cho cá đực bằng nửa cá cái.<br />
+ Phương pháp tiêm: tiêm vào xoang thân và tiêm bắp thịt<br />
+ Số lần tiêm: tiêm một lần và tiêm hai lần. Với cách tiêm hai lần thì lần đầu<br />
được tiêm vào buổi trưa, lần thứ hai vào hai giờ sáng để điều khiển cá đẻ lúc rạng đông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus)<br />
+ Thụ tinh nhân tạo: thụ tinh khô với 4 phương pháp khác nhau.<br />
Phương pháp 1: sau khi lấy trứng, cho tinh dịch đã lấy sẵn vào cốc nhỏ có nước<br />
muối sinh lý (lượng nước muối sinh lý gấp 10 lần tinh dịch) lắc đều, rồi tưới đều lên<br />
trứng.<br />
Phương pháp 2: đổ tinh dịch đã hòa với nước muối sinh lý vào khay thụ tinh sau<br />
đó cho trứng vào, lắc nhẹ khay thụ tinh làm cho trứng và tinh trùng sớm tiếp xúc với<br />
nhau.<br />
Phương pháp 3: vừa lấy trứng vừa lấy tinh dịch. Trong khi lấy trứng thì đồng<br />
thời có một số người khác lấy tinh dịch và tưới nhanh vào trứng.<br />
Phương pháp 4: lấy trứng trước, lấy tinh dịch sau. Sau khi lấy trứng, trực tiếp<br />
vuốt ngay tinh dịch của cá đực vào trứng.<br />
Bất kỳ áp dụng phương pháp nào, sau khi đã trộn lẫn tinh dịch với trứng cũng<br />
cần dùng lông gà khuấy nhẹ để thúc đNy quá trình thụ tinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vây ngực cá đực Vây ngực cá cái<br />
Hình 2: Vây ngực cá chạch đực và cá chạch cái<br />
<br />
30<br />
III. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Số lần tiêm não thùy thể cá chép<br />
Ðể chủ động thu nhận trứng, tinh dịch và thụ tinh nhân tạo, cá chạch được kích<br />
thích sinh sản bằng cách tiêm não thùy thể cá chép (bảo quản trong dịch thể). Hiện nay,<br />
trong phương pháp kích thích sinh sản cá nuôi người ta có thể tiêm một lần hoặc hai lần.<br />
Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh hiệu quả kích thích sinh sản bằng cách tiêm<br />
một lần và tiêm hai lần để chọn ra phương pháp cho kết quả tốt, phù hợp với các điều<br />
kiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.<br />
Bảng 1: Hiệu quả kích thích sinh sản cá chạch bằng số lần tiêm não thùy thể cá chép<br />
Tiêm 1 lần Tiêm 2 lần<br />
Số cá Số cá Tỉ lệ Tỉ lệ Số cá Số cá Tỉ lệ cá Tỉ lệ<br />
Đợt thí<br />
kích cho cá cho trứng kích cho cho trứng<br />
nghiệm<br />
thích trứng trứng nở thích trứng trứng nở<br />
(con) (con) (%) (%) (con) (con) (%) (%)<br />
1 13 5 38,46 67,00 13 7 53,84 69,00<br />
2 8 5 62,50 65,00 8 6 75,00 72,00<br />
3 9 6 66,66 68,00 9 9 100,00 78,00<br />
4 16 10 62,50 72,00 16 14 87,50 85,00<br />
5 14 7 50,00 76,00 14 10 71,42 89,00<br />
6 12 6 50,00 80,00 12 10 83,33 91,00<br />
Trung<br />
72 39 55,02 71,33 72 56 78,52 80,67<br />
bình<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, tỉ lệ đẻ trứng và tỉ lệ nở của cá chạch được tiêm một<br />
lần trung bình đạt 55,02% (từ 38,46 - 66,66%) và 71,33% (từ 65,00 - 80,00%); tiêm hai<br />
lần là 78,52% (từ 53,84 - 100%) và 80,67% (từ 69,00 - 91,00%). Như vậy, tỉ lệ cho<br />
trứng và tỉ lệ nở của cá chạch được tiêm hai lần đạt 142,71% và 113,09% so với tỉ lệ<br />
cho trứng và tỉ lệ nở của cá chạch tiêm một lần. Kết quả này cho thấy hiệu quả kích<br />
thích sinh sản cá chạch bằng cách tiêm não thùy thể cá chép hai lần cao hơn cách tiêm<br />
một lần. Như chúng ta đã biết, quá trình thành thục của trứng từ cuối giai đoạn IV<br />
chuyển sang giai đoạn V cần có một thời kỳ quá độ. Do đó, trong trường hợp sử dụng<br />
cách tiêm một lần toàn bộ lượng thuốc, nhìn chung, nhất định sẽ có ảnh hưởng không<br />
tốt, tạo nên những phản ứng sinh lý vội gấp, cơ năng sinh dục không được điều hòa, như<br />
có hiện tượng bụng cá phình lên quá nhanh, quá to làm giảm tỉ lệ cho trứng và tỉ lệ nở.<br />
Hơn nữa, dùng cách tiêm hai lần còn có thể coi lần tiêm thứ nhất là lần sát hạch cuối<br />
cùng để lựa chọn cá bố mẹ thành thục.<br />
<br />
<br />
<br />
31<br />
3.2. Vị trí tiêm não thùy thể cá chép<br />
Về phương pháp tiêm cá thì hiện nay có hai cách tiêm: tiêm vào xoang thân và<br />
tiêm vào bắp thịt. Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch bằng hai phương pháp<br />
tiêm khác nhau được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2: Hiệu quả kích thích sinh sản cá chạch bằng các phương pháp tiêm khác nhau<br />
Tiêm vào xoang thân Tiêm vào bắp thịt<br />
Số cá Số cá Tỉ lệ Tỉ lệ Số cá Số cá Tỉ lệ Tỉ lệ<br />
Đợt thí<br />
được cho cá cho trứng được cho cá cho trứng<br />
nghiệm<br />
tiêm trứng trứng nở tiêm trứng trứng nở<br />
(con) (con) (%) (%) (con) (con) (%) (%)<br />
1 10 7 70,00 79,00 10 6 60,00 80,00<br />
2 6 4 66,66 85,00 6 4 66,66 82,00<br />
3 12 8 66,66 72,00 12 5 41,66 68,00<br />
4 8 7 87,50 70,00 8 7 87,50 65,00<br />
5 10 8 80,00 89.00 10 7 70,00 85,00<br />
6 8 6 75,00 84,00 8 5 62,50 80,00<br />
Trung<br />
54 40 74,30 79,83 54 34 64,72 76,67<br />
bình<br />
Bảng 2 cho thấy tỉ lệ cá cho trứng và tỉ lệ nở của cá chạch được tiêm não thùy<br />
thể cá chép bằng phương pháp tiêm vào xoang thân là 74,30% (từ 66,66 - 87,50%) và<br />
79,83% (từ 70,00 - 89,00%); của cá chạch được tiêm não thùy thể cá chép bằng phương<br />
pháp tiêm bắp thịt tương ứng là 64,72% (từ 41,66 - 87,50%) và 76,67% (từ 65,00 -<br />
85,00%). Như vậy, tỉ lệ cá cho trứng và tỉ lệ nở của cá chạch được tiêm não thủy thể cá<br />
chép vào xoang thân đạt 117,64% và 104,13% so với cá chạch được tiêm não thùy thể<br />
cá chép vào bắp thịt. Kết quả này cho thấy kích thích sinh sản cá chạch bằng phương<br />
pháp tiêm vào xoang thân cho hiệu quả tương đối chắc chắn hơn phương pháp tiêm vào<br />
bắp thịt.<br />
3.3. Phương pháp thụ tinh nhân tạo<br />
Bảng 3: Kết quả thụ tinh nhân tạo cá chạch theo các phương pháp thụ tinh khác nhau<br />
Phương pháp Đợt Số trứng thụ Số trứng nở Tỉ lệ nở<br />
thụ tinh thí nghiệm tinh (cái) (cái) (%)<br />
1 100 76 76,00<br />
2 100 68 68,00<br />
Phương pháp 1 3 100 71 71,00<br />
4 100 65 65,00<br />
5 100 82 82,00<br />
∑ = 500 ∑ = 362 x = 72,40<br />
<br />
32<br />
1 100 69 69,00<br />
2 100 72 72,00<br />
Phương pháp 2 3 100 78 78,00<br />
4 100 64 64,00<br />
5 100 75 75,00<br />
∑ = 500 ∑ = 358 x = 71,60<br />
1 100 86 86,00<br />
2 100 92 92,00<br />
Phương pháp 3 3 100 72 72,00<br />
4 100 80 80,00<br />
5 100 78 78,00<br />
∑ = 500 ∑ = 408 x = 81,60<br />
1 100 83 83,00<br />
2 100 69 69,00<br />
Phương pháp 4 3 100 74 74,00<br />
4 100 78 78,00<br />
5 100 75 75,00<br />
∑ = 500 ∑ = 379 x = 75,80<br />
Trứng và tinh dịch được thu nhận vào đầu chu kỳ sáng để tiến hành thụ tinh<br />
nhân tạo với tỉ lệ 100 µl tinh dịch/100 trứng. Kết quả thụ tinh nhân tạo cá chạch theo các<br />
phương pháp khác nhau được trình bày ở bảng 3.<br />
Nhìn vào bảng 3 ta thấy các phương pháp thụ tinh nhân tạo 1, 2, 3 và 4 cho tỉ lệ nở<br />
lần lượt là 72,40%; 71,60%; 81,60% và 75,80%. Như vậy, phương pháp thụ tinh thứ 3<br />
cho tỉ lệ nở cao nhất. Trong hai phương pháp thụ tinh 1 và 2 đều lấy tinh trùng trước, thời<br />
gian tiến hành thụ tinh dài. Ở phương pháp thụ tinh 4 lấy trứng trước và vuốt ngay tinh<br />
dịch của cá đực vào trứng nên có thể giảm bớt thời gian lấy tinh dịch. Trong khi đó, đối<br />
với phương pháp thụ tinh 3, vừa lấy trứng vừa lấy tinh dịch, do đó, thời gian thụ tinh là<br />
ngắn nhất. Mặt khác, các thí nghiệm này được tiến hành vào mùa nóng (tháng 5, 6, 7) nên<br />
trứng sau khi ra khỏi cơ thể mẹ mất khả năng thụ tinh rất nhanh. Thời gian thụ tinh càng<br />
dài tỉ lệ trứng mất khả năng thụ tinh càng lớn do đó tỉ lệ nở càng giảm. Tóm lại, trong 4<br />
phương pháp thụ tinh nhân tạo nói trên, phương pháp thứ 3 cho hiệu suất cao nhất.<br />
IV. Kết kuận<br />
- Kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) bằng<br />
phương pháp tiêm não thùy thể cá chép hai lần cho hiệu quả cao hơn tiêm một lần và<br />
phương pháp tiêm vào xoang thân cho hiệu quả cao hơn tiêm vào bắp thịt.<br />
- Trong các phương pháp thụ tinh nhân tạo, phương pháp 3 (vừa lấy trứng vừa<br />
lấy tinh dịch) cho hiệu quả thu nhận phôi cá chạch một tế bào cao nhất.<br />
<br />
33<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Nguyễn Văn Cường, Vũ Văn Diễn, Nguyễn Kim Độ, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Quyền<br />
Đình Thi, Trần Quốc Dung, Tạo cá chuyển gen hormone sinh trưởng người, Kỷ yếu<br />
Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 9-10/12/1999. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà<br />
Nội, (1999), 1429-1437.<br />
2. Trần Quốc Dung, Nghiên cứu chuyển gen hormone sinh trưởng người vào cá chạch<br />
(Misgurnus anguillicaudatus) bằng vi tiêm, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học<br />
Sư phạm Hà Nội, 2001.<br />
3. Trần Quốc Dung, Quyền Đình Thi, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Văn Cường, Đặng<br />
Hữu Lanh, Tinh sạch và đánh giá sơ bộ gen hormone sinh trưởng người để chuyển vào<br />
cá vàng và cá chạch, Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, Số 2, (1999), 39-44.<br />
4. Trần Quốc Dung, Vũ Văn Diễn, Nguyễn Kim Độ, Quyền Đình Thi, Nguyễn Thị Diệu<br />
Thúy, Nguyễn Văn Cường, Đặng Hữu Lanh, Tạo cá chạch mang gen hormone sinh<br />
trưởng người, Tạp chí Sinh học, 21(3) (1999), 24-28.<br />
5. Nguyễn Kim Độ, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trần Quốc Dung, Kết<br />
quả nghiên cứu khử màng chorion của phôi giai đoạn một tế bào chu#n bị cho kỹ thuật<br />
vi tiêm vào cá chạch Misgurnus anguillicaudatus, Kỷ yếu Viện Công nghệ sinh học,<br />
Trung tâm KHTN và CNQG, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (1997), 267-272.<br />
6. Nguyen Kim Do, Nguyen Van Cuong, Nguyen Thi Dieu Thuy, Tran Quoc Dung, Some<br />
results on generation of transgenic animal: Fish by methallothionein human growth<br />
hormone (MThGH) gene microinjection, Proceedings, third Asian Symposium of<br />
Korean Society of Animal Reproduction, Korea 11-14/12/1997, (1997), 108-114.<br />
7. Chung Lân, Lý Hữu Quảng, Trương Tùng Đào, Lưu Gia Chiếu, Trần Phấn Xương<br />
(Người dịch: Dương Tuấn, Nguyễn Kim Độ, Trần Nguyệt Thu, Trần Nhất Anh), Sinh<br />
vật học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,<br />
1969.<br />
8. Patrick J. Babin, Joan Cerda, Esther Lubzens, The Fish Oocyte: From Basic Studies to<br />
Biotechnological Applications, Published by Singer, The Netherlandsm, 2007.<br />
9. Nguyễn Khoa Diệu Thu, Văn Thị Hạnh, Nguyễn Hằng, Xây dựng phương pháp thu<br />
nhận giao tử và phôi một tế bào chu#n bị cho kỹ thuật vi tiêm DNA vào cá vàng<br />
Carassius auratus, Tạp chí Khoa học và Công nghệ XXXII, 2 (1994), 6-11.<br />
10. Zhu Z., Generation of fast growing transgenic fish: Method and mechanism,<br />
Transgenic fish, World Scientific, (1993), 93-119.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
34<br />
THE COLLETION OF GAMETES AND MONOCELLULAR<br />
EMBRYOS OF LOACH (Misgurnus anguillicaudatus)<br />
Tran Quoc Dung<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
Loach is a fresh water fish species. Unlike other fish species, loach spawns from spring<br />
to fall. It has been used in the laboratory for the study of transgenesis. In order to control the<br />
time course of gene introduction into developing fish embryo, artificial fertilzation is required.<br />
Females and males are identified by the morphology of the pectoral fin. After an overnight<br />
hormonal induction, the mature eggs and milt were striped from parent fish. About one hundred<br />
eggs were collected in Pestri dish and mixed with 100 µl milt. The outcomes show that fish<br />
injected intraperitoneally two times by carp pituitary with the third artificial fertilization way<br />
(collect eggs and milt at the same time) are better.<br />
Keywords: Misgurnus anguillicaudatus, carp pituitary, artificial fertilization,<br />
microinjection.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
35<br />