intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hạn chế thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hạn chế thoái hóa đất, góp phần quản lý và sử dụng tài nguyên đất ở huyện Gio Linh theo hướng bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hạn chế thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

  1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT Ở HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN PHAN THỊ THANH HUYỀN – TRƯƠNG THỊ MỸ LIỄU Khoa Địa lý 1. MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lâu dài cùng với những tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán… đã làm cho quá trình thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ, hiện tượng hoang mạc hóa ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Gio Linh là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích là 47.298,56 ha, chiếm 9,97 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh [3]. Địa bàn huyện nằm trong vùng Bắc Trung Bộ với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, địa hình có dạng bán bình nguyên lượn sóng, dốc nghiêng từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm đến 67,18 % diện tích tự nhiên của toàn huyện. Do đó, tình trạng suy thoái đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang diễn ra trên diện rộng. Với tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 50% cơ cấu kinh tế của huyện nên đời sống, sinh kế của người dân phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên đất đai vốn có của địa phương [4]. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lâu dài, kỹ thuật canh tác chưa đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên đất, cùng với sức ép về sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa khó kiểm soát và hậu quả của bom đạn, chất độc hóa học trong chiến tranh đã làm cho đất ở nhiều khu vực đã bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như thu nhập của người dân. Bằng phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp bản đồ và GIS, bài báo tập trung phân tích các quá trình thoái hóa đất và các dạng thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hạn chế thoái hóa đất, góp phần quản lý và sử dụng tài nguyên đất ở huyện Gio Linh theo hướng bền vững. 2. THỰC TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT Ở HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Các quá trình thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt Trong điều kiện lượng mưa trung bình năm lớn, từ 2.500 - 2.700 mm, tập trung từ tháng 9 - 11 (chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả năm) [3], cùng với đặc trưng địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông đã tạo điều kiện cho quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt. Đây là một trong những quá trình thoái hóa đất chính ở khu vực nghiên cứu. Quá Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 219-227
  2. 220 NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN và cs. trình xói mòn và rửa trôi bề mặt đã làm cho tầng đất canh tác bị xói mòn, rửa trôi một cách nhanh chóng. - Bản chất của quá trình xói mòn dẫn đến thoái hóa đất: Quá trình xói mòn làm phá vỡ cấu trúc của đất; cấu tượng đất rời rạc; do đó mùn, keo đất và chất dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi; dẫn đến Dung tích hấp phụ trao đổi cation của đất (CEC) giảm nhanh, độ xốp giảm xuống; dung trọng và độ chặt đất tăng lên; các cation Ca2+ và Mg2+ bị rửa trôi làm cho đất bị chua, độ bão hòa bazơ (BS) giảm. Hậu quả là đất bị thoái hóa về mặt hóa học và vật lý, ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật, khả năng phát triển của cây trồng. - Xói mòn, rửa trôi bề mặt để lại những hậu quả nghiêm trọng như: làm suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg, và các nguyên tố vi lượng; làm tăng độ chua và khả năng cố định lân ở tầng mặt. Tạo ra đơn vị đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, CEC thấp ở tầng mặt, đất trở nên chặt bí, kết von tăng, giảm khả năng thấm nước ở tầng dưới và giữ nước. Xói mòn bao gồm các dạng: xói mòn bề mặt (một lớp đất mỏng trên bề mặt bị mất đi), xói mòn rãnh (tạo thành các rãnh nhỏ trên mặt đất) hoặc xói mòn mương máng (tạo thành khe rộng như sông, suối). 2.1.2. Quá trình feralit - laterit hóa hình thành kết von Điều kiện khí hậu nhiệt đới đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hóa feralit diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình khoáng hóa, rửa trôi các cation kềm, kiềm thổ trong đất, tích tụ các secquioxit (R2O3), đồng thời hình thành khoáng kaolinit đặc trưng. Môi trường đất trở nên chua, nghèo kiềm. Bản chất của quá trình laterit chính là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe2+ , Fe3+, Al3+, Mn6+. Các cation này hấp phụ vào một nhóm mang điện tích âm hoặc một tác nhân khác có tác dụng kết dính giữa các cation đó để tạo nên những liên kết tương đối bền vững. Khi nhiệt đội môi trường lên cao, độ ẩm giảm, các liên kết này mất nước sẽ tạo nên những ôxit kim loại rắn chắc. 2.1.3. Quá trình rửa trôi theo phẫu diện Lượng mưa lớn và tập trung đã làm dung dịch đất trong suốt mùa mưa luôn bị pha loãng. Hiện tượng cân bằng giữa tướng phân tán và môi trường phân tán luôn bị phá vỡ. Lượng thừa đáng kể của dung dịch đất không còn đủ để tạo điều kiện thích ứng cho đất hấp thụ cơ học, hấp thụ phân tử cũng như hấp thụ lý hóa nên đã theo trọng lực di chuyển xuống các tầng đất dưới, trong các phẫu diện đất luôn tồn tại tầng tích tụ (tầng B). Các loại khoáng có độ phân tán cao như keo hydroxit sắt lại đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế quá trình rửa trôi theo phẫu diện [1]. Quá trình xói mòn bề mặt và rửa trôi theo phẫu diện khác nhau về cơ chế và có phần đối lập nhau về hiện tượng. Việc hạn chế dòng chảy bề mặt bằng các biện pháp phòng chống xói mòn sẽ làm tăng lượng nước trọng lực, làm tăng cường quá trình rửa trôi theo phẫu diện. Như vậy, ở đây có thể thấy biểu hiện sinh động về tính thống nhất của tự
  3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT... 221 nhiên. Do đó, nếu có thể bảo vệ đất khỏi xói mòn bề mặt thì cũng giữ được những khoáng sét, đồng thời giúp tăng khả năng hấp thụ cation, nhờ đó hạn chế được quá trình rửa trôi theo phẫu diện. 2.1.4. Quá trình glây và lầy hóa Quá trình glây và lầy hoá xảy ra ở vùng thấp trũng ở đồng bằng và dọc theo các sông suối trong điều kiện thường xuyên có nước và môi trường yếm khí. Bản chất của quá trình này là sự biến đổi địa hoá thổ nhưỡng trong môi trường khử. Các secquioxit (R2O3) chuyển sang dạng linh động như Fe+2, Mn+2,... làm môi trường đất chua. Quá trình này xảy ra liên tục dẫn đến tầng dưới của phẫu diện có màu xám tro hoặc xanh xám do tích tụ nhiều độc tố có hại cho cây trồng [2]. 2.1.5. Quá trình bạc màu hóa học Nghiên cứu các quá trình đặc trưng về thay đổi tính chất hóa học của đất có ý nghĩa lớn về thực tiễn và lý luận trong đánh giá thoái hóa đất. Đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất nói chung được chi phối bởi điều kiện khí hậu, thời tiết, đá mẹ và thảm thực vật,… Quá trình bạc màu hóa học thường xảy ra đồng thời với quá trình xói mòn, rửa trôi. Khi xói mòn đất xảy ra, các hạt keo màu mỡ và vi đoàn lạp rất dễ bị rửa trôi, hơn nữa chúng chứa rất nhiều hữu cơ - khoáng và đạm, nên khi đất mất cấu trúc cũng đi đôi với thất thoát đạm và chất hữu cơ, dẫn đến giảm độ phì của đất. 2.1.6. Quá trình hình thành phức hệ vô cơ - hữu cơ Quá trình hình thành phức hệ vô cơ - hữu cơ là quá trình dẫn đến thoái hóa hóa học nhanh chóng, làm giảm đáng kể hàm lượng hữu cơ và dinh dưỡng đất. Dưới tác động mạnh của yếu tố khí hậu và thời tiết, các chất hữu cơ đưa vào đất bị phân giải rất nhanh, trung bình từ 6 tháng đến 1 năm là gần như phân giải hết. Với tổng bức xạ mặt trời cao khoảng 115- 125 kcal/cm2/năm, và độ ẩm lớn khoảng 83%, vào mùa mưa đã kích thích vi sinh vật hoạt động mạnh hơn, quá trình phân giải hữu cơ diễn ra nhanh chóng trên diện tích đất của toàn huyện. 2.1.7. Quá trình nhân tác Tác động của con người đến đất đai rất sâu sắc. Những tác động trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã làm cho đất bị thoái hóa trên diện rộng. Không chỉ có bom đạn cày xới, các chất độc hóa học mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh cũng là một trong những tác nhân thoái hóa đất đáng chú ý. Hiện nay, việc sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không được kiểm soát cùng với hoạt động canh tác chưa hợp lý trên đất dốc đã làm cho quá trình thoái hóa đất gia tăng nhanh chóng. 2.2. Các dạng thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Kết quả nghiên cứu và tính toán trên bản đồ đất huyện Gio Linh, tỷ lệ 1:50.000 cho thấy trên địa bàn huyện đã xuất hiện các dạng thoái hóa sau:
  4. 222 NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN và cs. 2.2.1. Xói mòn và rửa trôi bề mặt. Hiện tượng di chuyển và di dời vật chất do các dòng chảy gây ra mất đất tầng mặt, biến đổi bề mặt địa hình và trượt lở đất. Các dạng thoái hóa đất xuất hiện liên quan đến quá trình xói mòn do nước mưa gồm: mất tầng đất mặt; biến đổi bề mặt địa hình/trượt lở đất; kết von và đá lộ đầu xuất hiện. Trong đó điển hình của dạng thoái hóa này là sự xuất hiện loại đất bị xói mòn trơ sỏi đá (E), với diện tích 527,78 ha (chiếm 1,51% diện tích vùng gò đồi), phân bố chủ yếu ở xã Trung Sơn, lớp đất mặt chỉ dày 5 – 8cm, đất chua và nghèo các chất dinh dưỡng. Đất bị kết von có diện tích 2.184,36 ha (chiếm 4,6% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện), tập trung ở các loại đất như đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)... Quá trình xói mòn làm xuất hiện đá lộ đầu trong các loại đất cũng khá phổ biến trên địa bàn nghiên cứu, với diện tích 12.865,49 ha (chiếm 27,15% diện tích tự nhiên của huyện), tập trung ở các loại đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), đất nâu vàng trên đá bazan (Fu)… 2.2.2. Thoái hóa hóa học Bao gồm các loại thoái hóa: - Mặn hóa đất: Chia làm các loại: + Đất mặn nhiều điển hình: có diện tích 149,52 ha, hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình (1,85%), lân tổng số trung bình khá (0,06 – 0,12%)… + Đất mặn trung bình điển hình: diện tích 80,72 ha, có hàm lượng mùn và lân tổng số đều nghèo. + Đất mặn ít điển hình: diện tích 717,44 ha, hàm lượng mùn và tổng số đều nghèo. - Đất bạc màu (đất bị suy giảm độ phì): Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt phân bố theo mùa. Trong mùa mưa, mưa lớn tập trung vào các tháng 9 – 11, chiếm đến 70% tổng lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lũ lụt, xói mòn, rửa trôi mạnh làm giảm tầng dày của đất. Trong điều kiện lượng mưa lớn, một phần nước mưa sẽ di chuyển từ trên mặt đất xuống dưới sâu do tác dụng của trọng lực. Sự di chuyển này kéo theo một loạt các chất dễ tan có trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na+, K+ , Mg2+, Ca2+, các axit mùn và cả những phần tử nhỏ bé như sét và limon cũng bị rửa trôi, do đó đất bị bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Đồng thời do sử dụng đất không hợp lý cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã làm cho đất bị suy giảm độ phì đáng kể. Trên địa bàn huyện có sự tập trung một diện tích khá lớn (9.316,23 ha) đất cồn cát trắng và đất cát biển. Trong điều kiện mùa khô kéo dài 5 - 6 tháng, nhiệt độ tăng cao, quá trình canh tác lạc hậu đã làm cho các loại đất này vốn đã nghèo dinh dưỡng càng nghèo hơn, đất bị bạc màu nghiêm trọng và đang có nguy cơ mất khả năng canh tác. - Đất phèn: Có diện tích 338 ha, chiếm 0,71% tổng diện tích tự nhiên, thuộc loại phèn ít và trung bình - mặn ít - Smi (Sali Orthi) phân bố ở xã Gio Mỹ, có địa hình trũng. Loại đất này có hàm lượng mùn và đạm tổng số đạt mức trung bình, lân tổng số mức trung bình (
  5. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT... 223 - Ô nhiễm đất: Tuy hiện tượng ô nhiễm đất không diễn ra trên diện rộng nhưng đã xuất hiện ở một số địa điểm khác nhau do ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp và việc sử dụng hóa chất trong phát triển nông nghiệp. TP.  ĐÔNG  HÀ   2.2.3. Thoái hóa vật lý   Hiện tượng thoái hòa này được tạo nên do ngập úng, lắng đọng và nén chặt bề mặt, phá hủy và biến đổi bề mặt địa hình và hình thành nên các loại đất glây và lầy hóa, chiếm 11,7% diện tích tự nhiên của huyện. Bảng 1. Diện tích các dạng thoái hóa đất trên địa bàn huyện Gio Linh Tỷ lệ (%) so với DTTN Các dạng thoái hóa Diện tích đất bị thoái hóa (ha) của huyện Thoái hóa do xói mòn đất 15.577,63 32,87 Thoái hóa hóa học 11.129,22 23,48 Thoái hóa vật lý 5.562,36 11,7 Tổng 32269,21 68,05 Nguồn: Số liệu được tính toán từ bản đồ hiện trạng thoái hóa đất của huyện Gio Linh, tỷ lệ 1:50.000 Hình 1. Bản đồ thực trạng thoái hóa đất ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 3. NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT 3.1. Nguyên nhân tự nhiên - Khô hạn kéo dài: Gio Linh có một mùa khô nóng kéo dài 5 tháng (từ tháng 3 – 8), độ ẩm trong các tháng này thấp khoảng 50%, có khi xuống dưới 30%, tổng bức xạ
  6. 224 NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN và cs. lớn, nhiệt độ cao nên thường xảy ra tình trạng hạn hán. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa đất của huyện. - Sự phân hóa theo mùa của các điều kiện tự nhiên: Do đặc trưng điều kiện khí hậu ở khu vực nghiên cứu có sự phân hóa mùa mưa và mùa khô nóng sâu sắc, kết hợp với sự thay đổi và động thái di và chuyển của nước ngầm theo mùa đã làm tăng quá trình feralit và laterit hình thành kết von. - Lượng mưa lớn và lũ lụt: Mưa lớn và tập trung đã gây ra tình trạng xói mòn, rửa trôi và sạt lỡ đất. Đồng thời, huyện Gio Linh thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, năm nhiều nhất có 4 cơn bão. Bão có cường suất mạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây nên tình trạng lũ lụt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất vật lý ở huyện Gio Linh. 3.2. Nguyên nhân kinh tế - xã hội - Sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan, không đúng kỹ thuật, vượt quá liều lượng cần thiết trong sản xuất nông nghiệp đã và đang gây ra các vấn đề môi trường bức xúc như: ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, đất, suy giảm hệ sinh vật đất, tồn dư các hóa chất độc hại trong các loại rau, củ, quả, gây ngộ độc thực phẩm cho con người… Ở huyện Gio Linh, lượng phân hóa học sử dụng trong nông nghiệp tương đối lớn, do nhận thức và hiểu biết của người dân về an toàn sử dụng hợp chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) và các tác động của HCBVTV đến môi trường và sức khoẻ... còn hạn chế. Gio Linh có đến 26 điểm kinh doanh buôn bán HCBVTV nhưng chỉ có 10 điểm có chứng chỉ hành nghề [4]. - Các hoạt động khai thác khoáng sản: Huyện Gio Linh có 1 đơn vị khai thác khoáng sản titan là Công ty TNHH Tín Đạt Thành (xã Gio Mỹ). Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát thải vào môi trường một lượng lớn chất thải rắn phủ lên bề mặt xung quanh, làm thay đổi tính chất vật lý của đất. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: + Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông nghiệp để làm khai trường. + Gia tăng ô nhiễm môi trường đất, nước: bãi chứa chất thải, các chất thải rắn như cát, sỏi, đá, bùn ra đất nông nghiệp, nước thải từ các hệ tuyến làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng. - Ô nhiễm môi trường đất do các chất thải từ các hoạt động công nghiệp: Các hoạt động sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều nước thải và chất thải rắn, nhưng không được thu gom và xử lý đúng quy định, mà thải trực tiếp vào đất sẽ gây ô nhiễm đất ở khu vực xung quanh.
  7. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT... 225 - Đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng: Quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng đã làm tăng nhu cầu sử dụng quỹ đất cho xây dựng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT 4.1. Giải pháp chính sách và quản lý đất thoái hóa - Quản lý và quy hoạch sử dụng hợp lý đất thoái hóa mạnh: Đối với các diện tích đất bị thoái hóa mạnh cần quy hoạch trồng rừng, trồng đa loài kết hợp trồng các loại cây có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh với các loài cây bản địa một cách thích hợp. - Hạn chế chuyển đổi rừng sản xuất nghèo sang trồng cây lâu năm: Để rừng tái sinh và phát triển tự nhiên trên diện tích đất rừng nghèo cũng đem lại trữ lượng thấp nên việc chuyển đổi sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu… cũng không mang lại năng suất cao, ngược lại sẽ làm gia tăng các quá trình thoái hóa trong đất. - Đối với đất bằng chưa sử dụng có thể quy hoạch để trồng cây hàng năm như lạc, dứa, …hoặc trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu… Quy hoạch quỹ đất đồi núi vào trồng rừng và nên chọn các loại cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh như keo tai tượng, keo lai… - Xây dựng và ban hành quy trình điều tra, đánh giá thoái hóa đất. Cần xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật điều tra, đánh giá thoái hóa đất. Đồng thời, việc điều tra, đánh giá và thành lập bản đồ thoái hóa đất phải là một nội dung bắt buộc trong việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng đất ở địa phương. - Xây dựng kế hoạch hành động phòng chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa. Cần xây dựng kế hoạch hành động phòng chống thoái hóa và hoang mạc hóa cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. - Giao đất, giao rừng lâu dài cho người dân: Đối với những diện tích đất lâm nghiệp đã bị thoái hóa, cần mạnh dạn giao cho người dân quản lý và sử dụng với những chính sách ưu đãi như hỗ trợ vốn, giống và kỹ thuật… Khi được làm chủ, người dân sẽ tích cực và yên tâm đầu tư sản xuất, đồng thời quan tâm đến giữ gìn, bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn. - Giải pháp hỗ trợ vốn: Đại bộ phận người dân ở huyện Gio Linh, những người tác động trực tiếp, quyết định đến việc nâng cao năng suất hay giảm độ phì đất đang sống trong điều kiện thu nhập và mức sống thấp. Do đó, cần phải thực hiện chính sách hỗ trợ vốn để người dân đầu tư sản xuất, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. 4.2. Giải pháp công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật - Cải tạo đất đã bị thoái hóa mạnh bằng các loại cây che phủ có bộ rễ khỏe và cây họ đậu cố định đạm
  8. 226 NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN và cs. - Giải pháp sinh học: Về bản chất, thoái hóa đất là sự suy giảm dự trữ năng lượng trong đất, do đó để phục hồi độ phì nhiêu cần có sự cung cấp liên tục chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khoáng cho đất, đặc biệt là đất canh tác cạn. Các loại cây cải tạo đất thường là các loại cây ngắn ngày, mọc nhanh, có bộ rễ khỏe, ăn sâu, cây cố định đạm. - Tăng cường sử dụng phân vi sinh để thay thế các loại phân hóa học; hạn chế sử dụng HCBVTV trong quá trình sản xuất. - Áp dụng các biện pháp xen canh, luân canh cây ngắn ngày và dài ngày, và giữa các cây ngắn ngày với nhau. - Cải tạo đất nhanh bằng biện pháp hun đất. 4.3. Giải pháp về phổ cập nhận thức cộng đồng Nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng trong phòng chống thoái hóa đất là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của các cấp chính quyền. Các rủi ro và hậu quả của thoái hóa đất gây ra cần phổ biến và thông tin rộng rãi đến cộng đồng. 4.4. Giải pháp cụ thể đối với từng loại thoái hóa Đối với đất xói mòn: Canh tác theo đường đồng mức; trồng trong hố; sắp xếp, bố trí cây trồng theo đúng lịch gieo trồng và thu hoạch. Làm mương, làm bờ đá để hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn bề mặt. Đối với đất mặn: Tiến hành các biện pháp cơ học như cày đảo lớp muối trên mặt xuống tầng dưới. Sử dụng nước ngọt để thau chua, rửa mặn. Đối với đất bạc màu: + Tăng cường thêm chất hữu cơ: bằng cách bón phân chuồng, phân xanh và trả lại phế phụ phẩm cây trồng cho đất. + Bón phân hóa học, bón vôi. + Biện pháp thủy lợi: Duy trì chế độ nước hợp lý. + Biện pháp cây trồng: sắp xếp, bố trí cây trồng hợp lý, đúng với tiềm năng đất đai đã được phân hạng, đánh giá. Đối với đất phèn: + Thiết kế đồng ruộng kết hợp với biện pháp thủy lợi hợp lý. + Nước tưới: giữ nước trong ruộng càng lâu càng tốt. + Bón vôi: Bón vôi vào đất phèn làm tăng độ pH, giảm phèn, khử độc, tăng hoạt tính của vi sinh vật. Đối với đất bị ô nhiễm: Cần phải tăng cường kiểm tra và thắt chặt quản lý các giám sát việc thực thi luật bảo vệ môi trường. Trồng các loại cây hút các kim loại nặng, chất bụi bẩn và các chất thải rắn.
  9. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI HÓA ĐẤT... 227 5. KẾT LUẬN Huyện Gio Linh có địa hình, địa mạo khá phức tạp, dốc nghiêng từ Tây sang Đông, địa hình đồi núi chiếm khoảng 71%, có hệ thông sông ngắn, dốc, cường độ dòng chảy trong mùa mưa lớn. Chế độ nhiệt dồi dào, lượng mưa phong phú và tập trung… là điều kiện thuận lợi cho các quá trình phong hóa đất được nhanh chóng, tạo nên sự đa dạng về đất đai, đồng thời cũng làm tăng cường quá trình thoái hóa đất trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó hoạt động khái thác đất đai không hợp lý, kém hiệu quả của con người đã góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa đất. Qua nghiên cứu cho thấy, huyện Gio Linh đã xuất hiện các dạng thoái hóa: xói mòn, thoái hóa hóa học và thoái hóa vật lý. Tình trạng thoái hóa đất ở huyện Gio Linh đang mở rộng về quy mô và diện tích đất bị thoái hóa có xu hướng gia tăng theo thời gian. Bài báo đã xây dựng được bản đồ thực trạng thoái hóa đất cho lãnh thổ nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như nguyên nhân gây nên thoái hóa đất ở địa bàn nghiên cứu, bài báo đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hạn chế thoái hóa đất cũng như sử dụng bền vững đất bị thoái hóa ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lưu Thế Anh (2012). Nghiên cứu xây dựng bản đồ thoái hóa đất tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất, Luận án Tiến sĩ Địa lý. [2] Viện Địa lý Bộ TN&MT (2006). Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005. [3] Lê Anh Phi (2006). Đánh giá tổng hợp điều kiện sinh thái tự nhiên phục vụ quy hoạch nông – lâm nghiệp ở huyện Gio Linh, tỉnh QuảngTrị, Luận văn Thạc sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Huế. [4] UBND huyện Gio Linh (2010). Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Gio Linh, Báo cáo lưu trữ tại UBND huyện. [5] UBND huyện Gio Linh (2010). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Báo cáo lưu trữ tại UBND huyện. NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN PHAN THỊ THANH HUYỀN TRƯƠNG THỊ MỸ LIỄU SV lớp Địa 3A, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0168 937 0165, Email: Myliendhsphue@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1