Đàm Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 209 – 214<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ CỦA NAM SINH VIÊN<br />
Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN, NĂM 2011<br />
Đàm Thị Tuyết*, Mai Anh Tuấn<br />
Hoàng Minh Nam, Trần Thị Hằng, Phạm Thị Ngọc<br />
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đây là một nghiên cứu cắt ngang nhằm: Mô tả thực trạng hút thuốc lá, kiến thức, thái độ của nam<br />
sinh viên Y khoa về tác hại của thuốc lá và đề xuất mô hình nam sinh viên Y khoa không thuốc lá.<br />
mẫu nghiên cứu gồm: 413 sinh viên nam Y khoa hệ Chính quy và Chuyên tu: Tỷ lệ hút thuốc lá<br />
chung của sinh viên y khoa là (43,67% ). Tỷ lệ sinh viên hiểu biết được hút thuốc lá có hại cho sức<br />
khỏe chiếm tỷ lệ cao ở cả hệ chuyên tu và chính quy (chuyên tu: 99%, chính quy: 96,71%). Thái<br />
độ của sinh viên phản đối với tình trạng hút thuốc lá trong gia đình, thầy cô, bạn bè và ngoài cộng đồng<br />
đếu chiếm tỷ lệ cao (phản đối với người hút thuốc trong gia đình: chuyên tu: 84%, chính quy: 88,73%).<br />
Cần có quy định cấm hút thuốc trong trường học (chuyên tu:95%, chính quy: 94,37%); Cần có góc<br />
trưng bày tác hại thuốc lá ở trường học (chuyên tu: 93,5%, chính quy: 88%) ; Cần tổ chức các buổi thảo<br />
luận về tác hại thuốc lá (chuyên tu: 94%, chính quy: 88,25%) ; Cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá<br />
(chuyên tu: 85%, chính quy: 78,87%) ; Tỷ lệ sinh viên cho rằng hiện nay đã xử lý đúng mức vi<br />
phạm về hút thuốc lá (chuyên tu: 6%, chính quy: 0,94%)<br />
Từ khóa: Nam sinh viên, hút thuốc lá, kiến thức, thái độ, mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân<br />
gây tử vong hàng đầu, nhưng có thể phòng<br />
tránh được. Hiện nay trên thế giới hàng năm<br />
có khoảng 4 triệu người chết do các căn bệnh<br />
liên quan đến thuốc lá [1]. Hút thuốc lá cũng<br />
là tác nhân của rất nhiều loại bệnh khác nhau<br />
và chi phí khám chữa bệnh do nguyên nhân từ<br />
thuốc lá tăng theo mỗi năm. Theo số liệu của<br />
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay<br />
trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút<br />
thuốc và số này sẽ tăng lên 1,7 tỷ người vào<br />
năm 2025. Số lượng người hút thuốc chủ yếu<br />
ở các nước đang phát triển và chậm phát triển<br />
[4],[6],[7].<br />
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam<br />
có tỷ lệ hút thuốc khá cao trong khu vực châu<br />
Á với nam là 73% và nữ là 4% [7].Theo báo<br />
cáo của điều tra Y tế Quốc gia năm 2001 2002 thì tỷ lệ hút thuốc ở nam là 56,1%, ở nữ<br />
là 1,8% [2]. Trung bình một người lớn hút<br />
790 điếu thuốc/năm, số này ít thay đổi từ năm<br />
1980 và trung bình một ngày hút khoảng 14,2<br />
điếu. Một nghiên cứu khác tại Việt Nam của<br />
Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hòa Kỳ và<br />
Hiệp hội Y tế Công cộng Canada năm 2006<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 967 387<br />
<br />
cho thấy tỷ lệ từng hút thuốc ở nam sinh viên<br />
y khoa là 57,1%. Việt Nam là một trong số<br />
100 nước đã ký vào Công ước khung về<br />
kiểm soát thuốc lá và Thủ tướng Chính phủ<br />
cũng đã ban hành Quyết định 1315/QĐ-TTg<br />
ngày 21/08/2009 về việc phê duyệt kế hoạch<br />
thực hiện công ước khung về kiểm soát thuốc<br />
lá với mục tiêu chung nhằm làm giảm nhu cầu<br />
sử dụng tiến tới kiểm soát và giảm mức cung<br />
cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỉ lệ<br />
chết và mắc các bệnh liên quan đến thuốc<br />
lá [3],[4].<br />
Sinh viên Y khoa - Trường Đại học Y Dược là<br />
những cán bộ y tế trong tương lai có vai trò<br />
quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe<br />
cộng đồng và cũng là người thực hiện công<br />
tác truyền thông giáo dục sức khỏe vận động<br />
mọi người không hút thuốc lá. Việc nhận thức<br />
được tác hại của hút thuốc lá, những thói quen<br />
ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên từ khi<br />
còn ngồi trong ghế nhà trường là hết sức cần<br />
thiết. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ hút thuốc lá của<br />
nam sinh viên y khoa Trường Đại học Y<br />
Dược hiện nay là bao nhiêu? kiến thức, thái<br />
độ của sinh viên y khoa trong công tác phòng<br />
chống tác hại thuốc lá như thế nào? và tiến tới<br />
xây dựng mô hình ngôi trường không thuốc<br />
lá, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu<br />
209<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đàm Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tình hình hút thuốc lá của nam sinh viên Y<br />
khoa Trường Đại học Y - Dược Thái<br />
Nguyên năm 2011”, với các mục tiêu sau:<br />
- Mô tả thực trạng hút thuốc lá của nam sinh<br />
viên Y khoa<br />
- Mô tả kiến thức, thái độ của nam sinh viên Y<br />
khoa về tác hại của thuốc lá<br />
- Đề xuất mô hình nam sinh viên Y khoa<br />
không thuốc lá.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên nam Y<br />
khoa hệ Chính quy và Chuyên tu<br />
Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Đại học Y<br />
– Dược Thái Nguyên<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả<br />
cắt ngang<br />
Cỡ mẫu: được tính theo công thức ước lượng<br />
một tỷ lệ trong quần thể.<br />
n=<br />
<br />
Z2(1-α/2)<br />
<br />
p (1 – p)<br />
d2<br />
<br />
Với p: là tỷ lệ % ước tính tỷ lệ hút thuốc lá ở<br />
nam sinh viên y khoa trong GHPSS năm 2006<br />
tại Việt Nam là 57,1% [5], sau khi tính n = 376<br />
Trường Y Thái Nguyên có 2 hệ đào tạo là<br />
sinh viên hệ chính quy và sinh viên hệ chuyên<br />
tu, mỗi hệ sẽ có số sinh viên cần điều tra là<br />
188, thực tế hệ chuyên tu điều tra được 200<br />
sinh viên và hệ chính qui điều tra được 213<br />
sinh viên. Vậy thực tế cả hai hệ điều tra được<br />
413 sinh viên<br />
Chọn mẫu: Hệ chuyên tu: lập danh sách toàn<br />
bộ nam sinh viên chuyên tu của 4 khối<br />
(chuyên tu 40, 41, 42, 43) và sử dụng phương<br />
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn<br />
ra 188 sinh viên để điều tra nhưng thực tế đã<br />
điều tra được 200 sinh viên. Hệ chính quy:<br />
Lập danh sách sinh viên Y4, Y3, sinh viên y<br />
học dự phòng, Răng hàm mặt, Cử nhân điều<br />
dưỡng và cũng sử dụng phương pháp chọn<br />
mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 188 sinh<br />
viên để điều tra nhưng thực tế đã điều tra<br />
được 213 sinh viên.<br />
<br />
89(01/2): 209 – 214<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên<br />
y khoa<br />
Bảng 1. Tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên theo hệ<br />
đào tạo và nhóm tuổi<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
P<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Hệ Chuyên tu 160 75,12 40 18,78<br />
đào<br />
0.05<br />
trong trường học<br />
Cần có các bài<br />
giảng về tác hại 184 92,00 199 93,43 > 0.05<br />
thuốc lá<br />
Đã xử lý đúng<br />
mức vi phạm về<br />
12<br />
hút thuốc lá hiện<br />
nay<br />
<br />
6,00<br />
<br />
2<br />
<br />
0,94 < 0.05<br />
<br />
Cần có góc trưng<br />
bày tác hại thuốc 187 93,50 189 88,73 > 0.05<br />
lá ở trường học<br />
Cần tổ chức các<br />
buổi thảo luận về 188 94,00 188 88,26 < 0.05<br />
tác hại thuốc lá<br />
Cần thành lập<br />
câu lạc bộ không 170 85,00 168 78,87 > 0.05<br />
thuốc lá<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên<br />
y khoa tại khu vực nghiên cứu<br />
Đánh giá về tình hình hút thuốc lá của nam<br />
sinh viên ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm<br />
điểm điều tra cho thấy, trong 413 nam sinh<br />
viên bao gồm hệ chuyên tu và cả hệ chính quy<br />
<br />
89(01/2): 209 – 214<br />
<br />
thì có 262 sinh viên hút thuốc lá chiếm<br />
43,67% (bảng 3.1), tỷ lệ này cao hơn kết quả<br />
nghiên cứu của Phạm Hồng Duy Anh năm<br />
2004 (7,5%)<br />
Phải chăng đối tượng nghiên cứu của chúng<br />
tôi bao gồm cả đối tượng sinh viên chuyên tu,<br />
kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sinh viên<br />
chuyên tu hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao<br />
(75,12%) qua tìm hiểu cho chúng tôi thấy, đối<br />
tượng này trước khi đi học chủ yếu là công<br />
tác tại tuyến y tế cơ sở, ở đó cuộc sống còn<br />
gặp nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh<br />
thần, vì vậy họ đã lấy điếu thuốc làm niền vui.<br />
Đối với hệ chính quy chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu cả đối tượng bác sỹ đa khoa, y<br />
học dự phòng, Răng hàm mặt và cử nhân điều<br />
dưỡng, tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng này là<br />
(47,89%). Còn hu vực nghiên cứu của tác giả<br />
Phạm Hồng Duy Anh là tại khoa Y của Trường<br />
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh mà<br />
đối tượng là sinh viên từ Y1 đến Y5 [1]<br />
Về lý do hút thuốc lá, kết quả bảng 3.2 cho<br />
thấy với sinh viên chuyên tu lý do hút thuốc<br />
chủ yếu là do buồn, căng thẳng (31,88%) điều<br />
này đã phản ánh đúng thực trạng đối tượng<br />
nghiên cứu vì công tác ở tuyến cơ sở mà phần<br />
lớn là ở tuyến xã, ở đó còn thiếu thốn nhiều<br />
về cơ sở vật chất, văn hóa xã hội, vui chơi<br />
giải trí trong công việc cũng như trong cuộc<br />
sống gia đình, còn đối với sinh viên chính quy<br />
lý do hút thuốc chủ yếu là do bắt chước bạn<br />
bè (28,43%), có thể khi bước chân lên thành<br />
phố, sinh viên được tiếp xúc với một xã hội<br />
rộng lớn hơn, có nhiều bạn bè hợn, do đó dễ<br />
dẫn đến việc tiếp cận với thuốc lá và hút thử.<br />
Kiến thức, thái độ của nam sinh viên Y<br />
khoa về tác hại của thuốc lá<br />
Đối với kiến thức của sinh viên về tác hại của<br />
thuốc lá, kết quả bảng 3.4 cho thấy hầu hết cả<br />
sinh viên chuyên tu và chính quy đều hiểu<br />
biết được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe<br />
(chuyên tu: 99%, chính quy: 96,71%) và sự<br />
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với<br />
p>0,05. Hít khói thuốc có hại cho sức khỏe<br />
(chuyên tu: 99,5%, chính quy: 95,31%) sự<br />
hiểu biết này đối với chuyên tu thì cao hơn<br />
với chính quy, sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
<br />
212<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đàm Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kê với p< 0,05.Qua kết quả này cho thấy rằng<br />
hầu hết sinh viên Y khoa đã có những hiểu<br />
biết về tác hại của thuốc là cho người hút và<br />
cả người hít khói thuốc. Mặc dù kiến thức tốt<br />
như vậy nhưng tỷ lệ sinh viên hút thuốc lá nói<br />
chung vẫn còn chiếm tới 43,67%. Đây sẽ là<br />
cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo để làm rõ vấn<br />
đề này.<br />
Đa số sinh viên đều phản đối việc hút thuốc lá<br />
với tỷ lệ rất cao, bảng 3.5 đã cho thấy, phản<br />
đối người hút thuốc trong gia đình (chuyên tu:<br />
84%, chính quy: 88,73%), với thầy cô, bạn bè<br />
(chuyên tu: 74,5%, chính quy: 68,07%), với<br />
những người khác nơi công cộng: (chuyên tu:<br />
77,5%, chính quy: 77%). Qua đây cho thấy<br />
thái độ của sinh viên y khoa trong việc phòng<br />
chống hút thuốc lá rất tốt.<br />
Mô hình nam sinh viên Y khoa không<br />
thuốc lá.<br />
Kết quả bảng 3.6 cho thấy một số ý kiến đề<br />
xuất của sinh viên y khoa về mô hình sinh<br />
viên Y khoa không thuốc lá đó là: Cần có quy<br />
định cấm hút thuốc trong trường học (chuyên<br />
tu: 95%, chính quy: 94,37%), Cần có góc<br />
trưng bày tác hại thuốc lá ở trường học<br />
(chuyên tu: 93,5%, chính quy: 88,73%), Cần<br />
tổ chức các buổi thảo luận về tác hại thuốc lá<br />
(chuyên tu: 94%, chính qui: 88,26%),<br />
Cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá<br />
(chuyên tu: 85%, chính qui: 78,87%). Những<br />
ý kiến đề xuất của sinh viên nêu trên là những<br />
hoạt động cần thiết cho công tác phòng chống<br />
hút thuốc lá trong Trường Đại Y Dược Thái<br />
Nguyên.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của<br />
nam sinh viên Y khoa Trường Đại học Y<br />
Dược Thái nguyên, chúng tôi rút ra một số<br />
kết luận sau<br />
- Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh<br />
viên Y khoa<br />
+ Tỷ lệ hút thuốc lá chung của nam sinh viên<br />
y khoa là (43,63% ). Tỷ lệ hút thuốc lá của<br />
sinh viên chuyên tu (75,12%), sinh viên hệ<br />
chính qui (47,89%)<br />
+ Lý do hút thuốc lá của sinh viên chuyên tu<br />
chủ yếu là do buồn, căng thẳng (31,88%), còn<br />
<br />
89(01/2): 209 – 214<br />
<br />
ở sinh viên chính quy lại chủ yếu là do bắt<br />
trước bạn bè (28,43%).<br />
- Kến thức, thái độ của nam sinh viên Y<br />
khoa về tác hại của thuốc lá<br />
+ Tỷ lệ sinh viên hiểu biết được hút thuốc lá<br />
có hại cho sức khỏe chiếm tỷ lệ cao ở cả hệ<br />
chuyên tu và chính quy (chuyên tu: 99%,<br />
chính quy: 96,71%). Hít khói thuốc lá là có<br />
hại cho sức khỏe (chuyên tu: 99,5%, chính<br />
quy: 95,31%)<br />
+ Thái độ của sinh viên phản đối với tình<br />
trạng hút thuốc lá trong gia đình, thầy cô, bạn<br />
bè và ngoài cộng đồng đếu chiếm tỷ lệ cao<br />
(phản đối với người hút thuốc trong gia đình:<br />
chuyên tu: 84%, chính quy: 88,73%), với thầy<br />
cô, bạn bè (chuyên tu: 75,5%. Chính quy:<br />
68,07%), với những người khác nơi công<br />
cộng: (chuyên tu: 77,5%, chính quy: 77%)<br />
- Mô hình sinh viên Y khoa không thuốc lá<br />
+ Cần có quy định cấm hút thuốc trong<br />
trường học (chuyên tu:95%, chính quy:<br />
94,37%), + Cần có góc trưng bày tác hại<br />
thuốc lá ở trường học (chuyên tu: 93,5%,<br />
chính quy: 88%),<br />
+ Cần tổ chức các buổi thảo luận về tác hại<br />
thuốc lá (chuyên tu: 94%, chính quy: 88,25%)<br />
+ Cần thành lập câu lạc bộ không thuốc lá<br />
(chuyên tu: 85%, chính quy: 78,87%)<br />
+ Tỷ lệ sinh viên cho rằng hiện nay đã xử lý<br />
đúng mức vi phạm về hút thuốc lá (chuyên tu:<br />
6%, chính quy: 0,94%)<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phan Hồng Duy Anh (2004), Kiến thức thái<br />
độ hành vi về hút thuốc lá của sinh viên khoa Y,<br />
Đại học Y Dược TP.HCM, 2003, Y học TP.Hồ Chí<br />
minh, 8(1), tr. 1- 5<br />
[2]. Bộ Y tế (2006), Báo cáo Y tế Việt Nam: Công<br />
bằng, hiệu quả và phát triển trong tình hình mới,<br />
Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 89-95.<br />
[3]. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Hiền<br />
(2004), Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá, hiểu<br />
biết và thái độ của cán bộ y tế Bệnh viện Bạch<br />
Mai, Đại học Y Hà Nội.<br />
[4]. Chương trình phòng chống thuốc lá quốc gia<br />
(2009), Tác hại của thuốc lá, truy cập tại:<br />
http://www.vinacosh.gov.vn/mPage=<br />
11N80K01T119.<br />
[5]. Phan Thị Hải, Lý Ngọc Kính (2006), Điều<br />
tra toàn cầu về tình hình hút thuốc lá của sinh<br />
<br />
213<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />