intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản trung bình MCM-41 với nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vật liệu mao quản trung bình MCM-41 đã được tổng hợp bằng phương pháp thuỷ nhiệt với chất định hướng cấu trúc Cetyltrimethyl Ammonium Bromide (CTAB) và nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu. Ảnh hưởng của nồng độ CTAB, tỉ lệ mol SiO2/CTAB, thời gian khuấy và thời gian thuỷ nhiệt đến cấu trúc của vật liệu đã được nghiên cứu và đánh giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản trung bình MCM-41 với nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP<br /> VẬT LIỆU MAO QUẢN TRUNG BÌNH MCM-41<br /> VỚI NGUỒN THUỶ TINH LỎNG TỪ TRO TRẤU<br /> TRƯƠNG THỊ NHẬT LINH<br /> Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế<br /> HOÀNG VĂN ĐỨC<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Vật liệu mao quản trung bình MCM-41 đã được tổng hợp bằng<br /> phương pháp thuỷ nhiệt với chất định hướng cấu trúc Cetyltrimethyl<br /> Ammonium Bromide (CTAB) và nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu. Ảnh<br /> hưởng của nồng độ CTAB, tỉ lệ mol SiO2/CTAB, thời gian khuấy và thời<br /> gian thuỷ nhiệt đến cấu trúc của vật liệu đã được nghiên cứu và đánh giá.<br /> Kết quả cho thấy, các mẫu tổng hợp có cấu trúc lục lăng trật tự cao và mao<br /> quản phân bố đồng nhất trong giới hạn rộng của nồng độ CTAB (1,7-6,1%<br /> khối lượng) và tỉ lệ SiO2/CTAB (4-15). Mẫu tổng hợp với tỉ lệ mol SiO2:<br /> CTAB : H2O = 6 : 1 : 1000 có diện tích bề mặt riêng lớn (1071 m2/g) và<br /> đường kính mao quản rộng (33,5 Å).<br /> Từ khoá: MCM-41, thuỷ tinh lỏng, tro trấu<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Vật liệu mao quản trung bình (MQTB) (MCM-41, SBA-15,…) ra đời từ những năm<br /> 1990 tại Mỹ, sau đó nhanh chóng phát triển ra khắp thế giới, đến nay chúng đã trở nên<br /> quen thuộc đối với các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực xúc tác, hấp phụ. Các<br /> loại vật liệu này có nền là SiO2, có độ bền nhiệt và thuỷ nhiệt cao, có cấu trúc MQTB<br /> dạng lục lăng đồng nhất với diện tích bề mặt riêng lớn (có thể > 1000 m2/g), thích hợp<br /> để làm chất hấp phụ, chất mang trong lĩnh vực xúc tác và hấp phụ. Có thể nói rằng, việc<br /> nghiên cứu tổng hợp và biến tính vật liệu MQTB theo nhiều hướng khác nhau để điều<br /> chế các vật liệu có khả năng hấp phụ, xúc tác cao cũng như nhiều ứng dụng quan trọng<br /> khác đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới kể từ khi ra đời đến<br /> nay. Điều này thể hiện ở một số rất lớn các công trình liên quan đến loại vật liệu này đã<br /> được công bố (hơn 24000 bài báo liên quan đến MCM-41, gần 18.000 bài liên quan<br /> đến SBA-15, theo ScienceDirect). Trong đó, có nhiều bài báo được công bố trong<br /> những năm gần đây (2014, 2015). Điều đó cho thấy rằng, mặc dù nhiều công trình liên<br /> quan đã được công bố, nhưng loại vật liệu này vẫn còn nguyên tính thời sự của nó. Ở<br /> Việt Nam, vật liệu MQTB được quan tâm từ những năm 2004-2005, đến nay ngày càng<br /> có nhiều công trình liên quan được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Mặc<br /> dù vậy, khả năng ứng dụng rộng rãi của vật liệu MQTB trong cuộc sống vẫn đang là<br /> thách thức đối với các nhà khoa học. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng<br /> ứng dụng hạn chế của họ vật liệu này là do chúng được tổng hợp từ tiền chất silic tinh<br /> khiết là TEOS hay TMOS,… có giá thành cao. Do đó, việc tìm nguồn silic có giá thành<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 68-76<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU MAO QUẢN TRUNG BÌNH MCM-41...<br /> <br /> 69<br /> <br /> thấp để thay thế cho TEOS trong tổng hợp MCM-41, SBA-15,… là một trong những<br /> nhiệm vụ thiết thực của những nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này.<br /> Gầ n đây, những thành công bước đầ u trong viê ̣c sử du ̣ng nguồ n silic từ tro trấ u để tổ ng<br /> hơ ̣p các vâ ̣t liê ̣u mao quản trung biǹ h như SBA-15, SBA-16, MCM-41... [1], [2], [3], [4]<br /> đã mang la ̣i triể n vo ̣ng lớn cho các nhà khoa ho ̣c trong viê ̣c giải quyế t nguồ n silic, vì<br /> trấu là một phế phẩm của công nghiệp lúa gạo, luôn có sẵn và rẻ tiền.<br /> Quan tâm đến việc tìm nguồn silic thay thế TEOS/TMOS trong tổng hợp vật liệu<br /> MQTB MCM-41, trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu tìm điều<br /> kiện để tổng hợp vật liệu MCM-41 với nguồn thuỷ tinh lỏng tách từ tro trấu.<br /> 2. THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Chuẩn bị nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu<br /> Thuỷ tinh lỏng được điều chế theo qui trình và điều kiện đã được chúng tôi nghiên cứu<br /> trước đây [5]. Theo đó, trấu sau khi thu hồi được loại tạp chất, rửa sạch, phơi khô rồi<br /> tiến hành đốt để lấy tro. Tro trấu được tiếp tục nung ở 600oC trong 2 giờ, sau đó được<br /> xử lí bằng dung dịch HCl 2M trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng và H2SO4 5M trong 1 giờ ở<br /> nhiệt độ sôi. Tro trấu sau xử lí axit được cho phản ứng với dung dịch NaOH 0,5M ở<br /> nhiệt độ sôi trong 3 giờ. Lọc nóng thu phần dung dịch, để nguội ta được thuỷ tinh lỏng.<br /> Xác định nồng độ của Na2SiO3 trong dung dịch<br /> Lấy 10 mL dung dịch thuỷ tinh lỏng axit hóa bằng axit HCl 2M đến pH = 5, để lắng 24<br /> giờ, li tâm lấy kết tủa, rửa sạch bằng nước cất đến hết ion Cl– (thử bằng dung dịch<br /> AgNO3) và sấy khô trong 24 giờ ở 100oC. Kết tủa sau đó được nung ở 800oC trong 3<br /> giờ. Nồng độ Na2SiO3 được tính theo công thức: CM = m . 1 . Trong đó, m là khối<br /> 60 0, 01<br /> <br /> lượng SiO2 thu được.<br /> 2.2. Tồng hợp vật liệu MCM-41<br /> MCM-41 được tổng hợp theo phương pháp thủy nhiệt [6]: m gam chất ĐHCT CTAB<br /> được hoà tan vào nước ở nhiệt độ phòng (30oC), sau đó từng giọt dung dịch Na2SiO3<br /> theo tính toán được đưa vào dung dịch chất ĐHCT và khuấy mạnh trong vòng 1 giờ,<br /> điều chỉnh pH về 10,5 bằng dung dịch H2SO4, tiếp tục khuấy mạnh để đủ 2 giờ. Tiếp<br /> theo hỗn hợp gel được cho vào bình teflon và tiếp tục khuấy nhẹ trong vòng 24 giờ ở<br /> nhiệt độ phòng rồi được làm già ở 100oC trong 24 giờ. Kết tủa được lọc, rửa sạch bằng<br /> nước cất đến pH =7, sấy khô trong 24 giờ ở 100oC. sau đó được nung ở 550oC trong 6<br /> giờ để loại bỏ chất ĐHCT.<br /> Vật liệu tổng hợp được đặc trưng bằng các phương pháp: Phổ nhiễu xạ Rơnghen (XRD)<br /> được ghi trên máy nhiễu xạ Rơnghen VNU-D8 Advance (Bruker, Germany), sử dụng<br /> nguồn bức xạ CuK với bước sóng  = 1,5406 Å, góc quét 2  thay đổi từ 1-10o. Phổ hồ ng<br /> ngoa ̣i (FT-IR) trong vùng từ 4000-400 cm-1 được ghi trên máy IR-Prestige-21(Shimadzu)<br /> và đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ N2 được đo ở 77 K trên thiết bị Ommisorp-100.<br /> <br /> TRƯƠNG THỊ NHẬT LINH – HOÀNG VĂN ĐỨC<br /> <br /> 70<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Điều chế thuỷ tinh lỏng từ tro trấu<br /> Nguồn trấu sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế. Thành phần của tro trấu đã được khảo sát và công bố [5]. Theo đó, mẫu tro trấu<br /> sau khi xử lí axit có thành phần chính là SiO2 (94,4%), ngoài ra còn có một phần nhỏ K<br /> và Ca. Dung dịch Na2SiO3 điều chế được có nồng độ là 2,88M được sử dụng để tổng<br /> hợp MCM-41.<br /> 3.2. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu MCM-41 với nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu<br /> Vấn đề nghiên cứu tổng hợp vâ ̣t liê ̣u MQTB MCM-41 với nguồn silic từ tro trấu đã<br /> nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước, đến<br /> nay một số công trình liên quan đã được công bố [2,3,4]. Tuy nhiên, mỗi công trình tâ ̣p<br /> trung vào mô ̣t khiá ca ̣nh của vấ n đề tổ ng hơ ̣p, rất ít công trình nghiên cứu một cách đầ y<br /> đủ, chi tiết về quá trình tổng hợp MCM-41 với nguồn silic từ tro trấu. Trong khi đó, như<br /> ta biết, cấu trúc của vật liệu MCM-41 chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện tổng hợp. Vì<br /> thế, trong phầ n này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết<br /> về tổng hợp vật liệu MCM-41 với nguồn thuỷ tinh lỏng từ tro trấu nhằm tìm hiểu qui<br /> luật tổng hợp làm cơ sở cho việc nghiên cứu biến tính bề mặt MCM-41 để tạo ra những<br /> chấ t xúc tác và hấp phụ trên nền MCM-41 mong muốn sau này.<br /> 3.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol H2O:CTAB<br /> Khi được hoà tan vào dung môi, chất ĐHCT sẽ tồn tại dưới các dạng mixen khác nhau<br /> tuỳ theo nồng độ và do đó sẽ ảnh hưởng đến trật tự cấu trúc cũng như độ tinh thể của vật<br /> liệu MCM-41. Vì thế, trong nghiên cứu này ảnh hưởng của nồng độ chất định hướng cấu<br /> trúc CTAB đã được khảo sát và ảnh hưởng này được đánh giá qua tỉ lệ mol H2O:CTAB.<br /> Các mẫu tổng hợp theo tỉ lệ mol 6SiO2:1CTAB:xH2O (với x = 400, 600, 800, 1000 và<br /> 1500). Hình 1 là kết quả XRD của các mẫu MCM-41 với tỉ lệ H2O:CTAB khác nhau.<br /> <br /> Hình 1. Giản đồ XRD của các mẫu MCM-41 tổng hợp với tỉ lệ H2O:CTAB khác nhau<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU MAO QUẢN TRUNG BÌNH MCM-41...<br /> <br /> 71<br /> <br /> Từ giản đồ XRD có thể thấ y rằ ng, trong các mẫu MCM-41 tổ ng hơ ̣p chỉ có mẫu<br /> TLNC400 xuất hiện 2 peak ứng với các mặt phản xạ (100) và (110), các mẫu còn lại<br /> đều xuấ t hiê ̣n 3 peak đă ̣c trưng ứng với các mặt phản xạ (100), (110) và (200) của vâ ̣t<br /> liê ̣u MQTB da ̣ng lu ̣c lăng MCM-41 [6]. Các peak đặc trưng đều rõ ràng, có cường độ<br /> cao và hẹp cho thấ y vật liệu thu được có cấu trúc lục lăng trật tự cao. Như vậy, cấu trúc<br /> mao quản trung bình lục lăng của MCM-41 được duy trì trong phạm vi rộng của tỉ lệ<br /> H2O:CTAB khảo sát. Tuy nhiên, mức độ phát triển tinh thể của các mẫu có khác nhau ít<br /> nhiều như được chỉ ra bởi độ rộng nửa chiều cao peak (β) ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Độ rộng nửa chiều cao peak của các mẫu MCM-41 có tỉ lệ H2O:CTAB khác nhau<br /> Mẫu<br /> <br /> <br /> TLNC400<br /> 0,31<br /> <br /> TLNC600<br /> 0,29<br /> <br /> TLNC800<br /> 0,26<br /> <br /> TLNC1000<br /> 0,24<br /> <br /> TLNC1500<br /> 0,27<br /> <br /> Kết quả ở bảng 1 cho thấy, giá trị độ rộng nửa chiều cao peak giảm từ 0,31 xuống 0,24<br /> khi tỉ lệ mol H2O:CTAB tăng từ 400 đến 1000. Tuy nhiên, khi tăng tỉ lệ H2O: CTAB lên<br /> 1500 thì giá trị  lại giảm. Như đã biết, giá trị  tỉ lệ nghịch với kích thước hạt tinh thể,<br /> do đó mẫu TLNC1000 có mức độ thể phát triển tốt nhất. Vì thế, điều kiện này được lựa<br /> chọn để khảo sát các yếu tố tiếp theo.<br /> 3.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol SiO2:CTAB<br /> Các mẫu MCM-41 với tỉ lệ mol ySiO2:1CTAB:1000H2O (với y = 4, 6, 8, 10 và 15) đã<br /> được tổng hợp. Hình 2 là giản đồ XRD của các mẫu này.<br /> <br /> Hình 2. Giản đồ XRD của các mẫu MCM-41 tổng<br /> hợp với tỉ lệ mol SiO2/CTAB khác nhau<br /> <br /> Kết quả XRD ở hình 2 cho thấy rằng,<br /> các mẫu tổng hợp với tỉ lệ mol<br /> SiO2/CTAB khác nhau đều xuất hiện<br /> đầy đủ các peak đặc trưng của vật liệu<br /> MCM-41. Ngoài mẫu TLSiC4, các<br /> peak đặc trưng có cường độ nhỏ hơn<br /> chút ít, các mẫu còn lại đều xuất hiện<br /> các peak đặc trưng sắc nét và có<br /> cường độ lớn, chứng tỏ mức độ trật tự<br /> cấu trúc cao. Về độ rộng nửa chiều<br /> cao peak, các mẫu này cũng không<br /> khác nhau đáng kể (bảng 2) nên mức<br /> độ phát triển tinh thể có thể cho là gần<br /> như nhau. Tuy nhiên, khi tỉ lệ<br /> SiO2:CTAB tăng thì lượng thuỷ tinh<br /> lỏng sử dụng tăng lên rất nhanh nên<br /> khó điều chỉnh pH. Vì thế, trong các<br /> nghiên cứu tiếp theo chúng tôi chọn tỉ<br /> lệ mol SiO2: CTAB = 6 để dễ điều<br /> chỉnh pH.<br /> <br /> TRƯƠNG THỊ NHẬT LINH – HOÀNG VĂN ĐỨC<br /> <br /> 72<br /> <br /> Bảng 2. Độ rộng nửa chiều cao peak của các mẫu MCM-41 có tỉ lệ SiO2:CTAB khác nhau<br /> Mẫu<br /> <br /> <br /> TLSiC4<br /> 0,24<br /> <br /> TLSiC6<br /> 0,24<br /> <br /> TLSiC8<br /> 0,25<br /> <br /> TLSiC10<br /> 0,24<br /> <br /> TLSiC15<br /> 0,22<br /> <br /> 3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy<br /> Để đánh giá ảnh hưởng của giai đoạn<br /> khuấy trong quá trình tổng hợp MCM-41<br /> (sau giai đoạn khuấy mạnh 2 giờ), hai mẫu<br /> MCM-41 với tỉ lệ mol của hỗn hợp gel là:<br /> 6SiO2:1CTAB:1000H2O đã được tổng hợp<br /> trong điều kiện không có khuấy và có<br /> khuấy 24 giờ. Kết quả XRD trình bày ở<br /> hình 3 cho thấy, mẫu không có khuấy chỉ<br /> xuất hiện 2 peak đặc trưng ứng với các<br /> mặt phản xạ (100) và (110), các peak có<br /> cường độ nhỏ chứng tỏ mẫu này có độ trật<br /> tự không cao. Trong khi mẫu có khuấy 24<br /> giờ xuất hiện đầy đủ 3 peak đặc trưng của Hình 3. Giản đồ XRD của các mẫu MCM-41<br /> MCM-41 với cường độ lớn và sắc nét,<br /> có và không có khuấy từ<br /> chứng tỏ mẫu này có độ trật tự lục lăng<br /> cao. Như vậy, vật liệu MCM-41 được tổng<br /> hợp trong nghiên cứu này cần phải thực<br /> hiện khuấy 24 giờ để tạo điều kiện tăng độ<br /> trật tự của vật liệu.<br /> 3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian làm già<br /> Trong quá triǹ h tổ ng hơ ̣p MCM-41, sau khi thêm nguồn silic vào dung dịch, các phần tử<br /> chứa silic tương tác với đầu phân cực của chất định hướng cấu trúc thông qua tương tác<br /> tĩnh điện [6] và hình thành nên lớp màng silicat xung quanh mixen ống. Quá trình<br /> polyme hoá ngưng tụ silicat tạo nên tường vô định hình của vật liệu oxit silic mao quản<br /> trung bình. Do đó, thời gian làm già cầ n phải đươ ̣c nghiên cứu để xác đinh<br /> ̣ đô ̣ ổ n đinh<br /> ̣<br /> của cấ u trúc.<br /> Hiǹ h 4 là giản đồ XRD của các mẫu MCM-41 đươ ̣c làm già ở các thời gian khác nhau<br /> 24, 48 và 72 giờ. Từ giản đồ này cho thấ y, tấ t cả các mẫu đề u có cấu trúc mao quản<br /> trung bình lục lăng trật tự cao với các peak đặc trưng xuất hiện rõ nét và có cường độ<br /> cao. Tuy nhiên, khi tăng thời gian làm già từ 24 lên 48 giờ cường độ các peak đặc trưng<br /> tăng lên, còn khi tiếp tục tăng thời gian làm già lên 72 giờ cường độ các peak hầu như<br /> không thay đổi đáng kể. Giá trị d100 tương ứng cũng vậy, tăng nhẹ từ 39,0 lên 40,0 sau<br /> đó là 39,9. Điều này cho thấy rằng, cấu trúc vật liệu được ổn định khi thời gian làm già<br />  48 giờ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1