Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TƯƠNG ĐƯƠNG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG<br />
GIỮA PYTHINAM 500MG VÀ TIENAM 500MG<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN<br />
Trang Mộng Hải Yên*, Nguyễn Hoàng Thu Trang***, Nguyễn Đức Công*, Hồ Thượng Dũng*, Lê Thị Kim Nhung*,<br />
Đỗ Thị Kim Yến*, Hoàng Văn Quang*, Nguyễn Bách*, Võ Văn Bảy*, Hoàng Ngọc Vân*, Tạ Việt<br />
Thắng*, Nguyễn Văn Thành*, Nguyễn Bá Lương*, Vũ Thị Kim Cương*, Bùi Tùng Hiệp **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở nghiên cứu: Kháng sinh đến nay vẫn là thuốc thiết yếu chiếm một khoản chi phí lớn trong điều trị.<br />
Kháng sinh ngoại nhập vẫn chiếm tỷ lệ lớn do niềm tin của bệnh nhân, kể cả thầy thuốc cho là thuốc tốt hơn với<br />
hiệu quả vượt trội thuốc Việt. Cần có những nghiên cứu xác định hiệu quả tương đương điều trị trong lâm sàng<br />
và trên invitro giữa kháng sinh ngoại nhập với kháng sinh sản xuất trong nước để chứng minh tính hiệu quả<br />
tương đương giữa hai chế phẩm có cùng hoạt chất. Chúng tôi tiến hành so sánh hiệu qủa tương đương điều trị<br />
trong bệnh viêm phổi giữa Pythinam (Pymepharco sản xuất) với Tienam (Thuốc biệt dược do MSD sản xuất) có<br />
cùng hoạt chất imipenem<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, ngẫu nhiên, mù đơn, đa trung tâm.<br />
Kết quả: Đối tượng nghiên cứu được phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm Pythinam có 31 bệnh nhân<br />
viêm phổi và nhóm Tienam có 30 bệnh nhân viêm phổi với các đặc điểm nhân trắc, lâm sàng, cận lâm sàng tương<br />
đương nhau. Tỉ lệ khỏi bệnh ở nhóm nghiên cứu (80,6%) so với nhóm chứng (83,3%); giá trị MIC trung bình<br />
cho nhóm Pythinam và Tienam lần lượt là 2,19 ± 2,092µg/ml và 2,086 ± 2,187 µg/ml; giá trị MBC trung bình<br />
cho nhóm Pythinam và Tienam lần lượt là 4,379 ± 4,184 µg/ml và 4,724 ± 6,44 µg/ml. Ngày điều trị trung bình<br />
của nhóm Pythinam là 11,15 và của Tienam là 10,06. Chi phí điều trị trung bình với Pythinam thấp hơn với<br />
Tienam 28%.<br />
Kết luận: Chế phẩm Pythinam có hiệu quả điều trị tương đương với chế phẩm đối chiếu Tienam về lâm<br />
sàng, cận lâm sàng. Chế phẩm Pythinam hoàn toàn có hiệu lực tương đương với chế phẩm đối chiếu Tienam trên<br />
các chủng vi khuẩn lâm sàng trong nghiên cứu này. Chi phí điều trị giảm đi nhiều khi sử dụng Pythinam thay<br />
cho Tienam.<br />
Từ khoá: tương đương sinh học, kháng sinh, imipenem, Pythinam, Tienam<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH ON THE TREATMENT-EQUIVALANCE<br />
OF PYTHINAM 500MG AND TIENAM 500MG IN TREATING PNEUMONIAE<br />
AT THONG NHAT HOSPITAL AND PHU YEN POLYCLINIC<br />
Trang Mong Hai Yen, Nguyen Hoang Thu Trang, Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung,<br />
Le Thi Kim Nhung, Do Thi Kim Yen, Hoang Van Quang, Nguyen Bach, Vo Van Bay, Hoang Ngoc Van,<br />
Ta Viet Thang, Nguyen Van Thanh, Nguyen Ba Luong, Vu Thi Kim Cuong, Bui Tung Hiep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3-2014: 315-319<br />
Background: Antibiotic is a very important drug which cost most of treatment expenditure. Exported<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp. HCM ** Bệnh viện Trưng Vương *** Trường Đại học y dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trang Mộng Hải Yên ĐT: 0938398262<br />
Email: trangmonghaiyen@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
315<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
<br />
antibiotic is used mostly because of the thought of patients that it is more effective than the dosmetic one. With<br />
this reason, we need to have research on the outcome of treating infectious diseases especially in pneumonia using<br />
dosmetic antibiotic (Pythinam) which has the treatment – equivalence with the exported drug (Tienam) having<br />
the same formula antibiotic.<br />
Methods: An accidental, control, single blind, multi-center reseach.<br />
Results: Patients with pneumonia in research was divided into 2 groups: ‘Pythinam’ has 31 patients and<br />
‘Tienam’ has 30 patients with the same athropemetry, paraclinical and clinical characteristics. Percent of getting<br />
well in ‘Pythinam’ group is 80.6% while this is about 83.3% in ‘Tienam’ group. The mean of MIC of ‘Pythinam’<br />
gourp and ‘Tienam’ group is 2.19 ± 2.092µg/ml và 2.086 ± 2.187 µg/ml; The mean of MBC of ‘Pythinam’ gourp<br />
and ‘Tienam’ group is 4.379 ± 4.184 µg/ml và 4.724 ± 6.44 µg/ml. The mean of number of treatment of<br />
‘Pythinam’ gourp and ‘Tienam’ group is 11.15 and 10.06. The mean of treatment expenditure of ‘Pythinam’<br />
group is lower than ‘Tienam’ group.<br />
Conclusion: Pythinam has the same effects in treatment with the brandname drug (Tienam). Besides,<br />
Pythinam is bioequivalence with Tienam. Moreover, the treatment expenditure in patients treated pneumonia<br />
using Pythinam is 28% lower than one using Tienam.<br />
Keywords: antibiotic, bioequivalence, Pythinam, Tienam, imipenem.<br />
thể được điều trị với nguồn thuốc kháng sinh<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
sản xuất trong nước (hoạt chất imipenem 500mg<br />
Chủ trương của Đảng và Nhà nước: “Thuốc<br />
phối hợp với cilastatin natri 500mg với chất<br />
Việt cho người Việt”. Hăng hái hưởng ứng Chiến<br />
lượng có thể so sánh được các thuốc ngoại nhập<br />
dịch vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng<br />
cùng loại. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn<br />
thuốc Việt Nam”, mỗi bệnh viện, cơ sở khám<br />
góp phần mang lại sự chủ động trong chiến lược<br />
chữa bệnh tăng cường kê đơn thuốc sản xuất<br />
chăm sóc sức khỏe của quốc gia, giảm lệ thuộc<br />
trong nước để giảm tỷ lệ chi phí thuốc/ tổng chi<br />
vào nguồn dược phẩm nước ngoài đồng thời<br />
phí điều trị đồng thời góp phần thúc đẩy sản<br />
tham gia chiến lược đưa thuốc Việt Nam vào<br />
xuất các mặt hàng thuốc có chất lượng tốt, có sức<br />
khu vực ASEAN<br />
cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu điều trị của<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
người bệnh trong cả nước. Tuy nhiên, kháng<br />
So sánh hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi tại<br />
sinh vẫn là thuốc thiết yếu, nhu cầu sử dụng lớn<br />
bệnh viện Thống Nhất – TP. Hồ Chí Minh và<br />
và chiếm một khoản chi phí lớn trong điều trị.<br />
bệnh viện Đa khoa Phú Yên – Tỉnh Phú Yên giữa<br />
Hiện nay rất nhiều kháng sinh được sản xuất<br />
kháng sinh: Pythinam 500mg với Tienam 500mg.<br />
trong nước, cụ thể Công ty Cổ phần<br />
PYMEPHARCO, Việt Nam sản xuất kháng sinh:<br />
So sánh tương đương sinh học của kháng<br />
Pythinam 500 mg<br />
sinh: Pythinam 500mg với Tienam 500mg trên<br />
một số chủng vi khuẩn gây bệnh viêm phổi tại<br />
Xuất phát từ những nhận định trên, cùng với<br />
bệnh viện Thống Nhất – TP. Hồ Chí Minh và<br />
sự hỗ trợ về kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa<br />
bệnh viện Đa khoa Phú Yên – Tỉnh Phú Yên.<br />
học của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Phú Yên,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài thử nghiệm tương<br />
So sánh chi phí điều trị một số bệnh viêm<br />
đương điều trị lâm sàng để so sánh hiệu qủa<br />
phổi tại bệnh viện Thống Nhất – TP. Hồ Chí<br />
điều trị, tính an toàn của thuốc giữa những nhà<br />
Minh và bệnh viện Đa khoa Phú Yên – Tỉnh Phú<br />
sản xuất khác nhau, không thể thiếu để đánh giá<br />
Yên giữa kháng sinh: Pythinam 500mg với<br />
hiệu qủa điều trị, tính an toàn (các tác dụng<br />
Tienam 500mg.<br />
ngoại ý) của một thuốc, với mong muốn giúp<br />
bác sỹ có chứng cứ cụ thể, từ đó bệnh nhân có<br />
<br />
316<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Là một thử nghiệm lâm sàng có nhóm<br />
chứng, ngẫu nhiên, mù đơn, đa trung tâm.<br />
Cỡ mẫu để kết quả có ý nghĩa thống kê cho<br />
mỗi cặp thuốc sẽ gồm 30 bệnh nhân bệnh lý<br />
viêm phổi, được phân ngẫu nhiên cho 2 nhóm,<br />
tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM và bệnh viện<br />
Đa khoa tỉnh Phú Yên.<br />
Nhóm 1: (30 bệnh nhân) sử dụng Pythinam<br />
500 mg.<br />
Nhóm 2: (30 bệnh nhân) sử dụng Tienam 500<br />
mg<br />
Một đợt điều trị kéo dài tối đa 14 ngày. Bệnh<br />
nhân được thông báo và cam kết tự nguyện<br />
tham gia thử nghiệm.<br />
<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Bảng 1. Phân bố tuổi giới ở 2 nhóm nghiên cứu<br />
Tuổi và Giới<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
Lớn nhất<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Pythinam<br />
(n=31)<br />
17<br />
94<br />
16 (51,6%)<br />
15 (49,4%)<br />
<br />
Tienam (n=30)<br />
26<br />
93<br />
15 (50,0%)<br />
15 (50,0%)<br />
<br />
P<br />
0,154<br />
0,552<br />
<br />
Bảng 2. Cơ cấu bệnh và mức độ nặng của bệnh lý<br />
viêm phổi<br />
Bệnh<br />
Viêm phổi cộng đồng<br />
Viêm phổi bệnh viện<br />
Tổng<br />
P<br />
Mức độ nhiễm trùng<br />
Nhẹ<br />
Vừa<br />
Nặng<br />
Tổng<br />
P<br />
<br />
Pythinam<br />
N<br />
15<br />
16<br />
31<br />
N<br />
1<br />
30<br />
0<br />
31<br />
0,483<br />
<br />
Tienam<br />
<br />
%<br />
N<br />
48,3<br />
13<br />
51,6<br />
17<br />
100%<br />
30<br />
0,134<br />
%<br />
N<br />
3,23<br />
1<br />
96,68<br />
29<br />
0,0<br />
0<br />
100%<br />
30<br />
<br />
%<br />
43,3<br />
56,6<br />
100%<br />
%<br />
3,33<br />
96,67<br />
0,0<br />
100%<br />
<br />
Các đối tượng nghiên cứu được chọn lựa và<br />
phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu đối<br />
chứng, được sử dụng 2 thuốc KS có cùng hoạt<br />
chất là Imipenem/cilastatin natri để điều trị bệnh<br />
lý viêm phổi. 2 nhóm nghiên cứu này có độ tuổi<br />
và sự phân bố giới tính tương tự nhau (bảng 1),<br />
chỉ số nhân trắc không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa, cơ cấu bệnh (bảng 2) và mức độ nặng của<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tình trạng viêm phổi (bảng 2) cũng tương đồng<br />
với nhau. Các kết quả XN huyết học và sinh hoá<br />
và cấy VK làm ở ngày thứ 1 trước khi sử dụng<br />
KS cũng tương tự nhau. Chúng tôi đã có sự chọn<br />
lựa chặt chẽ để đảm bảo tính khách quan và hạn<br />
chế tối đa các yếu tố gây nhiễu do sự khác biệt<br />
các đặc điểm nhân trắc học, từ đó có thể thực<br />
hiện sự so sánh về tương đương điều trị chính<br />
xác hơn.<br />
Về vi sinh học, tổng cộng có 61 BN được<br />
phân bố vào 2 nhóm: nhóm Pythinam (n=31),<br />
nhóm Tienam (n=30). Trong đó có 32/61 (52,46%)<br />
trường hợp cấy VK mọc vào ngày thứ nhất và<br />
xác định được VK gây bệnh, 29/61 trường hợp<br />
cấy VK không mọc do đó không xác định được<br />
VK. Trong 32 trường hợp xác định được VK, có<br />
29/32 trường hợp xác định được giá trị MIC và<br />
MBC, 3/32 trường hợp chủng VK chết. Các VK<br />
phân lập ở nhóm BN này chiếm tỉ lệ cao là các vi<br />
khuẩn E. coli, K. pneumoniae, S. aureus và S.<br />
pneumoniae gây các bệnh viêm phổi cộng đồng<br />
và viêm phổi bệnh viện. và mang nhiều gen đề<br />
kháng kháng sinh (3,1,2).<br />
Bảng 3. Giá trị MIC, MBC của các chủng VK lâm<br />
sàng trên chế phẩm thử Pythinam và chế phẩm đối<br />
chiếu Tienam<br />
Pythinam (29) Tienam (29)<br />
<br />
P<br />
<br />
MIC (µg/ml)<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
Lớn nhất<br />
Nhỏ nhất<br />
Chủng chuẩn Ecoli<br />
ATCC 25922<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
Lớn nhất<br />
Nhỏ nhất<br />
Chủng chuẩn Ecoli<br />
ATCC 25922<br />
<br />
2,190<br />
2,092<br />
8<br />
0,125<br />
<br />
2,086<br />
2,187<br />
8<br />
0,125<br />
<br />
0,125<br />
<br />
0,125<br />
<br />
MBC (µg/ml)<br />
4,379<br />
4,184<br />
16<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
4,724<br />
6,440<br />
32<br />
0,25<br />
<br />
0,8546<br />
<br />
0,8098<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Thử nghiệm xác định giá trị MIC, MBC của<br />
29 chủng VK (100% nhạy cảm với Imipenem)<br />
trên chế phẩm thử Pythinam và chế phẩm đối<br />
chiếu Tienam, áp dụng phương pháp pha loãng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
317<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KS trong môi trường lỏng theo hướng dẫn của<br />
NCCLS.<br />
<br />
và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
kết quả điều trị giữa 2 nhóm với p = 0,468 >0,05;<br />
<br />
Về nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), giá trị<br />
trung bình cho nhóm Pythinam và Tienam lần<br />
lượt là 2,19 ± 2,092µg/ml và 2,086 ± 2,187 µg/ml,<br />
giá trị lớn nhất là và nhỏ nhất của hai KS đều<br />
bằng nhau và lần lượt là 8 µg/ml và 0,125 µg/ml.<br />
Như vậy, giá trị MIC của chế phẩm thử<br />
Pythinam và chế phẩm đối chiếu Tienam trên<br />
các chủng VK lâm sàng cho thấy không có khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,8546).<br />
<br />
Như vậy, cùng với sự kiểm soát các yếu tô<br />
gây nhiễu đã phân tích ở trên, chúng tôi có thể<br />
khẳng định rằng sử dụng KS Pythinam (nhóm 1)<br />
đạt hiệu quả điều trị tương đương với KS<br />
Tienam (nhóm 2) trong điều trị bệnh lý viêm<br />
phổi cộng đồng nhẹ và vừa cũng như viêm phổi<br />
bệnh viện mức độ nhẹ và vừa.<br />
<br />
Về nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC), giá<br />
trị trung bình cho nhóm Pythinam và Tienam<br />
lần lượt là 4,379 ± 4,184 µg/ml và 4,724 ± 6,44<br />
µg/ml, giá trị lớn nhất của Pythinam và Tienam<br />
lần lượt là 16 µg/ml và 32 µg/ml, giá trị nhỏ nhất<br />
của hai KS đều bằng nhau là 0,25 µg/ml. Như<br />
vậy, giá trị MBC của chế phẩm thử Pythinam và<br />
chế phẩm đối chiếu Tienam trên các chủng VK<br />
lâm sàng cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (P=0,8098).<br />
Bảng 4. Kết quả điều trị<br />
Mức độ khỏi bệnh<br />
Khỏi<br />
Giảm<br />
Thất bại<br />
Tổng<br />
P<br />
<br />
Pythinam<br />
<br />
Tienam<br />
<br />
N =31<br />
<br />
%<br />
<br />
N=30<br />
<br />
%<br />
<br />
25<br />
5<br />
1<br />
31<br />
<br />
80,6<br />
16,1<br />
3,2<br />
100%<br />
<br />
25<br />
4<br />
1<br />
30<br />
<br />
83,3<br />
13,3<br />
3,3<br />
100%<br />
<br />
0,468<br />
<br />
Khi xem xét mức độ cải thiện triệu chứng<br />
bệnh về lâm sàng, chúng tôi cũng ghi nhận được<br />
tình trạng thân nhiệt giảm dần, hết sốt (t = 37,5)<br />
vào ngày thứ 5 sau dùng kháng sinh và không<br />
tái sốt trở lại. Các triệu chứng đều giảm từ ngày<br />
thứ 3 và cải thiện vào ngày 7, trở lại bình thường<br />
vào các ngày sau đó. Bên cạnh đó, về kết quả cận<br />
lâm sàng, số lượng BC và BC đa nhân trung tính<br />
đều giảm dần ở 2 nhóm sau khi được sử dụng<br />
KS và trở về số lượng bình thường vào ngày thứ<br />
7 sau dùng KS.<br />
Tỉ lệ khỏi bệnh khá cao ở 2 nhóm: nhóm<br />
nghiên cứu (80,6%) so với nhóm chứng (83,3%),<br />
trong khi đó tỉ lệ thất bại rất thấp tương ứng với<br />
3,2% ở nhóm nghiên cứu và 3,3% ở nhóm chứng<br />
<br />
318<br />
<br />
Bảng 5. Ngày điều trị trung bình và chi phí điều trị<br />
Ngày điều trị trung<br />
bình<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
Chi phí 1 ca điều trị<br />
<br />
Pythinam<br />
(n=31)<br />
10,06<br />
2,851<br />
10.878.000<br />
<br />
Tienam<br />
P<br />
(n=30)<br />
11,15<br />
0,156<br />
2,72<br />
13.190.000<br />
<br />
Với các thử nghiệm như trên về các mặt lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và thử nghiệm in vitro,<br />
chúng tôi có thể kết luận rằng chế phẩm thử<br />
Pythinam hoàn toàn có hiệu lực tương đương<br />
với chế phẩm đối chiếu Tienam trên các chủng<br />
VK lâm sàng trong nghiên cứu này.<br />
KS Imipenem được phát triển từ những năm<br />
1980, từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu<br />
trên thế giới cho thấy tính tương đương về hiệu<br />
quả điều trị của các thuốc generic so sánh với<br />
dạng brandname của nó, cũng như có nhiều<br />
nghiên cứu đã chứng minh với hiệu quả điều trị<br />
cao imipenem/cilastatin là một KS được ưu tiên<br />
lựa chọn trong điều trị nhiều bệnh viêm phổi.<br />
Tuy nhiên, việc sử dụng KS brandname với một<br />
chi phí điều trị cao cũng là một rào cản lớn trong<br />
thực tế điều trị.<br />
Trong thử nghiệm tương đương điều trị giữa<br />
Pythinam và Tienam, với sự kiểm soát chặt chẽ<br />
các yếu tố gây nhiễu, chúng tôi đã đưa ra một cái<br />
nhìn khách quan về tính an toàn và hiệu quả<br />
điều trị. Hơn thế nữa, chi phí điều trị giảm đi rất<br />
nhiều (28%) khi sử dụng một thuốc generic có<br />
giá thành thấp hơn nhưng tương đương về hiệu<br />
quả điều trị (bảng 5) Không chỉ có ích lợi vì giá<br />
thành thuốc thấp hơn, chúng tôi còn chứng<br />
minh được rằng lợi ích về kinh tế của Pythinam<br />
là thiết thực khi số ngày điều trị trung bình của<br />
nhóm điều trị bằng Pythinam tương tự với số<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
ngày điều trị trung bình của nhóm được điều trị<br />
với Tienam. Điều này chứng tỏ rằng, khi sử<br />
dụng Pythinam là một kháng sinh được sản xuất<br />
trong nước, chúng tôi vẫn đạt được những kết<br />
quả điều trị như mong muốn và không gặp phải<br />
những tác dụng ngoại ý, tương tự như khi sử<br />
dụng Tienam. Trong khi đó, chúng tôi lại thu<br />
được lợi ích thiết thực về chi phí điều trị sau đợt<br />
điều trị do giá thành của Pythinam rẻ hơn hơn<br />
Tienam và số ngày điều trị là như nhau.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu chúng tôi đã cho thấy chế phẩm<br />
Pythinam hoàn toàn có hiệu quả điều trị tương<br />
đương với chế phẩm đối chiếu Tienam qua các<br />
thông số lâm sàng, cận lâm sàng. Trong các xét<br />
nghiệm vi sinh, chế phẩm Pythinam có hiệu lực<br />
tương đương với chế phẩm đối chiếu Tienam<br />
trên các chủng vi khuẩn lâm sàng trong nghiên<br />
cứu này. Chi phí điều trị giảm đi rất nhiều khi sử<br />
dụng Pythinam thay cho Tienam. Nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
này, thực tế đã mang đến một lợi ích thiết thực<br />
rất lớn, góp phần làm cho bệnh nhân và kể cả<br />
các thầy thuốc tin tưởng vào thuốc kháng sinh<br />
sản xuất trong nước, giúp giảm chi trí điều trị<br />
các bệnh viêm phổi rất nhiều và giúp cho ngành<br />
dược Việt nam phát triển ngày càng lớn mạnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Cao V., Lambert T., Duong Q.N. et al (2002), “Distribution of<br />
extended-spectrum β-lactamase in clinical isolates of<br />
Enterobacteriaceae in Vietnam”, Antimicrobial Agents and<br />
Chemotherapy, 46(12): 3739-3743.<br />
FDA. Approved Drug Products with Therapeutic Equivalence<br />
Evaluations 30nd. 2010; 1:7.<br />
Hoàng Kim Tuyến, Vũ Kim Cương, Đặng Mỹ Hương (2005),<br />
“Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân<br />
lập tại bệnh viện Thống Nhất (8/2002-08/2005)”.<br />
Hoàng Trọng Kim, Nguyễn Hoài Phong (2005), “Đặc điểm<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức tăng cường bệnh viện<br />
Nhi đồng 1”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 9(1), 147-153<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
11-04-2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
20-04-2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
20-05-2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
319<br />
<br />