Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHÂN TỬ ĐỂ<br />
TÁCH DÒNG GEN MÃ HÓA ENZYME LUCIFERASE<br />
Trần Thị Thanh Quỳnh1, Tô Văn Thiệp1, Nguyễn Văn Hoàng1,<br />
Trần Thị Thu Hường1, Lê Duy Khánh1, Nguyễn Đình Hưng1, Phạm Kiên Cường1*<br />
Tóm tắt: Đoạn gen mã hóa cho enzyme luciferase từ đom đóm ở Việt Nam đã<br />
được nhân dòng thành công vào vector pGEMT bằng phương pháp RT-PCR<br />
(Reverse transcription-Polymerase chain reaction) và ứng dụng các kỹ thuật sinh<br />
học phân tử khác. Sau đó, plasmid mang đoạn gen này (pGEM-luciferase) đã được<br />
biến nạp vào tế bào E.coli và giải trình tự. Kết quả cho thấy: đoạn gen có kích<br />
thước khoảng 1,6 kb, có trình tự tương đồng 100% so với trình tự đã công bố trên<br />
ngân hàng gen thế giới (X66919.1). Trên trình tự gen này không có vị trí cắt của<br />
các enzyme giới hạn là HindIII, BamHI, NdeI, XhoI...., do đó chúng tôi đã thiết kế<br />
thêm trình tự nhận biết của hai enzyme NdeI vào đầu 5' và HindIII vào đầu 3' của<br />
gen mã hóa luciferase để phục vụ cho mục đích biểu hiện và sản xuất enzyme này<br />
bằng phương pháp tái tổ hợp.<br />
Từ khóa: Enzyme luciferase, Đom đóm, Nhân dòng luciferase.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Luciferase là nhóm enzyme có khả năng xúc tác cho phản ứng phát quang sinh học,<br />
thuộc họ protein dạng aldelynate, có một nhóm oxy-4-oxidoreductase để thực hiện hoạt<br />
động khử carboxyl hóa và thủy phân ATP. Hiện nay đã có trên 20 loại luciferase khác<br />
nhau đã được xác định dựa vào nguồn gốc và cơ chế tác dụng của chúng. Trong đó,<br />
luciferase của đom đóm được tập trung nghiên cứu nhiều nhất [1,2,3].<br />
Một trong những ứng dụng quan trọng của luciferase là để phát hiện tổng số vi sinh vật<br />
và kiểm tra mức độ an toàn của lương thực, thực phẩm và phát hiện sớm mức độ nhiễm<br />
khuẩn của bề mặt vật thể trong chế biến cũng như bảo quản lương thực, thực phẩm và y<br />
dược, với hệ thống enzym-cơ chất cực nhạy của đom đóm. So với phương pháp truyền<br />
thống đòi hỏi tốn nhiều thời gian để xử lý mẫu và nuôi cấy đếm khuẩn lạc, thì phương<br />
pháp phát quang sinh học vượt trội hơn hẳn về mặt thời gian và độ chính xác. Nhiều hãng<br />
sản xuất kít trên thế giới đã phát triển thành công kít phát hiện tổng số vi sinh vật bằng<br />
phương pháp quang sinh học (Clean-Trace, Kikoman, Bio Thema...)[3,7]. Trên thế giới, đã<br />
có nhiều công trình nghiên cứu nhân dòng và biểu hiện thành công đoạn gen mã hóa cho<br />
enzyme luciferase của đom đóm [4,8,9] và hệ thống enzym luciferase đã trở thành một<br />
công cụ đa năng với các ứng dụng khác nhau [5,6,7] bao gồm: thử nghiệm gen chỉ thị<br />
trong cả vi khuẩn và các dòng tế bào có nhân điển hình; phát hiện sự có mặt của các vi<br />
sinh vật và các hợp chất độc hại, tương tác của vi khuẩn/virut với tế bào chủ thông qua<br />
hình ảnh bên trong cơ thể, phân tích biểu hiện gen ở các cơ thể động vật sống và hình ảnh<br />
khối u...Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về enzyme luciferase [1,2,3], tuy<br />
nhiên các công bố về ứng dụng của phương pháp phát quang sinh học nói chung và<br />
luciferase nói riêng còn hạn chế và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về enzyme này.<br />
Đặc biệt là việc ứng dụng enzyme luciferase trong các lĩnh vực phục vụ cho quân đội như<br />
trong trinh sát phát hiện chất độc hóa học, quan trắc, kiểm soát các chất độc trong lương<br />
thực, thực phẩm và môi trường đối với lực lượng tác chiến trong điều kiện đặc biệt... còn<br />
chưa được quan tâm nghiên cứu.<br />
Mặt khác enzyme luciferase thông thường được thu nhận từ các sinh vật có khả năng<br />
phát sáng trong tự nhiên như đom đóm, sứa... Tuy nhiên, việc tách chiết và thu nhận<br />
enzyme từ các nguồn có sẵn trong tự nhiên là rất khó khăn do không chủ động nguồn<br />
<br />
<br />
140 T.T.T. Quỳnh, T.V. Thiệp, …, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ… enzyme luciferase.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
nguyên liệu và đạt hiệu quả thu hồi thấp. Vì vậy, tổng hợp được gen mã hóa cho enzyme<br />
luciferase, từ đó hướng tới việc ứng dụng và phát triển sản xuất enzyme luciferase bằng<br />
công nghệ tái tổ hợp là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chính vì thế, trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành nhân dòng và giải trình tự đoạn gen mã hóa cho<br />
enzyme luciferase để tạo tiền đề, phục vụ cho việc nghiên cứu sản xuất enyme luciferase<br />
theo con đường tái tổ hợp<br />
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nguyên liệu và hóa chất<br />
- Đom đóm thu được ở Việt Nam (Nghệ An, 19/2/2015)<br />
- Hóa chất: Các hóa chất thường dùng trong nghiên cứu sinh học phân tử của hãng<br />
Sigma, Mecrk, Thermo Scientific...<br />
2.2. Thiết bị<br />
Máy PCR và thiết bị điện di ngang của hãng Bio-rad (Mỹ), hệ thống chụp ảnh điện di<br />
Mega bio print của hãng Fisher biotech (Úc), máy ly tâm lạnh của hãng Orto alresa (Tây<br />
Ban Nha).<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Phương pháp tách chiết RNA tổng số<br />
RNA tổng số được tách chiết từ đom đóm theo bộ kit của hãng ANABIO. Nghiền 30<br />
mg phần đuôi của đom đóm trong nitơ lỏng. Sau đó, bổ sung 400 µl Lysis buffer và 4 µl β-<br />
mecaptoethanol bằng máy vortex trong 10 giây và ủ ở nhiệt độ phòng 2 phút. Tiếp đến, bổ<br />
sung 200 µl isopropanol và đảo ngược 5-6 lần. Dịch nổi có chứa RNA tổng số sẽ được thu<br />
nhận bằng cách ly tâm ở tốc độ 12.000 vòng/phút trong 10 phút, ở nhiệt độ phòng và được<br />
chuyển sang cột lọc SCO1 (Anapure filter spin column). Qua 2 bước rửa cột bằng đệm<br />
Washing buffer, ARN tổng số được rửa chiết bằng 50 µl Elution buffer.<br />
2.3.2. Phương pháp tổng hợp cDNA<br />
RNA tổng số tiếp tục được sử dụng để tổng hợp cDNA bằng enzyme phiên mã ngược<br />
M-MLV Reverse Transcriptase của hãng Enzynomic và mồi hexamer.<br />
2.3.3. Phương pháp PCR nhân bản gen luciferase<br />
Sau khi đã tách chiết thành công RNA tổng số từ đom đóm và tổng hợp được cDNA,<br />
đoạn gen luciferase được chúng tôi nhân bản dựa trên cDNA tổng hợp được bằng phương<br />
pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu được thiết kế dựa trên trình tự gen luciferase của đom đóm<br />
đã được công bố trên ngân hàng gen thế giới (X66919.1). Cặp mồi có trình tự như sau:<br />
Mồi Luciferase Fw: 5’ AACATATGGAAAACATGGAGAACGA 3’<br />
Mồi Luciferase Rv: 5’ CCAAGCTTTACATCTTAGCAACTG 3’<br />
Chúng tôi đã thiết kế thêm trình tự nhận biết của hai enzyme NdeI vào đầu 5' và<br />
HindIII vào đầu 3' của gen mã hóa luciferase để phục vụ cho mục đích biểu hiện và sản<br />
xuất enzyme này bằng phương pháp tái tổ hợp.<br />
Chế độ nhiệt của phản ứng PCR sử dụng mồi luciferase như sau:<br />
<br />
94oC : 30 giây<br />
54oC : 45 giây x 35 chu kỳ<br />
72oC : 2 phút 30 giây<br />
<br />
2.3.4. Phương pháp nhân dòng gen: Sản phẩm PCR được nhân dòng trực tiếp vào vector<br />
pGEM-T dạng mạch thẳng có đầu dính T (theo kit pGEM T easy của Promega). Sản phẩm<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 141<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
nhân dòng được biến nạp vào tế bào khả biến E. coli DH5, được chọn lọc xanh trắng<br />
trên môi trường nuôi cấy chứa X-gal, IPTG và ampicillin. Plasmid tái tổ hợp được tách ra<br />
từ các khuẩn lạc trắng và kiểm tra sự có mặt của gen luciferase bằng PCR với các cặp mồi<br />
của vector và mồi đặc hiệu của gen mã hóa.<br />
2.3.5. Phương pháp tách chiết plasmid: Plasmid tái tổ hợp pGEM-luciferase được tách<br />
chiết từ các tế bào E. coli bằng bộ kit của hãng Qiagen.<br />
2.3.6. Phương pháp giải trình tự và phân tích kết quả: Các sản phẩm PCR mong muốn<br />
được đọc trình tự trực tiếp theo phương pháp Sanger trên máy giải trình tự tự động CEQ<br />
8000 (Beckman Counter). Gen luciferase sau khi đọc trình tự sẽ được so sánh với trình tự<br />
gen tương ứng trên ngân hàng Gen quốc tế bằng phần mềm BLAST của NCBI.<br />
2.3.7. Phương pháp phân tích vị trí cắt của enzyme giới hạn: Trình tự gen luciferase được<br />
phân tích bằng phần mềm ApE để xác định các vị trí cắt của enzyme giới hạn.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Tách chiết RNA tổng số từ đom đóm và tổng hợp cDNA<br />
RNA tổng số được tách chiết từ đom đóm bằng bộ kit của hãng ANABIO. Nồng độ<br />
RNA thu được được tính toán dựa trên kết quả đo quang phổ ở bước sóng 230 nm là 11,7<br />
ng/µl. Tiếp đến, RNA tổng số được sử dụng để tổng hợp cDNA bằng enzyme phiên mã<br />
ngược M-MLV Reverse Transcriptase của hãng Enzynomic và mồi hexamer.<br />
3.2. Nhân bản gen mã hóa luciferase từ đom đóm<br />
Đoạn gen luciferase được chúng tôi nhân bản dựa trên cDNA tổng hợp được bằng<br />
phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu được thiết kế dựa trên trình tự gen luciferase của<br />
đom đóm đã được công bố trên ngân hàng gen thế giới (X66919.1).<br />
Sau khi PCR và kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1% , thu được 1 băng DNA có<br />
kích thước khoảng 1,6 kb. Trong khi đó, mẫu đối chứng âm (không có khuôn DNA) thì<br />
không xuất hiện băng nào (Hình 1). Kích thước đoạn gen thu được tương đương với kích<br />
thước của đoạn gen luciferase (X66919.1) đã được công bố trên ngân hàng gen thế giới.<br />
Kết quả này cho phép bước đầu khẳng định đã nhân bản thành công đoạn gen mã hóa<br />
cho luciferase từ đom đóm.<br />
3.3. Nhân dòng gen mã hóa luciferase từ đom đóm vào vector pGEM T<br />
Sản phẩm PCR đoạn gen luciferase (1,6 kp) từ đom đóm được gắn trực tiếp vào vector<br />
nhân dòng pGEM-T, biến nạp vào tế bào E. coli chủng DH5α và các tế bào biến nạp được<br />
nuôi cấy trên môi trường LB chứa ampicilin 50 g/ml với sự cảm ứng của IPTG (1 mM)<br />
và cơ chất X-gal. Tiếp theo, chọn ngẫu nhiên 3 khuẩn lạc trắng để kiểm tra sự có mặt của<br />
đoạn gen nhân dòng bằng phương pháp PCR sử dụng cặp mồi pGEM.Fw và pGEM.Rv<br />
được thiết kế đặc hiệu cho vector pGEMT. Theo tính toán lý thuyết, nếu nếu vector có<br />
mang đoạn gen luciferase thì sản phẩm PCR thu được sẽ có kích thước khoảng 1,9 kb, bao<br />
gồm kích thước của đoạn gen luciferase khoảng 1,6 kb cộng với kích thước đoạn DNA<br />
nằm giữa 2 mồi trên vector pGEMT là 0,3 kb.<br />
Kết quả điện di trên gel agarose 1% sản phẩm PCR sử dụng DNA từ 3 khuẩn lạc trắng<br />
làm khuôn cho thấy các sản phẩm PCR từ khuẩn lạc trắng đều cho băng DNA có kích<br />
thước khoảng 1,9 kb (các đường chạy 1-3).<br />
Khi sử dụng PCR với cặp mồi đặc hiệu Luciferase Fw/Rv (Hình 2) cho thấy, sản phẩm<br />
PCR từ khuẩn lạc trắng cho băng ADN kích thước khoảng 1,6 kb tương đương với kích<br />
thước luciferase (đường chạy 7-9). Như vậy, đã thu được các khuẩn lạc mang plasmid tái<br />
tổ hợp vector pGEM có chứa đoạn gen nhân bản có kích thước khoảng 1,6 kb đặc hiệu cho<br />
<br />
<br />
<br />
142 T.T.T. Quỳnh, T.V. Thiệp, …, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ… enzyme luciferase.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
luciferase. Vì vậy, có thể kết luận đã nhân dòng thành công đoạn gen mã hóa luciferase<br />
vào vector pGEMT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR<br />
nhân bản đoạn gen luciferase từ đom đóm. khuẩn lạc kiểm tra vector pGEM-luciferase.<br />
1: Thang chuẩn DNA 1 kb 1-3: Khuẩn lạc PCR với mồi pGEM Fw/Rv<br />
2: Mẫu đối chứng (-), không có DNA 4: Đối chứng âm với mồi pGEM Fw/Rv<br />
3: Sản phẩm PCR của mẫu cDNA tổng hợp 5: Thang chuẩn DNA 1kb<br />
từ RNA tổng số tách từ đom đóm 6: Đối chứng âm với mồi Luciferase Fw/Rv<br />
7-9: Khuẩn lạc PCR với mồi Luciferase<br />
Fw/Rv<br />
3.4. Tách chiết plasmid pGEM- luciferase<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm tách plasmid (a)<br />
và PCR kiểm tra plasmid pGEM- AChE (b)<br />
1’: Thang chuẩn DNA 1kb 1: Plasmid pGEM- luciferase với mồi pGEM Fw/Rv<br />
2’: Plasmid pGEM- luciferase 2: Đối chứng âm với mồi pGEM Fw/Rv<br />
3: Thang chuẩn DNA 1kb<br />
4: Đối chứng âm với mồi Luciferase Fw/Rv<br />
5: Plasmid pGEM- luciferase với mồi Luciferase<br />
Fw/Rv<br />
Một khuẩn lạc trắng mang plasmid pGEM-luiciferase được nuôi lắc trong 5-10 ml LB<br />
lỏng, bổ sung kháng sinh ampicillin với nồng độ 50 µg/ml, ở 37oC từ 8-12 tiếng. Sau đó,<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 143<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
sinh khối tế bào sẽ được thu nhận và được dùng để tách plasmid bằng bộ kit của hãng<br />
Qiagen (Đức). Plasmid pGEM-luciferase tinh sạch (Hình 3.a) sẽ được sử dụng làm khuôn<br />
để tiến hành PCR bằng cặp 2 mồi đặc hiệu của vector pGEM T và của đoạn gen luciferase.<br />
Kết quả được thể hiện ở hình 3b.<br />
Như vậy, có thể khẳng định đã tách chiết thành công plasmid pGEM-luciferase.<br />
Plasmid ở dạng tinh sạch sạch này sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
3.5. Giải trình tự gen mã hóa luciferase từ đom đóm<br />
Plasmid tách từ khuẩn lạc trắng được tiến hành xác định trình tự đoạn gen mã hóa<br />
luciferase. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của gen luciferase trong nghiên cứu được<br />
so sánh với trình tự gen này đã được công bố trên ngân hàng gen thế giới (X66919.1) được<br />
thể hiện trên Hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Từ hình 4 cho thấy, trình tự luciferase thu được trong nghiên cứu có khung đọc mở<br />
(ORF) là 1647 bp, có sự tương đồng 100% so với trình tự luciferase của loài đom đóm<br />
Luciola lateralis đã được công bố trên thế giới. Dựa vào kết quả phân tích bằng phần mềm<br />
ApE, cho thấy trên trình tự gen luciferase của đom đóm ở Việt Nam không có vị trí cắt của<br />
các enzyme giới hạn là HindIII, BamHI, NdeI, XhoI...<br />
<br />
<br />
<br />
144 T.T.T. Quỳnh, T.V. Thiệp, …, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ… enzyme luciferase.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. So sánh trình tự gen luciferase trong nghiên cứu và trình tự gen luciferase của<br />
đom đóm đã được công bố trên thế giới (X66919.1).<br />
Luciola lateralis là một loài đom đóm phổ biến ở Nhật Bản, kết quả so sánh chỉ ra rằng<br />
trình tự acid amin suy diễn của enzyme luciferase của loài L. lateralis tương đồng 94% so<br />
với trình tự của loài Luciola cruciata (một loài đom đóm phổ biến khác ở Nhật Bản) và chỉ<br />
tương đồng 67% so với loài Photinus pyralis (loài đom đóm phổ biến ở Bắc Mỹ). Đoạn<br />
gen mã hóa enzyme luciferase của loài L. lateralis đã được nhân dòng và biểu hiện thành<br />
công ở E. coli, với trình tự của protein suy diễn gồm 548 acid amin và có khối lượng phân<br />
tử khoảng 60,312 kDa (Tatsumi, 1992). Chính vì vậy, trình tự gen thu được trong nghiên<br />
cứu này hoàn toàn phù hợp cho việc nghiên cứu sản xuất enzyme luciferase bẳng phương<br />
pháp tái tổ hợp.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đã nhân bản thành công đoạn gen mã hóa cho enzyme luciferase, đoạn gen có kích<br />
thước khoảng 1,6 kb từ đom đóm ở Việt Nam bằng phương pháp RT-PCR. Đồng thời<br />
nhân dòng thành công đoạn gen này vào vector pGEM T.<br />
Trình tự đoạn gen mã hóa cho luciferase từ đom đóm ở Việt Nam tương đồng 100%<br />
so với trình tự gen luciferase đã được công bố trên ngân hàng gen thế giới (X66919.1),<br />
trình tự này không có vị trí cắt của các enzyme giới hạn là HindIII, BamHI, NdeI,<br />
XhoI.... và đã được thiết kế thêm trình tự nhận biết của hai enzyme giới hạn NdeI vào<br />
đầu 5’ và XhoI vào đầu 3’.<br />
Nhân bản thành công đoạn gen mã hóa enzyme luciferase là cơ sở phục vụ cho mục<br />
đích biểu hiện và sản xuất enzyme này bằng phương pháp tái tổ hợp.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 145<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Lời cảm ơn: Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài: "Nghiên cứu<br />
ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để tách dòng gen mã hóa enzyme luciferase".<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Linh Phước và cộng sự, “Tạo dòng sản xuất luciferase tái tổ hợp dùng cho phản<br />
ứng phát sáng sinh học invitro”, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, Đại học<br />
Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh (2002), tập 5, số 7.<br />
[2]. Phạm Hồ Trương và cộng sự, “Nghiên cứu sản xuất bộ Kit vi sinh xác định Arsen bằng<br />
máy đo huỳnh quang ABOATOX 1253”, đề tài cấp Trung tâm KHKT&CNQS (2006).<br />
[3]. Ngô Ngọc Trung, “Nghiên cứu khả năng chế tạo thuốc thử phát hiện nhanh sự đột biến<br />
số lượng vi sinh vật độc hại trong mẫu thực phẩm”, để tài Viện Hóa học-Vật liệu (2012).<br />
[4]. Emamzadeh AR, Hosseinkhani S, Sadeghizadeh M, Nikkhah M, Chaichi<br />
MJ, Mortazavi M., “cDNA cloning, expression and homology modeling of a luciferase<br />
from the firefly Lampyroidea maculata”, J Biochem Mol Biol. (2006 Sep)<br />
30;39(5):578-85.<br />
[5]. Frundzhyan V. & Ugarova N., “Bioluminescent assay of total bacterial contamination<br />
of drinking water”, Luminescence (2007), 22(3); 241-244.<br />
[6]. Lyons S.K., Meuwissen R., Krimpenfort P., Berns A., “The generation of a conditional<br />
reporter that enables bioluminescence imaging of Cre/loxP-dependent tumorigenesis in<br />
mice”, Cancer Res. (2003 Nov) 63 (21): 7042–6.<br />
[7]. Miller J. N., Nawawi, M. B. & Burgess C. , “Detection of bacterial ATP by reversed<br />
flow-injection analysis with luminescence detection”, Anal.Che. Acta (1992), 266, 339.<br />
[8]. Tasumi H., Kajiyama M., Nakano E., “Molecular cloning and expression in<br />
Escherichia coli of a cDNA clone encoding luciferase of a firefly, Luiciola lateralis”,<br />
Biochim Biophys Acta. (1992 Jun) 15;1131(2):161-5.<br />
[9]. Tatsumi H1, Masuda T, Kajiyama N, Nakano E, “Luciferase cDNA from Japanese<br />
firefly Luciola cruciata: cloning, structure and expession in E.coli”, J Biolumin<br />
Chemilumin. (1989 Apr-Jun);3(2):75-8.<br />
ABSTRACT<br />
Research application of molecular biotechnology to<br />
clone the luciferase coding gene<br />
In this research, by RT-PCR method and molecular biology techniques, the<br />
luciferase complete coding sequence from firefly in Viet Nam was cloned and<br />
characterized. The cDNA was transformed into the E. coli and sequenced. The<br />
result showed: the gene fragment size about 1.6 kb and has a sequence shares 100%<br />
identity with the sequence that was published on GenBank (X66919.1). There is no<br />
recognition site of restriction enzymes as HinIII, Bam HI, NdeI, XhoI,... on this<br />
gene. So we designed additional recognition sites for NdeI at the 5' end and for<br />
HindIII at the 3' end of the luciferase coding sequence, that is important basic to<br />
express and produce recombinant luciferase protein.<br />
Keywords: Luciferase, Firefly, Cloned luciferase.<br />
Nhận bài ngày 22 tháng 10 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 12 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ mới/Viện KH-CNQS;<br />
*<br />
Email: phamkiencuong83@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
146 T.T.T. Quỳnh, T.V. Thiệp, …, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ… enzyme luciferase.”<br />