Trần Thế Hiển và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 71 - 77<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM ENZYME THỦY PHÂN<br />
DỊCH BỘT SẮN ĐỂ CUNG CẤP CHO GIAI ĐOẠN ĐƯỜNG HÓA<br />
VÀ LÊN MEN ĐỒNG THỜI SSF (SIMULTANEOUS SACCHARIFICATION<br />
AND FERMENTATION)<br />
Trần Thế Hiển, Lương Hùng Tiến*, Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu sản xuất bioethanol theo phƣơng pháp SSF (Simultaneous Saccharification and<br />
Fermentation) giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vƣc chất đốt ở việt nam. Trong<br />
nghiên cứu này, các thí nghiệm đƣợc tiến hành trên những dung dịch phù hợp, thích hợp để cung<br />
cấp cho giai đoạn đƣờng hóa và lên men đồng thời.<br />
Phần đầu tiên đề cập đến giai đoạn dịch hóa trong điểu kiện gia nhiệt hạn chế. Nghiên cứu đƣợc<br />
thực hiện trên các chế phẩm enzyme (Spezyme Extra, Stargen 001, Termamyl), nhiệt độ và thời<br />
gian dịch hóa đề chọn lựa những điều kiện công nghệ phù hợp. Những điều kiện tối ƣu là dịch hóa<br />
từ dung dịch sắn (bột sắn 100 g : 400 ml nƣớc) với Spezyme (0,3 kg/tấn chất khô), ở 70 oC trong<br />
60 phút.<br />
Phần thứ 2 đề cập đến gíai đoạn đƣờng hóa. Ba yếu tố đƣợc lựa chọn nghiên cứu: nhiệt độ, thời<br />
gian và chế độ làm mát dịch đã đƣờng hóa tới nhiệt độ lên men. Các kết quả nhận đƣợc cho phép<br />
chúng tôi chọn lựa quá trình đƣờng hóa: sau dịch hóa, dịch đƣợc làm lanh tới 500 C, sau đó đƣợc<br />
điều chỉnh pH tới 4,2 và thêm Stargen 001 (2,0 kg/tấn chất khô). Sau đó dịch đƣợc làm lạnh lập<br />
tức tới nhiệt độ lên men (30oC) trong 45 phút.<br />
Với giai đoạn có các yếu tố công nghệ đã chọn lựa, nhóm nghiên cứu nhận đƣợc dịch đƣờng khử<br />
có DE đạt khoảng 14. Dịch này cho sự khởi động lên men tố từ 12-36h. Dịch đƣợc đánh giá là đáp<br />
ứng yêu cầu của giai đoạn SSF.<br />
Từ khóa : Đường hóa và lên men đồng thời (SSF); Khởi động lên men; gia nhiệt hạn chế; Mức độ<br />
thủy phân; cồn sinh học; Stargen; Tinh bột sắn.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm qua, việc sản xuất cồn trên<br />
thế giới phát triển mạnh và theo dự tính trong<br />
tƣơng lai nhu cầu về cồn ngày càng tăng do<br />
xu hƣớng sử dụng cồn sinh học đƣợc sản xuất<br />
từ sinh khối tự nhiên nhƣ từ rỉ đƣờng, củ cải<br />
đƣờng, từ ngũ cốc (ngô, lúa mì) hay từ chất<br />
thải thực vật nhƣ mùn cƣa, rơm rạ nhƣ một<br />
nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi<br />
trƣờng, có thể tái tạo làm nhiên liệu để thay<br />
thế xăng sử dụng cho các phƣơng tiện vận<br />
chuyển để giảm hiện tƣợng nhà kính cũng<br />
nhƣ làm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào<br />
các quốc gia dầu lửa [8,9,10,11]. Cùng với<br />
các nguồn năng lƣợng khác nhƣ năng lƣợng<br />
địa hóa học, năng lƣợng gió…năng lƣợng từ<br />
nhiên liệu sinh học đƣợc coi năng lƣợng của<br />
tƣơng lai, là một giải pháp tối ƣu phục vụ cho<br />
<br />
<br />
Tel: 0988 060 060<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
các phƣơng tiện vận chuyển khi mà các<br />
nguồn nguyên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu<br />
lửa…đang ngày càng cạn kiệt.<br />
Trên thế giới, hai quá trình sản xuất cồn sinh<br />
học đi từ sinh khối là quá trình truyền thống<br />
và quá trình SSF. Quá trình truyền thống đã<br />
đƣợc nghiên cứu và ứng dụng sản xuất từ rất<br />
lâu với việc sử dụng 4 giai đoạn tách rời<br />
nhau : dịch hóa (90 – 100 0C, 80 phút), đƣờng<br />
hóa (60 0C, 30 phút), lên men (30 0C, 80 giờ)<br />
trong đó theo nghiên cứu của Duan Gang,<br />
năng lƣợng sử dụng cho quá trình dịch hóa<br />
chiếm 10-15 % năng lƣợng tổng của quá trình<br />
sản xuất [1,2]. Ngƣợc với quá trình truyền<br />
thống, trong quá trình sản xuất cồn theo<br />
phƣơng pháp SSF, giai đoạn dịch hóa đƣợc<br />
tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn (70-75 0C), và<br />
đặc biệt giai đoạn đƣờng hóa và lên men đƣợc<br />
tiến hành đồng thời ở 30 0C [7,11]. Phƣơng<br />
pháp này giúp tiết kiệm năng lƣợng sử dụng<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
71<br />
<br />
Trần Thế Hiển và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trong giai đoạn dịch hóa và làm giảm thiểu<br />
các nguy cơ bị nhiễm tạp và đặc biệt có thể<br />
tránh đƣợc hiện tƣợng nấm men bị ức chế do<br />
hàm lƣợng đƣờng trong dịch lên men cao nhƣ<br />
trong quá trình truyền thống [7,11].<br />
Ở Việt Nam, việc sản xuất cồn hiện nay theo<br />
phƣơng pháp truyền thống chủ yếu đi từ<br />
nguyên liệu rỉ đƣờng, gạo và sắn. Phƣơng<br />
pháp SSF đang đƣợc nghiên cứu và dần hòan<br />
thiện để đƣa vào sản xuất. Với hàm lƣợng<br />
đƣờng sẵn có cao trong nguyên liệu rỉ đƣờng<br />
và do vấn đề an ninh lƣơng thực, nên rỉ đƣờng<br />
và gạo không phải là giải pháp tốt để sử dụng<br />
trong sản xuất cồn theo phƣơng pháp SSF.<br />
Với khả năng thích ứng cao, dễ trồng, có thể<br />
trồng trên cả đất bạc mầu, cho năng suất thu<br />
hoạch cao 15-30 (tấn/ ha), với giá một tấn sắn<br />
thấp chỉ khoảng từ 20-60 $/ tấn và đặc biệt<br />
với khả năng cho lƣợng sản lƣợng cồn lớn<br />
160–180 lít/ tấn nên sắn là nguyên liệu thích<br />
hợp nhất để sản suất cồn theo phƣơng pháp<br />
SSF ở Việt Nam [2].<br />
Căn cứ vào các luận điểm trên, nhóm nghiên<br />
cứu đã quyết định tiến hành các nghiên cứu<br />
thực nghiệm trong phòng thí nghiệm với đề<br />
tài ”Nghiên cứu chuẩn bị dịch đủ để khởi<br />
động quá trình đƣờng hóa và lên men đồng<br />
thời” với mục tiêu chính là nghiên cứu một số<br />
điều kiện dịch hóa ở nhiệt độ hạn chế (loại<br />
chế phẩm enzyme dịch hóa sử dụng, nhiệt độ,<br />
thời gian) và đƣờng hóa (thời gian, nhiệt độ,<br />
chế độ làm mát) dựa trên nguyên liệu là bột<br />
sắn, trƣớc tiên nhằm tận dụng hơi nóng của<br />
giai đoạn chƣng cất, từ đó tiết kiệm năng<br />
lƣợng tiêu tốn cho giai đoạn dịch hóa, sau đó<br />
tạo ra dịch sử dụng cho giai đoạn đƣờng hóa<br />
và lên men đồng thời, đủ để khởi động sự lên<br />
men và lƣợng đƣờng trong dịch không tạo ra<br />
ảnh hƣởng ức chế tới nấm men.<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
- Sắn có nguồn gốc từ vùng Hà Tây, ở dạng<br />
lát khô đƣợc nghiền nhỏ thành bột (hàm<br />
lƣợng tinh bột 72±2 %, độ ẩm: 12,7±0.2 % ).<br />
- Loại nấm men sử dụng: Men khô hãng<br />
Mauripan do công ty men thực phẩm Mauri<br />
La Ngà, Việt Nam sản xuất. Thành phần men<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
72<br />
<br />
62(13): 71 - 77<br />
<br />
khô: Saccharomyces cerevisiae, Emulsifier<br />
(491), Vegetable gum (414), nƣớc.<br />
- Chế phẩm enzyme:<br />
+ Spezyme Extra: chứa enzyme -amylase<br />
chịu nhiệt đƣợc sinh tổng hợp từ Bacillus<br />
lichenniformi; pH :5,0–6,7; nhiệt độ tối ƣu:<br />
70 – 85 0C; chế phẩm dạng lỏng.<br />
+ Stargen 001: chứa enzyme α – amylase<br />
giống với enzym α – amylaza từ Aspergillus<br />
kawachi nhƣng thu đƣợc trên Tricoderma<br />
reesei và glucoamylaza từ Aspergillus niger;<br />
pH tối ƣu khoảng 4,0 – 4,5; nhiệt độ tối ƣu:<br />
20 – 40oC, chế phẩm dạng lỏng.<br />
+ Termamyl : chứa enzyme α – amylase đƣợc<br />
sinh tổng hợp từ Bacillus licheniformis, chịu<br />
đƣợc nhiệt, ở 105 0C vẫn giữ hoạt tính; pH :<br />
6,0 – 6,5; nhiệt độ tối ƣu : 90-950C.<br />
Phương pháp<br />
Phương pháp phân tích<br />
- Xác định hàm lƣợng tinh bột bởi HCL<br />
2%[6];<br />
- Xác định đƣờng khử bởi phƣơng pháp DNS<br />
(Acide dinitro salicylique) [6];<br />
- Xác định độ nhớt bởi nhớt kế [6];<br />
- Xác định sự khởi động lên men bằng lƣợng<br />
CO2 thoát ra theo thời gian [6].<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu giai đoạn dịch hóa<br />
Ba yếu tố đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu:<br />
loại chế phẩm enzyme (Termamyl, Spezyme<br />
Extra, Stargen 001), nhiệt độ ; thời gian dịch<br />
hóa. Các thực nghiệm đã đƣợc tiến hành 3 lần<br />
lặp lại theo các sơ đồ sau.<br />
<br />
Sơ đô 1. Nghiên cứu chế phẩm enzyme và nhiệt<br />
độ dịch hóa [1,2,3,4,5,6,11]<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Thế Hiển và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhiệt độ và một chế phẩm enzyme đƣợc lựa<br />
chọn dựa vào DE lớn nhất<br />
Nghiên cứu thời gian dịch hóa<br />
<br />
62(13): 71 - 77<br />
<br />
lƣợng: 2,0 kg/ tấn chất khô) theo 3 yếu tố:<br />
nhiệt độ, thời gian và chế độ làm nguội dịch<br />
tới nhiệt độ lên men theo các sơ đồ 3, 4.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Nghiên cứu giai đoạn dịch hóa<br />
Nghiên cứu chế phẩm enzyme dịch hóa và<br />
nhiệt độ dịch hóa<br />
<br />
Sơ đô 2. Nghiên cứu thời gian dịch hóa<br />
[1,3,4,6,11]<br />
<br />
Thời gian dịch hóa đƣợc chọn dựa vào sự chênh<br />
lệch lớn nhất giữa DE1 (DE của dịch sau dịch<br />
hóa) và DE2 (DE của dịch sau đƣờng hóa).<br />
Nghiên cứu giai đoạn đường hóa<br />
Nghiên cứu sự đƣờng hóa với chế phẩm<br />
enzyme glucoamylase Stargen 001 (liều<br />
<br />
Trong phần này với mục đích dịch hoá trong<br />
điều kiện gia nhiệt hạn chế, khoảng nhiệt độ<br />
nghiên cứu đƣợc lựa chọn: 50 oC – 70 oC,<br />
nghiên cứu thực nghiệm đƣợc tiến hành theo sơ<br />
đồ 1,2 (phần phƣơng pháp). Kết quả nhận đƣợc<br />
về sự biến đổi nồng độ đƣờng khử trong quá<br />
trình thủy phân dƣới tác dụng của 3 enzyme<br />
đƣợc giới thiệu trong biểu đồ 1a-c và độ nhớt<br />
của dịch thủy phân ở 70 0C trên biểu đồ 2.<br />
<br />
Nghiên cứu nhiệt độ và thời gian đường hóa<br />
<br />
Sơ đồ 3. Nghiên cứu nhiệt độ và thời gian đƣờng hóa [2,3,4,8,11]<br />
<br />
Nghiên cứu chế độ làm mát<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
73<br />
<br />
Trần Thế Hiển và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 71 - 77<br />
<br />
Sơ đồ 4. Nghiên cứu chế độ làm mát [2,10,11,14,15]<br />
<br />
Biểu đồ 1. Sự biến đổi nồng độ đƣờng khử trong quá trình thủy phân ;<br />
(a) 700C (b) 600C (c) 500C ; Termamyl<br />
Stargen 001 Spezyme Extra<br />
<br />
Biểu đồ 2. Sự biến đổi độ nhớt trong quá trình thủy phân ở 70 0C;<br />
Termamyl<br />
<br />
Stargen 001<br />
<br />
Với các kết quả nhận đƣợc, có thể nhận thấy<br />
khi tăng nhiệt độ thủy phân, mức độ thủy<br />
phân tăng lên rõ rệt thể hiện qua hàm lƣợng<br />
đƣờng khử đƣợc tạo thành khi sử dụng chế<br />
phẩm Spezyme Extra và đạt cực đại ở nhiệt<br />
độ 70 oC (162,21 g/l). Trong khi đó với hai<br />
chế phẩm còn lại, lƣợng đƣờng khử tăng<br />
không đáng kể (từ 22,57 g/l tới 114,18 g/l với<br />
Stargen 001 và từ 21,27 g/l tới 89,39 g/l với<br />
Termamyl). Hàm lƣợng đƣờng khử lớn nhất<br />
nhận đƣợc với chế phẩm Spezyme Extra tao<br />
hơn 1,5- 2 lần so với 2 chế phẩm còn lại<br />
(162,21 g/l của Spezyme Extra so với 114,18<br />
g/l của Stargen 001 và so với 89,39 g/l của<br />
Termamyl). Kết quả này phù hợp với đặc tính<br />
của các chế phẩm enzyme, khoảng nhiệt độ<br />
nghiên cứu (50 – 70 oC) thấp hơn đáng kể so<br />
với nhiệt độ tối ƣu của chế phẩm Termamyl<br />
(95 – 100 oC) [5] ; cao hơn nhiệt độ tối ƣu của<br />
chế phẩm Stargen 001 (20 – 40 0C) [3]; và<br />
nằm gần khoảng nhiệt độ tối ƣu của Spezyme<br />
Extra (70 – 85 0C) [4].<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
74<br />
<br />
Spezyme Extra<br />
<br />
Những kết quả nhận đƣợc ở 70 oC cho thấy<br />
mức độ thuỷ phân tinh bột bởi enzyme đạt<br />
cao ngay từ 30 phút đầu, sau đó tăng chậm lại<br />
ở 90 phút tiếp theo (hàm lƣợng đƣờng khử :<br />
162,21 g/l so với 118,4 g/l). Điều này chứng<br />
tỏ enzyme α-amilase có tính đặc hiệu với các<br />
polysacharit phân tử lƣợng lớn. Kết quả cho<br />
thấy việc kéo dài thời gian thuỷ phân chƣa<br />
hắn đã mang lại hiệu quả kinh tế, mặt khác<br />
mực độ thuỷ phân của tinh bột cũng có ảnh<br />
hƣởng đáng kể tới hiệu quả xúc tác của<br />
enzyme đƣờng hoá ở giai đoạn sau. Do vậy<br />
cần tiến hành tiếp các nghiên cứu lựa chọn<br />
thời gian dịch hoá thích hợp trong nghiên cứu<br />
quá trình dƣờng hoá [1,12,13].<br />
Về độ nhớt, dựa trên các kết quả thu nhận<br />
đƣợc, độ nhớt có xu hƣớng giảm theo thời<br />
gian thuỷ phân thể hiện mức độ thuỷ phân<br />
tăng tƣơng tự nhƣ hàm lƣợng đƣờng khử.<br />
Nhƣng sự biến đổi của hàm lƣợng đƣờng khử<br />
và độ nhớt giữa hai chế phẩm Stargen 001 và<br />
Termamyl không đồng nhất: Lƣợng đƣờng<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Thế Hiển và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
khử của chế phẩm Stargen 001 nhận đƣợc cao<br />
hơn chế phẩm Termamyl, nhƣng độ nhớt của<br />
dịch thuỷ phân cũng cao hơn. Điều này có thể<br />
đƣợc giải thích chế phẩm Stargen chứa cả<br />
enzyme α-amilase và glucoamilase, do đó<br />
mức độ thuỷ phân nhận đƣợc ở đây không<br />
tuyến tính với lƣợng dextrine tạo thành (đƣợc<br />
biểu thị bằng sự giảm độ nhớt).<br />
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, chế phẩm<br />
Spezyme Extra và nhiệt độ thuỷ phân 70oC<br />
đƣợc lựa chọn cho những nghiên cứu tiếp theo.<br />
Xác định thời gian dịch hóa<br />
Tiến hành dịch hoá dịch bột sắn ở 70oC với<br />
chế phẩm Spezyme Extra và kết thúc quá<br />
trình dịch hoá sau: 30; 60; 90 phút. Sau đó<br />
tiến hành quá trình đƣờng hoá tất cả các mẫu<br />
ở cùng điều kiện. Kết quả xác định mức độ<br />
thuỷ phân sau khi dịch hoá và sau đƣờng hoá<br />
đƣợc thể hiện trong biểu đồ 3.<br />
DE sau giai đoạn đường hóa<br />
<br />
25<br />
<br />
20<br />
<br />
15<br />
<br />
10<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
30<br />
<br />
60<br />
<br />
90<br />
<br />
thời gian dịch hóa (phút)<br />
<br />
Biểu đồ 3. Ảnh hƣởng của thời gian đƣờng hóa tới<br />
hoạt động của enzyme đƣờng hóa (DE sau giai<br />
đoạn dịch hóa)<br />
<br />
Kết quả nhận đƣợc cho thấy, mức độ thuỷ<br />
phân sau thời gian 60 phút dịch hoá cho ta<br />
mức độ thuỷ phân sau đƣờng hoá cao nhất.<br />
Nhận xét này đã đƣợc nhiều tác giả đề cập tới<br />
<br />
62(13): 71 - 77<br />
<br />
về tính đặc hiệu cơ chất của glucoamylase<br />
[1,12,13]. Enzyme glucoamylase là enzyme<br />
ngoại mạch chúng cắt tuần tự từng gốc<br />
glucose ra khỏi đầu không khử của chuỗi<br />
mạch, do đó enzyme đặc hiệu với các đoạn<br />
oligosacchride có chiều dài nhất định.<br />
Với mục tiêu chỉ lựa chọn hiệu quả đƣờng<br />
hóa cao nhất, chúng tôi lựa chọn thời gian<br />
dịch hóa là 60 phút trong những nghiên cứu<br />
tiếp theo.<br />
Tóm lại, qua 02 phần nghiên cứu, nhóm<br />
nghiên cứu chọn dịch hóa dịch bột sắn với<br />
chế độ gia nhiệt hạn chế nhƣ sau:<br />
- Chế phẩm enzyme sử dụng : Spezyme Extra<br />
- Nhiệt độ: 70 0C<br />
- Thời gian dịch hóa: 60 phút<br />
Nghiên cứu giai đoạn đường hóa<br />
Nghiên cứu nhiệt độ và thời gian đường hóa<br />
Tiến hành dịch hóa theo điều kiện đã lựa<br />
chọn, sau đó nghiên cứu giai đoạn đƣờng hóa<br />
dƣới tác dụng của enzyme Stargen 001 ở 3<br />
nhiệt độ 40 oC,50 oC, 60 oC theo sơ đồ 3.<br />
- Thời gian đƣờng hóa 0 phút: Sau khi bổ<br />
xung enzyme, dịch đƣợc làm nguội ngay lập<br />
tức tới nhiệt độ lên men (30 OC), thời gian làm<br />
mát 45 phút.<br />
- Thời gian đƣờng hóa 15 phút: Sau khi bổ<br />
xung enzyme, dịch đƣợc giữ ở nhiệt độ này<br />
trong 15 phút, sau đó đƣợc làm mát tới nhiệt<br />
độ lên men (30 0C), thời gian làm mát 45 phút<br />
Cuối cùng, các dịch đƣợc lên men trong cùng<br />
điều kiện. Sự khởi động lên men đƣợc theo<br />
dõi qua lƣợng CO2 thoát ra. Kết quả đƣợc thể<br />
hiện trên biểu đồ 4.<br />
<br />
M400<br />
M500<br />
M600<br />
M4015<br />
M5015<br />
M6015<br />
Biểu đồ 4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và thời gian đƣờng hóa tới sự khởi động lên men<br />
(a) thời gian đƣờng hóa: 0 phút (b) thời gian đƣờng hóa: 15 phút<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
75<br />
<br />