TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
SỬ DỤNG KHUNG NÂNG THÀNH BỤNG TRONG<br />
CẮT RUỘT THỪA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Đặng Việt Dũng*; Lê Thanh Sơn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: ứng dụng và đánh giá kết quả sử dụng khung nâng thành bụng (KNTB) trong cắt<br />
ruột thừa (RT) nội soi. Phương pháp nghiên cứu: mô tả lâm sàng trên 102 bệnh nhân (BN) viêm<br />
RT cấp đƣợc cắt RT nội soi sử dụng KNTB DS-103. Kết quả: tuổi trung bình 35,6 ± 16,7, nam<br />
chiếm 54,9%.<br />
- Kỹ thuật đặt KNTB khá thuận lợi, không có biến chứng, thời gian đặt KNTB: 1 phút 50,83<br />
giây ± 38,61 giây. Trƣờng mổ tuy hẹp hơn so với bơm CO 2 nhƣng vẫn đủ để thao tác cắt RT<br />
thuận lợi và trƣờng mổ không bị thay đổi trong suốt quá trình mổ, nhất là khi bơm rửa, hút, lấy<br />
bệnh phẩm ra và đặt dẫn lƣu, hạn chế các tác dụng xấu của CO 2, có thể vô cảm bằng gây tê<br />
tủy sống (GTTS).<br />
- Thời gian mổ trung bình: 53,73 ± 15,47 phút, thời gian trung tiện trung bình: 29,21 ± 8,41<br />
giờ, thời gian đau sau mổ trung bình: 30,03 ± 8,64 giờ, thời gian nằm viện trung bình: 5,45 ±<br />
1,64 ngày, không có biến chứng, tỷ lệ chuyển mổ mở: 2,94%.<br />
Kết luận: sử dụng KNTB trong cắt RT nội soi cho kết quả khả thi và an toàn. Có thể thực<br />
hiện phẫu thuật dƣới GTTS.<br />
* Từ khóa: Khung nâng thành bụng; Cắt ruột thừa nội soi.<br />
<br />
Apply and Evaluate Abdominal Wall Lift in Laparosopic Appendectomy<br />
at 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objective: To apply and evaluate abdominal wall lift in laparosopic appendectomy. Method:<br />
Clinical description study in 102 appendicitis patients who undergone laparoscopic appendectomy<br />
under abdominal wall lift DS-103. Results: Mean age 35.6 ± 16.7, men accounted for 54.9%.<br />
Technique - lifting the abdominal wall frame set was quite favorable, with no complications, the<br />
set time frame: 1 minute 50.83 seconds ± 38.61 seconds. Surgical field was narrower than the<br />
pumping CO2, but enough for operation. Advantages were stable space during operation,<br />
especially when pumping wash, vacuum, take out and swabs placed drain, limiting the negative<br />
effects of CO2, spinal anesthesia procedure in 18 patients (17.65%). Average of operation time:<br />
53.73 ± 15.47 minutes, average of flatus time: 29.21 ± 8.41 hours, duration of average postoperative<br />
pain: 30.03 ± 8.64 hours, hospital stays: 5.45 ± 1.64 days, no complications, open surgical<br />
conversion rate: 2.94%. Conclusions: It was feasibility and safety to use abdominal wall lift in<br />
laparoscopic appendectomy in 102 patients. Surgical techniques could perform under spinal anesthesia.<br />
* Key words: Abdominal wall lift; Laparoscopic appendectomy.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Sơn (ltson103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/09/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2015<br />
<br />
141<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm RT cấp là cấp cứu ngoại khoa<br />
hay gặp nhất trong lâm sàng. Mac - Burney<br />
đƣa ra phƣơng pháp mổ mở cắt RT, đến<br />
nay vẫn đƣợc áp dụng phổ biến trong lâm<br />
sàng [2, 4]. Năm 1987, Phillippe Mouret<br />
lần đầu tiên áp dụng phẫu thuật nội soi<br />
(PTNS) cắt túi mật, đã mở ra một kỷ<br />
nguyên mới cho sự phát triển của PTNS<br />
nói chung và PTNS ổ bụng nói riêng.<br />
PTNS ổ bụng ngày càng khẳng định có<br />
nhiều ƣu điểm so với mổ mở [1]. Khi<br />
PTNS cần bơm CO2 tạo trƣờng mổ, việc<br />
bơm CO2 sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và<br />
tăng hấp thu CO2, gây biến đổi trên hệ<br />
chuyển hóa, hô hấp, tim mạch. Vì vậy,<br />
ở một số BN cao tuổi có bệnh lý tim<br />
mạch, hô hấp sẽ gặp nguy hiểm khi bơm<br />
CO2 và phải mổ mở [3, 5, 9].<br />
Năm 1991, Nagai (Nhật Bản) lần đầu<br />
tiên nghiên cứu tạo trƣờng mổ trong<br />
PTNS bằng cách nâng thành bụng mà<br />
không sử dụng bơm CO2 [6], sau đó một<br />
số tác giả đƣa ra các cách nâng thành<br />
bụng để tạo trƣờng mổ trong PTNS, tuy<br />
nhiên dụng cụ phức tạp, giá thành cao,<br />
chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế của<br />
nƣớc ta [6, 9]. Ở Việt Nam, Phan Đƣơng<br />
(1998), Trịnh Minh Tranh (2008) cũng sử<br />
dụng khung nâng trong mổ cắt túi mật và<br />
bƣớu cổ [3, 5].<br />
Chúng tôi nghiên cứu chế tạo KNTB<br />
và ứng dụng thay cho bơm CO2 trong<br />
PTNS cấp cứu bụng nhƣ cắt RT viêm,<br />
cắt túi mật, khâu lỗ thủng dạ dày hành<br />
tá tràng khi BN có chống chỉ định bơm<br />
CO2 hay gây mê nội khí quản.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu: Áp dụng kỹ<br />
thuật và đánh giá kết quả bước đầu<br />
142<br />
<br />
PTNS cắt RT viêm sử dụng KNTB bằng<br />
bộ dụng cụ tự tạo.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
102 BN viêm RT cấp đƣợc PTNS cắt<br />
RT sử dụng KNTB tại Khoa Ngoại bụng,<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 8 - 2009<br />
đến 5 - 2010.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- Lâm sàng và cận lâm sàng đƣợc chẩn<br />
đoán viêm RT cấp, chƣa có biến chứng.<br />
- Đƣợc PTNS cắt RT sử dụng bộ KNTB,<br />
không bơm khí CO2.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN viêm RT cấp đƣợc mổ mở hay<br />
mổ nội soi có bơm CO2.<br />
- BN chống chỉ định mổ nội soi: phụ nữ<br />
có thai, có tiền sử mổ bụng mở nhiều lần.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, mô tả cắt ngang can thiệp,<br />
không đối chứng.<br />
- Ghi nhận các đặc điểm: tuổi, giới, tiền<br />
sử các bệnh lý mạn tính.<br />
Các bƣớc chuẩn bị BN cho mổ cắt RT<br />
nội soi giống nhƣ chuẩn bị BN mổ cắt RT<br />
mở theo quy trình thống nhất.<br />
* Quy trình kỹ thuật:<br />
- Dụng cụ PTNS: dàn máy PTNS<br />
(Hãng Karl-Storz) và dụng cụ PTNS.<br />
- Dụng cụ nâng thành bụng DS-103<br />
(tự chế tạo):<br />
+ Chất liệu: inox và thép không gỉ mạ<br />
chrom (Đức), bền, có thể dùng lâu dài.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
+ Tự chế tạo trong nƣớc, giá thành:<br />
6 triệu đồng.<br />
+ Tháo lắp đơn giản và vô khuẩn bằng<br />
cách ngâm cidex.<br />
+ Thao tác sử dụng thuận lợi và dễ<br />
dàng.<br />
<br />
về hố chậu phải, nhằm nâng rộng trƣờng<br />
mổ về phía hố chậu phải.<br />
- Thao tác thực hiện kỹ thuật:<br />
+ Rạch da, cân, cơ, phúc mạc ngay sát<br />
trên rốn dài 1 - 1,5 cm (đủ để đƣa vòng<br />
nâng và 1 trocar 10 đầu tù vào ổ bụng).<br />
+ Nâng thành bụng tạm thời bằng tay<br />
để đặt vòng nâng vào ổ bụng: xoay vòng<br />
nâng theo chiều ngƣợc kim đồng hồ (chú<br />
ý: khi đƣa vòng nâng thành bụng vào<br />
trong ổ bụng, luôn để đầu của vòng nâng<br />
đi sát thành bụng, nhằm tránh mắc vào<br />
mạc nối và các quai ruột). Khi khung đã<br />
nằm vào trong ổ bụng, để đảm bảo không<br />
có mạc nối lớn hoặc ruột non mắc vào<br />
khung nâng, xoay khung một vòng ngƣợc<br />
chiều với chiều vừa đƣa khung vào.<br />
<br />
Hình 1: Bộ dụng cụ nâng thành bụng để<br />
PTNS ổ bụng (DS-103).<br />
- Phƣơng pháp vô cảm: gây mê nội khí<br />
quản hoặc GTTS: với BN có bệnh lý tim<br />
mạch và hô hấp gây mê nội khí quản khó<br />
khăn hoặc chống chỉ định với việc bơm<br />
khí CO2.<br />
- Vị trí của kíp phẫu thuật: giống nhƣ<br />
PTNS cắt RT viêm có bơm CO2.<br />
- Tƣ thế đặt BN: BN nằm ngửa, màn<br />
hình đặt ở phía bên phải chéo góc với<br />
phẫu thuật viên chính. Điều dƣỡng ở bên<br />
đối diện, có thể có từ 1 - 2 phụ.<br />
* Kỹ thuật đặt dụng cụ để nâng thành<br />
bụng:<br />
<br />
Hình 2: Luồn vòng nâng thành bụng<br />
vào ổ bụng.<br />
<br />
- Vị trí đặt: qua lỗ trocar ở trên rốn, có<br />
thể để tâm vòng tròn ở rốn hoặc đặt lệch<br />
<br />
(BN Nguyễn Thị T, 18 tuổi - viêm RT cấp,<br />
số BA 998).<br />
143<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
+ Lắp vòng nâng vào tời treo lên khung<br />
nâng, vặn tời nâng thành bụng lên cao<br />
4 - 5 cm.<br />
<br />
+ Đặt tiếp trocar 10 ở hố chậu trái và<br />
trocar 5 trên xƣơng mu.<br />
<br />
* Đánh giá kết quả PTNS cắt RT viêm<br />
sử dụng dụng cụ nâng thành bụng: đánh<br />
giá trƣờng phẫu thuật, thời gian đặt<br />
KNTB (phút), thời gian phẫu thuật (phút),<br />
thời gian đau sau mổ, thời gian phục hồi<br />
nhu động ruột, thời gian nằm viện, các<br />
biến chứng sớm sau mổ (nhiễm trùng<br />
chân trocar, liệt ruột kéo dài, đọng dịch hố<br />
chậu, áp xe tồn dƣ trong ổ bụng, viêm<br />
phúc mạc sau mổ, tử vong sau mổ).<br />
<br />
+ Tƣ thế BN nằm đầu thấp, nghiêng<br />
trái.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
<br />
+ Đƣa camera vào ổ bụng để quan sát<br />
toàn bộ vòng nâng trong ổ bụng có kẹt<br />
vào tạng nào không, nếu không có, vặn<br />
tời nâng thành bụng lên cao 7 - 8 cm.<br />
<br />
+ Quan sát đánh giá chung tình hình<br />
các tạng trong ổ bụng, đánh giá tổn thƣơng.<br />
+ Tiến hành phẫu thuật cắt RT nhƣ<br />
PTNS thông thƣờng có bơm CO2.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Tuổi từ 18 - 76, tuổi trung bình: 45 <br />
4,2, nam chiếm 53,3%, 6 BN tuổi > 60 có<br />
bệnh lý hô hấp và tim mạch đƣợc vô cảm<br />
bằng GTTS.<br />
2. Đánh giá kỹ thuật đặt khung nâng.<br />
Thời gian đặt khung nâng dài nhất:<br />
5 phút, ngắn nhất: 1 phút 15 giây, trung<br />
bình: 1 phút 54 giây ± 45,57 giây. So sánh<br />
với thời gian chờ CO2 bơm đủ áp lực thấy<br />
không dài hơn nhiều và khi có khung<br />
nâng treo thành bụng lên, việc đặt các<br />
trocar tiếp theo thuận lợi hơn, vì khi ấn<br />
đẩy trocar lên thành bụng không bị lún<br />
xuống nhƣ khi bơm CO2, do đó quan sát<br />
đầu trocar vào ổ bụng dễ dàng hơn và đặt<br />
trocar nhanh hơn.<br />
* Đánh giá trường phẫu thuật:<br />
<br />
Hình 3: Treo vòng nâng lên khung và<br />
đặt trocar.<br />
(BN Nguyễn Thị T, 18 tuổi - viêm RT<br />
cấp, số BA 998)<br />
144<br />
<br />
Do ổ bụng không đựợc căng tròn đều<br />
so với bơm CO2 nên trƣờng phẫu thuật<br />
có phần hạn chế hơn, không tròn đều<br />
nhƣ khi bơm CO2, nhƣng có ƣu điểm là<br />
không chèn đẩy cơ hoành làm hạn chế<br />
động tác hô hấp. Tuy nhiên, trƣờng mổ<br />
vẫn đủ rộng để thao tác phẫu thuật<br />
thuận lợi.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
* Ưu điểm của KNTB:<br />
- Có thể vô cảm bằng GTTS mà không<br />
phải gây mê nội khí quản nhƣ trong mổ<br />
nội soi có bơm CO2 (đã áp dụng 14 ca).<br />
- Khi bơm rửa ổ bụng và hút dịch, đặt<br />
dẫn lƣu không xẹp ổ bụng nhƣ trong bơm<br />
hơi.<br />
- Khi lấy RT ra luôn quan sát tốt vì<br />
bụng không bị xẹp nhƣ trong bơm hơi.<br />
- Khi khâu thành bụng ở chân các<br />
trocar luôn quan sát đƣợc việc khâu cả<br />
phúc mạc nhằm hạn chế dính sau này.<br />
Trong mổ bơm hơi, sau khi tháo hơi làm<br />
xẹp bụng, chỉ khâu đựợc lớp cân thành<br />
bụng, ít khi khâu đƣợc cả phúc mạc,<br />
vì khâu xuống sâu có thể khâu vào tạng<br />
trong ổ bụng.<br />
- Dùng khung nâng tuy phẫu trƣờng<br />
hạn chế hơn bơm hơi nhƣng không gây<br />
đè ép vào cơ hoành làm hạn chế hô hấp.<br />
* Nhược điểm của KNTB:<br />
Hạn chế khi đặt khung nâng: thành<br />
bụng béo, dầy; có mổ mở bụng cũ dính;<br />
bụng trƣớng.<br />
3. Đánh giá kết quả phẫu thuật.<br />
- Thời gian phẫu thuật: dài nhất: 90<br />
phút, ngắn nhất: 25 phút, trung bình: 52 ±<br />
12,53 phút. Thời gian phẫu thuật dài hơn<br />
so với PTNS cắt RT sử dụng phƣơng<br />
pháp bơm CO2 (theo Triệu Triều Dƣơng:<br />
thời gian PTNS cắt RT, bơm CO2 ổ bụng<br />
trung bình 38,77 ± 11,01 phút [2]). Do mới<br />
triển khai phƣơng pháp này nên phẫu<br />
thuật viên còn chƣa quen với các thao tác<br />
đặt khung nâng.<br />
- 1/102 BN (0,98%) phải chuyển mổ<br />
mở do viêm RT cấp giữa các quai ruột,<br />
<br />
mạc nối lớn dính vào các quai ruột và<br />
thành bụng. Nghiên cứu của Triệu Triều<br />
Dƣơng: tỷ lệ chuyển mổ mở trong mổ nội<br />
soi cắt RT sử dụng bơm CO2 ổ bụng là<br />
3,95%.<br />
- Thời gian điều trị: ngắn nhất: 3 ngày,<br />
dài nhất: 12 ngày, trung bình: 5,733 ±<br />
1,55 ngày, phù hợp với nghiên cứu của<br />
các tác giả khác. Trƣờng hợp nằm viện<br />
lâu nhất 12 ngày do BN đến muộn, RT đã<br />
vỡ, gây viêm phúc mạc.<br />
- Hồi phục sau mổ:<br />
Bảng 1: Kết quả hồi phục sau mổ (X ±<br />
SD giờ).<br />
n<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
NGẮN<br />
NHẤT<br />
<br />
DÀI<br />
NHẤT<br />
<br />
Đau sau mổ<br />
<br />
102<br />
<br />
45,06 ± 13,37<br />
<br />
24<br />
<br />
96<br />
<br />
Vận động sau<br />
mổ<br />
<br />
102<br />
<br />
54 ± 12,97<br />
<br />
24<br />
<br />
72<br />
<br />
Trung tiện<br />
<br />
102<br />
<br />
53,6 ± 13,34<br />
<br />
24<br />
<br />
72<br />
<br />
Ăn lỏng<br />
<br />
102<br />
<br />
54,83 ± 14,42<br />
<br />
24<br />
<br />
72<br />
<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
- BN chỉ đau chủ yếu tại lỗ trocar, tại<br />
thành bụng tƣơng ứng vị trí đặt khung<br />
nâng BN không đau. Thời gian đau sau<br />
mổ ngắn, phù hợp với PTNS.<br />
- Thời gian phục hồi nhu động ruột sau<br />
mổ, thời gian trung tiện sau mổ của mổ<br />
nội soi ngắn.<br />
- Thời gian cho ăn lỏng và vận động<br />
nhẹ sớm sau mổ ngắn.<br />
4. Biến chứng sớm sau mổ.<br />
Không có biến chứng nào do đặt KNTB<br />
và do PTNS cắt RT. Tuy nhiên, do số<br />
lƣợng BN chƣa nhiều, cần tiếp tục nghiên<br />
cứu và đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của kỹ<br />
thuật này.<br />
145<br />
<br />