intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu vai trò của nội soi lồng ngực trong điều trị các di chứng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi trung ương trong 3 năm (từ tháng 1/2016-06/2019)

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết này nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả sớm của nội soi lồng ngực trong điều trị các di chứng của tràn dịch màng phổi do lao. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu vai trò của nội soi lồng ngực trong điều trị các di chứng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi trung ương trong 3 năm (từ tháng 1/2016-06/2019)

  1. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NỘI SOI LỒNG NGỰC TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC DI CHỨNG TRA ̀ N DỊCH MA ̀ NG PHỔI DO LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TRONG 3 NĂM (TỪ THÁNG 1/2016 - 06/2019) BS. Vũ Đỗ* *BV Phổi Trung ương TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nội soi lồng ngực có thể được chỉ định sớm trong phối hợp điều trị một số di chứng của tràn dịch màng phổi do lao cho hiệu quả tốt. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả sớm của nội soi lồng ngực trong điều trị các di chứng của tràn dịch màng phổi do lao. Phương pháp: Nghiên cứu 96 bệnh nhân >15 tuổi tràn dịch màng phổi do lao được điều trị các di chứng bằng nội soi lồng ngực phối hợp tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ 01/2016 đến 06/2019. Kết quả: Trong nhóm nghiên cứu: nam 91,7%, nữ 8,3%. Chỉ định gặp nhiều nhất là ổ dịch màng phổi có vách và dày dính màng phổi 65 BN (68%), ổ dịch màng phổi có vách 16 BN (17%). 9 BN (9,4%) có biến chứng, không có tử vong sau mổ. Thời gian rút dẫn lưu sau mổ trung bình 2,6 ± 3,4 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 5,6 ± 3,8 ngày. Kết quả phẫu thuật 88 BN (91,7%) hết dịch, phổi nở hoàn toàn; 8 BN (8,3%) hết dịch, còn dày dính màng phổi nhẹ. Kết luận: Nội soi lồng ngực phối hợp trong điều trị các di chứng của tràn dịch màng phổi do lao là phương pháp điều trị tương đối an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp và có kết quả tốt. Từ khóa: Di chứng, lao, tràn dịch màng phổi, nội soi lồng ngực. THE ROLE OF THORACOSCOPIC IN THE TREATMENT OF EARLY SEQUELAE OF TUBERCULOUS PLEURAL EFFUSION IN NATIONAL LUNG DISEASE HOSPITAL - VIETNAM IN 3 YEARS 06/2016-06/2019 SUMMARY Background: Thoracoscopic may be used to treat the early sequelas of tuberculous pleural effusion.with the good result Objectives: Describe some characteristics of clinical, radiological and results of thoracoscopic in the treatment of the early sequelas of tuberculous pleural effusion Methods: 96 patients ages more than 15 years of tuberculous pleural effusion treated the early sequelas by thoracoscopic in National lung disease hospital from 01/2016 - 06/2019. Results: Among the study group: Males 91.7%, Females 8.3 %. The most frequent indication is pleural cavity encysted and pleural symphyses 65 patients (68%), pleural cavity encysted 16 patients (17%). Complications postoperative 9 patients (9.4%), no death. The mean pleural drain removal at 2,6 ± 3,4 days post-operation. The mean hospital stay postoperative 5,6 ± 3,8 days. The result after surgical treatment: 88 patients (91.7%) no pleural effusion with completely re- expansion of lung, 8 patients (8.3%) no pleural effusion with slight pleural thicking. Conclusion: Thoracoscopic surgery for the sequelas of tuberculous pleural effusion is a method of treatment of a good security with a small percentage of complications and a good result. Keywords: Sequelas, Tuberculous, Pleural effusion, Thoracoscopic. 153
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi được áp dụng lần đầu tiên năm 1985 tại Việt Nam đến nay, nội soi lồng ngực được chỉ định ngày càng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý màng phổi, phổi và trung thất cho kết quả tốt. Trong báo cáo này, chúng tôi nghiên cứu áp dụng nội soi lồng ngực trong điều trị những di chứng của tràn dịch màng phổi do lao như ổ dịch tồn tại lâu, có nhiều vách, dày dính màng phổi… Việc can thiệp sớm giúp rút ngắn thời gian điều trị và tránh những nguy cơ nặng nề về sau. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả của nội soi lồng ngực trong phối hợp điều trị các di chứng của tràn dịch màng phổi do lao. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 96 bệnh nhân >15 tuổi được chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao, được điều trị lao theo phác đồ của CTCLQG, được chỉ định điều trị các di chứng bằng nội soi lồng ngực phối hợp tại Bệnh viện Phổi Trung ương trong thời gian từ 01/2016 đến 06/2019. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao, điều trị nội khoa trên 2 tuần không hết dịch màng phổi, có các di chứng như ổ dịch vách hóa, dày dính màng phổi... được chỉ định nội soi lồng ngực phối hợp để điều trị các di chứng. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối; bệnh nhân có chống chỉ định gây mê hoặc nội soi lồng ngực; bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả, chọn mẫu thuận tiện. III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố theo tuổi và nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số Nhóm tuổi n=88 % n=8 % n=96 % 15 -
  3. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Bảng 3.2. Điều trị trước phẫu thuật Điều trị trước phẫu thuật n=96 % Thuốc lao 28 29,2 Xử trí của tuyến trước Dẫn lưu dịch MP 83 86,5 Điều trị triệu chứng 24 25 Thời gian từ khi bắt đầu có triệu 2 - < 4 tuần 75 78,1 chứng đến khi điều trị lao 4 - < 6 tuần 15 15,6 Không điều trị 6 6,3 Thời gian từ khi bắt đầu điều trị lao ≤ 2 tuần 33 34,3 đến khi nội soi lồng ngực 2 - < 4 tuần 57 59,4 - Đa số BN 86,5% được phát hiện và chọc dịch MP từ tuyến trước. Có 29,2% BN được điều trị lao từ tuyến trước không đỡ phải chuyển tuyến trên. - Thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi điều trị lao từ 2-
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII - Trên Xquang và CT lồng ngực thấy vị trí tổn thương bên phải nhiều hơn bên trái, mức độ tràn dịch chủ yếu là ít (39,6%) và trung bình (44,8%), có 84,3% bệnh nhân có dấu hiệu dày dính màng phổi và 14,6% có ổ khí dịch màng phổi, tổn thương nhu mô kèm theo trong nhóm BN này không nhiều, gặp nhiều nhất là tổn thương nốt 22,9%. Siêu âm hầu hết các BN có tổn thương dày MP (90,6%), dịch MP nhiều ổ, vách (86,5%). Biểu đồ 3.1 Chỉ định phẫu thuật 3.2. Nội soi lồng ngực điều trị các di chứng của TDMP do lao Bảng 3.4. Cách thức phẫu thuật Cách thức phẫu thuật n = 96 % Nội soi kín 69 72 Nội soi kết hợp mở ngực nhỏ 27 28 - Có 72% bệnh nhân được điều trị bằng nội soi kín; 28% phải mở ngực nhỏ kết hợp. Phương pháp can thiệp chủ yếu là phá vách, bóc vỏ MP, gỡ dính phổi. Bảng 3.5. Kết quả của nội soi lồng ngực trong điều trị Diễn biến sau mổ n = 96 % < 1 tuần 84 87,5 Thời gian dẫn lưu MP 1 -
  5. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Bảng 3.6. Kết quả phẫu thuật Kết quả PT n=96 % Tình trạng BN Hết dịch. Phổi nở hoàn toàn 88 91,7 khi ra viện Hết dịch, còn dày dính nhẹ MP 8 8,3 Không có biến chứng 87 90,6 Dò khí kéo dài 6 6,3 Các biến chứng Viêm mủ màng phổi 1 1 và tai biến Nhiễm trùng vết mổ 2 2,1 Tử vong sau mổ 0 0 - Kết quả sau mổ trong nhóm BN nghiên cứu tốt với 91,7% BN hết dịch và phổi nở hoàn toàn, 8,3% BN còn dày nhẹ MP chủ yếu thuộc nhóm các BN ổ cặn MP. Tỉ lệ biến chứng thấp 9,4% chủ yếu là các biến chứng nhẹ: dò khí kéo dài 6,3%, nhiễm trùng vết mổ 2,1%. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân 62,5% BN ở lứa tuổi từ 25 -
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 4.2. Kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị di chứng tràn dịch màng phổi do lao Có 72% bệnh nhân được điều trị bằng nội soi kín; 28% phải mở ngực nhỏ kết hợp. Phương pháp can thiệp chủ yếu là phá vách, bóc vỏ MP, gỡ dính phổi. Các BN sau mổ được điều trị lao, tập thở phục hồi chức năng hô hấp, rút sonde khi hết dịch màng phổi, phổi nở hoàn toàn. Diễn biến hậu phẫu nhìn chung thuận lợi với 87,5% BN được rút sonde màng phổi trong vòng 4-7 ngày sau khi phẫu thuật; Thời gian rút dẫn lưu sau mổ trung bình là là 2,6 ± 3,4 ngày; Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 5,6 ± 3,8 ngày. Kết quả sau mổ trong nhóm BN nghiên cứu rất khả quan với 91,7% BN hết dịch và phổi nở hoàn toàn, 8,3% BN còn dày nhẹ MP chủ yếu thuộc nhóm các BN ổ cặn MP. Tỉ lệ biến chứng thấp 9,4% chủ yếu là các biến chứng nhẹ: dò khí kéo dài 6,3%, nhiễm trùng vết mổ 2,1%. Không có tử vong phẫu thuật. Theo Nguyễn Chi Lăng (2009), nghiên cứu trên 85 BN mổ mở bóc vỏ màng phổi, tỉ lệ biến chứng sau mổ là 42,4%, tử vong 1,2% [2]. Sự khác biệt cho thấy phẫu thuật nội soi có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ biến chứng thấp hơn rất nhiều, tuy nhiên phẫu thuật nội soi chỉ có thể áp dụng ở giai đoạn sớm, vì vậy việc phát hiện và chỉ định can thiệp kịp thời là rất quan trọng [7, 9]. V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 96 BN tràn dịch màng phổi do lao có các di chứng sớm (dày màng phổi, vách hóa ổ dịch màng phổi...) được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Phổi Trung ương trong thời gian 3 năm từ 1/2016 - 06/2019, chúng tôi thấy đây là phương pháp điều trị tương đối an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp, đem lại kết quả tốt cho người bệnh: thời gian nằm viện sau mổ ngắn, sau điều trị BN hết dịch nhanh, phổi nở hoàn toàn, giúp tránh được những biến chứng nặng nề sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Anh và CS. (2006). Giá trị của phản ứng khuếch đại chuỗi (PCR) trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao. Tạp chí Y học Lâm sàng, Số Chuyên đề hô hấp, 81-84. 2. Nguyễn Chi Lăng và CS (2009). Một số nhận xét về căn nguyên và kết quả mổ mở bóc vỏ màng phổi qua 85 trường hợp tại Khoa ngoại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương (2006-2007). Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ III, 679-684. 3. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Thị Dung, Nguyễn Xuân Triều (2009). Đặc điểm lâm sàng tràn dich màng phổi do lao. Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ III, 279-283. 4. Đinh Ngọc Sỹ (2011), “Nghiên cứu vai trò của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương trong 2 năm 2009-2011”, Tạp chí Lao và bệnh phổi, 5-6, tr. 61-65. 5. AgarwalR, Aggarwal AN, Gupta D. (2013). Diagnostic accuracy and safety of semirigid thoracoscopy in exudative pleural effusions: a meta-analysis. Chest, 144(6), 1857-1867. 6. D. Jeon (2014). Tuberculous pleurisy: an update. Tuberc Respir Dis (Seoul), 76(4), 153-159. 7. Paolo Claudio Cassina, Markus Hauser, Ludger Hillejan, et al. (1999). Video-assisted thoracoscopy in the treatment of pleural empyema: stage-based management and outcome J Thorac Cardiovasc Surg, 117, 234-238 8. Zhongrui Ye, Baofu Chen, Jian Zhang, và các cộng sự. (2015), “Outcomes of Video-Assisted Thoracic Surgical Decortication in 274 Patients with Tuberculous Empyema”, Annals of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 21(3), tr. 223-228. 158
  7. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 9. W. M. Hajjar, I. Ahmed, S. A. Al-Nassar và các cộng sự. (2016), “Video-assisted thoracoscopic decortication for the management of late stage pleural empyema, is it feasible?”, Ann Thorac Med, 11(1), tr. 71-8. HÌNH ẢNH MINH HỌA Vách trong ổ dịch màng phổi và dày dính màng phổi. Bóc vỏ MP qua nội soi. 159
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1