Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN<br />
TẠI QUẬN 2, QUẬN 4 VÀ QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Tạ Thị Kim Ngân*, Nguyễn Thị Thanh Phương*, Lương Khánh Duy*, Nguyễn Thành Luân*,<br />
Trịnh Thị Hoàng Oanh*, Trần Thiện Thuần*<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Đánh giá khả năng chi trả chi phí y tế của người dân là việc làm cần thiết nhằm giúp các nhà quản<br />
lý y tế có thông tin để quyết định chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân Phú, thành<br />
phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2015.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm<br />
với bộ câu hỏi bán cấu trúc trên mẫu chọn có chủ đích.<br />
Kết quả: Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho rằng chi phí khám chữa bệnh là tương đối phù hợp. Người bệnh<br />
có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh dao động lớn từ vài chục nghìn đồng cho đến hai triệu đồng một đợt<br />
điều trị. Chi phí điều trị của bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) thường thấp hơn nhiều so với bệnh nhân điều<br />
trị dịch vụ.<br />
Kết luận: Nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình (BSGĐ) là khá lớn và bệnh viện cần truyền thông đến<br />
người dân để họ có cơ hội chăm sóc sức khỏe tốt hơn và góp phần hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn.<br />
Từ khóa: khả năng chi trả, chi phí y tế, kinh tế y tế<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON PAYMENT ABILITY OF MEDICAL COST OF PEOPLE IN DISTRICT 2, DISTRICT 4 AND<br />
TAN PHU DISTRICT, HO CHI MINH CITY<br />
Ta Thi Kim Ngan, Nguyen Thi Thanh Phuong, Luong Khanh Duy, Nguyen Thanh Luan,<br />
Trinh Thi Hoang Oanh, Tran Thien Thuan<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 184-192<br />
Background: Evaluation ability to pay medical expenses of people is essential to help health managers have<br />
information to determine the cost of health care services.<br />
Objectives: To identify payment ability of medical cost of people in district 2, district 4 and Tan Phu<br />
district, Ho Chi Minh city for the year of 2015<br />
Methods: Qualitative study was conducted deep interviews and focus group discussion sessions based on<br />
the semi-structural questionnaire with purposely selected sample.<br />
Results: Most of the participants involved in the research said that the cost of health care is relatively<br />
consistent. The patient can afford to pay the cost of health care catastrophe from several thousand Vietnam dong to<br />
2 million Vietnam dong per course of treatment. The cost treatment of patients with health insurance are often<br />
much lower than patients used service.<br />
Conclusion: The need of using household doctor services is quite large and the hospitals need to<br />
communicate to people so that they have opportunities to better health care and contribute to limit<br />
<br />
* Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS Tạ Thị Kim Ngân ĐT: 090.2807.836 Email: ngan2804@gmail.com<br />
<br />
184 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
overcrowding problem in hospitals.<br />
Key words: affordability, medical costs, health economics<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh<br />
Đánh giá khả năng chi trả cho các dịch vụ y viện đa khoa quận.<br />
tế của người dân là việc làm cần thiết nhằm giúp Người từ 18 tuổi.<br />
các nhà quản lý y tế có cái nhìn thực tế, phân loại Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
các đối tượng và khả năng chi trả, để từ đó có Tiêu chuẩn loại ra<br />
thể cung cấp được các dịch vụ y tế tương ứng, Đối tượng gặp các vấn đề về sức khoẻ: câm,<br />
phù hợp, đảm bảo tính công bằng nhưng vẫn điếc, không đủ minh mẫn hay dưới 18 tuổi.<br />
đạt được hiệu quả cao trong vấn đề chăm sóc và<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Thêm vào đó, hoạt<br />
động Bác sĩ gia đình ở nước ta hiện nay là mô Cỡ mẫu<br />
hình mới, còn nhiều hạn chế và bất cập (1). Vì Phỏng vấn sâu (PVS): 16 người, gồm có<br />
vậy, nghiên cứu “Khả năng chi trả chi phí y tế Bệnh nhân ngoại trú có BHYT: 06 người,<br />
của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân<br />
Bệnh nhân ngoại trú không có BHYT: 02<br />
Phú” và tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Bác sĩ<br />
người,<br />
gia đình có tính cấp thiết trong thời điểm hiện<br />
nay. Bệnh nhân nội trú có BHYT: 04 người,<br />
Mục tiêu Bệnh nhân nội trú không có BHYT: 03 người,<br />
Nghiên cứu “Khả năng chi trả chi phí y tế Cán bộ quản lý: 01 người,<br />
của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân Thảo luận nhóm (TLN): 3 nhóm,<br />
Phú” được thực hiện với 3 mục tiêu sau:<br />
1 nhóm đối tượng ngoại trú (có và không có<br />
Tìm hiểu sự đánh giá về chất lượng dịch vụ<br />
BHYT): 06 người,<br />
y tế cung cấp tại bệnh viện và các yếu tố liên<br />
quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ theo quan 2 nhóm đối tượng nội trú (có và không có<br />
điểm của người bệnh và người cung cấp dịch vụ. BHYT): 11 người.<br />
Tìm hiểu về khả năng chi trả của người bệnh Cách chọn mẫu<br />
khi sử dụng các dịch vụ y tế tại bệnh viện Quận Chọn mẫu có chủ đích. Đối tượng đích của<br />
theo quan điểm của người bệnh và người cung nghiên cứu định tính là bệnh nhân đến bệnh<br />
cấp dịch vụ.<br />
viện vào thời điểm nghiên cứu. Việc thu thập số<br />
Tìm hiểu nhu cầu của người bệnh về dịch vụ<br />
liệu sẽ dừng lại khi thông tin đã bão hòa.<br />
Bác sĩ gia đình.<br />
Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU:<br />
Phỏng vấn sâu đối tượng bằng bản hướng<br />
Thiết kế nghiên cứu:<br />
dẫn phỏng vấn sâu.<br />
Nghiên cứu định tính.<br />
Thảo luận nhóm bằng bản hướng dẫn thảo<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
luận nhóm.<br />
Từ tháng 11/2015 đến tháng 03/2016 tại bệnh<br />
viện quận 2, bệnh viện quận 4, bệnh viện quận KẾT QUẢ<br />
Tân Phú. Mẫu nghiên cứu bao gồm 33 đối tượng,<br />
Đối tượng nghiên cứu phần lớn là nữ (24/33), có 23/33 đối tượng có<br />
Tiêu chuẩn chọn vào BHYT. Ngoại trừ đối tượng cán bộ quản lý,<br />
nghiên cứu đã phỏng vấn 14 đối tượng đến<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 185<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
khám ngoại trú và 18 đối tượng đến khám nội năng chuyên môn, những bệnh đi vào chuyên khoa<br />
trú. sâu, những bệnh mãn tính như lọc thận thì ở đây<br />
Đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế và yếu tố chưa có máy móc phục vụ bệnh nhân (PVS Cán bộ<br />
liên quan tiếp cận dịch vụ của người bệnh và quản lý).<br />
người cung cấp dịch vụ Chất lượng khám chữa bệnh/Hiệu quả điều trị<br />
Nhân viên y tế Đa số đối tượng nghiên cứu đều nhận định<br />
Đa số bệnh nhân hài lòng với bác sĩ điều trị rằng bệnh tình có tiến triển tốt, việc điều trị có<br />
và điều dưỡng/y tá vì chuyên môn tốt, thái độ hiệu quả. “Thấy nhanh, thì bác sĩ nói sốt kéo dài đến<br />
tận tình “…các cô y tá đối đãi tận tình lắm, bác sĩ mấy ngày mới hết, trong khi mới vào đây 1 ngày đêm<br />
khám cũng vui vẻ, niềm nở với bệnh nhân…” (PVS đến ngày hôm sau là thấy bớt” (TLN bệnh nhân nội<br />
bệnh nhân ngoại trú không có BHYT). trú). Ngoài ra, người bệnh cho rằng chất lượng<br />
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ý kiến trái khám điều trị của dịch vụ BSGĐ tốt hơn hẳn<br />
chiều về thái độ của cán bộ y tế khi giao tiếp với khám thông thường vì bác sĩ theo dõi và hiểu<br />
người dân không được phù hợp. “Đa số bị cho là tình trạng bệnh tật hơn. “Bác sĩ gia đình theo dõi<br />
xấu ở dưới là các hộ lý, có khi là không đồng tình với bệnh mình, cho uống thuốc nước đường nó không có<br />
bệnh nhân” (TLN bệnh nhân ngoại trú); “…nhân lên, còn bác sĩ kia không biết bệnh mình nay cho uống<br />
viên thì không nhiệt tình lắm thôi, còn gì cũng thuốc này mai cho uống thuốc kia cho nên tụt đường<br />
được…có nhân viên nó hơi ấy xíu thôi, còn bác sĩ thì mình cứ mệt hoài. Nó đói nó sót ruột còn bác sĩ theo<br />
nhiệt tình” (PVS bệnh nhân nội trú không có dõi mình thì không có” (PVS bệnh nhân ngoại trú<br />
BHYT). có BHYT).<br />
Cơ sở vật chất Chi phí y tế<br />
Đề cập đến điều kiện cơ sở vật chất, đa số Phần lớn bệnh nhân nhận xét chi phí y tế<br />
đối tượng nghiên cứu đánh giá từ tương đối đầy phù hợp với chất lượng dịch vụ y tế hiện nay:<br />
đủ cho đến tốt. “Trang thiết bị ở đây, thì cũng nói “Tiền thuốc men này kia nọ tui thấy cũng đúng,<br />
chung, mấy năm nay thì hiện đại rồi, mấy năm về khám tui thấy ba mươi mấy ngàn, hồi nãy hết ba<br />
mươi mấy ngàn” (PVS bệnh nhân ngoại trú có<br />
trước thì mới mà, thành ra không có gì, thấy giờ cũng<br />
BHYT). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng là họ<br />
hiện đại rồi, cũng được, trang thiết bị cũng tốt” (PVS<br />
không quan tâm đến vấn đề chi phí y tế, quan<br />
bệnh nhân nội trú có BHYT). “Mình chỉ so sánh, có<br />
trọng là có phát hiện ra bệnh tật và chữa khỏi<br />
nút bấm, có chuông báo, mỗi lần mình cần thì sẽ có y<br />
bệnh hay không: “Không, thấy bình thường, tiền<br />
tá, bác sĩ liền, cơ sở vật chất cũng sạch sẽ và khang<br />
bệnh mình bỏ ra, mấy trăm tiền bệnh đâu có quan<br />
trang. Mấy lần trước nội soi đại tràng, bao tử, siêu<br />
trọng đâu, đồng tiền mấy trăm không có quan trọng,<br />
âm, chụp hình có đủ hết” (TLN bệnh nhân nội trú).<br />
quan trọng là mình bệnh đó tìm ra cái bệnh mình<br />
Chỉ có vài ý kiến cho rằng cơ sở vật chất không, mấy trăm bạc… Nó cao hay thấp, tiền không<br />
không đầy đủ, cũ kỹ, xuống cấp hay ở mức thành vấn đề… Nằm đó sao mạnh giỏi là được à, tiền<br />
trung bình “…có một cái vật chất cơ sở của mình bạc không thành vấn đề, nó khỏe mạnh, tốn nhiêu tốn,<br />
cũng đã hơi cũ, như là quạt, toilet cũng hơi cũ” (PVS dành dụm đó trị bệnh mà”(PVS bệnh nhân nội trú<br />
bệnh nhân nội trú có BHYT). Tuy nhiên điều này không có BHYT).<br />
có thể lý giải do đây là bệnh viện quận không Thủ tục hành chính/thời gian chờ đợi khám<br />
phải là bệnh viện chuyên khoa nên không có chữa bệnh<br />
những máy móc thuộc chuyên khoa sâu. Đa số bệnh nhân có sử dụng BHYT phải chờ<br />
“Thường chuyển viện là những bệnh vượt ngoài khả đợi do đông bệnh nhân: “Khám, chữa bệnh chờ hơi<br />
<br />
<br />
<br />
186 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lâu, đông quá nên chờ lâu vậy thôi” (PVS bệnh dịch vụ khá đa dạng và đáp ứng khá đầy đủ nhu<br />
nhân ngoại trú có BHYT). Tuy phải chờ đợi lâu cầu của bệnh nhân: “Tóm lại bác đánh giá chung ở<br />
để khám chữa bệnh hay lấy thuốc nhưng thủ tục đây thì đáp ứng đủ các yêu cầu các dịch vụ, nhu cầu<br />
giấy tờ hành chính đơn giản: “Thủ tục hành chính mà bác cần” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT).<br />
không yêu cầu nhiều, đơn giản” (PVS bệnh nhân Chỉ có một số ý kiến cho rằng bệnh viện nên<br />
ngoại trú có BHYT). có máy MRI hay dịch vụ mổ theo yêu cầu bệnh<br />
Quy mô, cách tổ chức nhân. Tuy nhiên, đối với nhu cầu về dịch vụ<br />
Ở những bệnh viện cũ, mọi hoạt động đã thuộc chuyên khoa sâu hay chuyên môn cao<br />
đi vào nề nếp và tổ chức đã ổn định nên đa số hơn, bệnh viện sẽ chuyển tuyến khám chữa<br />
bệnh nhân hài lòng. Đối với bệnh viện mới bệnh: “Thường chuyển viện là những bệnh vượt<br />
xây, các khu vực được mở rộng và bệnh viện ngoài khả năng chuyên môn, những bệnh đi vào<br />
có chỉ dẫn bệnh nhân rõ ràng: “Chị hài lòng với chuyên khoa sâu, những bệnh mãn tính như lọc thận<br />
những cái sắp xếp, tổ chức ở bệnh viện” (PVS thì ở đây chưa có máy móc phục vụ bệnh nhân, hay<br />
bệnh nhân ngoại trú có BHYT). những bệnh ung thư, những bệnh đòi hỏi chuyên<br />
khoa kỹ thuật sâu.” (PVS cán bộ quản lý).<br />
Một số ý kiến cho rằng cách bố trí khoa<br />
phòng và các khu vực chưa hợp lý hay không có Khả năng chi trả của người bệnh khi sử dụng<br />
chỗ gửi xe cho bệnh nhân: “Mình thấy bố trí không dịch vụ y tế tại bệnh viện quận theo quan điểm<br />
thuận lợi cho bệnh nhân. Cái chỗ mà… cái chỗ bảo người bệnh và người cung cấp dịch vụ.<br />
hiểm, lấy số thứ tự phát thuốc bảo hiểm thì ở đó đặt 1 Tiền khám bệnh<br />
cái chậu hướng người đi ra đi vô ký tên và lấy số thứ Hầu hết các bệnh nhân khám ngoại trú có<br />
tự rất là rối, không có ghế ngồi chờ thuốc, bố trí không BHYT được miễn phí hay miễn giảm tiền<br />
hài hòa.” (TLN bệnh nhân nội trú). khám bệnh. Nếu số tiền một lần khám chữa<br />
Mức độ hài lòng về dịch vụ y tế bệnh vượt quá 100 ngàn/lần khám thì BHYT<br />
Hầu hết đối tượng nghiên cứu hài lòng với thanh toán 80%, bệnh nhân chỉ trả 20%, hoặc<br />
chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần phục vụ BHYT chi trả 100% cho một số bệnh nhân<br />
và thái độ/chuyên môn của nhân viên y tế. “Cho thuộc đối tượng được thụ hưởng 100% chi phí<br />
10 điểm luôn chứ đâu thấy khuyết điểm gì đâu. điều trụ theo luật định. “Tui có bảo hiểm tui đi<br />
Người ta đâu có la rầy mình hay gì đâu” (PVS bệnh nội soi ruột tràng, chụp X-quang, nội soi bụng, đi<br />
nhân nội trú không có BHYT). nội soi mũi viêm xoang này mà không có tốn tiền”<br />
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ý kiến cho rằng (TLN bệnh nhân nội trú); “Bảo hiểm thì người ta<br />
họ chưa cảm thấy thoả mãn về dịch vụ y tế của giảm được như vậy là hết 80%, mình còn như vậy<br />
bệnh viện, đặc biệt là khi sử dụng thẻ BHYT. là mình đóng có 20% thôi” (PVS bệnh nhân<br />
“Nói chung chị suy nghĩ sơ sơ vậy thôi chứ chị chưa ngoại trú có BHYT); “Nếu mà không có thử máu<br />
biết là thế nào, bảo hiểm y tế thì nói chung hơi chậm là tui, lúc nào tui cũng 75 ngàn, 80 ngàn trở lại<br />
một chút thôi, BHYT lúc nào cũng vậy đó, dịch vụ thì thôi, chứ không tới 100 ngàn” (PVS bệnh nhân<br />
rất là nhanh, còn BHYT thì nó hơi chậm cho mình 1 nội trú có BHYT).<br />
chút, cũng không được thỏa đáng nữa” (PVS bệnh Đối với bệnh nhân nội trú, sau khu xuất viện<br />
nhân nội trú có BHYT). họ mới biết được tổng chi phí khám chữa bệnh,<br />
trước đó bệnh nhân chỉ đóng tạm ứng trước từ<br />
Sự tiếp cận dịch vụ y tế/ Sự đa dạng các loại<br />
1-2 triệu đồng tiền nhập viện. “Không có thuốc,<br />
dịch vụ và tính tiếp cận<br />
không có gì, chỉ có tốn lần nằm viện mấy bữa thôi,<br />
Hầu hết bệnh nhân đều không gặp khó<br />
tạm ứng 2 triệu, trả lại cho chị đâu triệu mốt, nói<br />
khăn, trở ngại gì khi đến bệnh viện: “Tiếp cận<br />
chung hết 1 nửa vậy đó, có lần đó 1 triệu thôi” (PVS<br />
bình thường” (TLN bệnh nhân nội trú). Các loại<br />
bệnh nhân nội trú có BHYT); “Nhưng mà chị tạm<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 187<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
ứng trước 1 triệu. Mình chưa xuất viện nên mình thường xuyên luôn” (TLN bệnh nhân ngoại trú).<br />
cũng chưa biết nó như thế nào” (TLN bệnh nhân Có sự chênh lệch đáng kệ về tổng số tiền<br />
nội trú). khám chữa bệnh có BHYT và khám tư/khám<br />
Những trường hợp không có thẻ BHYT và không có BHYT. “Chị tính 1 triệu tư đi ha, ở đây<br />
phải nằm viện, tổng chi phí khám chữa bệnh của chưa tới 100 ngàn, thôi cho nó 100 ngàn mà 1 năm<br />
họ tương đối cao hơn so với người bệnh có thẻ 12 tháng 1 triệu 2, mà bên kia đi 1 tháng 1 triệu tư,<br />
BHYT “… một quá trình bệnh mà không có bảo hiểm em thấy mất bao nhiêu tiền” (PVS bệnh nhân nội<br />
thì phải 500~600 ngàn với liệu trình 7 ngày” (TLN trú có BHYT). Một số bệnh nhân không<br />
bệnh nhân nội trú); “Đối với bệnh nhân nội trú mỗi nhớ/không tính tổng số tiền hay không tốn tiền<br />
đợt điều trị mỗi ngày tương đương khoảng 1 triệu do bảo hiểm y tế chi trả 100% “Đâu có tính đâu mà<br />
đồng” (PVS cán bộ quản lý). nhớ” (TLN bệnh nhân ngoại trú); “Cũng không<br />
Tiến thuốc/ Tiền giường nhớ nữa. Bệnh thì lo chữa cho xong lấy thuốc uống”<br />
Hầu hết các bệnh nhân khám ngoại trú có (PVS bệnh nhân nội trú).<br />
BHYT được hỗ trợ tiền thuốc, một số trường Tính phù hợp của mức chi trả<br />
hợp đặc biệt được miễn phí tiền thuốc, các loại Đa số bệnh nhân đều cho rằng chi phí y tế<br />
thuốc này đều trong danh mục thuốc được phù hợp và ở mức họ có thể chi trả vì họ có<br />
quy định BHYT chi trả. “Thuốc men thì tùy BHYT đồng chi trả: “Phù hợp chứ, không có mắc,<br />
nhưng già này thì nhà nước cấp hết, có người đóng thời buổi này nó... cái gì lên giá, ai cũng vậy hết ráo,<br />
20%” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT). Họ ai cũng vậy” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT);<br />
chỉ phải trả thêm tiền thuốc nếu như vượt quá “Thấy nó cũng bình thường và không có đắt đỏ gì”<br />
mức bảo hiểm y tế đồng chi trả và khoản tiền (TLN bệnh nhân nội trú); “Hai đối tượng thì đối<br />
này người dân có thể chi trả. “Có khi đóng mấy tượng bảo hiểm y tế nguời ta sẽ bảo đảm quyền lợi và<br />
chục thôi, có khi không có đóng. Mà thường đi nửa sự chung tay đóng góp đồng chi trả của bảo hiểm y tế<br />
tháng thì cho thuốc Việt Nam nhiều, nên ít khi là có lẽ tương đối phù hợp với mức sống của nguời dân<br />
đóng” (TLN bệnh nhân ngoại trú). ví dụ như một đợt diều trị bệnh nhân vào đây phải trả<br />
Chi phí giường bệnh của đối tượng nội trú hơn 1 triệu đồng thì thấy rằng đại đa số là phù hợp<br />
có bảo hiểm y tế là 95 ngàn/ngày, của đối tượng với người dân” (PVS Cán bộ quản lý).<br />
không có thẻ bảo hiểm y tế là 150 ngàn/ngày: Tại Tuy nhiên, đối với một số trường hợp người<br />
vì phòng đó mỗi 1 giường là 1 trăm 50 ngàn nhưng bệnh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì mức chi<br />
mà bảo hiểm chi cho mình 55 ngàn là còn 95 ngàn 1 phí y tế đối với bệnh nhân không có BHYT là<br />
giường (TLN bệnh nhân nội trú). vượt khả năng chi trả, đặc biệt với bệnh nhân<br />
Tổng số tiền/số tiền trung bình khám chữa điều trị nội trú. “Nếu như làm công nhân thì cũng<br />
bệnh trong năm khó khăn, cũng trả, trong thời gian dài không xoay sở<br />
nổi” (PVS bệnh nhân nội trú không có BHYT);<br />
Tổng số tiền khám chữa bệnh trong năm của<br />
“…đương nhiên trong số đó cũng còn rất nhiều<br />
bệnh nhân đi khám ngoại trú có BHYT dao động<br />
người khó khăn khi phải bỏ ra 2-3 trăm ngàn hay 1<br />
từ vài trăm đến dưới 5 triệu. “Thì cứ tháng đi lần,<br />
triệu đồng thì đó là số ít, còn lại đối với bệnh nhân<br />
1 tháng là 58 ngàn, 58 ngàn nhân cho 12 tháng”<br />
không có bảo hiểm y tế hiện nay mức chi phí tương<br />
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Thì cô tính<br />
đối là khó khăn cho người dân vì một đợt điều trị nội<br />
1 lần khám 33 ngàn và mua thuốc ngoài luôn thì con<br />
trú của một toa khám ngoại trú của một bệnh nhân<br />
phải tính đi 1 ngày cô uống 2 viên tiểu đường 3 ngàn<br />
không có thể trung bình khoảng 7-8 trăm ngàn cho<br />
8 một viên là 7 ngàn mấy thì 1 năm cầu phải mấy<br />
mỗi ngày tương đương gần 1 trăm ngàn tiền thuốc<br />
triệu… Thì nếu tiền thuốc không với tiền khám bệnh<br />
đối với ngoại trú.” (PVS Cán bộ quản lý).<br />
này kia khoảng 5 triệu đổ lại. Vì cô uống thuốc ngoài<br />
<br />
<br />
<br />
188 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Khả năng chi trả vụ này hay không hiểu BSGĐ, hay hiểu sai<br />
Một số đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời BSGĐ là bác sĩ đến khám tại nhà: “Không. Cô<br />
rằng họ sẽ cố gắng tiết kiệm, đi vay/mượn của đang thắc mắc đó, đi BSGĐ mà không biết BSGĐ là<br />
người khác hoặc được người thân trong gia đình gì hết đó. Đi nhưng mà không hiểu BSGĐ là gì, thấy<br />
hỗ trợ tài chính nếu như viện phí cao hơn mức cô bác đi cái mình bắt chước đi theo” (PVS bệnh<br />
chi phí mà họ có thể trả. “Không đủ cũng phải nhân ngoại trú có BHYT); “Bác sĩ tới nhà khám chứ<br />
ráng, tại mình bệnh mà … phải hà tiện lại mà uống gì? Bác sĩ tới nhà khám, điện thoại là tới chứ gì?”<br />
thuốc chứ (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); (PVS bệnh nhân nội trú không có BHYT). Một số<br />
“Con nó cho thôi chứ mình giờ già rồi, muốn lao động đối tượng trả lời họ biết nơi họ khám chữa bệnh<br />
cũng đâu có được” (TLN bệnh nhân ngoại trú); có dịch vụ BSGĐ: “Tui nghe có, có bác sĩ gia đình<br />
“Nếu mà khám nhiều tiền quá, mà không có tiền, đấy” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT).<br />
ráng chạy, chứ bây giờ…” (PVS bệnh nhân nội trú Tuy nhiên có ý kiến cho rằng mô hình BSGĐ<br />
có BHYT); “Thì bây giờ thì nói luôn là vậy, thành ra hiện nay chỉ mới đáp ứng nhu cầu khám chữa<br />
còn có anh em, chị em, tấm lòng của gia đình, thì thấy bệnh và tư vấn cho người dân, chứ chưa thực sự<br />
bệnh hoạn thì anh chị em có thể cưu mang một phần quản lý, theo dõi sức khỏe của người dân: “…<br />
nhỏ nào đó mọi người đóng góp vô thì mình lấy cái mô hình bác sĩ gia đình ở đây vì sơ khai, là nền tảng<br />
khoản đó để mà mình trị bệnh.” (PVS bệnh nhân thôi … bác sĩ gia đình thì phải theo sát ở phường, ở<br />
ngoại trú có BHYT). khu phố chứ không phải ở đây, ở đây quản lý là chính<br />
Tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi nhưng ở đây đang làm thay cho địa phương vừa<br />
gia đình người bệnh, một số bệnh nhân có khả khám vừa tư vấn, về công tác quản lý sức khoẻ là cái<br />
năng chi trả từ vài chục nghìn đến vài trăm/ngày quan trọng nhất. Về cái quản lý sức khỏe ở đây chưa<br />
hay thậm chí có bệnh nhân có khả năng chi trả đạt được, mà chủ yếu đi vào dịch vụ khám tư vấn là<br />
dưới hai triệu cho một đợt điều trị. “Mấy trăm nhiều…Còn bây giờ mục đích của bác sĩ gia đình là<br />
ngàn xài còn được, chứ triệu mấy ngày cũng chết” quản lý sức khỏe và tư vấn sức khỏe thì ở đây rõ ràng<br />
(PVS bệnh nhân nội trú không có BHYT); “Dưới quản lý là đang hạn chế vì để làm được quản lý sức<br />
2 triệu thôi chứ nhà đâu có ai làm ra tiền, nhà nhỏ em khỏe thì phải có một hệ thống tổng thể quản lý từ địa<br />
gái cũng bị bệnh á. Dưới 2 triệu thì được, ít nữa thì phương tới khu phố, liên thông lên đây và liên thông<br />
càng tốt” (PVS bệnh nhân nội trú không có đến bệnh viện khác, đúng ý nghĩa của nó như vậy<br />
BHYT). nhưng hiện nay mình chưa làm được điều đó giống<br />
như đang trong giai đoạn sơ khai” (PVS cán bộ<br />
Nhu cầu của người bệnh về dịch vụ Bác sĩ Gia đình<br />
quản lý).<br />
Dịch vụ BSGĐ của bệnh viện<br />
Kinh nghiệm và lý do sử dụng/không sử dụng<br />
Đa số đối tượng tham gia phỏng vấn<br />
BSGĐ<br />
không biết hay không nghe đến dịch vụ BSGĐ<br />
vì họ không/ít quan tâm hay chưa tìm hiểu Đa số bệnh nhân chưa từng sử dụng dịch<br />
dịch vụ này: “Chưa. Chị hổng có quan tâm về vụ BSGĐ do không biết, do thói quen khám<br />
BSGĐ, tại vì chị nghĩ mình có bảo hiểm, thí dụ có theo bảo hiểm hay tự mua thuốc về uống: “Cô<br />
bệnh hoạn mình xách tới bảo hiểm, tới đúng cái thường thường cô khám bảo hiểm không… cứ tới<br />
tuyến mình thôi, còn hổng có tới bác sĩ gia đình gì ngày đi khám bảo hiểm, ngày bảo hiểm đi khám”<br />
hết” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT); “Chưa, (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Chưa,<br />
chú chưa nghe, không quan tâm đến dịch vụ đó hồi giờ 65 năm đây là lần đầu tiên nằm nhà<br />
luôn à.” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT). thương. Bình thường có sốt nóng lạnh, nhức đầu<br />
sơ sài thì cũng chỉ uống thuốc thôi” (PVS bệnh<br />
Thậm chí một số bệnh nhân có sử dụng dịch<br />
nhân nội trú không có BHYT).<br />
BSGĐ mà không biết mình đang sử dụng dịch<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 189<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
Khi hỏi lý do sử dụng dịch vụ BSGĐ, thì đa thắc mắc thành ra người ta hỏi nhiều, còn bên kia thì<br />
số bệnh nhân không muốn chờ đợi, hay vì sức chỉ nói những cái cơ bản thôi, đây hỏi tới đâu thì bác<br />
khỏe không tốt: “Chỉ khám bệnh nhanh thôi, đã sĩ cũng nói tới đó giống bác sĩ tư vậy đó” (PVS bệnh<br />
bệnh rồi ngồi lâu quá chịu hổng nổi, chỉ mong mau nhân ngoại trú có BHYT); “Thứ nhất là nhanh, thứ<br />
mau chút thôi.” (PVS bệnh nhân nội trú có 2 là bệnh nhân người ta bằng lòng với bác sĩ điều trị,<br />
BHYT); “Tại bữa nay mệt quá nên khám dịch vụ cái đó cái quan trọng tôi thấy cái đó là cái tiến bộ, đó<br />
con” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT). thì nên xây dựng thêm bác sĩ gia đình. Để chi? Bớt<br />
Họ mong muốn có một bác sĩ quan tâm theo bệnh nhân đợi chờ, đôi khi lớn tuổi rồi bệnh nhân mệt<br />
dõi sức khỏe của mình, mong muốn được tư mỏi bệnh hoạn đó mà phải đợi chờ thì người ta cũng<br />
vấn. “Chờ lâu với lại bảo hiểm con biết sao không? hơi phiền” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT).<br />
Chuyến này mình đi khám phòng số 1 thì bác sĩ này, Nhu cầu về BSGĐ<br />
chuyến sau mình khám phòng số 3 thì bác sĩ khác, thì Một số bệnh nhân nói rằng họ/người dân<br />
không phải 1 bác sĩ quan tâm mình nên thích đi dịch sẽ không sử dụng dịch vụ BSGĐ vì không có<br />
vụ là vì 1 người nên thích, là BSGĐ.”. (TLN bệnh tiền/tốn tiền, chi phí dịch vụ quá cao hay do<br />
nhân ngoại trú); “Kĩ, đôi khi người ta cũng dặn dò yêu cầu công việc phải đi công tác nhiều:<br />
này nọ rồi cái…khi khám ra người ta dặn dò kĩ lắm.” “Mình thấy cái đó như vậy là cần thiết đó chứ,<br />
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT). nhưng với điều kiện là chi phí phải phù hợp với<br />
Thậm chí, một số bệnh nhân có thói quen sử mức lương hàng tháng của mình” (TLN bệnh<br />
dụng dịch vụ BSGĐ “Lần nào cô cũng khám nhân nội trú); “Không cần vì tui đi tỉnh hoài, nằm<br />
BSGĐ, cô cũng dẫn nhiều người lên đây lắm rồi” bệnh viện tỉnh hoài sao ông đó theo khám cho tui<br />
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Chú khám được” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT).<br />
đây từ 2011, cũng 5-6 năm” (TLN bệnh nhân Một số bệnh nhân dù chưa bao giờ sử dụng<br />
ngoại trú). dịch vụ BSGĐ nhưng họ có nhu cầu có một bác<br />
Sự cần thiết của BSGĐ sĩ gia đình theo dõi sức khỏe: “Ừ, nếu được vậy<br />
Phần lớn các đối tượng đều trả lời dịch vụ cũng mong muốn, bác sĩ ruột ra người ta lo mình đầy<br />
BSGĐ cần thiết vì tiết kiệm thời gian cho bệnh đủ hơn” (PVS bệnh nhân nội trú không có<br />
nhân và bác sĩ quan tâm và nắm rõ sức khỏe của BHYT); “Cần. Tại một người…chỉ có sức khỏe của<br />
bệnh nhân hơn: “Cần thiết chứ, cô thấy cần thiết… mình đó, mình biết mình dễ ấy hơn, dễ khám bệnh, dễ<br />
như là người bệnh không có đi nhiều nơi, được vô 1 có gì bác sĩ biết hết sức khỏe của mình …” (PVS<br />
bác sĩ vậy là bác sĩ lo hết luôn cho mình, tổng quát hết bệnh nhân nội trú không có BHYT.<br />
những thứ bệnh gì mình cần, mình khỏi đi qua chỗ Một số đối tượng cho rằng BSGĐ phải là một<br />
này chỗ kia đó. như vậy cũng mất thời gian nữa” bác sĩ giỏi thì mới theo dõi được sức khỏe bệnh<br />
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Dịch vụ nó nhân và phải khám 2-3 ngày/tuần hay mở<br />
tốt hơn. Không phải cái tiếng chờ, mà cái quan trọng rộng/mở thêm phòng khám BSGĐ tại bệnh viện<br />
là 1 bác sĩ theo mình, có gì thấy không xong là ổng để tránh việc quá tải bệnh viện: “… dịch vụ<br />
chuyển đi, quản lý toàn bộ bệnh án của mình” (TLN BSGĐ là phải có mà BSGĐ là phải giỏi, chứ có<br />
bệnh nhân ngoại trú). BSGĐ mà yếu thì vô cũng như không, vô làm BSGĐ<br />
Thậm chí, dịch vụ BSGĐ thoả mãn nhu cầu làm chi. BSGĐ là phải vừa khám và biết cái gì ra cái<br />
khám chữa bệnh và có chất lượng tương đương gì, BSGĐ là phải trực tiếp theo dõi gia đình chứ<br />
với dịch vụ y tế tư nhân. “Khám bệnh nhưng theo không phải là cứ đổi luân phiên thì nó cũng vậy nữa<br />
yêu cầu của bệnh nhân dĩ nhiên bên kia nói chung ”(TLN bệnh nhân ngoại trú); “1 tuần lễ khám 1<br />
mức độ vừa thôi, còn bên này chi tiết hơn thỏa mãn ngày thì ít quá…”(TLN bệnh nhân ngoại trú).<br />
nhu cầu hơn. Dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người ta Tuy nhiên, một số bệnh nhân chỉ mong<br />
mới tồn tại được chứ, bên này thì giải quyết những muốn khám và chữa hết bệnh cho mình: “Không,<br />
<br />
<br />
190 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không cần, bác sĩ nào cũng là bác sĩ…Thí dụ như bây của bệnh viện trong những năm gần đây. Phần<br />
giờ này nè, bà thì bà cũng nghèo, không có tiền, mà lớn bệnh nhân nhận xét chi phí y tế là phù hợp.<br />
bác sĩ nào chữa bệnh cho bà hết bệnh, khỏe mạnh thì Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của<br />
bà chữa thôi” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT). Trịnh Hoàng Hà là tỉ lệ người bệnh cho rằng giá<br />
Mức chi trả và khả năng chi trả dịch vụ BSGĐ cả khám chữa bệnh hợp lý cao gấp 4 lần giá cả<br />
chưa hợp lý(7).<br />
Nhiều bệnh nhân cho rằng bệnh viện chỉ nên<br />
thu mức phí dịch vụ BSGĐ tối đa là 100 ngàn Kết quả tổng chi phí của nghiên cứu này<br />
đồng/lần khám, nếu như cao hơn thì những chênh lệch đáng kể so với tổng chi phí mà một<br />
người có hoàn cảnh khó khăn sẽ không sử dụng bệnh nhân phải chi trả cho một đợt điều trị là<br />
dịch vụ BSGĐ: “Theo cô cho nó thì cao lắm là chừng 45.564.000 đồng trong nghiên cứu của Nguyễn<br />
100.000đ đổ lại, chứ cô thấy cao hơn nữa thì khó Thị Thùy Anh (2014)(4). Sự khác biệt này có thể là<br />
khăn. Tại vì cô thấy những chỗ khác cao lắm cũng do các bệnh viện của nghiên cứu này là bệnh<br />
100.000đ, thí dụ vậy đi. Chừng 100.000đ cũng được viện quận, được hỗ trợ kinh phí từ nhà nước;<br />
chứ còn cao quá cũng thấy thiệt thòi cho những bệnh còn ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Anh,<br />
nhân kém về tài chính.” (PVS bệnh nhân ngoại trú bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh là<br />
có BHYT). bệnh viện công lập tự chủ tài chính nên chi phí<br />
cao hơn.<br />
Một số bệnh nhân trả lời là có khả năng chi<br />
trả ở mức ‘vài trăm’ cho một đợt khám chữa Đa số đối tượng trong nghiên cứu này có<br />
bệnh: “Khả năng thì thấp, thí dụ như vài trăm thì khả năng chi trả chi phí y tế bằng cách tiết kiệm,<br />
có” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Thí đi vay/mượn của người khác hoặc được người<br />
dụ như vài trăm ngàn thì chị thấy nó cũng được, thân trong gia đình hỗ trợ tài chính nếu như viện<br />
chứ còn cái đó cũng tùy theo thôi” (PVS bệnh phí cao hơn mức chi phí mà họ có thể trả. Kết<br />
nhân nội trú có BHYT). quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ<br />
Thanh Phong năm 2010 là 61,5% người bệnh có<br />
Theo quy định của Sở Y tế, chi phí một lần<br />
sẵn tiền trả ngay và 9,2% người bệnh phải vay<br />
khám BSGĐ là 45 ngàn đồng/người, và mức<br />
giá này hoàn toàn hợp lý: “Chi phí mỗi lần khám toàn bộ để chi trả viện phí(3).<br />
theo bác sĩ gia đình là 45 ngàn theo đúng quy định Mặc dù thông tư 16/2014/TT-BYT Hướng<br />
của Sở Y tế, khám thông thường là 40 ngàn.” (PVS dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám<br />
cán bộ quản lý); “Đương nhiên so với bên ngoài bác sĩ gia đình của Bộ Y tế được ban hành và<br />
thì quá phù hợp, quá phù hợp” (PVS bệnh nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm<br />
nội trú có BHYT). 2014(2), cho đến thời điểm tiến hành thu thập<br />
dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít<br />
BÀN LUẬN<br />
người dân biết về dịch vụ này. Điều này một<br />
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các lần nữa chứng tỏ rằng hoạt động bác sĩ gia<br />
nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân khi đình ở nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa<br />
khám chữa bệnh ở các bệnh viện như nghiên được quan tâm đầu tư tương xứng, chưa có<br />
cứu của Hồ Thanh Phong năm 2010(3), Nguyễn chức danh bác sĩ gia đình ở các cơ sở y tế, hoạt<br />
Đình Việt năm 2014(6), Nguyễn Văn Chung năm động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập,<br />
2014(5) về khảo sát sự hài lòng cho thấy tỉ lệ hài chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả<br />
lòng của người bệnh khá cao, từ 80% trở lên ở chưa cao(1).<br />
các mục nhân viên y tế, thủ tục khám chữa bệnh<br />
KẾT LUẬN<br />
và BHYT. Kết quả này có được là do Bộ Y tế quy<br />
định tỉ lệ hài lòng của người bệnh là tiêu chí Đây là nghiên cứu thăm dò về khả năng chi<br />
quan trọng đánh giá uy tín, chất lượng phục vụ trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 191<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
và quận Tân Phú. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2. Bộ Y tế (2014). Thông tư Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình<br />
và phòng khám bác sĩ gia đình.<br />
bệnh nhân đến bệnh viện quận hầu hết là người 3. Hồ Thanh Phong, Võ Văn Thắng (2010). Nghiên cứu khả năng<br />
cao tuổi và có BHYT. Phần lớn các đối tượng hài chi trả và sự hài lòng của người bệnh có bảo hiểm y tế điều trị<br />
tại khoa ngoại – Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y<br />
lòng với chất lượng dịch vụ y tế ở bệnh viện<br />
học thực hành số 7/2011: 117-122.<br />
quận và dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ này. 4. Nguyễn Thị Thùy Anh (2014). Chi phí điều trị nội trú của<br />
Vì có BHYT nên chi phí y tế đối với họ là phù người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính tại bệnh viện Đại học<br />
Y dược TPHCM đứng trên góc độ bệnh nhân năm 2012-2013.<br />
hợp, chỉ có một số ý kiến cho rằng nếu không có Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Đại học Y dược<br />
BHYT thì người nghèo không thể chi trả. Đối với TPHCM, trang 35-37.<br />
dịch vụ BSGĐ, nhu cầu sử dụng dịch vụ này là 5. Nguyễn Văn Chung (2014). Khảo sát sự hài lòng của người<br />
bệnh và thân nhân người bệnh đến khám và điều trị nội trú tại<br />
khá nhiều. Bệnh viện Quân y 110 năm 2014. Hội nghị khoa học điều dưỡng –<br />
Bệnh viện Quân y 103.<br />
KIẾN NGHỊ<br />
6. Nguyễn Đình Việt (2014). Sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú<br />
Bệnh viện cần tăng cường và nâng cao chất sử dụng bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Nam<br />
Bình Thuận. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Đại học<br />
lượng các buổi truyền thông về dịch vụ BSGĐ<br />
Y dược TPHCM, trang 27-32<br />
đến người dân để nhiều người có cơ hội chăm 7. Trịnh Hoàng Hà, Phạm Trung Kiên (2012). Phân tích chi phí<br />
sóc sức khỏe tốt hơn và góp phần hạn chế tình điều trị bệnh nội khoa tại bệnh viện bưu điện Hà Nội. Tạp chí Y<br />
học thực hành số 5/2012: 19-22.<br />
trạng quá tải ở các bệnh viện lớn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
1. Bộ Y tế (2013). Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018<br />
khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020, trang 2 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
192 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />