Nghiên cứu về mục tiêu học tập của sinh viên và giá trị thực tế của tấm bằng
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này nghiên cứu mục tiêu học tập và giá trị tấm bằng của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là 464 sinh viên đang theo học tại trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rất nhiều sinh viên đang học tập một cách mơ hồ, không có mục tiêu cụ làm cho việc học tập trở nên mất hiệu quả và làm ảnh hưởng đến giá trị của tấm bằng đại học sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu về mục tiêu học tập của sinh viên và giá trị thực tế của tấm bằng
- NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA TẤM BẰNG Chiếm Hoàng Thiện 1, Nguyễn Ngọc Hân 1, Nguyễn Thị Lan Hương 1 1. Lớp D23QLNN01, Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nghiên cứu này nghiên cứu mục tiêu học tập và giá trị tấm bằng của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là 464 sinh viên đang theo học tại trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rất nhiều sinh viên đang học tập một cách mơ hồ, không có mục tiêu cụ làm cho việc học tập trở nên mất hiệu quả và làm ảnh hưởng đến giá trị của tấm bằng đại học sau này. Các yếu tố về động cơ học tập, học tập cộng tác, thái độ học tập có liên quan đến việc xác định mục tiêu học tập và những kỹ năng cần có để sau khi ra trường cầm được tấm bằng chứng minh được giá trị bản thân và có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ được nêu ra trong nghiên cứu này. Từ khóa: động cơ học tập; giá trị thực tế của tấm bằng đại học; kỹ năng; mục tiêu học tập sinh viên thất nghiệp. MỞ ĐẦU Trong môi trường đại học việc xác định mục tiêu học tập bậc đại học của sinh viên là rất quan trọng của từng sinh viên. Hầu hết tất cả sinh viên đều luôn hướng đến mục tiêu lớn nhất sau 4 năm là đạt được tấm bằng đại học. Tấm bằng ấy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất xây dựng công việc sau này sinh viên sau khi ra trường. Nhưng có một số suy nghĩ sai lệch về giá trị thực tế của tấm bằng đại học rằng chỉ cần cầm được nó là sẽ nhận được việc làm với mức lương cao mà không nghĩ rằng việc học hỏi và trao dồi, phát triển kiến thức có được để tích lũy và áp dụng vào thực tiễn ra sao đó mới là điều các nhà tuyển dụng cần. Vì thế, sinh viên đại học không chỉ học mà còn phải biết cách kết nối những gì đang học và áp dụng những kiến thức vào thực tiễn ra sao. Tấm bằng đại học là một phần của quá trình học tập và không phải là tất cả nó chỉ là một vật chứng minh cho quá trình nỗ lực của bản thân sinh viên mà những kiến thức, kỹ năng học hỏi được trong 4 năm là giá trị thật của tấm bằng giúp bản thân sinh viên phát triển trong tương lai và thành công trong sự nghiệp, sinh viên cần phải có một quan điểm rõ ràng về mục tiêu trong việc học tập và phát triển bản thân. Sinh viên nên chú trọng vào việc học tập và phát triển kỹ năng trong quá trình học, sinh viên phải đảm bảo cả hai tiêu chí về mặt kiến thức lẫn bằng cấp để có một hiệu quả cao nhất. Qua phần tổng quan trước đây, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề về đặt mục tiêu trong học tập 4 năm và giá trị của tấm bằng vẫn còn nhiều khía cạnh cần phải tìm hiểu làm rõ một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Những yếu tố đã tác động đến động cơ trong học tập sinh viên làm tác động đến việc đặt mục tiêu học tập, những yếu tố ảnh hưởng đến tấm bằng đại học sau khi ra trường của sinh viên. 1. KHUNG LÝ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm liên quan đến mục tiêu học tập của sinh viên Khái niệm về động cơ học tập của sinh viên Tác giả Dương Thị Oanh đã có “Một số hướng tiếp cận nghiên cứu động cơ học tập” (2013). Qua nghiên cứu trên đã cho thấy, động cơ học tập là một yếu tố tâm lí thể hiện sự hứng thú của người họcc, nó còn định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập của người học đó. Động cơ học tập là sẵn sàng 395
- đầu tư thời gian, sức lực và các tiềm lực khác của con người trong một khoảng thời gian dài để đạt được một mục đích mà trước đó đã đặt ra cho bản thân. Tương tự tác giả trên, nghiên cứu về động lực học tập là những nhân tố kích thích và thúc đẩy tính tích cực, cũng như là tạo động lực hứng thú trong học tập cho sinh viên nhằm đạt được những kết quả về sự nhận thức, phát triển nhân cách sinh viên và hướng tới mục đích chính là học tập đã đề ra trước đó (Hiền & Lan, 2021). Động lực trong học tập là sự tham gia của sinh viên, sự cam kết của sinh viên để học và để đạt được điểm cao xuất sắc và ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi về nghề nghiệp trong tương lai của họ. Khái niệm khả năng tự chủ học tập “Năng lực tự chủ của người học là khả năng có trách nhiệm về việc học đối với bản thân mình”. Khả năng tự chủ học tập sinh viên là khả năng tự bản thân xác định mục tiêu và nội dung tiến độ việc học tập. Ta cần chọn lựa những phương pháp học tập , kiểm soát và điều chỉnh quá trình học tập phù hợp , đánh giá được kết quả học tập của bản thân sinh viên. Trong đó có 5 biểu hiện cụ thể của ngời học thể hiện tính tự chủ trong vấn đề học tập là việc đặt mục tiêu học tập, biết tìm hiểu những nội dung và đề cương của môn học, tự giác trong việc học tập, lên kế hoạch học tập một cách cụ thể, tìm tòi và vận dụng tất cả các phương pháp trong suốt quá trình học (Trang, Thơ, & Ngân, 2023). Khái niệm học tập cộng tác Theo tác giả Gerlach (1994) "học tập cộng tác dựa trên ý tưởng học tập là một hành động xã hội tự nhiên, trong đó những người tham gia tương tác, nói chuyện với nhau, qua đó, hoạt động học tập mới xảy ra". Học tập cộng tác được hiểu là một phương pháp học tập tích cực đã và đang được áp dụng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái niệm về tính kiên định trong học tập Theo tác giả Phan Quốc Tấn và Phạm Thanh Hiếu (2020) có nghiên cứu về “tính kiên định trong học tập được hiểu là một trạng thái tâm lý liên quan tới sự bền bỉ, khả năng phục hồi, sức khoẻ tốt và hiệu suất làm việc dưới áp lực của căng thẳng. Nó được sử dụng để mô tả tính cam kết, kiểm soát và thử thách của từng cá nhân trong cuộc sống của họ”. Qua khái niệm trên, có thể thấy được tính kiên định trong học tập là yếu tố bên trong của người học nó giúp cho người học có được khả năng phục hồi và bền bỉ dưới áp lực học tập tối đa. Khái niệm năng lực tự học Theo tác giả Đoàn Văn Khái nghiên cứu (2017) khái niệm “Năng lực tự học” là khả năng tư duy, sử dụng những kiến thức, những kĩ năng và những phẩm chất cần thiết trong quá trình độc lập. Tự học là kỹ năng quan trọng trong hành trình lớn lên của mỗi người. Ý thức tự học, thói quen tự học, phương pháp tự học sẽ dần vun bồi từ bé nếu đứa trẻ được người lớn chăm chút cẩn trọng trong việc hình thành niềm say mê học tập, khám phá tri thức. Khái niệm hứng thú học tập Hứng thú học tập là loại yếu tố bên trong đã tác động đến học tập của một người mà người đó dành một loại tình cảm đặc biệt cho hoạt động học tập, học tập làm cho người đó bị cuốn theo, cũng như hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc học trong đời sống của mỗi cá nhân của người đó. “Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của người học đối với đối tượng học tập và gắn với quá trình học tập của họ, giúp họ tạo ra khoái cảm và thôi thúc người học chủ động chiếm lĩnh tri thức” (Nam & Quyên, 2014). Khái niệm về kỹ năng mềm của sinh viên trong môi trường học tập Tác giả Trần Thanh Mai (2019) đã nghiên cứu về “Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người”. Qua đó có thể thấy, Kỹ năng mềm là những kỹ năng mà được xem như cơ bản của con người, khi được sinh ra và quá trình lớn lên những kỹ năng này sẽ tự hình thành bên trong con người mà ở đó, các kỹ năng này không thuộc về chuyên môn của một lĩnh vực nào đó. Tuy kỹ năng mềm không liên quan đến kỹ năng chuyên môn nhưng sẽ góp phần hỗ trợ cho những kiến thức chuyên ngành của sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả học tập và công việc sau này. 396
- 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của tấm bằng làm cho sinh viên vừa ra trường xin việc khó khăn hơn Đầu tiên là bằng cấp chuyên môn, dù bằng cấp không phải là một yếu tố quan trọng nhưng đó được xem là tấm giấy thông hành đầu tiên sẽ giúp những nhà tuyển dụng tìm ta được ứng cử viên phù hợp. Trong thực tế có rất nhiều nhân tài làm việc trái ngành được đào tạo, nhưng bản thân họ lại thể hiện năng lực rất tốt. Như thế tấm bằng không cần phải đúng chuyên ngành vì những ngành nghề khác tương tự cũng có thể được chấp nhận (Hà, 2022). Thứ hai trình độ ngoại ngữ, hiện nay ngoại ngữ là yêu cầu mang tính tất yếu khi các ứng tuyển việc làm. Trong hiện nay “đa quốc gia hóa” của những công ty, biết ít nhất một số ngoại ngữ sẽ giúp ứng viên nổi bật hơn trong việc phỏng vấn. Thứ ba về kinh nghiệm việc làm việc thực tế là điều mà các nhà tuyển dụng mong muốn các ứng viên sở hữu nhất. Trong đó, những ngành nghề mang tính đặc thù cao sẽ luôn luôn đòi hỏi ứng cử viên phải làm đúng theo các lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang hoạt động. Thứ tư kỹ năng mềm, trong thực tế hiện nay cho thấy rằng, các cơ sở chỉ chú trọng đến việc đào tạo chuyên ngành, mà “quên mất” đi một số các kỹ năng tất yếu cần đưa vào việc giảng dạy cho tất cả các ngành, như là các kỹ năng về: việc đổi mới và sáng tạo, phát triển tư duy thiết kế, làm việc theo nhóm, sử dụng thành thạo các công nghệ thông tin… 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng từ quá trình học tập của sinh viên làm cho giá trị thực của tấm bằng được gia tăng Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự học Lê Thùy Dương, Nguyễn Đức Kiên (2023) đã có nghiên cứu về “những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự học như quyên tặng tri thức, thu nhận tri thức, sự ham muốn chia sẻ tri thức, sự sẵn lòng chia sẻ tri thức”. Qua những yếu tố ảnh hưởng trên cho thấy được những yếu tố đều tác động đến khả năng tự chủ trong học tập của sinh viên làm cho họ quản lí được vấn đề học tập của bản thân. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cộng tác Theo Nguyễn Thị Bích nguyệt (2022) đã có nghiên cứu về “những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cộng tác” Tác giả cho thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cộng tác gồm các nhân tố sau: Nhân tố thuộc về các cá nhân là bao gồm động cơ trong học tập, thái độ trong việc hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm. Và thế những người có động cơ học tập một cách rõ ràng hiệu quả , có mục tiêu phấn đấu trong việc học sẽ có ý thức, thái độ cũng như là sự quyết tâm cao trong quá trình học và sẽ tìm ra được phương pháp học tập một cách phù hợp nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Phương pháp việc học tập theo nhóm cộng tác cũng đòi hỏi những sinh viên cần phải có thái độ hợp tác, phải tự ý thức được vị trí bản thân, vai trò cũng như là trách nhiệm của các cá nhân đối với nhiệm vụ được giao và sẵn sàng chịu một phần trách nhiệm đối với công việc chung của tập thể. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường việc học tập cộng tác là trong nhóm nhân tố này bao gồm các giảng viên và những thành viên trong nhóm học tập cộng tác và nhiệm vụ của học tập cộng tác. Trong môi trường học tập cộng tác mặc dù là nhân tố bên ngoài. Nhóm nhân tố thuộc về nền tảng hỗ trợ là nhóm nhân tố liên quan đến nền tảng hỗ trợ cho những hoạt động học tập cộng tác bao gồm là các tài liệu trong việc học, là phương tiện kết nối và đặc biệt là mạng xã hội phục vụ cho việc hoạt động trong học tập cộng tác. Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Theo Lê Nguyễn Đoan Trang và Nguyễn Minh Lầu (2021) đã có nghiên cứu về “ những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập có mối tương quan thuận giữa thái độ về ngành học và động cơ học tập, giữa ý chí bản thân với động cơ học tập, giữa yếu tố gia đình và bạn bè với động cơ học tập, giữa môi trường học tập với động cơ học tập, giữa yếu tố xã hội với động cơ học tập của sinh viên”. Những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần khi tuyển chọn sinh viên mới tốt nghiệp Kỹ năng mềm là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá ngày càng cao và quan trọng trong suốt quá trình làm việc vì vậy nó đã trở thành một tiêu chí đánh giá khi tuyển chọn những 397
- ứng viên đã đề cập đến và 5 loại kỹ năng mềm được các nhà tuyển dụng quan tâm đến và khi tuyển chọn sinh viên, đó là những kỹ năng giao tiếp bằng văn bản. Tiếp đến là kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và kỹ năng lắng nghe, tính chuyên nghiệp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả (Tấn & Thanh, 2019). Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng rất cần thiết cho nhân viên làm việc trong mọi nghề nghiệp của công việc. Kỹ năng giải quyết vấn đề luôn đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực như là kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo và khả năng thích nghi mọi trường hợp. Kiến thức chuyên môn trong nghiệp vụ bao gồm các khả năng vấn đề chuyên môn, kỹ năng về nghề nghiệp và kiến thức về máy tính điện tử cũng như là những tiêu chí quan trọng khi đánh giá tuyển chọn các nhân viên. Kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp có thể hiểu là những kinh nghiệm được tích lũy dần dần khi sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp, hoặc những kinh nghiệm có được từ những việc làm bán thời gian trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Một số những nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến việc tuyển chọn những sinh viên từ các trường đại học mang danh tiếng tốt. Danh tiếng những trường đại học và các mối quan hệ của nó với việc sinh viên vừa tốt nghiệp được tuyển chọn thường được xem xét ở 3 thành phần bao gồm thứ nhất, các danh tiếng của trường đại học mà sinh viên theo học và thông qua mức xếp hạng của trường trên các bảng xếp. Thứ hai, danh tiếng của chương trình đào tạo nhà trường. Thứ ba, việc kết quả học của sinh viên như điểm trung bình trong toàn khóa học. Các yếu tố sau ảnh hưởng đến quá trình tự chủ học tập của sinh viên Quá trình tự chủ trong học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất là động cơ của việc tự học cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả trong quá trình tự học của sinh viên, và được hình thành đầu tiên và cũng xuất phát từ những việc học thỏa mãn những nhu cầu trong việc học tập là hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và bắt buộc sinh viên phải thực hiện đúng trong một thời hạn nhất (Trang, Thơ, & Ngân, 2023). Thứ hai là kỹ năng tự học trong cá nhân mỗi người đều có một phương pháp làm việc và những thói quen hoạt động trí óc riêng không ai giống ai. Những nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên. Thứ nhất là, chất lượng môi trường học tập đáp ứng được nhu cầu của sinh viên về mặt không gian và trang thiết bị cũng góp phần làm sinh viên hứng thú trong học tập hơn (Danh, Huyền, & Quỳnh, 2021). Thứ hai, giảng viên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy vào quá trình dạy học như là phương pháp thảo luận nhóm, xem các video,…giúp cho sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập, đồng thời cũng đã tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện thêm các kỹ năng như là kỹ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình. Giảng viên cũng cần có trình độ kiến thức chuyên môn cao tốt nhất, kinh nghiệm của việc giảng dạy để có thể truyền đạt hết tất cả tri thức cho sinh viên được một cách tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Thứ ba, là sự tích cực, chủ động trong việc học trao đổi những thắc mắc với bạn bè và thầy cô và áp dụng những phương pháp học tập một cách phù hợp với người học học tập một cách hiệu quả nhất. Thứ tư, việc tự tìm tòi về các ngành nghề và lựa chọn những ngành nghề mà bản thân sinh viên yêu thích và muốn theo học để sinh viên thực sự có sự thích thú trong học tập từ đó ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên. 1.4. Một số lợi ích từ các hoạt động học tập tích cực của sinh viên làm tăng sự hiệu quả trong học tập cũng như nâng cao giá trị tấm bằng của bản thân sau khi ra trường Lợi ích của việc học tập cộng tác Đầu tiên đưa việc học thành quá trình học tập mang tính tích cực, người học cần phải sắp xếp những suy nghĩ của bản thân họ, trình bày lập luận theo một cách chặt chẽ hiệu quả để chứng minh quan điểm của bản thân, cũng như bảo vệ quan điểm đối với bạn bè xung quanh và đưa ra lý lẽ thuyết phục người khác bằng cách lập luận của bản thân cho là phù hợp qua đó giúp cho sinh viên nâng cao được ý thức học hỏi và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Thứ hai học hỏi được từ những quan điểm của người khác, khi trao đổi kiến thức cùng nhau. Thứ ba rèn luyện những tư duy và phản biện, trong suốt môi trường học tập cộng tác sính viên phải cần nhanh chóng tổng hợp những câu hỏi và đưa ra câu trả lời nếu thấy lập luận của bản thân còn thiếu sót và chưa hoàn chỉnh, sinh viên cần phải nhanh 398
- chóng điều chỉnh ý tưởng của bản thân. Thứ tư học cách biết lắng nghe những lời chỉ trích phê bình và ghi nhận những lời khuyên, người học cũng cần lắng nghe ý kiến từ những người khác về ý tưởng bản thân và cần phải đưa ra ý kiến riêng của mình, ủng hộ hoặc đưa ra phản đối lập luận của những thành viên của nhóm giúp cho người học có thể hiểu biết đầy đủ hơn về chủ đề, vì họ phải cần xem xét đánh giá nó từ mọi góc độ, góc nhìn khác nhau. Thứ năm phát triển kỹ năng tự tin nói trước đám đông và biết lắng nghe, khi học tập cộng tác các sinh viên cần học cách ứng xử trả lời tốt trước khán giả là các bạn bè và thầy cô và học cách chú ý lắng nghe, tích cực xây dựng bài học và trình bày ý tưởng của bản thân kết hợp với các thành viên khác trong nhóm mình. Thứ sáu hỗ trợ vận hành trong lớp học, khi người học được giao nhiệm vụ làm việc nhóm cùng nhau để đạt được hiệu quả mục tiêu chung nghĩa là người học đang được tạo những cơ hội để phát triển bản thân và các kỹ năng tự mình quản lý và lãnh đạo trong một nhóm nhỏ. Thứ bảy là thúc đẩy gắn bó những tinh thần đoàn kết trong môi trường học tập,của sinh viên. Lợi ích của việc đặt mục tiêu học tập Việc đặt mục tiêu trong học tập là vô cùng có ý nghĩa đối với các sinh viên, mục tiêu học tập giúp cho sinh viên thúc đẩy được tinh thần học tập, thúc đẩy tính tự chủ học tập và định hướng con đường học tập của bản thân. Vì thế, đặt mục tiêu học tập được xem là rất quan trọng đối với sinh viên và cả học sinh. Có bốn lợi ích cơ bản của việc đặt mục tiêu học tập là thứ nhất tìm ra được phương hướng cho việc học, thứ hai tăng động lực giảm thiểu sự xao nhãng, thứ ba tăng trách nhiệm đối với bản thân cho việc học, thứ tư đánh giá được sự tiến bộ của bản thân qua từng hành động. Lợi ích của việc sinh viên biết cách tìm ra động lực học tập cho bản thân Việc sinh viên biết cách tìm ra động lực học tập cho bản thân có nhiều lợi ích như đầu tiên là tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất khi sinh viên có động lực học tập, thì họ sẽ dễ dàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và đạt được kết quả như mong muốn. Thứ hai, nâng cao sự tự tin họ sẽ tự tin hơn trong việc đối mặt với các thử thách học tập khó khăn và sẽ có kỹ năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Thứ ba là kỹ năng tự quản lý thời gian khi có động lực học tập cũng giúp sinh viên phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian và tự điều chỉnh để đạt được mục tiêu học tập của bản thân và từ đó phát triển bản thân trong tương lai. Lợi ích của việc chia sẻ tri thức trong sinh viên Chia sẻ tri thức là một hành động rất cần thiết trong sinh viên, việc này giúp cho mọi người có thể củng cố kiến thức qua việc nghe và giải thích kiến thức của bạn đến với người khác và ngược lại. Khi chia sẻ kiến thức lẫn nhau, mọi người sẽ trao dồi thêm được kiến thức, kỹ năng của người khác qua việc nghe và tiếp thu từ quá trình trao đổi và học hỏi lẫn nhau. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu Hướng nghiên cứu của đề tài là hướng tổng hợp. Đề tài sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp thu thập thông tin là phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Nhóm nghiên cứu lập bảng câu hỏi, phát phiếu câu hỏi trực tiếp và lập phiếu khảo sát trên wed cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng công thức trong trường hợp không biết quy mô tổng thể, kích thước mẫu được tính như sau: 𝑝×(1−𝑝) n= Z2× = 1,96^2 × (0,5×(1- 0,5)) / 0,05^2 = 384 = 384+80= 464 𝑒2 Kích thước của mẫu là 384. Trong đó, độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z=1,96. Chúng ta chọn p=0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất để đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng. e là sai số cho phép, sử dụng mức phổ biến nhất là ±0,05. Phiếu dự trù 20% của 100% phiếu=80. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phi xác suất. 2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài “mục tiêu học tập của sinh viên trong 4 năm và giá trị thực tế của tấm bằng”. Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên đang học tập tại trường đại học Thủ Dầu Một. 399
- 2.3. Công cụ thu thập dữ liệu Công cụ thu thập dữ liệu là phiếu khảo sát được thiết kế với nội dung các câu hỏi dựa vào phần lược khảo tài liệu và có cấu trúc như sau: gồm 19 câu hỏi, trong đó có 10 câu hỏi đồng ý/không đồng ý, 5 câu hỏi có/không và 4 câu hỏi tự luận để sinh viên có thể đưa ra quan điểm của mình từ đó kết quả nghiên cứu được hiệu quả hơn. Phiếu khảo sát được đưa ra để thử nghiệm trên 3 sinh viên Khoa Khoa học quản lý. Sau khi nhận được phản hồi từ 3 sinh viên, nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa các từ ngữ, cụm từ để đưa ra các câu hỏi cho dễ hiểu hơn. Các câu hỏi có nội dung tương đương nhau được loại bỏ nhằm giảm bớt sự trùng lặp nội dung và tăng độ tin cậy của công cụ thu thập dữ liệu. Sau khi hoàn thiện, phiếu khảo sát được nhóm nghiên cứu phát phiếu câu hỏi trực tiếp và lập phiếu khảo sát trên wed để tiến hành khảo sát. 2.4. Thu thập và xử lý số liệu Phiếu khảo sát được gửi cho sinh viên các khoá từ D20 đến D23 của trường Đại học Thủ Dầu Một để tiến hành khảo sát. Sinh viên tham gia nghiên cứu trả lời phiếu khảo sát trong thời gian 5 phút và nộp lại ngay sau khi đã hoàn thành các câu hỏi trong phiếu. Nhóm tác giả xử lý số liệu bằng Excel. Độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z=1,96. Chúng ta chọn p=0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất để đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng. e là sai số cho phép, sử dụng mức phổ biến nhất là ±0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô tả mẫu khảo sát Mẫu khảo sát là 464 phiếu, tuy nhiên chỉ 61 phiếu được trả lời. Trong đó, giới tính nam chiếm 62.3% và nữ chiếm 37.7%. Kết quả khảo sát ghi nhận được, đối tượng trả lời khảo sát là D23 chiếm 67.2% ở vị trí cao nhất; tiếp đến là D20 với 11,5%; 14.8% với D21 và ít nhất là 6.6% đối với D22. 3.2. Khảo sát về quan điểm mà sinh viên nhận thức về việc đặt mục tiêu học tập và giá trị thực tế của tấm bằng Bảng 1: quan điểm mà sinh viên nhận thức về việc đặt mục tiêu học tập và giá trị của tấm bằng Hoàn toàn Không đồng ý Đồng ý Bình thường Câu hỏi đồng ý SL % SL % SL % SL % Tấm bằng đại học thể hiện được quá trình học của một người và rất có giá trị trong 26 5,6% 22 4.7% 10 2.1% 3 0.64% tương lai của chính người đó? Theo Anh/Chị, việc đặt mục tiêu học tập cho 0.4% 36 7.7% 18 3.8% 5 1.07% 2 việc học ở đại học là rất cần thiết ? Theo Anh/Chị, không đặt ra mục tiêu học tập thì bản thân sẽ không có sự nổ lực cho việc 23 4.95% 20 4.3% 10 2.1% 8 1.7% học? Không đặt mục tiêu trong học tập, Anh/Chị sẽ bị mơ hồ về chính việc học hiện tại và mơ 29 6.25% 20 4.3% 9 1.93% 3 0.64% hồ về mục tiêu trong tương lai? Việc đặt mục tiêu học tập sẽ giúp chúng ta có động lực học tập và tìm ra được hướng đi 34 7.3% 17 3.66% 7 1.5% 3 0.64% trong tương lai? Theo anh/chị, đặt mục tiêu sẽ giúp sinh viên đạt được những thành tích lớn hơn trong suốt 5 1.07% 1 0.21% 0 0% 0 0% thời gian học tập của mình ? Theo anh/chị, việc đặt mục tiêu sẽ giúp sinh viên tránh được những rắc rối và khó khăn 5 1.07% 1 0.21% 0 0% 0 0% trong suốt quá trình học tập? Đặt mục tiêu trong học tập trong 4 năm có thể giúp sinh viên có được tấm bằng đại học có 5 1.07% 1 0.21% 0 0% 0 0% giá trị thực tế ? Sinh viên không chủ động tự học trong học 0% 5 1.07% 1 0.21% 0 0% 0 tập có thể ảnh hưởng đến khả năng tiến bộ và 400
- phát triển của bản thân trong cuộc sống và sự nghiệp trong tương lai? Việc có kế hoạch mục tiêu rõ ràng trong học tập là cách hiệu quả để đạt được thành công 5 1.07% 1 0.21% 0 0% 0 0% trong việc học tập và phát triển bản thân? Nguồn: Kết quả khảo sát Bảng 2: quan điểm mà sinh viên nhận thức về việc đặt mục tiêu học tập và giá trị của tấm bằng Có Không Câu hỏi SL % SL % Theo anh/chị, để đạt được mục tiêu học tập thì bản thân người học phải 0% 6 1.2% 0 đặt mục tiêu phù hợp với bản thân mình không? Theo anh/chị, đặt mục tiêu tại bậc đại học có cần thiết không? 6 1.2% 0 0% Theo anh/chị, nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đáp ứng được yêu cầu 0% 6 1.2% 0 của nhà tuyển dụng mặ dù cầm tắm bằng đại học trên tay không? Theo anh/chị, tấm bằng đại học có thể giúp tăng thêm giá trị cho cuộc sống 0% 6 1.2% 0 nghề nghiệp của mình hay không ? Theo anh/chị, việc đặt mục tiêu ở trường đại học có thể giúp bạn đạt được 0% 6 1.2% 0 thành công trong sự nghiệp trong tương lai không? Nguồn: Kết quả khảo sát Qua bảng 1 và bảng 2 tại kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết các sinh viên trả lời phiếu khảo sát đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu học tập và hiểu được cần phải học tập hiệu quả thì mới đáp ứng được công việc sau này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sinh viên xem nhẹ việc đặt mục tiêu học tập có ảnh hưởng đến tương lai với mức độ cao nhất là 1.7% trong tổng số 61 phiếu được trả lời. Điều này cũng đáng lo ngại do trong các sinh viên này chưa có mục tiêu học tập cụ thể sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và ảnh hưởng đến tấm bằng sau khi ra trường. 3.3. Khảo sát bằng hình thức tự luận về mục tiêu học tập trong 4 năm đại học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một Bảng 3: mục tiêu học tập trong 4 năm đại học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một bằng hình thức tự luận Mục tiêu trong 4 năm đại học Số lượng % của anh/chị là gì? Bằng đại học loại giỏi 9 1.9% Có được tấm bằng đại học 13 2.8% Học được kiến thức 10 2.1% Bằng đại học loại khá 3 0.6% Học bổng 1 0.2% Ra trường đúng hạn 8 1.7% Qua môn 1 0.2% Công việc tốt 12 2.6% Học giỏi để kiếm nhiều tiền 1 0.2% Nâng cao giá trị bản thân 1 0.2% Có kinh nghiệm và kỹ năng làm 4 0.9% việc sau khi ra trường Làm trong cơ quan nhà nước 1 0.2% Quản lý được thời gian học tập và 1 0.2% nâng cao sức khoẻ Nguồn: Kết quả khảo sát Khi khảo sát bằng cách thức tự luận để các sinh viên có thể suy nghĩ đến mục tiêu trong 4 năm đại học thì nhóm khảo sát nhận được kết quả, hầu hết các sinh đều có mục tiêu giống nhau là tốt nghiệp ra trường đúng hạn hoặc nhận được tấm bằng hay có việc làm ổn định. Tuy nhiên, những mục tiêu này là chưa cụ thể về thời gian và điều kiện không gian để thực hiện. Các mục tiêu này chưa được các sinh viên chú tâm để thực hiện do quá mơ hồ. Vì vậy, cần phải đặt mục tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân người học để mục tiêu được thực hiện một cách hoàn thiện nhất. Song có iều 401
- đáng mừng trong bảng 3 là vẫn có một số sinh viên hiểu rõ việc đặt mục tiêu như thế nào cho phù hợp và các bạn xác định rất rõ ràng về mục tiêu học tập để bản thân có thể hiện thực một cách hiệu quả nhất góp phần tác động đến kết quả học tập và giá trị của tấm bằng đại học sau khi ra trường. 3.4. Khảo sát bằng hình thức tự luận về cảm nhận của bản thân về việc đặt mục tiêu học tập là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tương lai Hình 1: Biểu đồ thể hiện các câu trả lời bằng hình thức tự luận về việc nếu cảm nhận của bản thân về việc đặt mục tiêu học tập rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tương lai Nguồn: Kết quả khảo sát Trong kết quả khảo sát, các sinh viên đều đưa ra được cảm nhận của mình về việc đặt mục tiêu học tập rất quan trọng và ảnh hưởng đến tương lai. Đặt mục tiêu được các sinh viên đã trả lời khảo sát cho rằng sẽ giúp cho bản thân xác định được phương hướng trong quá trình học, và không gặp cảm giác chán chường dễ bỏ ngang việc học. Ở hình 1 cho thấy, các sinh viên đã có ý tưởng về việc đặt mục tiêu đây là điều tích cực. 3.5. Khảo sát bằng hình thức tự luận về việc khó khăn có xảy ra trong quá trình đặt mục tiêu học tập của sinh viên Bảng 4: Khó khăn có xảy ra trong quá trình đặt mục tiêu học tập của sinh viên Việc tìm ra và đặt mục tiêu học tập trong 4 năm của anh/chị % Số lượng có gặp khó khăn gì không? Có nhiều khó khăn 9 1.9% Không có vì đã xác định mục tiêu rõ ràng 10 2.1% Khó khăn về tài liệu 1 0.2% Học phí cao và bị nợ môn 1 0.2% Không khó không dễ 1 0.2% Nguồn: Kết quả khảo sát Ở khảo sát cho thấy, việc đặt mục tiêu học tập của các sinh viên không phải lúc nào cũng dễ dàng mà gặp những khó khăn gây cản trở đến việc đặt mục tiêu. Đặt mục tiêu đúng đắn và phù hợp sẽ mang đến cho sinh viên hiệu quả học tập cao nhất từ đó nâng cao giá trị tấm bằng. Tuy nhiên các cản trở mà những sinh viên đã đưa ra về mặt tài chính, tài liệu hay nhiều tác động từ xung quanh làm cho sinh viên khó khăn trong việc đặt mục tiêu dù đã xác định được mục tiêu mong muốn. Có ý kiến cho thấy, “có nhiều khó khăn” với số % là 1.9% đối với 61 sinh viên đã trả lời trong 464 phiếu thì đó là con số cao, sinh viên gặp khó khăn nhưng không nêu ra được khó khăn cụ thể để tìm cách giải quyết làm cho vấn đề đặt mục tiêu càng trở nên khó khăn hơn, và làm cho mục tiêu bị mơ hồ. Tuy 402
- nhiên ở kết quả cho thấy, vẫn có sinh viên biết cách xác định được mục tiêu học tập với 2.1% sinh viên đã trả lời khảo sát điều đó góp phần làm cho quá trình học tập xác định được hướng đi rõ ràng và học tập hiệu quả hơn. 3.6. Khảo sát về những điều tích cực theo cảm nhận của sinh viên khi có mục tiêu học tập rõ ràng Bảng 5: Những điều tích cực theo sinh viên cảm nhận khi có mục tiêu học tập rõ ràng Các điều tích cực khi có mục tiêu học tập rõ ràng do sinh viên % Số lượng trả lời khảo sát cảm nhận Có được sự tự tin và học tập tích cực 12 2.6% Định hướng rõ ràng hướng đi trong quá trình học tập 7 1.5% Có ý chí học tập, không chán nản và bỏ cuộc 4 0.9% Phát triển bản thân tốt hơn 6 1.2% Đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai 6 1.2% Có được sự nỗ lực trong học tập 2 0.4% Tiết kiệm thời gian và học đúng chuyên ngành yêu thích 2 0.4% Tạo được tinh thần vui vẻ, nhiệt huyết trong học tập 1 0.2% Nguồn: Kết quả khảo sát Qua kết quả khảo sát, các sinh viên đã đưa ra các lợi ích tích cực khi có mục tiêu học tập rõ ràng. Điều này thể hiện được các sinh viên hầu hết đã nhận thức được giá trị của việc đặt mục tiêu trong học tập cũng như mục tiêu trong cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng học tập và trao dồi cho bản thân những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng làm việc cho sau này đáp ứng được các yêu cầu khắc khe của nhà tuyển dụng. Giữ vững được ý chí và đường đi khi biết cách đặt mục tiêu phù hợp với bản thân. Bằng cấp chuyên môn cũng được nâng cao giá trị. Vậy kết quả khảo sát xác định, sinh viên cần xác định được mục tiêu học tập vì mục tiêu học tập sẽ dẫn đến kết quả của quá trình học, không xác định được hướng đi rõ ràng làm cho quá trình học tập trở nên mơ hồ, dễ mong lung và bỏ cuộc làm ảnh hưởng đến công việc sau này. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Biết cách đặt mục tiêu học tập được xem là rất quan trọng đến quá trình học tập lẫn đến tương lai của mỗi sinh viên. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy động cơ học tập của các sinh viên đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó quan trọng mà nghiên cứu trước đó cùng đưa ra đó là yếu tố tác động bên trong và yếu tố tác động bên ngoài. Trong đó, yếu tố bên trong chủ yếu là yếu tố tinh thần của người học gồm khả năng tự chủ học tập, khả năng kiểm soát thời gian học tập,…yếu tố này tác động mạnh mẽ đến người học vì nó nằm trong ý chí, tinh thần tự giác và cả thái độ học tập của sinh viên. Yếu tố tiếp theo là yếu tố bên ngoài gồm có môi trường học tập, thầy cô, gia đình, trang thiết bị hỗ trợ đây được xem là yếu tố tác động bên ngoài nhưng các yếu tố này vẫn tác động mạnh mẽ đến động cơ học tập của một người. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập, các nghiên cứu về khả năng chia sẻ tri thức và đây cũng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của sinh viên. Qua việc chia sẻ các kiến thức, sinh viên sẽ trao dồi thêm được những kiến thức từ người cùng học để hiểu và tiếp thu thêm được quan điểm của họ. Chia sẻ tri thức cũng góp phần làm gia tăng trí nhớ về lĩnh vực được trao đổi qua quá trình cho đi và nhận lại tri thức, chia sẻ tri thức còn gia tăng tinh thần đoàn kết của các thành viên,… để làm cho việc học tập trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các nghiên cứu về vấn đề sinh viên thất nghiệp, đây là các nghiên cứu có liên quan đến giá trị thực của tấm bằng đại học. Qua đó, các nghiên cứu đã cho rằng tuy sinh viên ra trường đã có được tấm bằng đại học trên tay nhưng họ vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra, các sinh viên thiếu đi những kỹ năng mềm, thái độ làm việc, công nghệ thông tin và quan trọng cũng như phổ biến nhất đó là trình độ ngoại ngữ. Trong thời buổi 403
- hiện nay, yêu cầu nghề nghiệp ngày càng cao dẫn đến tình trạng sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành ngày càng nhiều mà nguyên nhân đó cũng do từ ban đầu họ đã sai từ lúc chọn ngành học, việc chọn ngành không phù hợp với bản thân do nhiều nguyên nhân khác nhau và còn có việc quan trọng hơn cả là chọn ngành phù hợp nhưng sinh viên không chú tâm vào việc học, suy nghĩ lệch lạc rằng khi cầm tấm bằng đại học trên tay sẽ nhận được công việc với mức lương rất cao. Vì thế, qua các nghiên cứu có thể thấy rằng việc đặt mục tiêu học tập rất quan trọng đối với việc học của một người, khi đặt được mục tiêu và thực hiện mục tiêu ấy người học sẽ học tập một cách hiệu quả hơn và tấm bằng khi tốt nghiệp sẽ có giá trị với đúng khả năng của người học. Có một số kiến nghị giúp cho sinh viên học tập hiệu quả hơn và kiến nghị để nhà trường thực hiện việc giảng dạy tốt hơn. 4.2. Kiến nghị Các kiến nghị đối với sinh viên Thứ nhất, các sinh viên cần phải tập trung học tập cũng như trao dồi để tiếp thu kiến thức chuyên môn. Bên cạnh việc học tập các kiến thức chuyên môn, các sinh viên cần phải bổ sung thêm cho bản thân những kỹ năng mềm cần thiết để dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Trong quá trình học tập, sinh viên cần phải thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khoá do những đơn vị phối hợp với trường để thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, không bị lo sợ khi tiếp xúc với nhiều người, bên cạnh đó còn học được kỹ năng thuyết trình cùng với một số kỹ năng mềm khác. Trong thời buổi hiện nay, sinh viên cần phải trao dồi thêm cho bản thân các kỹ năng về tin học và ngoại ngữ để phục vụ cho công việc sau này. Các sinh sinh muốn trãi nghiệm cảm giác làm việc cũng nên đi làm thêm theo chuyên ngành của mình hoặc đi thực tập để có trãi nghiệm làm việc góp phần giảm bớt áp lực tinh thần và sẽ tự tin hơn sau khi tốt nghiệp ra trường và bắt đầu đi làm. Thứ hai là về thái độ học tập của sinh viên, các sinh viên cần phải biết tôn trọng giảng viên và nghiêm túc, năng động trong việc học tập, trung thực trong quá trình thi cử, tự đánh giá năng lực bản thân một cách thực tế, tiếp tực tham giá các công trình nghiên cứu khoa học và tìm hiểu những phương pháp học tập khoa học, hiệu quả... để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của bản thân để góp phần nâng cao chất lượng của tấm bằng đại học. Các kiến nghị đối với nhà trường Nhà trường cần tìm ra các giải pháp giảng dạy mới mẻ hơn kèm với đổi mới về mặt nội dung và chương trình giảng dạy làm sao cho thật tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các kiến thức đầu ra. Cần cải cách những phương pháp giảng dạy của các giáo viên qua việc nâng cao xây dựng đội ngũ giảng viên có phương pháp giảng dạy mới mẻ, tinh thần tích cực, giảm bớt giảm dạy lý thuyết suông mà thay vào đó là cho sinh viên thực hành nhiều hơn để nâng cao chất lượng tay nghề trong sinh viên. Nhà trường cũng cần thêm những lớp học tập kỹ năng, tin học và ngoại ngữ để các sinh viên bổ sung cho bản thân thêm các kỹ năng và kiến thức có thể rất cần thiết cho việc tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Kèm với đó là chất lượng vật chất kỹ thuật của nhà trường cũng cần phải được đảm bảo, đáp ứng đầy đủ cho quá trình dạy và học, cũng như tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh để sinh viên giải trí sau những giờ học mệt mỏi mà qua đó còn làm tình cảm giữa giáo viên và sinh viên được thân thiết hơn. Trong thời gian tiếp theo, nhà trường cần mở rộng thêm những ngành học mà xã hội đang cần trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barry Chametzky. (2014). Andragogy and Engagement in Online Learning: Tenets and Solutions. giáo dục sáng tạo. 2. Lưu Chí Danh và nnk (2021). Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên. Tạp chí Công thương. 3. Dương Thị Oanh. (2013). Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập. Tạp chí Khoa Học. 4. Đoàn Văn Khái. (2017, 12 15). Nâng cao năng lực tự học của sinh viên trường đại học ngoại thương 1. tạp chí quản lý và kinh tế quốc tế. Được truy lục từ https://tapchi.ftu.edu.vn/c%C3%A1c- s%E1%BB%91-t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD- kt%C4%91n-s%E1%BB%91-91-100/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s%E1%BB%91- 95/1478-n%C3%A2ng-cao-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1c-t%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc- c%E1%BB%A7a-sinh-vi% 404
- 5. Đỗ Hồng Thắng. (2021, 07 06). Thực trạng và một số giải pháp việc làm cho sinh viên trường đại học công đoàn sau khi tốt nghiệp. Tạp chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai- viet/thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-viec-lam-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-doan-sau-khi-tot- nghiep-81852.htm 6. Hà, L. T. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Tạp chí công thương. 7. Hoàng Thu Hiền, nnk (2021). Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 8. Jeanne Marcum Gerlach. (1994). Is this collaboration? New Directions for Teaching and Learning, 5, 14. 9. Kiên, N. T.-N. (2023). Tác động của chia sẻ tri thức đến khả năng tự chủ học tập của sinh viên các trường đại học. tạp chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong- cua-chia-se-tri-thuc-den-kha-nang-tu-chu-hoc-tap-cua-sinh-vien-cac-truong-dai-hoc-109247.htm 10. Kiên2, T. T.-N. (2023). Tác động đến khả năng tự chủ học tập của sinh viên các trường đại học. Tạp chí công thương. 11. Nguyễn Hoài Nam, nnk(2014). Nâng cao hứng thú học tập cho SV Trường Cao đẳng nghề. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Quang Uẩn, nnk (2003). Giáo trình Tâm lý học đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. 13. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, nnk(2023, 07 16). Phân tích các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-cac- nhan-to-thuc-day-hanh-vi-chia-se-tri-thuc-trong-sinh-vien-mot-nghien-cuu-thuc-nghiem-tai-truong-dai- hoc-tai-nguyen-moi-truong-thanh-pho-ho-chi-minh-106773.htm 14. Nguyễn Thị Thu Trang. (2017, 08 11). Sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường - Nguyên nhân và cách khắc phục. Tạp chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/sinh-vien-that- nghiep-sau-khi-ra-truong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-48972.htm 15. Nguyễn Thị Thu Trang, nnk (2023, 01 31). Nâng cao năng lực tự chủ của người học và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chất lượng cao năm thứ nhất tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tạp chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-nang-luc-tu-chu- cua-nguoi-hoc-va-ung-dung-trong-giang-day-tieng-anh-cho-sinh-vien-chat-luong-cao-nam-thu-nhat-tai- truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan- 102530.htm#:~:text=T%C3%93M%20T%E1%BA%AET%3A,theo%20h%C3%ACnh%2 16. Nguyệt, N. T. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng và lợi ích của phương pháp học tập cộng tác trong trường đại học. Tạp chí công thương. 17. Phan Quốc Tấn , nnk (2020). Ảnh hưởng của tính kiên định đến chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập của sinh viên đại học khối ngành Kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương. 18. Phan Quốc Tấn. (2020, 08 21). Ảnh hưởng của tính kiên định đến kết quả học tập của sinh viên: Vai trò trung gian của động cơ học tập và chất lượng sống trong học tập. Tạp Chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-tinh-kien-dinh-den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh- vien-vai-tro-trung-gian-cua-dong-co-hoc-tap-va-chat-luong-song-trong-hoc-tap-74330.htm 19. Phan Thị Thuỳ. (2022, 06 05). Một số nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Đại Nam. Tạp Chí Công Thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so- nhan-to-tac-dong-den-dong-luc-hoc-tap-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-dai-nam-89093.htm 20. Thanh, T. Q. (2019). Khám phs các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp đại học: Khảo sát tại các Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí công thương. 21. ThS.Lê Ngọc Đoan Trang, nnk (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đén động cơ học tập của sinh viên các trường đại học địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí công thương. 22. Trần Thanh Mai . (2019, 01 02). Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên trong môi trường đại học. Tạp chí công thương. Được truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai- viet/nhung-yeu-to-anh-huong-den-viec-hoc-tap-ky-nang-mem-cua-sinh-vien-trong-moi-truong-dai-hoc- 59005.htm 405
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC CỦA ĐẠI HỌC SEOUL
4 p | 429 | 95
-
Đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội về hành vi: Phương pháp điều chỉnh hành vi “ngôn ngữ @” của học sinh Trường THCS Hòa Trung trong thời đại công nghệ 4.0
21 p | 269 | 49
-
Vai trò của năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ
5 p | 163 | 17
-
Bàn về mục tiêu của giáo dục đại học ở Việt Nam
11 p | 76 | 5
-
Thực trạng nhận thức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn
4 p | 148 | 5
-
Bàn về một số vấn đề của phương pháp luận nghiên cứu Khoa học
4 p | 123 | 5
-
Một số kết quả nghiên cứu mới về khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu
8 p | 51 | 4
-
Đổi mới mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên tiểu học
5 p | 46 | 4
-
Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam và mức độ sẵn lòng chi trả cho rau an toàn trong điều kiện thông tin bất đối xứng - Nghiên cứu cho trường hợp Hà Nội
5 p | 64 | 3
-
Xu hướng nghiên cứu về mô hình học vi mô ở bậc đại học: một nghiên cứu trắc lượng
6 p | 12 | 3
-
Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 p | 105 | 3
-
Ảnh hưởng của tiếng ồn trắng đến sự chú ý và trí nhớ làm việc của học sinh tiểu học có ADHD
16 p | 35 | 3
-
Thông tin đào tạo thạc sỹ nghiên cứu
13 p | 38 | 2
-
Xây dựng một số dạng câu hỏi, bài tập cho sinh viên thảo luận, thực hành nhóm khi tìm hiểu, nghiên cứu về tác gia văn học
10 p | 59 | 2
-
Vài ý kiến về xây dựng đại học định hướng nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn
9 p | 41 | 2
-
Thực trạng nhận thức về mục tiêu tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi theo định hướng STEAM của giáo viên mầm non tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
2 p | 14 | 2
-
Giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp Tiểu học theo tiếp cận bản đồ hành vi xã hội thông qua nghiên cứu trường hợp
6 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn