trở nên quan trọng hơn. Nỗ lực hợp tác này là cần thiết để xây dựng các chính sách và qui định<br />
về môi trường hợp lý và tiết kiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM<br />
GIẾT MỔ<br />
Gary G. Pearl, Bác sĩ thú y<br />
Liên hợp Quỹ nghiên cứu về protein và chất béo (đã nghỉ hưu)<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ là một trong những ngành tồn tại lâu đời nhất<br />
như Frank Burnham đã miêu tả trong cuốn “The Original Recyclers” (Franco và Swanson, 1996).<br />
Tương tự, vai trò nghiên cứu của ngành có thể thấy rất rõ từ thế kỷ thứ mười tám. Mặc dù về mặt<br />
lịch sử, quá trình tách chiết một cách thô sơ mỡ của động vật từ mô hoặc thịt xẻ bằng bếp lửa có<br />
thể được coi là một dạng chế biến phụ phẩm, nhưng chế biến phụ phẩm giết mổ chỉ thực sự được<br />
hình thành phát triển để trở thành một quy trình sản xuất vào những năm 1900. Các bậc tiền bối<br />
của ngành này đã nhận thức rõ giá trị của việc thu gom những giọt mỡ chảy ra khi nướng thịt của<br />
những con thú mà họ săn được. Cùng với tiến trình phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp,<br />
<br />
245<br />
giá trị của những tập quán truyền thống này đã được biến đổi thành các hệ thống chảo nấu sử<br />
dụng ba nguyên tắc cơ bản của việc chế biến phụ phẩm là loại bỏ nước, tách chiết mỡ ra khỏi<br />
protein và tiệt trùng. Quy trình vẫn được tiếp tục sử dụng để sản xuất các sản phẩm có thể bảo<br />
quản được, phục vụ cho cả mục đích duy trì cũng như nâng cao giá trị cuộc sống. Sự tiến triển<br />
đưa ngành chế biến phụ phẩm từ hình thức chế biến trên bếp lửa đến các hệ thống có sự giám sát<br />
và quản lý hiện đại bằng điện ngày nay đã được sự trợ giúp từ rất nhiều các yếu tố, nhưng vai trò<br />
của nghiên cứu đã được chứng minh là có ảnh hưởng rõ rệt và ổn định.<br />
Khi ngành nông nghiệp động vật phát triển thành các đơn vị chăn nuôi thay thế cơ bản công việc<br />
săn bắn để cung cấp thịt, sữa, trứng và da sống thì cuộc cách mạng nhằm nâng cao năng suất và<br />
hiệu quả chăn nuôi là động cơ chính đưa ngành nông nghiệp phát triển tới mức hiện đại như ngày<br />
nay. Nghiên cứu có tác động tới hầu hết mọi khía cạnh của ngành nông nghiệp động vật trong<br />
tiến trình phát triển để đạt tới các tiêu chuẩn hiện đại của ngành này. Lời giải thích mang tính<br />
chất lịch sử mối quan hệ cộng sinh giữa ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ với tất cả<br />
các bộ phận cấu thành của ngành chăn nuôi thể hiện rõ nhất trong việc tìm kiếm các giải pháp<br />
nhằm giữ thịt, sữa, trứng, lông và bây giờ là năng lượng sinh học duy trì ở vị trí cao nhất trong<br />
chuỗi sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc định hướng<br />
sản xuất và chế biến các sản phẩm động vật và hỗ trợ cho việc sản xuất các thực phẩm có nguồn<br />
gốc động vật an toàn nhất, kinh tế nhất và lành nhất thế giới. Nghiên cứu sẽ tiếp tục là một thành<br />
phần tiên phong hướng ngành chế biến phụ phẩm tới vai trò là một bộ phận năng động, không<br />
thể thiếu của ngành chăn nuôi bền vững trong tương lai.<br />
Nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được mô tả là việc tìm kiếm miệt mài, sự thẩm tra, điều tra khoa học và học hỏi để<br />
khám phá các yếu tố mới. Do đó, “Nếu bạn chỉ nhìn vào cái hiện tại, thì có thể bạn không bao<br />
giờ biết nó đã từng là cái gì” (khuyết danh). Trên thực tế, nghiên cứu được tiến triển từ một quá<br />
trình thử và mắc lỗi cơ bản. Một ý tưởng được cho là thành công nếu tác giả có thể chứng minh<br />
được một giả thuyết hoặc thậm chí là một ý kiến là đúng. Khoa học và quá trình nghiên cứu đang<br />
trở thành một quá trình chính xác hơn. Các yêu cầu bây giờ được khâu nối rất tốt và để xuất bản<br />
trên một tạp chí có phản biện thì một báo cáo nghiên cứu phải trải qua một quá trình soi xét chặt<br />
chẽ của người có trình độ sâu về chuyên ngành. Mặc dù quá trình nghiên cứu là rất đa dạng<br />
nhưng muốn thành công nó cần phải qua các bước cơ bản. Mục tiêu nghiên cứu phải được thiết<br />
lập phù hợp với một giả thiết. Một kế hoạch hay một quy trình thí nghiệm được xây dựng để giải<br />
quyết các vấn đề hay giả thiết đặt ra. Kế hoạch được triển khai để xây dựng bộ dữ liệu sẽ được<br />
đánh giá một cách khoa học và thống kê. Số lần lặp lại chính xác các tham số của nghiệm thức<br />
phải đủ lớn để có thể giải thích thống kê các số liệu thu được. Do đó, nguyên tắc cơ bản để có<br />
một thiết kế thí nghiệm nghiên cứu khoa học động vật tốt là sử dụng các sách giáo khoa tiêu<br />
chuẩn có phác thảo các thiết kế và phân tích thí nghiệm. Hội khoa học động vật Hoa Kỳ<br />
(American Society of Animal Science - ASAS) đã xuất bản cuốn “Techniques and Procedures in<br />
Animal Science Research” (Các kỹ thuật và quy trình nghiên cứu khoa học động vật) để hỗ trợ<br />
cho các hướng dẫn thực hiện quy trình nghiên cứu (ASAS, 1969-1998). Những nét rất sơ lược<br />
này về quá trình mang tính khoa học cao xây dựng các kết luận nghiên cứu sẽ mang lại các cơ<br />
hội giải đáp hoặc ứng dụng các vấn đề đặt ra. Có rất nhiều ví dụ gắn liền với các nghiên cứu về<br />
động vật như vậy sẽ được đề cập ở phần sau của chương này. Tuy nhiên, có một thực tế là các<br />
kết quả nghiên cứu và sự giải thích, triển khai chúng sẽ tạo ra sự lỗi thời và thay đổi đời sống<br />
hàng ngày của chúng ta. Điều quan trọng cần lưu ý là hơn 80% hiệu quả tăng lên và các tiến bộ<br />
về tổng năng suất của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ có thể là do đóng góp trực tiếp của công việc<br />
nghiên cứu và việc ứng dụng các kết quả của nó.<br />
Phân tích từ khía cạnh lịch sử<br />
<br />
246<br />
Quy cách nghiên cứu động vật không phải lúc nào cũng được khớp nối rõ ràng như các thành tựu<br />
khoa học hiện đại năm 2006. Xây dựng nhu cầu dinh dưỡng là một quá trình liên tục và là chủ đề<br />
của việc giải thích, bổ sung các yếu tố an toàn và thiên vị cá nhân đáng kể. Đây là cuộc cách<br />
mạng diễn ra tương tự ở tất cả các loài. Kết hợp các đặc điểm dinh dưỡng của thức ăn với nhu<br />
cầu dinh dưỡng đã được thiết lập hoặc tin là đúng cũng đang là một quá trình tương tự cần phải<br />
làm sáng tỏ nhiều mặt.<br />
Cách tiếp cận “khoa học” thực tế của những dự án đầu tiên về dinh dưỡng động vật có thể được<br />
mô tả là sự quan sát và chứng minh sắc sảo khi so sánh với các tiêu chuẩn nghiên cứu ngày nay.<br />
Xét từ khía cạnh lịch sử thì Tiến sỹ George Fordyce của Anh năm 1791 là người đầu tiên sử<br />
dụng thí nghiệm có nhóm đối chứng để có tài liệu khẳng định sự cần thiết phải bổ sung canxi cho<br />
gà đẻ để tạo ra trứng có vỏ khó vỡ tại ổ hơn. Một trăm năm sau, Giáo sư C.S. Plumb của trường<br />
Đại học Purdue đã báo cáo thí nghiệm đầu tiên chứng minh việc bổ sung protein động vật vào<br />
khẩu phần ngô hạt mà khi đó được coi là khẩu phần tiêu chuẩn cho lợn giai đoạn nuôi lớn và vỗ<br />
béo ở khu vực miền Tây đã làm tăng rất mạnh tốc độ sinh trưởng của lợn. Đó là một sự kiện lịch<br />
sử mở ra một thời kỳ nghiên cứu về dinh dưỡng protein. Các nghiên cứu trước đây sử dụng<br />
protein động vật ở phạm vi rất rộng bao gồm cả nguồn thịt và sữa. Các thức ăn bổ sung nguồn<br />
gốc thực vật bao gồm các loại cây họ đậu nhiều xơ xuất hiện trước cuộc cách mạng về các hạt có<br />
dầu mà hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liệu protein. Các bằng chứng chứng minh<br />
lợi ích của các protein động vật là rất phổ biến. Cuốn “Feeds and Feeding” (Thức ăn và cách<br />
nuôi dưỡng) của Morrison được xuất bản lần đầu vào năm 1898 và nhận được sự hưởng ứng<br />
rộng rãi của cả những người chăn nuôi thực tế, các giáo sư và các sinh viên chuyên ngành chăn<br />
nuôi (Morrison, 1957). Lần tái bản đầu tiên được Hiệu trưởng William Arnon Henry của Đại học<br />
Wisconsin thực hiện. Việc tái bản hàng năm hoặc hai năm một lần đã cung cấp các tập sách với<br />
nhiều số liệu khoa học cập nhật. Nhiều tạp chí thú y đầu những năm 1990 tham khảo chất lượng<br />
phòng ngừa của các protein và thịt động vật đối với rất nhiều bệnh và thể trạng của động vật như<br />
hiện tượng ăn thịt đồng loại ở những con gà nuôi nhốt. Mặc dù có nhiều ý kiến phản đối việc sử<br />
dụng các hệ thống nuôi khép kín như hiện nay nhưng vẫn cần nuôi gà trong chuồng để tránh bị<br />
các động vật khác ăn thịt, kể cả tại thời điểm bây giờ. Các hiện tượng nhổ lông và rỉa thịt nhau<br />
được báo cáo là có thể ngăn chặn được thông qua việc bổ sung các khoanh thịt treo trên những<br />
sợi dây thép để gà có thể rỉa ăn. Cuốn “The Practical Stock Doctor” (Thực hành thú y), đăng ký<br />
quyền tác giả năm 1904 tham khảo việc sử dụng mỡ lợn, chất lắng thùng nấu mỡ, và sữa tách bơ<br />
trong các phương thuốc để điều trị rất nhiều bệnh được mô tả (Waterman, 1904).<br />
Ngày nay có vô số các tạp chí cả về khoa học động vật và thú y vẫn đang tiếp tục xây dựng và<br />
chuẩn hóa các mức nhu cầu dinh dưỡng của động vật. Các tạp chí đã bổ sung mang tính lịch sử<br />
rất nhiều kiến thức khoa học vào trong từng tập mới. Tựu chung lại, chắc chắn là số lượng tập<br />
sách xuất bản về dinh dưỡng động vật nhiều hơn gần như bất cứ một chủ đề nào khác. Hiệp hội<br />
Khoa học Nghiên cứu sữa Hoa Kỳ (American Dairy Science Association) được thành lập năm<br />
1906, theo sau là sự ra đời của Hội Khoa học Động vật Hoa Kỳ (American Society of Animal<br />
Science) và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm (Poultry Science Association) năm 1908. Các Hiệp hội<br />
và các Hội này được kết hợp lại với nhau thành Liên đoàn các Hội Khoa học Động vật năm 1998<br />
để đại diện cho các Hội thành viên với vai trò là đầu mối liên lạc về khoa học. Các tạp chí, các<br />
ban và các cuộc họp ở cấp quốc gia tổ chức và thực hiện bởi những tổ chức này chính là những<br />
nguồn thông tin và kiến thức chính phục vụ cho việc thiết lập các bảng nhu cầu dinh dưỡng của<br />
động vật. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) trực thuộc Viện Hàn lâm<br />
Khoa học Quốc gia (National Academy of Science) đã và đang xuất bản thường kỳ các báo cáo<br />
tổng kết các kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng và các đặc điểm dinh dưỡng của các nguồn thức ăn<br />
(NRC, 2006).<br />
<br />
<br />
247<br />
Do đó, nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc khoa học đã hướng dẫn, giúp ngành chăn nuôi đi qua<br />
một giai đoạn từ thời kỳ tương đối cổ xưa tới các tiêu chuẩn ngày nay, thời mà Hoa Kỳ với chỉ<br />