Nghiên cứu, xây dựng . . .<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT<br />
TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP<br />
TẠI VIỆT NAM<br />
Vòng Thình Nam*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, con người đang xâm phạm ngày càng nhiều đến thiên<br />
nhiên. Để cải thiện tình trạng đó, con người tìm cách phát triển khác để vừa phát triển kinh tế, vừa<br />
phát triển xã hội đồng thời vẫn đảm bảo gìn giữ môi trường đó chính là “Phát triển bền vững”.<br />
Trong xu hướng đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực, nhiều<br />
ngành trong đó có ngành chăn nuôi gia cầm. Thực tế ngành chăn nuôi gia cầm, cụ thể là gà công<br />
nghiệp trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh nhưng còn mang tính chất tự phát nên<br />
rất bấp bênh. Để giúp ngành này phát triển theo hướng bền vững, trước hết cần nghiên cứu và xây<br />
dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững để đánh giá thực trạng của ngành, từ đó có thể đề xuất<br />
những giải pháp, kiến nghị với Nhà nước, với cơ quan chức năng có chính sách giúp ngành chăn<br />
nuôi nhiều tiềm năng này phát triển bền vững.<br />
Từ khóa: Chỉ tiêu phát triển bền vững, Phát triển bền vững, Nuôi gà công nghiệp<br />
<br />
STUDY ON INDICATORS SYSTEM FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT<br />
OF BREED INDUSTRIAL CHICKEN IN VIETNAM<br />
ABSTRACT<br />
For purpose of economic growth, human kind is doing more bad impact to nature. To<br />
solve that matter, people need to find better ways of growing economics and social development<br />
simultaneously preserving the environment, which is called “Sustainable development”. Following<br />
that momentum, our Communist party and government set out the strategy of sustainable development<br />
in many industries, including the Live-stock breeding. In fact, the Live-stock breeding, Chicken farm<br />
in particular have grown very fast in recent years, yet in unprompted a unstable manner. In order to<br />
help this industry growing sustainably, the Growth performance indicators system, at first, must be<br />
researched and built to access the status and situation. From then, solution or proposal to Government,<br />
authorities can be defined and submitted to support this high potential industry to develop sustainably.<br />
Keywords: Sustainable development indicators, Sustainable development, Breed<br />
industrial chicken<br />
*<br />
<br />
ThS. GV. Khoa Kinh tế, Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM<br />
<br />
51<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH<br />
CHĂN NUÔI<br />
1.1. Khái quát về phát triển bền vững<br />
Chúng ta đang sống trong thời đại phát<br />
triển nhanh và mạnh, nhưng càng phát triển,<br />
con người càng xâm phạm thiên nhiên trên<br />
nhiều mặt: Khai thác cạn kiệt tài nguyên; gây<br />
ô nhiễm môi sinh, môi trường mà không có<br />
hoặc rất hạn chế hành động khắc phục, xử<br />
lý ô nhiễm. Nhận thức được điều đó nhiều<br />
nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu về môi<br />
trường trên thế giới… đã kêu gọi nhân loại<br />
phải có cách phát triển khác so với trước đây,<br />
vừa phát triển về kinh tế nhưng vừa phát triển<br />
xã hội và đồng thời bảo vệ môi trường không<br />
bị ảnh hường. Từ đó, khởi xướng xu hướng<br />
“Phát triển bền vững”.<br />
Trải qua rất nhiều sự kiện diễn ra trong<br />
nhiều năm trên thế giới về kêu gọi và cổ xúy<br />
cho phát triển bền vững, sự kiện đáng chú ý<br />
nhất là năm 1987: Ủy ban Môi trường và<br />
Phát triển Thế giới xuất bản báo cáo (Báo cáo<br />
Brundtland) có tựa đề “Tương lai của chúng<br />
ta”. Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính<br />
thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”. Theo đó,<br />
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp<br />
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không<br />
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp<br />
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”. Ủy<br />
ban Môi trường và Phát triển Thế giới đã cụ thể<br />
hơn về nội dung phát triển bền vững:<br />
Phát triển bền vững về kinh tế<br />
Phát triển bền vững về xã hội<br />
Phát triển bền vững về môi trường<br />
Ủy ban của Liên hợp quốc về phát triển<br />
bền vững (CDS) đã bổ sung thêm nội dung<br />
thứ tư: Phát triển bền vững về thể chế chính<br />
sách. Bốn nội dung này hiện đang là khuôn<br />
<br />
khổ báo cáo về thực hiện Chương trình Nghị<br />
sự 21 của các quốc gia.<br />
Đến nay, phát triển bền vững (PTBV) đã<br />
trở thành phương thức phát triển mà nhiều<br />
quốc gia trên thế giới đang hướng tới và nó trở<br />
thành xu hướng tất yếu của thời đại, của nhân<br />
loại bởi nó là sư phát triển có tính đến đầy đủ<br />
các mặt của cuộc sống mà con người ở thế hệ<br />
nào cũng cần, sự phát triển cân đối, hài hòa<br />
giữa các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường,<br />
hay như chính nội dung khái niệm phát triển<br />
bền vững, là sự phát triển có thể đáp ứng được<br />
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,<br />
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu<br />
của các thế hệ tương lai…<br />
1.2. Đường lối, chủ trương phát triển<br />
bền vững<br />
Ở nước ta, “Phát triển bền vững đã trở<br />
thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ<br />
trương, chính sách của Nhà nước và được thể<br />
hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch,<br />
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia<br />
cũng như của các ngành và địa phương của<br />
Việt Nam.” [1]<br />
Trong số đó có nông nghiệp là một<br />
ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam. Nông<br />
nghiệp là ngành hiện đang được Nhà nước<br />
quan tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa và chuyển đổi cơ cấu để ngày càng<br />
tạo ra giá trị cao hơn, có lợi hơn về nhiều<br />
mặt giúp nông dân ổn định cuộc sống và<br />
phát triển. Thủ tướng chính phủ đã ban<br />
hành quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg, Phê<br />
duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến<br />
năm 2020. Đây là văn bản pháp lý vô cùng<br />
quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự<br />
phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và<br />
chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần<br />
52<br />
<br />
Nghiên cứu, xây dựng . . .<br />
<br />
“đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn<br />
nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công<br />
nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” [2]<br />
để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm<br />
phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu<br />
quả và bền vững. Tỷ trọng giá trị sản lượng<br />
của ngành chăn nuôi so với trồng trọt cũng<br />
tăng dần lên. Mục tiêu, tỷ trọng chăn nuôi<br />
năm 2010 chiếm 27-28% tổng giá trị trong<br />
nông nghiệp, phấn đấu đưa tỷ trọng chăn<br />
nuôi lên 30% đến 32% năm 2011, 38% năm<br />
2015 và 42% năm 2020 (theo Cục chăn nuôi<br />
– Bộ NN&PTNN).<br />
<br />
được chăm sóc tốt, kỹ lưỡng đúng khoa học<br />
đạt yêu cầu của ngành chăn nuôi và thú y…<br />
từ đó mới có được sản phẩm tốt, chất lượng<br />
cao. Bên cạnh đó, thị trường đầu ra phải ổn<br />
định, cung cầu cân đối hài hòa. Tất nhiên, để<br />
cò được điều đó đòi hỏi phải có sự nổ lực từ<br />
nhiều phía, trong đó quan trọng nhất là vai trò<br />
của nhà nước. Nhà nước phải cơ chế và chính<br />
sách điều hành thị trường phát triển ổn định,<br />
lành mạnh trên cơ sở qui hoạch phát triển<br />
ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp<br />
phụ trợ.<br />
2. VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ<br />
NGÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG<br />
NGHIỆP THEO HƯỚNG PTBV<br />
2.1. Sơ lược tình hình phát triển chăn<br />
nuôi gà công nghiệp<br />
Chăn nuôi gà công nghiệp là ngành phát<br />
triển nhanh và mạnh trong thời gian gần đây.<br />
Không chỉ ở các nước phát triển, mà ngay<br />
cả các nước trong khu vực như Thái Lan,<br />
Malaysia, Indonesia cũng phát triển mạnh<br />
ngành này. Những năm gần đây, nước ta cũng<br />
phát triển ngành chăn nuôi gà công nghiệp<br />
thông qua các công ty nước ngoài như CP,<br />
Japfa, Emivest… Các công ty này đưa công<br />
nghệ, thiết bị hiện đại vào nước ta dưới nhiều<br />
hình thức đầu tư khác nhau và đã thay thế dần<br />
phương thức chăn nuôi truyền thống lạc hậu.<br />
Với công nghệ hiện đại cho phép chăn nuôi<br />
qui mô lớn, thu hoạch hàng loạt, năng suất<br />
cao nhưng phải đầu tư lớn.<br />
Tùy thuộc vào giá cả thị trường khác<br />
nhau, đã có những lúc ngành chăn nuôi gà<br />
công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.<br />
Do vậy, trong những năm gần đây ngành này<br />
phát triển đầu tư rất mạnh nhất là ở khu vực<br />
Đông Nam bộ.<br />
<br />
1.3. Nội dung phát triển bền vững trong<br />
chăn nuôi<br />
Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển<br />
bởi nó tạo ra năng suất cao hơn, sản lượng<br />
lớn hơn trên cùng một đơn vị diện tích đất<br />
trong cùng một đơn vị thời gian. Mặt khác,<br />
sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao,<br />
đáp ứng nhu cầu của con người và vì thế tạo<br />
ra giá trị kinh tế cao. Do vậy, việc phát triển<br />
bền vững chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng<br />
trong việc tạo ra nền sản xuất hàng hóa nông<br />
nghiệp ở khu vực nông thôn.<br />
Phát triển bền vững trong nông nghiệp hay<br />
trong chăn nuôi cũng dựa trên lý thuyết và nội<br />
dung phát triển bền vững chung, bao gồm:<br />
Phát triển bền vững về mặt kinh tế,<br />
Phát triển bền vững về mặt xã hội,<br />
Phát triển bền vững về mặt môi trường,<br />
Phát triển bền vững về mặt thể chế chính sách<br />
Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi<br />
dòi hỏi phải PTBV các mặt, các khâu của<br />
quá trình sản xuất, từ các yếu tố đầu vào phải<br />
được đảm bảo như: con gống tốt, thức ăn tốt,<br />
sạch và an toàn. Trong quá trình chăn nuôi,<br />
phải đảm bảo tuân thủ các qui trình, vật nuôi<br />
53<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
Bảng 1. Tình hình chăn nuôi gà trên cả nước<br />
ĐVT: 1000 con<br />
Năm 2010<br />
Tổng số<br />
con<br />
218.201<br />
<br />
Trong đó<br />
gà CN<br />
102.712,4<br />
<br />
Năm 2011<br />
Tổng số<br />
con<br />
232.734<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
Trong đó gà<br />
CN<br />
<br />
Tổng số<br />
con<br />
<br />
60.039<br />
<br />
223.746<br />
<br />
Trong đó gà<br />
CN<br />
61.496,74<br />
<br />
Năm 2013<br />
Tổng số<br />
con<br />
231.763<br />
<br />
Trong đó gà<br />
CN<br />
71.820,89<br />
<br />
Nguồn: Cục chăn nuôi (Văn phòng phía nam)<br />
* Bộ chỉ tiêu của Uỷ ban PTBV của<br />
Liên hiệp quốc (CSD)<br />
Uỷ ban PTBV của Liên hiệp quốc (CSD)<br />
được ra đời năm 1992. Một trong những hoạt<br />
động quan trọng của Uỷ ban này là xây dựng<br />
bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV chung ở cấp quốc<br />
gia. Bộ chỉ tiêu này gồm 58 chỉ tiêu bao quát<br />
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và<br />
thể chế của phát triển bền vững. Ý định ban<br />
đầu là xây dựng một bộ chỉ tiêu chung ở cấp<br />
quốc gia, nhưng hiện nay CSD vẫn thận trọng<br />
và cho rằng bộ chỉ tiêu đó sử dụng cho các<br />
quốc gia trên cơ sở tự nguyện nếu xét thấy<br />
phù hợp với các điều kiện riêng của mỗi nước.<br />
Đây là bộ chỉ thị được nhiều quốc gia, trong<br />
đó có Việt Nam lựa chọn để xây dựng bộ chỉ<br />
tiêu đánh giá phát triển bền vững cho quốc<br />
gia mình.<br />
* Bộ 46 chỉ thị của Nhóm tư vấn về chỉ<br />
tiêu PTBV (CGSDI)<br />
CGSDI là nhóm tư vấn quốc tế về chỉ tiêu<br />
PTBV gồm 12 chuyên gia, ra đời năm 1996.<br />
Nhóm đã biên soạn ra một bộ 46 chỉ thị về kinh<br />
tế, xã hội, môi trường và thể chế cho hơn 100<br />
quốc gia. Bên cạnh đó, CGSDI đã tạo ra một<br />
phần mềm trọn gói cho phép người sử dụng lựa<br />
chọn các phương pháp khác nhau để tính toán<br />
các điểm tổng thể từ các chỉ thị riêng biệt, phân<br />
tích và vẽ đồ hoạ các kết quả tổng hợp.<br />
* Bộ chỉ số thịnh vượng của Tổ chức bảo<br />
tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)<br />
<br />
Tuy nhiên, do thị trường không ổn định,<br />
giá cả lên xuống thất thường, tình hình chăn<br />
nuôi bấp bênh nên người chăn nuôi nhiều phen<br />
khốn đốn, thậm chí có nơi phải treo máng, bỏ<br />
chuồng. Để đưa ngành chăn nuôi có nhiều<br />
tiềm năng này phát triển theo hướng bền vững<br />
trước hết cần phải đánh giá được ngành này<br />
phát triển đến đâu, phát triển như thế nào? Đã<br />
bền vững chưa?... chúng ta phải có công cụ<br />
để đo lường, tức là phải có hệ thống chỉ tiêu<br />
đánh giá. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đang<br />
gặp phải hiện nay là chưa có hệ thống chỉ tiêu<br />
đánh giá mang tính pháp lý hay khoa học cho<br />
ngành chăn nuôi nói chung và cho chăn nuôi<br />
gà công nghiệp nói riêng. Do vậy, nhiệm vụ<br />
của nghiên cứu này là xây dựng hệ thống chỉ<br />
tiêu đánh giá PTBV cho ngành chăn nuôi gà<br />
công nghiệp tại Việt Nam.<br />
2.2. Tình hình xây dựng hệ thống chỉ<br />
tiêu phát triển bền vững<br />
Từ sau hội nghị thượng đỉnh trái đất về<br />
môi trường và phát triển được tổ chức ở Rio<br />
de Janeiro (Braxin) năm 1992, nhiều nước và<br />
các tổ chức phi chính phủ tham gia đã tích<br />
cực xây dựng nhiều hệ thống chỉ tiêu đánh giá<br />
PTBV khác nhau cho các cấp: quốc gia, vùng<br />
và một số ngành. Trong đó, Việt Nam cũng<br />
có xây dựng và ban hành các bộ chỉ tiêu đánh<br />
giá PTBV.<br />
2.2.1. Các tổ chức quốc tế xây dựng hệ<br />
thống chỉ tiêu phát triển bền vững chung<br />
54<br />
<br />
Nghiên cứu, xây dựng . . .<br />
<br />
Bộ chỉ số thịnh vượng là một tập hợp gồm<br />
88 chỉ thị là kết quả nghiên cứu đã được xuất<br />
bản trong cuốn Sự thịnh vượng của các dân<br />
tộc: Một chỉ số về chất lượng cuộc sống và<br />
môi trường của từng quốc gia. Các chỉ thị<br />
được kết hợp lại thành 2 nhóm là các chỉ thị<br />
thịnh vượng nhân văn và phúc lợi sinh thái.<br />
Bộ chỉ số này đã được dùng để đánh giá cho<br />
180 quốc gia. Chỉ số về thịnh vượng nhân văn<br />
bao gồm một tập hợp các độ đo về sức khoẻ<br />
và dân số, sự giàu có, kiến thức và văn hoá,<br />
cộng đồng và sự bình đẳng. Chỉ số phúc lợi<br />
sinh thái gồm một tập hợp các độ đo về đất<br />
đai, nguồn nước, không khí, đa dạng sinh học<br />
và việc sử dụng nguồn lợi sinh vật.<br />
Ngoài ra, còn nhiều bộ chỉ tiêu và phương<br />
án khác như: Phương án Chỉ số Bền vững Môi<br />
trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao<br />
gồm 68 chỉ tiêu, 65 chỉ tiêu của Nhóm Bối<br />
cảnh toàn cầu, Dấu chân sinh thái, Nhóm Tiêu<br />
chí Tiến bộ đích thực (GPI), Hệ thống chỉ tiêu<br />
của Costa Rica về PTBV…<br />
Về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh<br />
giá PTBV ở mỗi quốc gia, đến nay hầu như<br />
quốc gia nào cũng đã thực hiện. Từ các<br />
nước phát triển đến các nước đang phát<br />
triển, mỗi nước đã tự xây dựng bộ chỉ tiêu<br />
PTBV của mình, bộ chỉ tiêu được xây dựng<br />
<br />
sinh trong một nền kinh tế phát triển và vấn<br />
đề ô nhiễm môi trường.<br />
2.2.2. Các tổ chức ở Việt Nam xây dựng<br />
hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững<br />
Có nhiều tổ chức đã xây dựng và đề xuất<br />
bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia và địa phương. Có<br />
thể điểm qua một số bộ chỉ tiêu quan trọng<br />
được đề xuất như sau:<br />
- Bộ chỉ tiêu PTBV do Dự án năng lực thế<br />
kỷ XXI của Việt Nam đã kiến nghị năm 1999,<br />
cho Việt Nam với 22 chỉ tiêu. Trong đó có 4<br />
chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về xã hội và 6<br />
chỉ tiêu về môi trường.<br />
- Viện Môi trường và Phát triển bền vững<br />
đã đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV cấp quốc gia vào<br />
năm 2002,. Bộ chỉ tiêu này gồm 34 chỉ tiêu,<br />
trong đó có: 4 chỉ tiêu về kinh tế; 12 chỉ tiêu<br />
về xã hội; 14 chỉ tiêu về môi trường và 4 chỉ<br />
tiêu về các đáp ứng của xã hội. Trên cở sở<br />
bộ chỉ tiêu này, năm 2003, Viện Môi trường<br />
và Phát triển bền vững lại đề xuất hệ chỉ tiêu<br />
PTBV ở cấp địa phương.<br />
- Viện Chiến lược và Phát triển của Bộ<br />
Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đề tài “Xác<br />
định Bộ chỉ tiêu PTBV và cơ chế xây dựng<br />
cơ sở dữ liệu PTBV ở Việt Nam” thuộc sự án<br />
VIE/01/21 vào tháng 2/2005, đã đề xuất bộ chỉ<br />
tiêu PTBV của Việt Nam, bao gồm: 7 chỉ tiêu<br />
về kinh tế, 14 chỉ tiêu về xã hội, 5 chỉ tiêu về<br />
môi trường và 6 chỉ tiêu về thể chế. Việc thực<br />
hiện bộ chỉ tiêu này dựa trên cơ sở tham khảo<br />
các bộ chỉ tiêu PTBV của Hội đồng PTBV<br />
Liên hiệp quốc và mục tiêu của Chiến lược<br />
phát triển KT – XH giai đoạn 2000 – 2010,<br />
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa<br />
nghèo và Bộ chỉ tiêu của Chương trình Nghị<br />
sự 21 của Việt Nam. Quan trọng hơn cả là<br />
hai bộ chỉ tiêu có tính chất pháp lý do chính<br />
phủ ban hành:<br />
<br />
phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ<br />
phát triển, thứ tự ưu tiên của từng vấn đề: kinh<br />
<br />
tế, xã hội, và môi trường của chính nước đó.<br />
Bộ chỉ tiêu của các nước phát triển và các<br />
nước đang phát triển, thể hiện một số điểm khác<br />
nhau cơ bản như: các nước đang phát triển quan<br />
<br />
tâm chủ yếu tới các vấn đề về đói nghèo, nhà<br />
ở, nước sạch, thất nghiệp, các điều kiện tối<br />
thiểu để đảm bảo cuộc sống; các nước phát<br />
triển tập trung vào các vấn đề về bình đẳng,<br />
chất lượng cuộc sống, các vấn đề xã hội nảy<br />
55<br />
<br />