TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 90 - 98<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI<br />
VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH SƠN LA<br />
<br />
Phạm Anh Tuân<br />
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên đa dạng, các hợp phần tự nhiên và cảnh quan (CQ) mang đặc thù<br />
của miền núi, là hệ quả của mối tương tác phức tạp giữa các hợp phần và nhân tố thành tạo cảnh quan. Trên quan<br />
điểm tiếp cận lãnh thổ, hệ thống và tổng hợp; bằng phương pháp phân tích nhân tố trội, so sánh theo đặc điểm riêng<br />
biệt của các chỉ tiêu chuẩn đoán từng cấp phân vị, phân tích tổng hợp và liên hợp các bản đồ hợp phần để xác định<br />
các đơn vị cảnh quan và thể hiện các khoanh vi cụ thể trên bản đồ. Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000, trên cơ sở tổ hợp<br />
giữa 20 loại đất và 06 kiểu lớp phủ thực vật, lãnh thổ Sơn La phân hóa thành 03 lớp cảnh quan, 06 phụ lớp cảnh<br />
quan, 02 kiểu cảnh quan, 06 phụ kiểu cảnh quan, 187 loại và 639 dạng cảnh quan. Đặc điểm, cấu trúc các đơn vị<br />
phân loại đã thể hiện được các quy luật phân hóa, động lực và chức năng của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên lãnh<br />
thổ Sơn La.<br />
Từ khóa: Phân loại cảnh quan Sơn La, bản đồ cảnh quan Sơn La<br />
<br />
1. Mở đầu: Sự hình thành các đơn vị cảnh quan được quyết định bởi các quy luật tự nhiên. Xây<br />
dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ<br />
cảnh quan là khâu quan trọng nhất trong nghiên<br />
cứu, đánh giá cảnh quan. Quan niệm về cảnh<br />
quan có hai trường phái chính. Cảnh quan là đơn<br />
vị phân kiểu có nghiên cứu của Nguyễn Thành<br />
Long (1993) [6], Phạm Quang Anh (1996),<br />
Phạm Hoàng Hải, và cộng sự (1997) [3,4]. Cảnh<br />
quan là đơn vị cá thể có nghiên cứu của Vũ Tự<br />
Lập (1976), Nguyễn Thế Thôn, (2000) [5]. Các<br />
hệ thống phân loại có sự khác nhau về số lượng<br />
các cấp phân vị cũng như chỉ tiêu phân loại<br />
nhưng cơ bản vẫn được thực hiện trên nguyên<br />
tắc phát sinh và tổng hợp. Sơn La là tỉnh có diện<br />
tích lớn thứ ba cả nước, điều kiện tự nhiên phân<br />
hóa đa dạng. Trong khoảng 10 năm qua (2005-<br />
2015), biến đổi sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ, rủi<br />
do thiên tai ngày càng tăng, đe dọa đến sinh kế<br />
của một bộ phận dân cư. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ<br />
cảnh quan tỉ lệ 1:50.000 ở tỉnh Sơn La là cần thiết nhằm phát hiện và làm sáng tỏ cơ<br />
<br />
Ngày nhận bài: 22/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016<br />
Liên lạc: Phạm Anh Tuân, e - mail phamtuantbu@gmail.com<br />
<br />
90<br />
chế của sự phân hóa tự nhiên, tạo lập cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá cảnh quan phục vụ các mục<br />
đích ứng dụng thực tiễn tại tỉnh Sơn La.<br />
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu chính<br />
Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 [2] có các hệ tầng, đứt gãy và các phức hệ macma chủ yếu<br />
(hình 2) nhằm xác định nền tảng rắn và dinh dưỡng trong cảnh quan. Bản đồ địa hình tỉ lệ<br />
1:50.000 [8], được thể hiện bằng các đường bình độ và điểm độ cao, cơ sở xây dựng mô hình số<br />
độ cao (hình 2), xác định lớp và phụ lớp cảnh quan.<br />
Số liệu khí hậu tại 12 trạm [7], cơ sở để xác định kiểu sinh khí hậu ở các khu vực cụ thể, cơ<br />
sở phân chia kiểu, phụ kiểu cảnh quan. Bản đồ thổ nhưỡng [9] và bản đồ hiện trạng lớp phủ thực<br />
vật (hình 3), cơ sở phân chia loại cảnh quan. Bản đồ độ dốc và tầng dày đất, cơ sở phân chia dạng<br />
cảnh quan. Phần mềm được lựa chọn để tính toán và thành lập các bản đồ chuyên đề là ArcGIS<br />
10.5 và Mapinfo 12.0.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Bản đồ địa chất và địa hình tỉnh Sơn La.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Bản đồ lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng tỉnh Sơn La.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu<br />
<br />
<br />
91<br />
Phương pháp khảo sát cảnh quan ngoài thực địa: được tiến hành dựa trên các khảo sát chi<br />
tiết các hợp phần cảnh quan và theo lát cắt cảnh quan. Đây là tiền đề đưa ra những phân tích, giúp<br />
tìm ra quy luật chung của lãnh thổ. Trên cơ sở đó, khoanh vẽ thành lập bản đồ cảnh quan.<br />
Phương pháp toán: Phương pháp toán cho phép tính toán các giá trị định lượng và bán định<br />
lượng trong nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng cảnh quan. Trong nghiên cứu cảnh quan, phương<br />
pháp toán xuất phát từ các mô hình tính toán các yếu tố: các độ đo độ phong phú, các độ đo độ đa<br />
dạng và các độ đo khác (diện tích, biên, mật độ mảnh rời rạc,… của cảnh quan).<br />
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí: Phương pháp này được sử dụng nhằm thể hiện<br />
mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trong không gian lãnh. Đồng thời, được tích hợp trong<br />
xây dựng bản đồ cảnh quan giúp quá trình phân tích liên hợp các bản đồ thành phần được thực<br />
hiện một cách chính xác và khách quan. Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã sử dụng phần<br />
mềm MapInfo để xây dựng và biên tập các bản đồ hợp phần (sơ đồ địa chất, bản đồ địa mạo,<br />
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất), bản đồ cảnh quan.<br />
Phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần: Thực hiện phương pháp này, tác giả<br />
tiến hành chồng xếp, phân tích liên hợp các bản đồ thành phần (địa chất, địa hình, thổ nhưỡng,<br />
thảm thực vật). Từ đó, xác định được nhân tố trội, ranh giới và vị trí của các đơn vị cảnh quan.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Xây dựng chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị trong phân loại cảnh quan lãnh<br />
thổ Sơn La<br />
Chỉ tiêu chuẩn đoán là những dấu hiệu để nhận biết địa tổng thể đó thuộc cấp phân vị nào<br />
[1,3]. Áp dụng hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và cộng sự [3] để xây dựng chỉ tiêu<br />
chuẩn đoán các cấp phân vị trong phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La tỉ lệ 1:50.000. Hệ thống<br />
phân loại gồm 06 cấp: Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Kiểu cảnh quan Phụ kiểu cảnh<br />
quan Loại cảnh quan Dạng cảnh quan. (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La<br />
Cấp<br />
TT Dấu hiệu phân loại, tên gọi và kí hiệu<br />
phân vị<br />
<br />
Dấu hiệu: Đặc trưng hình thái phát sinh của kiểu địa hình, quy định tính đồng nhất của<br />
Lớp Cảnh<br />
1 hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.<br />
quan<br />
Tên gọi: Lớp CQ núi (L1); Lớp CQ cao nguyên (L2); Lớp CQ thung lũng (L3).<br />
<br />
Dấu hiệu: Được phân chia trong phạm vi lớp, dựa vào độ cao và phân cắt sâu.<br />
Phụ lớp Tên gọi: Phụ lớp núi cao (PL1); phụ lớp núi trung bình (PL2); Phụ lớp núi thấp (PL3);<br />
2<br />
cảnh quan Phụ lớp cao nguyên cao (PL4); Phụ lớp cao nguyên thấp (PL5); Phụ lớp thung lũng<br />
(PL6).<br />
Dấu hiệu: Đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật<br />
Kiểu cảnh phát sinh.<br />
3<br />
quan Tên gọi: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (K1); rừng rậm thường xanh nhiệt<br />
đới nửa rụng lá mưa mùa (K2).<br />
<br />
<br />
92<br />
Cấp<br />
TT Dấu hiệu phân loại, tên gọi và kí hiệu<br />
phân vị<br />
Dấu hiệu: Đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan, quyết định ngưỡng tới hạn<br />
phát triển của loại thực vật.<br />
Phụ kiểu Tên gọi: Á nhiệt đới gió mùa ẩm ướt trên núi cao (PK1); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên<br />
4<br />
cảnh quan núi trung bình (PK2); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên núi thấp (PK3); Á nhiệt đới gió mùa<br />
ẩm trên cao nguyên cao (PK4); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên cao nguyên thấp (PK5);<br />
Nhiệt đới gió mùa hơi ẩm dưới thung lũng (PK6); Nhiệt đới gió mùa hơi khô (PK7).<br />
Dấu hiệu: Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa lớp phủ thực vật với các loại đất.<br />
Loại cảnh<br />
5 Tên gọi: Bao gồm tổng số 187 loại CQ phát triển trên 6 kiểu lớp phủ thực vật và 20<br />
quan<br />
loại đất. (số thứ tự 01 đến 187).<br />
Dấu hiệu: Đơn vị cấu trúc hình thái cảnh quan, thông qua độ dốc và độ dày tầng đất.<br />
Dạng cảnh<br />
6 Tên gọi: Bao gồm tổng số 639 dạng CQ phát triển trên 04 cấp độ dốc và 03 cấp độ<br />
quan<br />
dày tầng đất thuộc 187 loại cảnh quan.<br />
Hệ thống phân loại trên được thiết lập đã thể hiện:<br />
Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan: Trên cơ sở nền tảng địa chất và kiến tạo địa mạo (nền<br />
rắn - dinh dưỡng), đã phân hóa thành các kiểu địa hình: núi cao - núi trung bình - núi thấp - cao<br />
nguyên cao - cao nguyên thấp - thung lũng. Sự phân hóa nhiệt ẩm của lãnh thổ trên nền hình thái<br />
địa hình, hình thành 06 kiểu khí hậu khác nhau. Hệ quả đã tạo ra động lực và tác nhân cho quá<br />
trình di chuyển - tích tụ và phân bố lại vật chất trong các chu trình sinh - địa - hóa cảnh quan tỉnh<br />
Sơn La. Mặt khác, đã hình thành 20 loại đất khác nhau cùng với quá trình khai thác lãnh thổ đã<br />
tạo nên 06 loại hình lớp phủ thực vật hiện tại trên lãnh thổ.<br />
Thể hiện được cấu trúc ngang của cảnh quan: Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hóa cảnh<br />
quan theo không gian lãnh thổ. Cấu trúc ngang chỉ rõ các mối liên quan trong biến động của mỗi<br />
một đơn vị phân loại đối với cả hệ thống cảnh quan của lãnh thổ. Các đơn vị cảnh quan được<br />
phân chia từ cấp cao đến cấp thấp, có mối liên hệ chặt chẽ, đặc biệt là sự phụ thuộc trong các đặc<br />
điểm đặc trưng của cảnh quan ở các bậc phân chia thấp hơn đối với các cấp ở trên.<br />
Thể hiện được chức năng sinh thái của cảnh quan: Các diễn thế sinh thái và các quá trình địa<br />
lí tự nhiên thống trị trong lãnh thổ nghiên cứu thể hiện chức năng sinh thái của cảnh quan. Trong hệ<br />
thống phân loại cảnh quan tỉnh Sơn La, cấp lớp cảnh quan thể hiện đặc trưng hình thái địa hình của<br />
lãnh thổ. Cấp phụ lớp cảnh quan thể hiện đặc điểm của nền nham thạch và các dấu hiệu địa mạo<br />
cùng quá trình xói mòn đất. Cấp loại cảnh quan phản ánh trạng thái hiện tại của cảnh quan trong<br />
loạt diễn thế sinh thái.<br />
3.2. Kết quả phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La<br />
Lớp cảnh quan: Là cấp phân vị dựa dựa vào dựa vào sự phân dị của lãnh thổ thành các<br />
kiểu địa hình theo quy luật kiến tạo địa mạo, đặc điểm phát sinh, kiến trúc hình thái mà chỉ tiêu<br />
cơ bản là độ cao, độ phân cắt sâu. Xuất phát từ sự phân hóa của các kiểu địa hình, lãnh thổ Sơn<br />
La được chia làm 03 lớp cảnh quan (hình 4): lớp cảnh quan núi (L1), lớp cảnh quan cao nguyên<br />
(L2), lớp cảnh quan thung lũng (L3) (Bảng 2).<br />
<br />
<br />
93<br />
Bảng 2. Lớp cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La<br />
TT Lớp Độ cao tuyệt đối (m) Phân cắt sâu (m/km2 ) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)<br />
1 Núi Trên 500 m Trên 250 m/1km2 966.316 68,75<br />
2 Cao nguyên Trên 300 m Từ 40 - 250 m/1km2 326.567 23,23<br />
3 Thung lũng Dưới 300 m Dưới 250 m/1km2 122.972 9,0<br />
Tổng 1.412.350 100<br />
Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp cảnh quan,<br />
dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình và sự phân hóa của nền nhiệt - ẩm theo độ<br />
cao. Ở Sơn La, tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên trong hệ thống đai cao đã hình<br />
thành thành 06 phụ lớp cảnh quan (Bảng 3), (Hình 4).<br />
Bảng 3. Phụ lơp cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La<br />
TT Phụ lớp Đai cao (m) Phân cắt sâu (m/km2 ) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)<br />
1 Núi cao > 1.700 > 400 32.399 2<br />
2 Núi trung bình 700 - 1.700 250 - 400 493.054 35<br />
3 Núi thấp 500 - 1.000 250 - 400 440.103 31<br />
4 Cao nguyên cao > 700 40 - 250 146.456 10<br />
5 Cao nguyên thấp 300 - 700 40 - 250 180.044 13<br />
6 Thung lũng Dưới 300 < 250 122.972 9<br />
Tổng 1.412.350 100<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Bản đồ lớp và phụ lớp cảnh quan tỉnh Sơn La.<br />
<br />
94<br />
Kiểu cảnh quan:<br />
Dựa vào sự phân hóa<br />
tương quan nhiệt ẩm,<br />
và tổng nhiệt độ phân<br />
hóa theo đai cao trong<br />
mối quan hệ kiểu thảm<br />
thực vật phát sinh của<br />
lãnh thổ. Dựa vào<br />
tương quan nhiệt ẩm<br />
của Xelianhinôp:<br />
K=R/0,1*∑t [3]. Trong<br />
đó: R: Lượng mưa<br />
trung bình năm; ∑t:<br />
Tổng nhiệt độ những<br />
ngày có nhiệt độ trên<br />
100C. Chỉ số K ở Sơn La dao động từ 1,47 đến 3,5. Theo đó, lãnh thổ Sơn La có 02 kiểu CQ.<br />
Kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (kí hiệu - K1) và Kiểu CQ rừng rậm thường<br />
xanh nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa (kí hiệu K2)<br />
Phụ kiểu cảnh quan: Đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan, quyết định ngưỡng tới<br />
hạn phát triển của loại thực vật. Dựa vào sự tổ hợp giữa kiểu cảnh quan và phụ lớp cảnh quan,<br />
lãnh thổ Sơn La có 07 phụ kiểu cảnh quan.<br />
Loại cảnh quan: Là cấp phận vị được phân chia từ các phụ lớp cảnh quan. Trên cơ sở tổ<br />
hợp giữa 20 loại đất và 06 kiểu lớp phủ thực vật thuộc 06 phụ lớp, 02 kiểu khí hậu đã hình thành<br />
187 loại cảnh quan (hình 5), thể hiện được các quy luật phân hóa, động lực và chức năng của các<br />
thể tổng hợp địa lí tự nhiên trên lãnh thổ Sơn La.<br />
Dạng cảnh quan: Là cấp phận vị thể hiện cấu trúc hình thái cảnh quan, được phân chia từ<br />
các loại cảnh quan dựa trên sự đồng nhất về độ dốc, độ dày mỏng của tầng đất và mức độ nhân<br />
tác của con người. Trên cơ sở tổ hợp giữa 04 cấp độ dốc và 03 cấp độ dày tầng đất trong từng loại<br />
cảnh quan đã hình thành 639 dạng cảnh quan.<br />
3.3. Thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ Sơn La<br />
Bản đồ cảnh quan thể hiện đầy đủ các đặc điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần<br />
tự nhiên trong từng đơn vị cảnh quan và giữa các đơn vị cảnh quan một cách khách quan. Đây là<br />
sản phẩm quan trọng nhất của công tác nghiên cứu, đánh giá, cảnh quan (Hình 5).<br />
Hình 5: Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La.<br />
Chú giải bản đồ cảnh quan giải thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, là tài liệu chứa<br />
đựng những thông tin cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động<br />
<br />
<br />
95<br />
lực của cảnh quan. Trong bảng chú giải bản đồ cảnh quan Sơn La, các cấp phân vị của hệ thống<br />
phân loại CQ được xếp thành 02 nhóm: nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng rắn - dinh dưỡng.<br />
Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm: Kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan được sắp xếp theo hàng<br />
ngang thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc điểm khí hậu và các đặc trưng cực đoan của khí hậu. Trong<br />
nhóm này có 02 kiểu cảnh quan, 07 phụ kiểu cảnh quan.<br />
Nền tảng rắn - dinh dưỡng bao gồm: Lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan được sắp xếp theo<br />
cột hàng dọc thể hiện cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự nhiên. Từ<br />
03 lớp CQ: núi, cao nguyên, thung lũng được phân chia thành 06 phụ lớp CQ: núi cao, núi trung<br />
bình, núi thấp, cao nguyên cao, cao nguyên thấp, thung lũng (Hình 6).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La.<br />
Loại cảnh quan là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng chú giải ma trận, được<br />
đánh số từ 01 đến 187 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ trái sang phải từ trên xuống dưới và thể<br />
hiện qua các gam màu sinh thái khác nhau. Dạng cảnh quan là cấp phân vị thấp nhất được<br />
96<br />
phân chia trong từng loại cảnh quan dựa trên sự phân hóa độ dốc và độ dày tầng đất, đánh số<br />
thứ tự từ 01 đến 639, bố trí bảng chú giải riêng, dùng để đánh giá thích nghi sinh thái đối với<br />
cây trồng lâu năm, không thể hiện trên bản đồ.<br />
4. Kết luận<br />
Hệ thống phân loại cảnh Sơn La quan bao gồm nhiều 06 cấp phân loại. Các cấp bậc cao<br />
biểu hiện tính chất địa đới của tự nhiên, các cấp thấp hơn thể hiện quy luật phân hóa phi địa đới<br />
và đặc điểm đặc trưng cho hiện trạng tự nhiên của lãnh thổ.<br />
Mỗi cấp phân vị trong hệ thông phân loại đều có chỉ tiêu chuẩn đoán rõ ràng, có ranh giới<br />
và được biểu hiện trên bản đồ.<br />
Đặc điểm, cấu trúc của các đơn vị phân loại thể hiện mối quan hệ, các quy luật hình thành,<br />
phát triển và sự phân bố theo lãnh thổ của các đơn vị cảnh quan một cách khách quan. Đây là dữ<br />
liệu quan trọng để nghiên cứu các quy luật phân hóa tự nhiên của lãnh thổ phục vụ sử dụng hợp lí<br />
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Armand D.L. (1975), Landscape Science, Mysl, Moscow, 288 pages.<br />
[2] Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005), Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000, Hà Nội.<br />
[3] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan<br />
học của việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt<br />
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[4] Isachenko A.G., A.A. Shlyapnikov (1989), Landscapes, The World Nature series, Mysl,<br />
Moscow. 504 pages.<br />
[5] Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.<br />
[6] Nguyễn Thành Long, (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỉ lệ trên lãnh<br />
thổ Việt Nam, tài liệu lưu trữ Viện Địa lí, Hà Nội.<br />
[7] Tổng cục khí tượng thủy văn (1989), Số liệu khí hậu Việt Nam, Chương trình tiến bộ khoa<br />
học kĩ thuật cấp nhà nước 42A.<br />
[8] Tổng cục Địa chính (2004), Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000, Nxb Bản đồ, Hà Nội.<br />
[9] Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005), Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỉ lệ<br />
1:100.000, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
97<br />
A STUDY ON BUILDING CLASSIFICATION SYSTEM AND<br />
ESTABLISHING TERRITORIAL LANDSCAPE MAP<br />
FOR SON LA PROVINCE<br />
<br />
Pham Anh Tuan<br />
Faculty of History and Geography, Tay Bac University<br />
<br />
Abstract: Son La province has diverse natural condition, natural components and landscape bear<br />
characteristics of the mountains, the result of the complex interaction between components and elements composing<br />
landscape. From the viewpoint of territorial approach, systemize and summarize; by method of analyzing dominant<br />
factors, comparison individual features of diagnosis standard for each level of division, analyzing summary and<br />
conjugating component maps in order to determine the units of landscape then showing small concrete lines on the<br />
map. At the rate of 1: 50.000, on the basis of the combination of 20 types of soil and 6 types of botanical cover<br />
classes belong to 2 sub-layers, 2 types of climate, Son La territory divides into a system of landscape, a sub-system<br />
landscape, 2 types of landscape, 3 classes of landscape, 6 sub-layers of landscape, 187 types sceneries, showing the<br />
rule of division, motivation and functions of forms of synthesis natural geography in Son La territory.<br />
Keywords: division of landscape, Son La territory, characteristics of Son La territory<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
98<br />