VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 16-20<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC HIỆU TRƯỞNG,<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH MỚI<br />
Nguyễn Anh Tuấn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 15/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018.<br />
Abstract: The Rector and the Chairman of the University’s Council play an especially important<br />
role in the realization of the higher educations’ mission. The new context seriously, scientifically<br />
and urgently raises the research, development and enactment of the capacity framework for the<br />
Rector and the Chairman of the University’s Council of the universities of natural resources and<br />
environment. The capacity framework is composed of six standards; 18 criteria and 50 indicators.<br />
The University Council Capacity’s Framework is composed of four standards; ten criteria and 28<br />
indicators. The Rector and the Chairman of the University’s Council, when meeting the Capacity<br />
Framework will lead and administrate the college in following the raised goals and targets. This<br />
article addresses this issue for universities in the sector of natural resources and environment in our<br />
country today.<br />
Keywords: Capability Framework, Rector, chairman of the university’s council, university<br />
autonomy, industrial revolution 4.0.<br />
1. Mở đầu<br />
Giáo dục đại học là bậc học có trình độ đào tạo cao<br />
nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân và giữ vị trí hết<br />
sức quan trọng trong hệ thống này. Cùng với sự đổi mới<br />
“căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng<br />
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội<br />
nhập quốc tế”, giáo dục đại học cũng đứng trước sự đổi<br />
mới mạnh mẽ trong bối cảnh mới. Bối cảnh mới của các<br />
trường đại học của ngành Tài nguyên và Môi trường cụ<br />
thể gồm: Xu thế tự chủ đại học, những thách thức từ biến<br />
đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng<br />
với sứ mệnh đã được xác định, các trường đại học thuộc<br />
ngành Tài nguyên và Môi trường phải được vận hành,<br />
quản trị và phát triển theo một hướng mới; theo đó, đội<br />
ngũ lãnh đạo (gồm Hiệu trưởng (HT) và Chủ tịch Hội<br />
đồng (CTHĐ) trường) phải đáp ứng được những tiêu<br />
chuẩn nhất định về năng lực trong bối cảnh mới. Và hiển<br />
nhiên, khung năng lực (KNL) đó phải được xem là mẫu<br />
lí thuyết có tính nguyên tắc, được công khai và có tính xã<br />
hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc<br />
chuyên môn; bao gồm những tiêu chuẩn và tiêu chí cụ<br />
thể được kết hợp logic với nhau.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Những căn cứ pháp lí để xây dựng Khung năng lực<br />
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi<br />
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT...; Nghị quyết Hội nghị<br />
lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.<br />
- Luật Giáo dục đại học ban hành ngày 18/6/2012 của<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.<br />
<br />
16<br />
<br />
- Luật Công chức năm 2008.<br />
- Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của<br />
Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;<br />
- Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết<br />
định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ<br />
tướng Chính phủ;<br />
- Quyết định số 1188/QĐ-BTNMT ngày 23/6/2014<br />
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định<br />
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của<br />
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.<br />
- Quyết định số 1720/QĐ-BTNMT ngày 08/3/2011 của<br />
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành<br />
quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài<br />
nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.<br />
Ngoài các căn cứ pháp lí nêu trên, việc nghiên cứu và<br />
xây dựng KNL của HT, CTHĐ trường các trường đại<br />
học ngành Tài nguyên và Môi trường phải dựa trên một<br />
số cơ sở sau: - Thực tiễn công tác quản lí (QL) của HT<br />
và CTHĐ trường của 2 trường đại học thuộc ngành Tài<br />
nguyên và Môi trường; - Những đặc thù của ngành trong<br />
hiện tại và bối cảnh mới.<br />
2.2. Một số nguyên tắc nghiên cứu và xây dựng Khung<br />
năng lực<br />
KNL phải tuân thủ quy định đối với HT, CTHĐ<br />
trường đại học trong các văn bản quy định của Nhà nước<br />
hiện hành. KNL phải thể hiện được sự tiếp thu, kế thừa<br />
có chọn lọc và vận dụng kinh nghiệm của các trường đại<br />
học trên thế giới và khu vực về công tác đánh giá HT,<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 16-20<br />
<br />
kiểm định chất lượng giáo dục; tiếp cận được với KNL<br />
HT các trường đại học lớn trên thế giới và khu vực, đặc<br />
biệt đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. KNL phải phản<br />
ánh sự đặc thù trong công tác QL các lĩnh vực của ngành<br />
Tài nguyên và Môi trường và góp phần phục vụ công tác<br />
QL đó. Việc nghiên cứu và xây dựng KNL phải có cơ sở<br />
khoa học rõ ràng, KNL phải đảm bảo tính pháp lí, ý nghĩa<br />
thực tiễn và khả thi; có độ mở nhất định.<br />
2.3. Mô tả phương pháp nghiên cứu và xây dựng<br />
Khung năng lực<br />
Để nghiên cứu và xây dựng được KNL, chúng tôi đã<br />
sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống (KNL cũng có<br />
thể được xem như một hệ thống gồm nhiều yếu tố cấu<br />
thành và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau); tiếp cận<br />
chuẩn (KNL gồm nhiều tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn gồm<br />
nhiều tiêu chí kết hợp logic với nhau); tiếp cận năng lực<br />
(KNL phản ánh những yêu cầu về năng lực cụ thể đối với<br />
các lĩnh vực liên quan đến hoạt động lãnh đạo của HT,<br />
CTHĐ trường); tiếp cận hoạt động - nhân cách (KNL<br />
phải được hình thành, phát triển và thể hiện qua hoạt<br />
động lãnh đạo, QL của HT, CTHĐ trường và được xem<br />
xét trong mối quan hệ với tư cách là một bộ phận cấu<br />
thành của nhân cách).<br />
Căn cứ Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày<br />
24/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu<br />
ngạch công chức, chúng tôi tiến hành mô tả những công<br />
việc cụ thể, nhiệm vụ chi tiết của từng vị trí lãnh đạo HT,<br />
CTHĐ trường theo cách tiếp cận quản trị đại học. Bản<br />
mô tả vị trí việc làm của HT và CTHĐ trường phải bám<br />
sát các lĩnh vực liên quan đến hoạt động lãnh đạo của họ;<br />
từ đó xác định chính xác các mối quan hệ công tác của<br />
HT, CTHĐ trường trong nội bộ trường với các đơn vị, cá<br />
nhân phạm vi bên ngoài trường. Sau khi có bản mô tả vị<br />
trí việc làm của HT, CTHĐ trường, chúng tôi tham khảo<br />
kinh nghiệm quốc tế và tổ chức lấy ý kiến về bản mô tả<br />
đó. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn sâu đối với HT và<br />
CTHĐ trường để xin ý kiến về KNL và bản mô tả vị trí<br />
việc làm; khảo sát và phân tích phiếu hỏi đối với bản thân<br />
đối tượng và các đối tượng khác có liên quan (cán bộ chủ<br />
chốt thuộc phạm vi trường đại học và các đơn vị, cá nhân<br />
có mối quan hệ công tác với HT, CTHĐ trường). Từ kết<br />
quả khảo sát, chúng tôi hoàn thiện bản mô tả vị trí việc<br />
làm của HT, CTHĐ trường cũng như xác định những nội<br />
dung cần đào tạo, bồi dưỡng đối với HT, CTHĐ trường<br />
để đạt chuẩn KNL.<br />
2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc nghiên cứu<br />
và xây dựng Khung năng lực Hiệu trưởng, Chủ tịch<br />
Hội đồng trường các trường đại học ngành Tài nguyên<br />
và Môi trường<br />
<br />
17<br />
<br />
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam có những<br />
điểm tương đồng và khác biệt so với giáo dục đại học<br />
của khu vực, thế giới. Nhiều trường đại học trên thế giới<br />
và khu vực đều là đại học đa ngành, trong khi ở Việt<br />
Nam vẫn có các đại học đơn ngành - điển hình là<br />
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và<br />
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí<br />
Minh. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học của Việt<br />
Nam đã và đang chuyển dần sang xu thế đa ngành. Xu<br />
thế này được thể hiện ngay trong 2 trường nêu trên. Bên<br />
cạnh việc đào tạo các ngành phục vụ công tác QL ngành<br />
Tài nguyên và Môi trường (môi trường, trắc địa, đất<br />
đai, khí tượng...), các trường cũng đã triển khai đào tạo<br />
một số ngành (ngoài tài nguyên và môi trường) để đáp<br />
ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất<br />
nước (kinh tế, công nghệ thông tin). Vì vậy, việc xây<br />
dựng KNL HT, CTHĐ trường của các trường đại học<br />
ngành Tài nguyên và Môi trường vừa bao gồm những<br />
năng lực chung (như các trường đại học khác trong khu<br />
vực và thế giới) và những năng lực cụ thể đối với ngành<br />
Tài nguyên và Môi trường.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng KNL của HT,<br />
CTHĐ trường các trường đại học ngành Tài nguyên và<br />
Môi trường, chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm và kế<br />
thừa KNL của một số quốc gia trong khu vực và thế giới,<br />
cụ thể:<br />
- Tại Singapore, KNL của HT nói riêng và HT các<br />
trường đại học nói chung gồm 5 tiêu chuẩn cụ thể: + Tầm<br />
nhìn cho trường học; + Lập kế hoạch chiến lược và quản<br />
trị; + QL và phát triển nhân viên toàn diện; + QL các<br />
nguồn lực và quá trình học; + Kết quả chung của trường<br />
học.<br />
- Trong khi đó, các trường đại học của Cộng hòa Pháp<br />
yêu cầu KNL của HT gồm 7 tiêu chuẩn: + Tầm nhìn và<br />
định hướng; + Quản trị sự thay đổi; + Gây ảnh hưởng và<br />
thể hiện qua lãnh đạo; + Tư duy chiến lược; + Khích lệ<br />
và hỗ trợ thành viên; + Học tập và phát triển; + Hướng<br />
đích.<br />
- Tại Anh, KNL của HT bao gồm nhiều tiêu chuẩn<br />
tương đồng với Cộng hòa Pháp. Cụ thể như: + Xác định<br />
mục tiêu và định hướng theo mục đích; + Gây ảnh hưởng<br />
và thể hiện qua lãnh đạo; + Tư duy chiến lược; + Khích<br />
lệ và hỗ trợ thành viên; + Học tập và phát triển; + Hướng<br />
đích.<br />
Từ đó, chúng tôi nhận thấy: KNL được xây dựng tập<br />
trung vào 7 lĩnh vực cụ thể sau đây:<br />
- Tầm nhìn: Hơn bất cứ một thành viên nào của<br />
trường đại học, HT, CTHĐ trường phải thể hiện tầm nhìn<br />
thông qua việc đặt mục tiêu cao cho một giai đoạn dài<br />
trong tương lai và vận động để phát triển đạt mục tiêu đó.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 16-20<br />
<br />
Tầm nhìn của HT, CTHĐ trường thể hiện trong “chiến<br />
lược phát triển” của trường đại học.<br />
- Xây dựng kế hoạch chiến lược và thực hiện: Từ tầm<br />
nhìn với các mục tiêu cao cho một giai đoạn dài trong<br />
tương lai, HT, CTHĐ trường cụ thể hóa bằng kế hoạch,<br />
chiến lược cụ thể và phù hợp với điều kiện của Trường<br />
để đạt được các mục tiêu, chiến lược đặt ra.<br />
- Văn hóa: Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho<br />
sự phát triển của trường đại học. Chiến lược phát triển<br />
văn hóa phải bao quát và thể hiện thông qua tất cả các<br />
hoạt động, lĩnh vực của nhà trường, tạo nên bản sắc riêng<br />
của mỗi trường đại học.<br />
- Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học<br />
(NCKH): Các hoạt động của HT, CTHĐ trường phải<br />
hướng vào việc lãnh đạo, chỉ đạo và quản trị hai hoạt<br />
động có tính chất cốt lõi của mỗi trường. Đây chính là<br />
lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của KNL.<br />
- Quản trị và phát triển đội ngũ: Đây là lĩnh vực rất<br />
quan trọng trong tổng thể hoạt động lãnh đạo và quản trị<br />
của HT, CTHĐ trường. Kế hoạch chiến lược quản trị và<br />
phát triển đội ngũ thể hiện tầm nhìn của HT, CTHĐ trường.<br />
Việc quản trị và phát triển đội ngũ thành công sẽ quyết định<br />
sự thành công của các lĩnh vực còn lại.<br />
- Quản trị tài chính: Với xu thế tự chủ hiện nay và<br />
tương lai, hoạt động quản trị tự chủ của HT, CTHĐ<br />
trường sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng trong quản trị<br />
trường đại học. Kế hoạch quản trị tự chủ thể hiện qua<br />
việc phát triển các nguồn lực tài chính từ hoạt động đào<br />
tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ<br />
và các nguồn thu hợp pháp khác; đồng thời, tạo nên sự<br />
hợp lí, cân đối trong cơ cấu nguồn lực tài chính.<br />
- Sự phát triển và lãnh đạo cá nhân: Lĩnh vực này thể<br />
hiện bản lĩnh tự phấn đấu, tự rèn luyện của bản thân HT,<br />
CTHĐ trường. HT, CTHĐ trường phải là những tấm<br />
gương để đội ngũ cán bộ, giảng viên phấn đấu noi theo.<br />
2.5. Khung năng lực Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng<br />
trường các trường đại học ngành Tài nguyên và Môi<br />
trường<br />
2.5.1. Khung năng lực Hiệu trưởng các trường đại học<br />
ngành Tài nguyên và Môi trường<br />
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp và năng lực<br />
cá nhân<br />
- Tiêu chí 1.1. Phẩm chất chính trị: + Gương mẫu<br />
chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách<br />
pháp luật của Nhà nước; + Tích cực tham gia các hoạt<br />
động chính trị, xã hội; + Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt<br />
động của nhà trường.<br />
<br />
18<br />
<br />
- Tiêu chí 1.2. Đạo đức nghề nghiệp: + Giữ gìn phẩm<br />
chất, danh dự, uy tín nhà giáo, tâm huyết với nghề<br />
nghiệp; + Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống<br />
những biểu hiện tiêu cực; + Đảm bảo dân chủ trong hoạt<br />
động nhà trường.<br />
- Tiêu chí 1.3. Phát triển bản thân: + Tầm nhìn và<br />
nắm vững sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và các chức năng<br />
cơ bản của giáo dục đại học trong xã hội hiện đại;<br />
+ Phong cách làm việc doanh nghiệp và chú trọng chất<br />
lượng; + Truyền thông, giao tiếp có hiệu quả.<br />
Tiêu chuẩn 2: Năng lực quản trị chiến lược<br />
- Tiêu chí 2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nhà<br />
trường: + Xây dựng: Sứ mệnh, Tầm nhìn và các giá trị<br />
văn hóa của nhà trường, Mục tiêu tổng thể/chiến lược và<br />
định hướng các giải pháp thực hiện chiến lược của nhà<br />
trường; + Truyền đạt, tạo động lực để đội ngũ cán bộ QL,<br />
giảng viên, nhân viên và người học sẵn sàng thực hiện<br />
chiến lược phát triển nhà trường; + Làm việc với cơ quan<br />
chủ quản và các bên liên quan để chắc chắn Sứ mệnh,<br />
Tầm nhìn, Mục tiêu tổng thể/chiến lược của nhà trường<br />
được thống nhất, hiểu và chia sẻ rõ ràng.<br />
- Tiêu chí 2.2. Quản trị sự thay đổi: + Nhận diện, định<br />
hướng và thiết lập quá trình thay đổi của nhà trường;<br />
+ Lãnh đạo, khuyến khích đồng nghiệp cấp dưới thích<br />
nghi với thay đổi và giải quyết được các tác động xảy ra<br />
trong quá trình thay đổi.<br />
Tiêu chuẩn 3: Năng lực tổ chức bộ máy và phát triển<br />
đội ngũ<br />
- Tiêu chí 3.1. Tổ chức bộ máy: + Xây dựng cơ cấu<br />
tổ chức phù hợp với sứ mệnh, nhiệm vụ chiến lược phát<br />
triển nhà trường và xu thế phát triển của giáo dục đại học;<br />
+ Xây dựng cơ chế làm việc, chính sách phát triển và ban<br />
hành các văn bản QL điều hành của nhà trường.<br />
- Tiêu chí 3.2. Quản trị nhân lực: + Xây dựng quy<br />
hoạch phát triển đội ngũ, đề án vị trí việc làm, cơ cấu lao<br />
động phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường; + Tổ<br />
chức tuyển dụng, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, viên<br />
chức; + Xây dựng và thực hiện chính sách tạo niềm tin,<br />
thu hút và động lực phát triển đội ngũ; + Đào tạo và phát<br />
triển cấp dưới.<br />
Tiêu chuẩn 4: Quản trị thực hiện chức năng giáo dục<br />
đại học<br />
- Tiêu chí 4.1. QL hoạt động đào tạo: + Tổ chức xây<br />
dựng và phát triển chương trình đào tạo đảm bảo tính cập<br />
nhật, hiện đại và đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình<br />
độ cao; + Xây dựng phương án, thực hiện tuyển sinh phù<br />
hợp với nhu cầu xã hội và khả năng đảm bảo chất lượng<br />
của nhà trường; + Tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập<br />
và các hoạt động giáo dục khác đúng quy định hiện hành<br />
và đảm bảo chất lượng đào tạo.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 16-20<br />
<br />
- Tiêu chí 4.2. QL hoạt động khoa học và công nghệ:<br />
+ Tổ chức có hiệu quả hoạt động và nhiệm vụ NCKH,<br />
các dự án phát triển khoa học công nghệ; + Đề xuất,<br />
tuyển chọn, tư vấn, phản biện các nhiệm vụ khoa học<br />
công nghệ; + QL, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu và<br />
xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.<br />
- Tiêu chí 4.3. QL hoạt động hợp tác quốc tế: + Tổ<br />
chức QL và triển khai các chương trình, dự án hợp tác<br />
quốc tế; + Định hướng phát triển các hoạt động hợp tác<br />
quốc tế trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, trao đổi<br />
giảng viên, sinh viên.<br />
- Tiêu chí 4.4. Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo<br />
dục: + Tham gia kiểm định chất lượng và tổ chức thực<br />
hiện kế hoạch cải tiến các hoạt động của nhà trường<br />
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; + Xây<br />
dựng văn hóa chất lượng.<br />
- Tiêu chí 4.5. Quản trị tài chính: + Thực hiện đúng<br />
chức trách của chủ tài khoản; + Định hướng và xây dựng<br />
cơ chế phát triển nguồn lực tài chính cho nhà trường;<br />
+ Minh bạch các nguồn thu, khoản chi trong nhà trường.<br />
- Tiêu chí 4.6. Quản trị tài sản: + Xây dựng cơ<br />
chế/quy định khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết<br />
bị - tài sản của nhà trường; + Xây dựng kế hoạch phát<br />
triển hạ tầng trang thiết bị, tài sản của nhà trường theo<br />
từng năm, từng giai đoạn.<br />
Tiêu chuẩn 5: Năng lực tạo lập các mối quan hệ và<br />
phát triển văn hóa nhà trường<br />
- Tiêu chí 5.1. Phát triển mối quan hệ của nhà<br />
trường: + Gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, cá nhân,<br />
tổ chức trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng<br />
đào tạo, NCKH; + Cung cấp và chia sẻ tri thức, kinh<br />
nghiệm NCKH chuyển giao công nghệ để dịch vụ và<br />
phục vụ cộng đồng; + Phát triển các mối quan hệ với các<br />
cơ sở giáo dục, các Hiệp hội của cơ sở giáo dục đại học<br />
trong nước và quốc tế; các bên liên quan.<br />
- Tiêu chí 5.2. Xây dựng văn hóa nhà trường: + Xây<br />
dựng môi trường nhà trường thân thiện, hợp tác, an toàn;<br />
+ Xây dựng môi trường học thuật, môi trường văn hóa<br />
để nhà trường trở thành một tổ chức biết học hỏi của một<br />
tập thể trí thức trong xã hội hiện đại.<br />
Tiêu chuẩn 6: Tiêu chuẩn đặc thù ngành Tài nguyên<br />
và Môi trường<br />
- Tiêu chí 6.1. Am hiểu về các lĩnh vực do ngành tài<br />
nguyên và môi trường QL: + Kiến thức chuyên môn<br />
chung về ngành tài nguyên và môi trường; + Hiểu biết về<br />
QL ngành tài nguyên và môi trường; + Nhận thức và dự<br />
báo về biến đổi khí hậu.<br />
- Tiêu chí 6.2. Dự báo được nhu cầu về nhân sự cho<br />
ngành tài nguyên và môi trường: + Dự báo ngắn hạn về<br />
nhu cầu nhân sự; + Dự báo chiến lược về nhu cầu nhân sự;<br />
<br />
19<br />
<br />
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo của trường đại học đáp ứng<br />
nhu cầu nhân sự cho ngành Tài nguyên và Môi trường.<br />
- Tiêu chí 6.3. Chuẩn bị và triển khai đào tạo các<br />
nguồn lực đáp ứng nhu cầu nhân sự cho ngành tài<br />
nguyên và môi trường: + Chuẩn bị và phát triển đội ngũ<br />
giảng viên; + Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất,<br />
trang thiết bị; + Chuẩn bị mở các ngành đào tạo mới;<br />
+ Tổ chức, triển khai đào tạo phục vụ ngành Tài nguyên<br />
và Môi trường.<br />
2.5.2. Khung năng lực Chủ tịch Hội đồng trường đại học<br />
ngành Tài nguyên và Môi trường<br />
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề<br />
nghiệp và phát triển bản thân<br />
- Tiêu chí 1.1. Phẩm chất chính trị: + Gương mẫu<br />
chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách<br />
pháp luật của Nhà nước; + Tích cực tham gia các hoạt<br />
động chính trị, xã hội; + Cam kết thực hiện giải trình về<br />
kết quả hoạt động của nhà trường.<br />
- Tiêu chí 1.2. Đạo đức nghề nghiệp: + Thực hiện<br />
nhiệm vụ trung thực không vụ lợi; + Thực hiện dân chủ,<br />
công bằng trong công việc; + Ngăn ngừa và kiên quyết<br />
đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.<br />
- Tiêu chí 1.3. Phát triển bản thân: + Tư duy sáng tạo,<br />
tư duy đổi mới; + Tạo dựng quan hệ, làm việc nhóm;<br />
+ Phân tích, tổng hợp.<br />
Tiêu chuẩn 2: Năng lực lãnh đạo nhà trường<br />
- Tiêu chí 2.1. Xây dựng chương trình nghị sự của<br />
Hội đồng trường: + Xây dựng chương trình nghị sự, kế<br />
hoạch hoạt động của Hội đồng trường theo nhiệm kì và<br />
từng năm; + Phân công nhiệm vụ các thành viên trong<br />
Hội đồng trường.<br />
- Tiêu chí 2.2. Định hướng, phê duyệt chiến lược phát<br />
triển nhà trường: + Tổ chức quyết nghị về chiến lược,<br />
quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức và hoạt<br />
động của trường; + Tổ chức quyết nghị về phương hướng<br />
hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế<br />
và đảm bảo chất lượng giáo dục; + Tổ chức quyết nghị<br />
về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ<br />
chức của nhà trường.<br />
- Tiêu chí 2.3. Tổ chức thực hiện công tác nhân sự<br />
HT/Phó HT: + Tổ chức giới thiệu nhân sự Hiệu trưởng,<br />
Phó Hiệu trưởng để thực hiện quy trình bổ nhiệm theo<br />
quy định; + Thực hiện đánh giá hàng năm việc hoàn<br />
thành nhiệm vụ của HT, Phó HT; + Kiến nghị cơ quan<br />
có thẩm quyền miễn nhiệm HT, các Phó HT.<br />
Tiêu chuẩn 3: Năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động<br />
nhà trường<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 16-20<br />
<br />
- Tiêu chí 3.1. Giám sát, kiểm soát các hoạt động theo<br />
chiến lược phát triển nhà trường: + Tổ chức giám sát<br />
việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường;<br />
+ Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt<br />
động nhà trường.<br />
- Tiêu chí 3.2. Kiểm soát, cống bố thông tin, đảm bảo<br />
minh bạch và giải trình: + Báo cáo giải trình với các cơ<br />
quan Nhà nước và xã hội về các điều kiện đảm bảo chất<br />
lượng, các kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết<br />
và tài chính của trường; + Kiểm soát các hoạt động để<br />
đảm bảo các hoạt động của nhà trường phát triển theo<br />
định hướng chiến lược và mục tiêu đã đề ra.<br />
Tiêu chuẩn 4: Tiêu chuẩn đặc thù ngành Tài nguyên<br />
và Môi trường<br />
- Tiêu chuẩn 4.1. Am hiểu về các lĩnh vực do ngành<br />
Tài nguyên và Môi trường QL: + Kiến thức chuyên môn<br />
chung về ngành; + Hiểu biết về QL ngành Tài nguyên và<br />
Môi trường; + Nhận thức và dự báo về biến đổi khí hậu.<br />
- Tiêu chuẩn 4.2. Dự báo được nhu cầu về nhân sự<br />
cho ngành Tài nguyên và Môi trường: + Dự báo ngắn<br />
hạn về nhu cầu nhân sự; + Dự báo chiến lược về nhu cầu<br />
nhân sự; + Xây dựng kế hoạch đào tạo của trường đại<br />
học đáp ứng nhu cầu nhân sự cho ngành.<br />
- Tiêu chuẩn 4.3. Chuẩn bị và triển khai đào tạo các<br />
nguồn lực đáp ứng nhu cầu nhân sự cho ngành Tài<br />
nguyên và Môi trường: + Chuẩn bị và phát triển đội ngũ<br />
giảng viên; + Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất,<br />
trang thiết bị; + Chuẩn bị mở các ngành đào tạo mới phục<br />
vụ ngành; + Tổ chức và triển khai đào tạo phục vụ ngành<br />
Tài nguyên và Môi trường.<br />
3. Kết luận<br />
Sức mạnh của đại học là kiến tạo tri thức mới thông<br />
qua NCKH; lưu trữ, truyền bá, phổ biến tri thức; đào tạo<br />
chuyên gia, nhân lực trình độ cao có nền tảng văn hóa,<br />
nhân văn tốt; chuyển giao công nghệ và thực hiện các<br />
dịch vụ xã hội. Ngoài sứ mệnh trên, các trường đại học<br />
của ngành Tài nguyên và Môi trường còn được giao đào<br />
tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công tác QL nhà<br />
nước của ngành Tài nguyên và Môi trường trong các lĩnh<br />
vực QL. Vì vậy, KNL của HT, CTHĐ trường các trường<br />
đại học ngành Tài nguyên và Môi trường vừa kế thừa<br />
KNL chung và bổ sung những năng lực, có tính chất đặc<br />
thù của ngành.<br />
Việc nghiên cứu xây dựng KNL của HT, CTHĐ<br />
trường ngành Tài nguyên và Môi trường là vấn đề khoa<br />
học, nghiêm túc và đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh mới<br />
(xu thế tự chủ đại học; thách thức của biến đổi khí hậu và<br />
cách mạng công nghệ 4.0). Việc ban hành KNL vừa giúp<br />
HT, CTHĐ trường và các cấp QL của các trường đại học<br />
tự phấn đấu, tự rèn luyện và tự giám sát; từ đó, giúp công<br />
<br />
20<br />
<br />
khai và minh bạch hiệu quả hoạt động của HT, CTHĐ<br />
trường qua khảo sát, đánh giá; vừa giúp các cấp QL của<br />
cơ quan chủ quản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển<br />
khai hoạt động quy hoạch, lựa chọn, đào tạo và bồi<br />
dưỡng đội ngũ HT, CTHĐ trường và các cấp QL của các<br />
trường đại học ngành Tài nguyên và Môi trường trực<br />
thuộc giúp họ đạt Chuẩn KNL.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đào Thị Ngọc Ánh (2017). Cơ chế tự chủ về học thuật<br />
của các trường đại học trước xu hướng của cuộc cách<br />
mạng công nghiệp 4.0. Kỉ yếu Hội thảo khoa học<br />
quốc tế, Học viện Quản lí giáo dục, tr 35-44.<br />
[2] Bộ Nội vụ (2012). Thông tư số 14/2012/TT-BNV,<br />
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP<br />
ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc<br />
làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.<br />
[3] Quốc hội (2013). Luật Giáo dục đại học. NXB<br />
Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[4] Trương Thị Thu Hương (2017). Nâng cao năng lực<br />
đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục cấp bộ môn tại các<br />
trường đại học trong bối cảnh cách mạng công<br />
nghiệp 4.0. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế. Học<br />
viện Quản lí giáo dục, tr 45-53.<br />
[5] Quốc hội (2010). Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung<br />
năm 2009. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[6] Lê Quân (2016). Khung năng lực lãnh đạo quản lí<br />
khu vực hành chính công. NXB Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội.<br />
[7] Le Kim Sa - Nguyen Cam Nhung - Le Van Chien Nguyen Anh Tuan - Pham Van Tu (2017). Green<br />
material selection using an integrated fuzzy multicriteria decision making model. Asian Journal of<br />
scientific Research, ISSN: 1992-1454, Vol. 38, No.<br />
8, pp. 72-79.<br />
[8] Nguyễn Anh Tuấn (2017). Personnel evaluation<br />
and selection using a generalized fuzzy multicriteria decision making. International Journal of<br />
Soft Computing, No32223-IJSC, ISSN: 1816- 9503,<br />
Vol. 17, No. 9, pp 36-43.<br />
[9] Nguyễn Anh Tuấn - Trần Thị Vượng (2017). Một số<br />
biện pháp phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ<br />
chủ chốt của Trường Đại học Tài nguyên và Môi<br />
trường Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công<br />
nghiệp 4.0. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Học<br />
viện Quản lí giáo dục, tr 73-80.<br />
[10] Lưu Hoàng Tùng - Nguyễn Hiền Trang (2017).<br />
Những rào cản trong quá trình thực hiện tự chủ đại<br />
học ở nước ta hiện nay. Tạp chí Quản lí Giáo dục,<br />
số 10, tr 14-19.<br />
<br />