<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ <br />
<br />
Nghiên cứu yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp<br />
ảnh hưởng đến lựa chọn công ty kiểm toán của<br />
các doanh nghiệp ở Việt Nam<br />
Hoàng Thị Hồng Vân<br />
<br />
Ngày nhận: 16/10/2017 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 10/04/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 23/04/2018<br />
<br />
Kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng bởi nó<br />
tạo niềm tin không chỉ cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định,<br />
mà còn cung cấp các thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước,<br />
các nhà cung cấp và cho cả chính ban quản lý doanh nghiệp. Đây là<br />
một trong nhiều lý do thúc đẩy một tổ chức chủ động lựa chọn thuê<br />
một công ty kiểm toán độc lập, ngay cả khi tổ chức đó không bị các<br />
cơ quan quản lý yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, sự lựa<br />
chọn một công ty kiểm toán cụ thể thường được gắn với việc phát<br />
sinh chi phí quản lý. Chính vì thế, lựa chọn một công ty kiểm toán<br />
không phải là quyết định đơn giản đối với một nhà quản lý. Bài viết<br />
đề cập đến các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến<br />
việc lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam.<br />
Đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: (1) Quy mô doanh<br />
nghiệp, (2) Tỷ lệ nợ phải thu và hàng tồn kho, (3) Tỷ lệ nợ phải trả<br />
trong tổng tài sản, (4) Tỷ lệ lãi ròng, (5) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư<br />
nước ngoài trong doanh nghiệp, (6) Biến giả chỉ một doanh nghiệp<br />
có công ty con.<br />
Từ khóa: Quy mô, tỷ lệ nợ, công ty con, tỷ lệ lãi ròng, kiểm toán viên<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
oạt động kiểm<br />
toán do công<br />
ty kiểm toán<br />
độc lập thực<br />
hiện đóng vai<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
trò như giám sát bên ngoài đối<br />
với doanh nghiệp. Sự giám sát<br />
bên ngoài là hữu ích để thỏa<br />
mãn mục đích khác nhau (đôi<br />
khi là mâu thuẫn) của các bên<br />
liên quan và doanh nghiệp với<br />
thông tin cần giám sát. Kết<br />
<br />
26<br />
<br />
quả kiểm toán của kiểm toán<br />
độc lập có vai trò quan trọng<br />
bởi nó tạo niềm tin không chỉ<br />
cho các nhà đầu tư trong việc<br />
ra quyết định, mà còn cung<br />
cấp các thông tin cho các cơ<br />
quan quản lý nhà nước, các<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
nhà cung cấp và cho cả chính<br />
ban quản lý doanh nghiệp.<br />
Đây là một trong nhiều lý<br />
do thúc đẩy một tổ chức chủ<br />
động lựa chọn thuê một công<br />
ty kiểm toán độc lập, ngay cả<br />
khi tổ chức đó không bị các<br />
cơ quan quản lý yêu cầu bắt<br />
buộc phải kiểm toán.<br />
Các tài liệu đề cập đến lý do<br />
một công ty cần thuê kiểm<br />
toán và chấp nhận sự giám<br />
sát bổ sung từ bên ngoài có<br />
nguồn gốc từ Lý thuyết người<br />
đại diện (hay lý thuyết quản<br />
lý- Agency Theory). Nhà quản<br />
lý đưa ra quyết định thuê kiểm<br />
toán với mục đích giảm các<br />
chi phí đại diện do sự bất đối<br />
xứng thông tin gia tăng trong<br />
môi trường nội bộ. Sự lựa<br />
chọn một công ty kiểm toán<br />
cụ thể thường được gắn với<br />
việc phát sinh chi phí quản lý.<br />
DeAngelo (1981) cho rằng chi<br />
phí quản lý của doanh nghiệp<br />
có thể biến đổi cũng như nhu<br />
cầu về mức chất lượng của<br />
giám sát bên ngoài cũng có<br />
thể thay đổi. Chính vì thế, lựa<br />
chọn một công ty kiểm toán<br />
không phải là quyết định đơn<br />
giản đối với một nhà quản lý.<br />
Liên quan các lý thuyết đại<br />
diện, Jensen and Meckling<br />
(1976), cho rằng các nhà quản<br />
lý sẽ sẵn sàng cung cấp thông<br />
tin minh bạch của doanh<br />
nghiệp cho các bên liên quan.<br />
Trong môi trường của một<br />
doanh nghiệp, DeFond (1992)<br />
xác định hai nhân tố liên quan<br />
tới nhu cầu về giám sát bên<br />
ngoài của doanh nghiệp, đó<br />
là (1) sự khác nhau trong vai<br />
trò giữa người quản lý và chủ<br />
sở hữu, người sở hữu phải<br />
tôn trọng các hành động của<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
người quản lý; và (2) khả<br />
năng quan sát không hoàn hảo<br />
của chủ sở hữu đối với các<br />
hành động của các nhà quản<br />
lý (DeFond, 1992). Meckling<br />
(1976), De Ketelaere (2007)<br />
đưa ra những giải thích cho<br />
việc thuê giám sát bên ngoài<br />
bởi các kiểm toán viên và<br />
đồng ý với nhân tố đầu tiên<br />
của DeFond (1992): Chủ sở<br />
hữu luôn cố gắng để bảo vệ<br />
quyền lợi của họ, ngăn ngừa<br />
việc có thể giảm giá trị của<br />
các khoản đầu tư ban đầu của<br />
họ và giảm bồi thường quản lý<br />
Các nhà quản lý doanh nghiệp<br />
nếu không đồng sở hữu<br />
thường có động cơ thuê một<br />
công ty kiểm toán chất lượng<br />
cao nhằm nâng cao chất lượng<br />
thông tin cung cấp và đảm bảo<br />
cho họ không phải bồi thường<br />
thiệt hại hay tổn thất xảy ra.<br />
Việc thực hiện những hợp<br />
đồng giám sát bên ngoài như<br />
đối với dịch vụ kiểm toán, đòi<br />
hỏi các doanh nghiệp phải chi<br />
trả các khoản chi phí giám sát<br />
bổ sung. Giám sát bên ngoài<br />
bởi một công ty kiểm toán<br />
làm giảm những thông tin bất<br />
đối xứng xảy ra giữa các nhà<br />
quản lý và chủ sở hữu, do đó<br />
đảm bảo rằng các chủ sở hữu<br />
doanh nghiệp sẽ kiểm soát<br />
được mọi hành động của các<br />
nhà quản lý và chỉ rõ với các<br />
nhà quản lý rằng hành động<br />
của các nhà quản lý cần phù<br />
hợp với lợi ích của các chủ sở<br />
hữu.<br />
2. Mô hình nghiên cứu và<br />
giả thuyết nghiên cứu các<br />
yếu tố tác động đến lựa chọn<br />
công ty kiểm toán của các<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
2.1. Giả thuyết nghiên cứu<br />
Quyết định lựa chọn công ty<br />
kiểm toán là biến phụ thuộc<br />
trong mô hình nghiên cứu biểu<br />
diễn qua biến AUDCHOICE.<br />
Biến AUDCHOICE (Công ty<br />
kiểm toán được chọn) nhận<br />
giá trị bằng 1 khi công ty<br />
kiểm toán được chọn là Big<br />
Four (Big4), bằng 0 nếu công<br />
ty kiểm toán được chọn không<br />
phải là Big4 (Non-Big4).<br />
Theo thống kê của Hội Kiểm<br />
toán viên hành nghề Việt Nam<br />
(VACPA), số lượng các công<br />
ty đang hoạt động trong lĩnh<br />
vực cung cấp dịch vụ kế toán,<br />
kiểm toán ở Việt Nam hiện là<br />
hơn 140 doanh nghiệp. Theo<br />
đó, thị trường dịch vụ kiểm<br />
toán Việt Nam hiện nay có sự<br />
phân cấp đáng kể. Các hãng<br />
kiểm toán lớn như Ernst &<br />
Young, Deloitte Việt Nam,<br />
KPMG, Price Waterhouse<br />
Coopers- PWC (còn gọi là<br />
Big Four) có doanh thu và số<br />
lượng khách hàng lớn hơn rất<br />
nhiều các hãng kiểm toán còn<br />
lại.<br />
Theo thông tin từ cuộc họp<br />
thường niên Giám đốc các<br />
doanh nghiệp kiểm toán ngày<br />
24/6/2016 do Bộ Tài chính<br />
phối hợp với VACPA tổ chức,<br />
số liệu Tổng kết hoạt động<br />
kiểm toán độc lập năm 2015<br />
có 10 doanh nghiệp kiểm<br />
toán lớn nhất được đánh giá<br />
theo 4 tiêu chí: Doanh thu, số<br />
lượng khách hàng, số lượng<br />
nhân viên, số lượng kiểm<br />
toán viên. Trong đó, Big4 là<br />
các doanh nghiệp kiểm toán<br />
có tổng doanh thu lớn nhất,<br />
2.799 tỷ đồng trong tổng số<br />
3.393 tỷ đồng của 10 công<br />
<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
27<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
ty, chiếm 82,5% doanh thu<br />
của 10 công ty lớn nhất, và<br />
cũng là 4 doanh nghiệp có<br />
tổng số lượng khách hàng,<br />
tổng số nhân viên cao nhất.<br />
Big4 cũng là những doanh<br />
nghiệp kiểm toán lớn, có<br />
thương hiệu và chất lượng<br />
kiểm toán vượt trội so với các<br />
hãng kiểm toán khác. Đây là<br />
lý do tác giả chọn biến phụ<br />
thuộc AUDCHOICE để biểu<br />
thị sự lựa chọn doanh nghiệp<br />
kiểm toán thuộc Big4 hay<br />
nhóm doanh nghiệp kiểm toán<br />
không phải là Big4.<br />
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)<br />
là một biến xác định bởi<br />
logarit tự nhiên của tổng tài<br />
sản của một doanh nghiệp<br />
được đề cập trong tài liệu<br />
của các nhà nghiên cứu như<br />
Chow (1982) DeFond năm<br />
1992; Blouin, Grein, and<br />
Roundtree ( 2007), Broye<br />
(2008), Knechel, Niemi, and<br />
Sundgren (2008). Có nhiều lý<br />
do giải thích tại sao nhu cầu<br />
về kiểm toán chất lượng cao<br />
tăng cùng với quy mô của một<br />
thực thể (Chow 1982). Với<br />
doanh nghiệp có quy mô càng<br />
lớn, chủ sở hữu có nhiều khả<br />
năng để yêu cầu cuộc kiểm<br />
toán hoặc công ty kiểm toán<br />
chất lượng cao hơn như một<br />
phương tiện giám sát hoạt<br />
động của doanh nghiệp. Ngoài<br />
ra, chi phí kiểm toán sẽ không<br />
tăng nhanh như sự gia tăng<br />
quy mô doanh nghiệp Do vậy,<br />
lợi ích của kiểm toán có thể<br />
gia tăng nếu xét theo tỷ lệ chi<br />
phí kiểm toán gia tăng trong<br />
tương quan với gia tăng quy<br />
mô doanh nghiệp. Dựa trên<br />
các nghiên cứu trên, có thể<br />
đưa ra giả thuyết rằng có một<br />
<br />
28 Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
mối liên hệ thuận giữa quy<br />
mô doanh nghiệp và lựa chọn<br />
công ty kiểm toán chất lượng<br />
cao. Quy mô doanh nghiệp có<br />
thể được đo lường bằng tổng<br />
tài sản, doanh thu, số lượng<br />
lao động. Tuy nhiên, doanh<br />
thu và số lượng lao động có<br />
sự biến động khác nhau giữa<br />
các loại hình và ngành nghề<br />
kinh doanh khác nhau. Do đó,<br />
trong nghiên cứu, tác giả sử<br />
dụng Tổng tài sản là tiêu chí<br />
đo lường quy mô của doanh<br />
nghiệp.<br />
Giả thuyết 1: H1- Quy mô<br />
doanh nghiệp có ảnh hưởng<br />
tích cực đến việc lựa chọn<br />
công ty kiểm toán Big4<br />
Mức độ phức tạp hoạt động<br />
của một doanh nghiệp được<br />
đo lường thông qua chỉ tiêu<br />
Nợ phải thu và Hàng tồn kho<br />
trên tổng tài sản. Phù hợp với<br />
Knechel và cộng sự (2008),<br />
tác giả nghiên cứu sự lựa<br />
chọn công ty kiểm toán chất<br />
lượng cao trong mối quan hệ<br />
với sự phức tạp bên trong của<br />
tổ chức. Knechel và cộng sự<br />
(2008) cho rằng có một mối<br />
quan hệ giữa số lượng giao<br />
dịch thực hiện trong doanh<br />
nghiệp và tính phức tạp của<br />
nó, hay nói cách khác số<br />
lượng các giao dịch mua bán<br />
thể hiện tính phức tạp trong<br />
hoạt động của một doanh<br />
nghiệp, được đo lường qua<br />
chỉ tiêu Nợ phải thu và hàng<br />
tồn kho, hợp với Stice (1991)<br />
và Hay, Knechel và Wong<br />
(2006). Vì vậy, INVREC - tỷ<br />
lệ hàng tồn kho và các khoản<br />
phải thu trên tổng tài sản<br />
được đề cập bởi Abdel-khalik<br />
(1993), Hay and Davis (2004)<br />
là có ảnh hưởng đến lựa chọn<br />
<br />
doanh nghiệp kiểm toán.<br />
Giả thuyết 2: H2- Tỷ lệ hàng<br />
tồn kho và nợ phải thu trên<br />
tổng tài sản có ảnh hưởng tích<br />
cực đến việc lựa chọn công ty<br />
kiểm toán Big4.<br />
Theo nghiên cứu của Ge và<br />
Mc.Vay (2005) khi doanh<br />
nghiệp có quy mô lớn với<br />
nhiều công ty con thì thường<br />
nảy sinh nhiều vấn đề phức<br />
tạp hơn và do đó sự kiểm soát<br />
của công ty mẹ với công ty<br />
con sẽ yếu hơn. Do vậy cần<br />
có sự gia tăng giám sát với<br />
các công ty con thông qua các<br />
công ty kiểm toán chất lượng<br />
cao. Nghiên cứu của Hay và<br />
Knechel (2005) cũng cung cấp<br />
bằng chứng cho thấy một công<br />
ty có công ty con có nhiều khả<br />
năng sử dụng cùng một công<br />
ty kiểm toán với mục đích<br />
giảm sự phức tạp trong quản<br />
lý và rủi ro về thông tin. Do<br />
đó biến GROUP dùng để biểu<br />
diễn một doanh nghiệp có<br />
công ty con hay không được<br />
đề xuất có mối liên quan tích<br />
cực đến việc lựa chọn công ty<br />
kiểm toán chất lượng cao như<br />
Big4.<br />
Giả thuyết 3: H3- Doanh<br />
nghiệp có công ty con thường<br />
có xu hướng lựa chọn các<br />
công ty kiểm toán Big4<br />
Tại Việt Nam rất khó để xác<br />
định sở hữu trong các doanh<br />
nghiệp một cách chính xác<br />
bởi có nhiều loại hình doanh<br />
nghiệp và hình thức sở hữu.<br />
Các nhà đầu tư trên thị trường<br />
chứng khoán thường là các<br />
nhà đầu tư nhỏ lẻ, những am<br />
hiểu về kiểm toán và vai trò<br />
của kiểm toán đối với nền<br />
kinh tế và trong việc ra quyết<br />
định còn hạn chế. Trái lại, các<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
nhà đầu tư nước ngoài lại là<br />
những người có kinh nghiệm<br />
đầu tư, am hiểu vai trò của<br />
kiểm toán độc lập, am hiểu<br />
thông tin và chất lượng dịch<br />
vụ kiểm toán báo cáo tài chính<br />
do các công ty kiểm toán độc<br />
lập cung cấp. Các nhà đầu tư<br />
nước ngoài sẽ gia tăng tỷ lệ<br />
sở hữu vốn trong các doanh<br />
nghiệp khi họ tin tưởng vào<br />
hoạt động kinh doanh và kết<br />
quả kinh doanh của các doanh<br />
nghiệp đã được các công ty<br />
kiểm toán độc lập có uy tín<br />
xác nhận. Do vậy, tác giả lựa<br />
chọn biến về sở hữu là Tỷ<br />
lệ sở hữu của các nhà đầu tư<br />
nước ngoài (FORSHA) trong<br />
doanh nghiệp với mong muốn<br />
xem xét nhân tố này có ảnh<br />
hưởng đến sự lựa chọn công<br />
ty kiểm toán của các doanh<br />
nghiệp Việt Nam hay không.<br />
Đây cũng là điểm mới trong<br />
nghiên cứu của tác giả bởi<br />
một số nghiên cứu của các nhà<br />
nghiên cứu trước chưa đề cập<br />
đến biến này.<br />
Các doanh nghiệp tìm kiếm tài<br />
chính ở nước ngoài hoặc các<br />
đối tác nước ngoài có nhiều<br />
khả năng để thuê một công<br />
ty kiểm toán quốc tế, bởi các<br />
công ty kiểm toán này có sự<br />
hiểu biết với hệ thống kế toán<br />
và chuẩn mực kế toán quốc tế.<br />
Các công ty kiểm toán quốc tế<br />
được cho là đáng tin cậy hơn,<br />
có thể giúp doanh nghiệp gia<br />
tăng độ tin cậy cho các báo<br />
cáo tài chính đối với người sử<br />
dụng thông tin này (Citrone và<br />
Manalis, 2000).<br />
Thực tế hiện nay cho thấy,<br />
tỷ lệ cổ phần của khối ngoại<br />
đang gia tăng tại các công ty<br />
niêm yết trên sàn chứng khoán<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Việt Nam. Qua các nghiên<br />
cứu trên, tác giả kỳ vọng rằng<br />
mức độ cổ phần nước ngoài<br />
(tỷ lệ sở hữu của khối ngoại)<br />
có tác động tích cực đến việc<br />
lựa chọn công ty kiểm toán có<br />
chất lượng cao như các công<br />
ty thuộc Big4. Theo đó, giả<br />
thuyết 4 được đưa ra: H4- Tỷ<br />
lệ sở hữu của các nhà đầu<br />
tư nước ngoài trong vốn của<br />
doanh nghiệp có ảnh hưởng<br />
tích cực đến việc lựa chọn một<br />
công ty kiểm toán Big4.<br />
Knechel và cộng sự (2008),<br />
sử dụng hệ số tổng nợ phải<br />
trả trên tổng tài sản (DEBTASSETS) như là một biến để<br />
đo tỷ lệ nợ trong một công<br />
ty. Một số nghiên cứu trước<br />
đây (ví dụ Sundgren năm<br />
1998; Broye và Weill, 2008),<br />
sử dụng các định nghĩa khác<br />
nhau của đòn bẩy tài chính<br />
này, họ đã điều tra tác động<br />
của đòn bẩy tài chính dựa<br />
vào sự lựa chọn một công ty<br />
kiểm toán. Mặc dù mối quan<br />
hệ thường được giả thuyết là<br />
tích cực, tuy nhiên kết quả đã<br />
không thực sự thuyết phục.<br />
Ngoài các nghiên cứu trước<br />
đây sự tập trung vào các nước<br />
châu Âu, các nghiên cứu được<br />
thực hiện bởi Broye và Weill<br />
(2008) đã cung cấp cho chúng<br />
ta một cái nhìn rõ ràng hơn.<br />
Theo nghiên cứu của họ, việc<br />
sử dụng đòn bẩy tài chính như<br />
một tiêu chí trong quá trình<br />
lựa chọn của công ty kiểm<br />
toán có sự khác nhau đáng kể<br />
giữa các bối cảnh ở châu Âu.<br />
Trong nghiên cứu của họ, họ<br />
điều tra mối quan hệ này trong<br />
10 nước châu Âu và tìm thấy<br />
bằng chứng cho thấy các dạng<br />
của đòn bẩy tiêu chuẩn có liên<br />
<br />
quan đến các mức độ khác<br />
nhau khi tiếp xúc với trách<br />
nhiệm của kiểm toán viên.<br />
Sau này được chứng minh<br />
là có tác động tiêu cực đến<br />
mối quan hệ giữa đòn bẩy tài<br />
chính và sự lựa chọn công ty<br />
kiểm toán. Mặc dù phát hiện<br />
này cung cấp bằng chứng về<br />
một sự thay đổi trong tác động<br />
của đòn bẩy tài chính, chúng<br />
tôi xem đó như là một biến<br />
duy nhất mà không bị ảnh<br />
hưởng của hệ thống pháp luật<br />
trong nước để có được những<br />
nghiên cứu xa hơn so với dự<br />
kiến.<br />
Giả thuyết 5: H5- Tỷ lệ nợ<br />
phải trả doanh nghiệp có ảnh<br />
hưởng tích cực với việc lựa<br />
chọn công ty kiểm toán Big4<br />
Johnson và Lys (1990) xác<br />
định ROA là một biến mà có<br />
thể liên quan đến việc lựa<br />
chọn công ty kiểm toán. Phù<br />
hợp với lập luận này, Abbott<br />
và Parker (2000) đưa ra giả<br />
thuyết rằng ROA có ảnh<br />
hưởng tích cực đến việc thúc<br />
đẩy ngành dịch vụ đặc biệt,<br />
ngành kiểm toán. Các nhà<br />
nghiên cứu đã tìm thấy mối<br />
tương quan tích cực, nhưng<br />
không đáng kể, giữa ROA<br />
và việc lựa chọn các công ty<br />
kiểm toán. Tuy nhiên, Citron<br />
và Manalis (2000) đã không<br />
thấy một sự khác biệt đáng<br />
kể giữa các mức ROA của<br />
hai nhóm khách hàng sử dụng<br />
dịch vụ kiểm toán của hai<br />
nhóm công ty kiểm toán Big6<br />
và Non-Big6 trong thị trường<br />
Hy Lạp. Họ cũng tìm thấy<br />
rằng khách hàng của Big6 có<br />
lợi nhuận cao hơn so với các<br />
khách hàng của các doanh<br />
nghiệp kiểm toán hạng hai.<br />
<br />
Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
29<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
Nhưng đáng ngạc nhiên hơn<br />
khi các khách hàng của công<br />
ty kiểm toán địa phương có<br />
ROA cao hơn (nhưng không<br />
đáng kể) so với các công ty<br />
kiểm toán hạng hai. Đây là lý<br />
do tác giả đưa biến ROA vào<br />
mô hình nghiên cứu để kiểm<br />
tra sự tác động của nhân tố<br />
này đến việc lựa chọn công<br />
ty kiểm toán của các doanh<br />
nghiệp tại Việt Nam.<br />
Giả thuyết 6: H6- Các doanh<br />
nghiệp có Tỷ lệ lãi ròng trên<br />
tổng tài sản (ROA) cao có xu<br />
hướng lựa chọn các công ty<br />
kiểm toán Big4.<br />
2.2. Đề xuất mô hình nghiên<br />
cứu<br />
Dựa trên tổng quan nghiên<br />
cứu, các giả thuyết nghiên<br />
cứu tác giả đề xuất mô hình<br />
nghiên cứu như sau:<br />
AUDCHOICE = β0 + β1SIZE<br />
+ β2INVREC + β3GROUP<br />
+ β4FORSHA + β5 DEB_<br />
ASSETS + β6 ROA + Ui<br />
Trong đó:<br />
- AUDCHOICE: Công<br />
ty kiểm toán được chọn.<br />
AUDCHOICE nhận giá trị<br />
bằng 1 khi công ty kiểm toán<br />
được chọn là Big4, bằng 0 nếu<br />
công ty kiểm toán được chọn<br />
không phải là Big4.<br />
- SIZE: quy mô doanh nghiệp<br />
được tính bằng Logarithm của<br />
tổng tài sản.<br />
- INVREC: Tỷ lệ Nợ phải thu<br />
+ Hàng tồn kho trong Tổng tài<br />
sản.<br />
- GROUP: Biến giả biểu hiện<br />
một công ty có công ty con<br />
hay không. GROUP bằng 1<br />
khi một công ty có công ty<br />
con, bằng 0 nếu không có.<br />
<br />
30 Số 191- Tháng 4. 2018<br />
<br />
- FORSHA: Phần trăm sở<br />
hữu của các nhà đầu tư nước<br />
ngoài trong doanh nghiệp<br />
(Percentage of shares held by<br />
foreign shareholders).<br />
- DEB_ASSETS: Tỷ lệ nợ<br />
trên tổng tài sản.<br />
- ROA: Tỷ lệ lãi ròng, đo<br />
bằng Lợi nhuận sau thuế chia<br />
cho tổng tài sản.<br />
- Ui: Phần dư/đại diện cho các<br />
nhân tố khác không có trong<br />
mô hình.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
và nguồn dữ liệu<br />
3.1. Phương pháp nghiên<br />
cứu<br />
Để thực hiện nghiên cứu, tác<br />
giả đã sử dụng các phương<br />
pháp nghiên cứu sau:<br />
- Tổng quan các công trình<br />
nghiên cứu của các tác giả<br />
trong và ngoài nước nhằm tìm<br />
hiểu các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến quyết định lựa chọn công<br />
ty kiểm toán của các doanh<br />
nghiệp nước ngoài, xác định<br />
các yếu tố lựa chọn tương<br />
đồng với đặc điểm của Việt<br />
Nam.<br />
- Xây dựng mô hình và giả<br />
thuyết nghiên cứu về các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến quyết định<br />
lựa chọn công ty kiểm toán tại<br />
Việt Nam, với các biến trong<br />
mô hình là các yếu tố mà tác<br />
giả dự kiến doanh nghiệp Việt<br />
Nam sử dụng làm căn cứ lựa<br />
chọn công ty kiểm toán.<br />
- Thiết kế nội dung thông tin<br />
khảo sát, thu thập, thực hiện<br />
việc điều tra các doanh nghiệp<br />
để thu thập thông tin phục vụ<br />
cho kiểm định và đánh giá mô<br />
hình nghiên cứu.<br />
<br />
- Thu thập thông tin và xử<br />
lý dữ liệu. Tác giả sử dụng<br />
phần mềm SPSS20 để hỗ trợ<br />
xử lý dữ liệu nghiên cứu. Do<br />
biến phụ thuộc AUDCHOICE<br />
trong mô hình là biến nhị<br />
phân, nhận 2 giá trị là 0 hoặc<br />
1 (=1 khi doanh nghiệp chọn<br />
công ty kiểm toán Big4 hoặc<br />
=0 khi doanh nghiệp chọn<br />
công ty kiểm toán không phải<br />
là Big4). Do đó tác giả thực<br />
hiện phương pháp phân tích<br />
hồi quy Binary Logistic. Hồi<br />
quy Binary Logistic sử dụng<br />
biến phụ thuộc dạng nhị phân<br />
để ước lượng xác suất một<br />
sự kiện sẽ xảy ra với những<br />
thông tin của biến độc lập.<br />
3.2. Nguồn dữ liệu<br />
Tác giả lựa chọn 100 doanh<br />
nghiệp trên địa bàn Hà Nội<br />
và Thành phố Hồ Chí Minh<br />
để gửi phiếu khảo sát. Về<br />
ngành nghề, các doanh nghiệp<br />
được khảo sát là những doanh<br />
nghiệp với các ngành nghề<br />
kinh doanh như bất động sản,<br />
vật liệu xây dựng, thực phẩm,<br />
dược phẩm hóa chất, sản<br />
xuất các sản phẩm gia dụng,<br />
nhựa, bao bì, doanh nghiệp<br />
thương mại. Các doanh nghiệp<br />
được chọn vào mẫu có đặc<br />
thù là có giá trị hàng tồn kho<br />
trong tổng tài sản của doanh<br />
nghiệp cao. Về quy mô, những<br />
doanh nghiệp được chọn vào<br />
mẫu bao gồm những doanh<br />
nghiệp có quy mô vừa và<br />
nhỏ (chiếm 50% trong mẫu).<br />
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là<br />
doanh nghiệp có giá trị tài<br />
sản nhỏ hơn 100 tỷ đồng theo<br />
Nghị định 56/2009/NĐ-CP<br />
và TT16/2013/TT-BTC. 50%<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />