Nghiệp vụ quản lý và đánh giá dự án đầu tư: Phần 2
lượt xem 8
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Nghiệp vụ giám sát và đánh giá dự án đầu tư" tiếp tục cung cấp tới người học kiến thức về theo dõi, kiếm tra và đánh giá dự án đầu tư, nhằm hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bị sử dụng không hiệu quả, lãng phí, gây thất thoát... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết cuốn sách tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiệp vụ quản lý và đánh giá dự án đầu tư: Phần 2
- Chưưng 2 GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ D ự ÁN ĐẦU TƯ 2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ NHÙNG VẤN ĐỂ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ D ự ÁN ĐÂU TƯ 2.1.1. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của cóng tác giám sát, đánh giá dụ án đầu tư 2.ỉ . 1.1. Khái niệm, mạc đích giám sát, đánh giá dự án đấu tư Giám sát là quá trình theo dõi cập nhật những thông tin về hướng cùa sự thay đổi, tốc độ của sự thay đổi và mức độ của sự thay đổi trong khi tiến hành dự án. Những thông tin này không nói lẽn quan hệ nhân quả, không phân tích lý do có sự thay đổi cẩn thiết và cũng không nói rõ điểm mạnh, yếu của dự án. Đánh giá dự án là cách phân tích mang tính khách quan và hệ thống (từ khâu lập kế hoạch đến khi triển khai và cuối cùng là hoàn thiện có tính hiệu quả mang tính bền vững đến mức độ nào) cho một dự án nào đó đang được triển khai hoặc đã được hoàn tất. Đánh giá có thể tập trung vào phần thiết kế, thực hiện hoặc kết quả. Mục đích cùa việc đánh giá là nhằm xác định tính thiết thực của mục tiêu cụ thê’ và miíc độ đã đạt được mục tiêu đó cùng vói hiệu quả, mức độ tác động và tính bền vững của dự ấn. Đổng thời mục đích của đánh giá là liên kết các bài học để áp dụng trong quá trình đưa ra quyết định để thực hiện. Yêu cẩu quản lý đầu tư là các chủ thể tham gia quá trình đẩu tư phải thực hiện công tác giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình. Khoản 1 Điều 40a Luật Xây dựng quy định "Dự án đầu tư xây dựng công trình phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn". Giám sát và đánh giá là chức năng quản lý dựa trên kết quả quan trọng giúp tổ chức nâng cao tính hiệu quả trong hỗ trợ phát triển cùa mình. Mục đích chính của giám sát và đánh giá là để các đối tác thực hiện có thể đua ra các quyết định, có đầy đủ thống tin nhàm giúp họ đạt được các mục tiêu phát triển của mình và thể hiện các kết quả đó. Việc giám sát cung cấp cho các nhà quản lý chương trình, các cơ hội để hiểu rõ hơn vấn để, xác định các hỗ trợ chương trình cẩn thiết và giải quyết các vấn để cùa chương trình trong quá trình thực hiện. 62
- Giám sát, đánh giá đầu tư nhằm mục đích sau: - Đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng dịnh hướng phát triển kinh tế, đúng luật pháp. - Thực hiện quản lý nhà nước đổi với hoạt động đắu tư thông qua việc kiểm tra, đánh giá quá trình đẩu tư để đảm bảo đẩu tư phù hợp với quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu đầu tư của các ngành, vùng lãnh thổ, địaphương và cả nước, đúng luật pháp, hạn chế rủi ro, đạt đuợc hiệu quả. - Giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được tình hình, kết quả hoạt động đẩu tư trong loàn bộ nền kinh tế quốc dân, các ngành, các địa phưtmg, các dự án đầu tư; đánh giá sự phù hợp cùa các hoạt động đầu tư với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã dự kiến; phân tích, đánh giá các hoạt dộng đầu tư, dề xuất các chính sách, biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ để nâng cao hiệu quả đẩu tư. - Giúp các ngành, địa phương, chủ đầu tư chuẩn bị và thực hiện đẩu tư các dự án dũng quy định vé quản lý đầu tư và xây dựng, đầu tư đúng mục đích, có hiộu quả, giải quyết nhũng vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế những sai phạm, lãng phí và thất thoát trong đẩu tư. - Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu vể cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ. 2.1.1.2. Ý nghĩa của công tác giám sát, đánh giá đầu tư Yêu cẩu đẩu tư thường lớn và tồn tại liên tục, quá trình đẩu tư xây dựng công trình thường kéo dài nhiểu năm tính từ lúc bỏ dồng vốn dầu tiên cho tới khi dưa toàn bộ năng lực sản xuất dó vào hoạt dộng, suốt thời gian dó lượng vốn đáu tư bị ứ dọng, tách ra khỏi luân chuyển. Trong khi đó lượng vốn lại có hạn vì vậy viộc giám sát, phân tích đánh giá xác định hiệu quả của dự án đẩu tư là một vấn đề rất cần thiết. Việc giám sát và đánh giá đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn đẩu tư được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trường chung cùa nển kinh tế. Hiện nay trong công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư vẫn tổn tại một số hạn chế như: - Còn một sô' đom vị quản lý nhà nước, chù đẩu tư và ban quản lý dự án chua quan tâm đúng mức đến công tác giám sát, đánh giá đẩu tư; - Chưa gửi báo cáo định kỳ theo quy định; - Bên cạnh đó, số lượng vả chất lượng cán bộ giám sát, đánh giá dầu tư chưa đáp ứng được nhiệm vụ do chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản, có hệ thống; - Một số chủ đẩu tư, ban quản lý dự án chưa thực hiện đẩy đù các quy định vể công (ác giám sát, đánh giá đầu tư; - Quy trình và phương pháp thực hiện công việc giám sát, đánh giá đầu tư còn nhiều điểm bất cập. 63
- - Sự phói hợp giữa cát cấp, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa đồng bộ. Các phương tiện, thiết bị, kinh phí phục vụ công tác giám sát, đánh giá đẩu tư còn thiếu và chưa đạt yêu cẩu. Quan trọng nhái là chưa có sự thống nhất về cơ sờ pháp lý đê’ các cư quan quan lý Nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đẩu tư theo đúng quy định. Quá trình đầu tư bao gồm nhiểu bước, nhiều khâu và các công việc rất đa dạng, thời gian thường kéo dài, đặc biệt đối với cấc dự án đẩu tư xây dựng chịu ảnh hường trực tiếp cùa điéu kiện tự nhiên, vì vậy quá trình thực hiện thường xuyên biến động, phát sinh nhiều vấn để không dự tính hết trong kế hoạch hoặc dự toán ngân sách. Việc giám sát, đánh giá giúp cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các chương trình dự án, cho phép các cấp quản lý nắm được cụ thể diễn biến của quá trình đầu tư và có các quyết định xử lý kịp thời, phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khãn, vướng mắc bảo đảm thực hiện chương trình dự án đúng tiến độ, đúng yêu cầu chất lượng và trong giới hạn chi phí được duyệt. Nghị định 113-2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 được ban hành sẽ khắc phục nhũng tồn tại của công tác giám sát, đánh giá đầu tư và thống nhất cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý cùa mình. 2.1.1.3. Yêu cầu giám sát, đánh giá đầu tư Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đẩu tư cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Tổ chức thực hiện công tác giám sáfđầu tư thường xuyên, liên tục trong quá trình đầu tư; đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chật chẽ giữa các ngành, các cấp. - Các dữ liệu, thông tin sử dụng đánh giá đầu tư phải hợp pháp; được thu thập, xử lý, lưu trữ một cách thống nhất, khoa học đáp ứng yẻu cầu theo dõi và đánh giá đầu tư cùa các cơ quan có liên quan trên phạm vi toàn quốc; - Phản ảnh đầy đủ, kịp thôi các nội dung giám sát, đánh giá theo quy định và cácKvấn để tổn tại, vướng mắc phát hiện trong quá trình thực hiộn công tác giám sát, đánh giá đầu tu; Các ý kiến nhận xét, đánh giá phải trung thục, khách quan; Các đề xuất, kiến nghị phải có cãn cứ pháp luật, khoa học và có tính khả thi. - Kịp thời đẻ xuất và kiến nghị các cấp có thẩm quyển các biện pháp xử lý, khắc phục tổn tại, khó khăn trong hoạt động dầu tư của các đối tượng giám sát, đánh giá đẩu tư. Hoạt động kiểm tra, đánh giá là định kỳ nhưng phải theo kế hoạch. Đối với mỗi dự án, căn cứ vào nguồn lực, tài chính để lập kế hoạch kiểm tra tính khả thi, không yêu cầu tất cả các dự án trong một kỳ phải kiểm tra và đánh giá hết, mà tuỳ theo nguồn lực tài chính, con người mà có kế hoạch cho phù hợp. Ngoài ra, việc đánh giá đẩu tu đối với các dự án nhóm B trờ lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng giai đoạn thực hiện. 64
- 2.1.1.4. N hiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ sau: - Theo dõi, kiểm tra thường xuyên (giám sát) quá trình đầu tư trên cơ sở: + Các dữ liệu của cơ quan giám sát; + Các báo cáo thường kỳ; + Các hoạt động kiểm tra tại chỗ. - Đánh giá đẩu tư: + Đánh giá tổng thể vể quản lý đầu tư; + Đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư; + Đánh giá mức độ hoàn thành; + Đánh giá hiệu quả đầu tư. Đối với hoạt động giám sát, đánh giá tổng thế đầutư: Phán ánh trung thực tình hình (quy mô, nhịp điệu, tốc độ, cơ cấu, tiến độ,...) vàkết quá, hiệu quả đấu tư của nén kinh tế, ngành, địa phương; đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch trong từng thôi kỳ hay từng giai đoạn; đánh giá, phân tích nguyên nhân ảnh hướng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp năng cao hiệu quả đẩu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau. Đối với hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư: Theo dõi, kiểm ưa quá trình ra quyết định đẩu tư các dự án đảm bảo thực hiộn theo đúng quy hoạch, kế hoạch, chương trình được phê duyệt; kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư, cùng với chủ đầu tư phát hiện những vấn đề phát sinh, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí, chất lượng, hiệu quả đẩu tư và để xuất các giải pháp để kiến nghị cấp có thẩm quyén hoặc cơ quan có liên quan xử lý kịp thời, phát huy các yếu tố tích Cực, khắc phục các thiếu sót, các trở ngại trong quá trình thực hiộn dự án. 2.1.2. VỊ trí, vai trò của công tác giám sát và đánh giádự án đầu tư Theo đánh giá cùa Bộ K ế hoạch và Đầu tu, hiện nay một số bộ, ngành địa phương chưa chú trọng công tác báo cáo giám sát, đánh giá đẩu tư định kỳ theo quy định. Sô' lượng và chất lượng cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do chua được đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản, có hệ thống. Sự phối hợp giữa các cấp, chù đầu tư, ban quản lý dự án chưa đổng bộ. Các phương tiện, thiết bị, kinh phí phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư còn thiếu và chưa đạt yêu cầu. Quan trọng nhất là chưa có sự thống nhất vẻ cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động dầu tu theo đúng quy dịnh. Nhận định của Bộ Kế hoạch và Đẩu tư tại bản báo cáo tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tư năm 2009, (vân bản gửi trình Thủ tướng Chính phủ): “Việc chấp hành chế độ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc, có hiện tượng buông lỏng trong thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư”. 65
- Một vài so'liêit cập nhật'. - Giám sát, đánh giá còn mang lính hình thức: tính đến ngày 20/3/2010 mới có 65 co quan gửi báo cáo tông ihc tình hình thực hiện đẩu tư năm 2009, chiếm 54,2% tổng sò đơn vị được yêu cầu gửi báo cáo; trong đó, có 40/63 tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương gửi báo cáo (tỷ lệ 63,5%); 10/30 cơ quan bộ và tương đương (chiếm 33,3%); 2/8 cơ quan thuộc Chính phủ (25%) vả 13/19 tập đoàn kinh tế và Tổng công ly 91 (68,4%). - Tỉ lệ các cơ quan có gứi báo cáo giám sát, dánh giá đầu tư giảm nhiều so với nãm trước, Bộ Kế hoạch và Đẩu tư cho biết: Trước đó, có tới 102 cơ quan gứi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm 2008, tương đương tỷ lộ khoáng 85%. Báo cáo năm 2007 có tới 60,3% sô' cơ quan gửi; năm 2006 cũng đạt 68,7%... - Đầu tư còn dàn trải, chậm tiến độ. Tinh trạng châm tiến độ vẫn chưa được khắc phục, còn có xu hướng tăng hơn so với các nãm trước. Đây là vấn đề cẩn được quan tâm, vì chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu tâng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đẩu tư của dự án. Còng tác giám sát, đánh giá đẩu tư được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đẩu tư các chương trình, dự án đầu tư (từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn khai thác vận hành dự án đầu tư). Giám sát, đánh giá đẩu tu được thực hiện một cách liên tục, song song với các hoạt động đẩu tư và là một nhiệm vụ quan trọng của các chú thể quản lý đầu tư. Giám sát, đánh giá chương trình dự án đầu tư với vai trò là một hoạt động quản lý, là công cụ để đạt được các mục tiêu quản lý trong từng giai đoạn và mục đích cuối cùng cùa hoạt động đầu tư. Nhờ việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tu giúp các chủ thể quán lý đẩu tư các cấp nắm được tình trạng thực tế ở các dự án, các khó khăn, trở ngại cũng như phát hiện nguy cơ phá vỡ kế hoạch hoặc sai khác với dự kiến ban dầu, khả năng rủi ro, trên cơ sở đó có các biện pháp xử lý kịp thòi và có hiệu quả bảo đảm mục tiêu đáu tư. Công tác giám sát, dánh giá đẩu tư còn giúp các cấp quản lý đầu tư tổng kết, đúc rút kinh nghiệm quản iý các chương trình, dự án đầu tư để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong tương lai, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, tính chuyên nghiệp của các chủ thể tham gia quá trình dầu tư. Một trong các yêu cầu của việc xây dựng chính sách, luật pháp quản lý đầu tư là bảo đảm tính khả thi của chính sách, luật pháp được ban hành. Vì vậy, việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tế công tác giám sát, đánh giá đầu tư sẽ là cãn cứ thực tế sinh động để xây dựng, xem xét thông qua và ban hành và nhờ đó bảo đảm tính khả thi các chính sách, luật pháp vể quản lý đầu tư. Tóm lại: Cõng tác giám sát, đánh giá đẩu tư nhằm hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước bị sử dụng khống hiệu quá, lãng phí, gây thất thoát. 66
- 2.1.3. Cơ sở pháp lý đê’ tổ chức và tiến hành cóng tác giám sát và đánh giá dự án dầu tư Trước đây, việc giám sát đẩu tư dự án chỉ được thực hiện theo Thông tư 03/2003/TT- BKHĐT ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu lư. Việc giám sát, đánh giá dự án thường tập trung chủ yếu vào các khâu như: quá trình thực hiện dự án, triển khai các công việc của các bên liên quan từ chủ đầu tư, nhà thẩu, tư vấn giám sát. Công tác giải phóng mặt bằng cũng như năng lực, tiến độ triển khai, bàn giao mặt bằng của chính quyển địa phương cũng được cập nhật thường xuyên. Và kết thúc báo cáo giám sát thường là những kiến nghị, để xuất để dự án triển khai hợp lý và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hầu hết các chủ đẩu tư cũng thừa nhận, mặc dù thực hiện giám sát thường xuyên nhung chất lượng của việc giám sát này đến đâu thì vẫn chưa có đơn vị nào đánh giá cụ thể. Hiện nay, có thể thấy công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư vẫn tồn tại một sỏ' hạn chế có thể kế ra như: một số đcm vị quản lý nhà nước, chù đầu tư và ban QLDA chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư; chưa gửi báo cáo định kỳ theo quy định. Bén cạnh đó, số lượng và chất luợng cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được nhiệm vụ; một số chủ đầu tư, ban QLDA chưa thực hiện dẩy đù các quy định về công tác giám sát, đánh giá đẩu tư; quy trình và phương pháp thực hiện công việc còn nhiểu điểm bất cập. Hơn nữa, Thông tư 03/2003/TT-BKHĐT chưa quy định rõ được trách nhiệm của các bên liên quan vể hoạt động giám sát này như: chù đầu tư giám sát đến đâu, trách nhiệm của nhà thẩu, tư vấn ra sao, chính quyền các địa phương có dự án đi qua như thế nào, cơ quan chù quản và các bô ngành liên quan thục hiộn giám sát ở những khâu nào,... 2.1.3.1. Các luật liên quan đến giám sát, đánh giá đẩu tư Các luật liên quan điểu chinh trực tiếp là Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, trong hai văn bản luật nảy đểu có các điểu khoản quy định về giám sát, đánh giá đầu tư. Cụ thể: * Điều 84 Luật Đẩu tư (theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư) quy định: 1. Cơ quan nhà nước quản lý vé đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung theo dõi, đánh giá đẩu tư bao gồm: a) Việc ban hành vân bản hướng dẵn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiộn các quy định của pháp luật vể dầu tư; b) Tinh hình thực hiện các dự án đẩu tư theo quy định của giấy chứng nhận đầu tư; c) Kết quả thực hiện đẩu tư cùa cả nước, các bộ, ngành và các địa phương, các dự án đẩu tư theo phân cấp; d) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đẩu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật vể đầu tư.. 67
- * Điều 40a Luật Xây dựng (sửa đổi bố sung theo khoản 3, Điéu 1, Luật sỏ 38 vé Luật sửa đổi, bổ sung một sô' điều cùa các luật liên quan đến đầu tư xây dưng cơ hán) quy định giám sát. dánh giá dự án đáu tư xây dựng công trình Iihư sau: 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải được giám sát, đánh giá phù họp với lừng loại nguồn vốn: a) Đối với dự án sứ dụng 30% vốn nhà nước trở lẽn, cơ quan nhà nuớc có thẩm quyển thực hiện giấm sát, đánh giá toàn bộ quá trình đẩu tư theo nội dung và các chì tiêu đã được phê duyệt; b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với các quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư và báo vệ môi trường. 2. Chính phú quy định cụ thế nội dung giám sát, đánh giá và việc tổ chứcthựchiện giám sát, dánh giá dự án dầu tư xây dựng công trình. 2.1.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan * Nghị định sô' 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư sẽ có hiệu lực thi hành. Nghị định này có rất nhiều điểm mới, đạc biệt phần định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan trong việc giám sát dự án và hạn chế tình trạng lãng phí, gây thất thoát, sử dụng không đúng mục đích nguổn vốn của Nhà nước. Khoản b) mục 2 Điểu 19 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP quy định: Đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nưóe trờ lên, chủ đẩu tư không thực hiệnđầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đáu tư cán báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý vé hành chính (2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, để nghị hình thúc cảnh cáo; 3 kỳ liển không có báo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đẻ nghị chuyển công tác những người liên quan thực hiện nhiệm vụ đó). Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 2 kỳ liền hoặc 3 kỳ Irở lên trong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau. Theo Nghị định 113/2009/NĐ-CP, cơ quan quản lý dự ấn có quyển kiểm tra dự án ờ các khía cạnh: lập, thẩm định và phê duyệt dự án; đấu thẩu; đển bù giải phóng mặt bằng; tái định cư; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiộn dự án; bảo vệ môi trường... Ngoài ra, chủ đầu tư phải nộp các báo cáo đánh giá dự án ban đầu, giữa kỳ và khi kết thúc dự án. Nghị định số 113/2009/NĐ-CP cũng quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyẻn hạn cùa Bộ Kế hoạch và Đẩu tư, các bộ và cơ quan ngang bộ khác, các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, chủ dầu tư, ban quản lý dự án... v é nội dung chế tài: chủ đẩu tư phải chịu trách nhiệm pháp luật về các hậu quà do viộc không thực hiện quy định vể giám sát đẩu tư hoậc báo cáo sai tình hình thực tế. Việc không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo cũng có thể khiến các chủ đầu tư bị xử lý hành chính. 68
- Có thể nói, Nghị định 113/2009/NĐ-CP được ban hành sẽ khắc phục những tồn tại cùa cõng tác giám sát, đánh giá đầu tư và thống nhút cơ sớ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước tố chức giám sát, dánh giá toàn bộ hoạt động dầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình. Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa lất quan trọng để đổng vốn, nhất là đồng vốn nhà nước, được sứ dụng đúng mục tiêu và đám báo sự tăng trưởng chung của nén kinh tế. * Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư sò 22/2010/TT-BKH ngày 02/12/2010 quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đẩu tư. Thông lư có hiệu lực thi hành từ ngay 16-01-2011. * Ngày 18/4/2005, Thú tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế giám sát đầu tư công cộng. Theo quy chế, người dân được khuyến khích theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư. Qua quá trình giám sát, dân phát hiện, kiến nghị về các việc làm vi phạm các quy định vể quàn lý đầu tư để kịp thôi ngăn chặn và xú lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước. Phạm vi giám sất được quy định với các chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước và khổng thuộc diện bí mật quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đổng trên địa bàn của xã; các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đổng hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp cùa các tổ chức, cá nhân cho xã... Theo quy chế trên, công dân giám sát các dự án đẩu tư trên địa bàn xã thông qua ban giám sát đẩu tư của cộng đổng (do Mặt trận Tổ quốc thành tập). Ban này được trao một số quyển đảm bảo công tác giám sát đạt hiệu quà. 2.1.4. Nguyên tác tổ chức và tiỂn hành còng tác giấm sát và đánh giá dự án đầu tu Giám sát và đánh giá dự án đầu tư được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau: 2.1.4.1. H oạt động giám sát và đánh giá d ự án đẩu tư phải tiến hành liên tục trong suốt quá trình đẩu tư Quá trình đầu tư là quá trình bỏ vốn của nhà đấu tư vào đối tượng đầu tư, vì vậy việc giám sát và đánh giá dự án đầu tư phải được tiến hành ngay từ giai đoạn đẩu (chuẩn bị đẩu tư) của quá trình này đến giai doạn cuối (khai thác, vận hành) trong chu trình dự án đầu tư. Mỗi giai đoạn đầu tư phải thực hiện các công việc khác nhau, có nội dung, yêu cầu riêng và có mối quan hệ chật chẽ với nhau, vì vậy việc giám sát và đánh giá phải thực hiện một cách liên tục trong quá trình đầu tư đế nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời, đổng bộ các vấn đề phái sinh trong quá trình đầu lư. 69
- 2.1.4.2. Phải có các tiéu chuẩn, tiéu chí hoặc tài liệu gốc làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá Giám sát, dánh giá bất kỳ một hoạt động nào đó là việc xem xét quá trình thục hiện hoạt động đó có theo đúng các quy định và những điều dự kiến trước hay không? Kết quả đạt được bao nhiêu? Mức độ đạt được thực tế so với kết quả dự định hoặc kỳ vọng thế nào? Như vậy đòi hỏi việc giấm sát, đánh giá dự án đầu tư trưởc hết cẩn có hệ thống các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn, các tài liệu làm gốc để so sánh đối chiếu như: các thông số kinh tế - kỹ thuật trong hổ sơ dự ấn, kế hoạch tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu hiệu quả khai thác, sử dụng dự án v.v... Trong giám sát, đánh giá dự án đầu tu, các tài liệu nói trên phải đàm bào tính pháp lý, có căn cứ khoa học và thực tế. Tiêu chuẩn, tiêu chí và tài liệu là những tư liệu, thông số cẩn có phục vụ cho các chủ thể tham gia giám sát, đánh giá dự án và có yêu cầu, nội dung thích hợp với từng cấp. Tính đầy đủ và chuẩn xác của các tư liệu như vậy là cơ sở để đảm bảo hiệu quả cùa còng tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư. 2.1.4.3. Các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và m inh bạch Để dạt đuợc mục đích giám sát và đánh giá dự án đấu tư (như đã trình bày tại phần 1) thì việc đảm bảo thông tin đầu vào có ý nghĩa quyết định. Hệ thống thõng tin đầu vào của quá trình giám sát, đánh giá dự án gổm: cơ sở dữ liệu vể dự án và các tài liệu báo cáo vể dự ấn cập nhật thưòng xuyên của các chủ thể quản lý ờ các cấp (chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước vẻ đầu tư các cấp, các tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư v.v.. .)■ Ngoài thông tin từ cơ sở dữ liệu của các chủ thể quản lý dự án đẩu tư, định kỳ theo chế độ quy định (theo Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 vẻ giám sát và đánh giá đầu tư và Thông tư 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đẩu tư). Tuy nhiẽn, kết quả hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư phụ thuộc vào tính đẩy đủ, kịp thời và chát lượng của các thông tin được cung cấp. Yêu cẩu đảm bảo chất lượng cùa các tài liệu báo cáo và đảm bảo sự chuẩn xác, trung thực và minh bạch. Hệ thống thông tin đảm bảo các yêu cầu nêu trên giúp người thực hiện giám sát, đánh giá dự án dầu tư xem xét, phân tích, đánh giá phát hiện, dưa ra các kết luận chuẩn xác. kiến nghị xử lý kịp thời các vấn để trong quản lý dự án để hoàn thành mục tiêu đầu tư. 2.1.4.4. Người thục hiện giám sát, đánh giá phải khách quan; H oạt động giám sát, đánh giá phải toàn diện, đồng bộ các vấn đế liên quan đến quá trình đấu tư Để đảm bảo nhận xét, đánh giá dự án một cách xác đáng, chỉ ra đúng ca khó khăn, vướng mắc hay các thiếu sót trong quá trình đầu tư dự án để có biện pháp khắc phục kịp thời, đòi hòi người thực hiện giám sát, đánh giá phải công tâm, khách quan. 70
- Việc giám sát và đánh giá dự án đầu lư được bál đẩu từ chú dầu tư qua việc cung cấp thông tin, tài liệu và kết quà tự xem xét. đánh giá cúa ìninhi. Nên việc phản ánh tình hình và kết quá thực hiện dự án trong từng giai đoạn đầu tư pháii đám bảo tính khách quan là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Bất kỳ lý do gì dé nhiững người tham gia giám sát, đánh giá dự án đầu tư, kể cả cơ quan cấp trẽn, cơ quan nhà nước có thấm quyển vi phạm nguyên tắc này đều dẫn tới sự nhìn nhận sai lệch, méo mió tình hình và dẫn đến những sai lầm, vô hiệu hóa mục tiêu và tác dụng của cóng tic giám sát, đánh giá đẩu tư. Hoạt động đẩu tư, bàn thân nó gồm nhiều giai doạn, inhiểu khâu và các hoạt động phức tạp, tiến hành trong thời gian dài. Vì vậy việc giám Siát, đánh giá đầu tư nói chung và của từng dự án cụ thế cần phải nhìn nhận, xem xét mộit cách toàn diện, đổng bộ các khâu, các mặt (kinh tế - kỹ thuật, tổ chức quan lý, v.v...)' mới có thể đưa ra những kết luận, nhận xét, đánh giá một cách thỏa đáng, cụ thể, chính xác từ đó có các giải pháp tác động một cách hiệu quả. 2.1.4.5. Việc xem xét, nghiên cứu đánh giá phải có đủ cứ liệu và có phương pháp khoa học, phù hợp với đối tượng và nội dung đánh giá Giám sát và đánh giá dự án đẩu tư đòi hỏi phải có kiếm thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đẩu tư và kỹ năng thực hiộn nhất định. Vì vậy, Ithục hiện nhiệm vụ ờ các chù thể quản lý các cấp cẩn có cách tiếp cận và phương pháp Ithích hợp (ghi chép, cập nhật thông tin tài liệu, phương pháp tính toán, phân tích v.v...). Yêu cầu về thông tin và phương pháp giám sát, đánh giá trong từng giai đoạn đầu tư, từng nội dung nghiên cứu, xem xét và đánh giá dự ãn kháic nhau. Người thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư cần được đào tạo, bồi duỡng các kiến thức và kỹ năng thích hợp để có đủ nàng lực thực hiện các công viộc đó, đặc biộit việc nghiên cứibđề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt dộng, nâng cao hiệu quả đáu tií cần có cả kiến thức chuyên môn của ngành và lĩnh vực nghiên cứu, cũng như các kinh nghiệm thực tế nhất định. 2.1.4.6. Các giải pháp đé xuất, kiến nghị phải thiết thục, cụ th ề và đám bảo tính khả thi Mục đích hàng đầu cùa hoạt động giám sát, đánh giá d ự án đẩu tư là phát hiện các vấn để khó khăn, vướng mắc, nguy cơ rủi ro, thiếu sót trong quản lý để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý dự án (đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, trong giới hạn chi phí cho phép, an toàn và đảm bảo môi trường). Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp (kinh tế - kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý, v.v...) nhằm giải quyết các vấn để nêu trẽn cần sát thực, cụ thể và mang tính khả thi cao, đảm bảo để chủ đầu tư có thể thực hiện được các mục tiêu quản lý đã đẻ ra. 2.1.4.7. K ết quả giám sát, đánh giá phái được x ử lý và phản h ổ i tích cực Tác dụng của hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu lư giúp chủ thể quản lý dự án các cấp nắm được tình hình, kết quà ihực hiện dự án, nhậm được sự phản ánh và kiến nghị của chú đẩu tư hoặc các đơn vị quán lý cáp dưới đẽ có các hành vi quản lý thích 71
- hợp (chi đạo. dưa ra các quyết định diều chinh, bố sung nguón lực, cơ chế, chính sách, V.V. .) nhàm dạt dược mục tiêu đáu lư. Yêu cầu việc xứ lý kết quá giám sát, đánh giá dụ án đáu tư I» các cấp quán lý phái kịp thời và phán hói nhanh ch ón g đến cấp dưới và chú đẩu lư đế triển khai thực hiện các giái pháp đã dược quyết định. 2.1.4.8. Giám sát, đánh giá dự án đấu tư phải được tiến hành đối với tất cả các loại dự án đấu tư Tuy nhiên, trong khuôn khổ cúa pháp luật hiện hành và yêu cầu thực tế hiện nay công tác giám sát, đánh giá trước hết thực hiện đối với các dự án đẩu tư trực tiếp sứ dụng tất cả các nguồn vốn. 2.1.5. Phạm vi và đối tượng của việc giám sát và đánh giá dự án đáu tư 2.1.5.1. Phạm vi giám sát, đánh giá dự án đẩu tư Giám sát, đánh giá đẩu tư nói chung được thực hiện đối với hoạt động đẩu tu trong phạm vi cá nước (gọi là giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư) và đối với từng chương trình, dự án đẩu tư cụ thê’ (gọi là giám sát, đánh giá dự án đầu tư). Trong đó công tác giám sát, đánh giá tổng thê đẩu tư còn có thể được thực hiện theo từng vùng lãnh thổ (tính, thành phố trực Ihuộc trung ương, vùng kinh tế), từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế. v ể nguyên tắc giám sát, đánh giá dự án đầu tư phải được tiến hành đối với tất cà các loại dự án đầu tư. Tuy nhiên trong khuôn khổ pháp luật hiện hành và yêu cẩu thực tế hiện nay công tác giám sát, đánh giá trưóc hết thực hiện đối với các dự án đáu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn vốn. Dự án dẩu tư sử dụng các nguồn khác nhau có yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá, áp dụng các quy định pháp lý khác nhau. Ngày 15/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP quy định việc giám sát và đánh giá các dự án đầu tư trực tiếp trong nước sử dụng các nguồn vốn cùa nhà nước như: - Các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước bao gồm cả vốn Hổ trợ phát triển chính thức (ODA); - Các dự án đẩu tư sử dụng vổn tín dụng đầu tư phát triển, vốn tín dụng do Nhà nước báo lãnh, các vốn khác do Nhà nước quản lý; - Các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác như: vốn tín dụng thương mại, vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp cúa nước ngoài, v.v... ; - Nhà nước chưa quy định cụ thể việc giám sát, đánh giá các dự án đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài (thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ); Phạm vi giám sát đáu tư cùa cộng đổng được thực hiện theo quy định của Thú tướng Chính phủ tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 cụ thê là: + Các chương trình, dự án đầu tư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) có sử dụng vốn nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật có ánh hướng trực tiếp tới cộng đồng trẽn địa bàn của xã, phường; 72
- + Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bầng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã, phường; + Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác trẽn địa bàn xã, phường. 2.1.5.2. Đ ài tượng thực hiện giám sát, đánh giá dự án đấu tư Đối tượng áp dụng của việc giám sát, đánh giá đẩu tư cúa Nhà nước gồm: - Các chương trình, dự án đẩu tư; - Các chủ thể liên quan bao gồm: + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án (chú đầu tư. người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý chù đẩu tư); + Cơ quan quản lý nhà nước vể đầu tư; + Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư. Đối tượng chịu sự giám sát đẩu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phù tại Quyết định sô' 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 cụ thể là: - Cơ quan có thẩm quyển quyết định đẩu tư, người quyết định đầu tư dự án; - Chú đầu tư, ban quản lý dự án; - Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát thi cổng, nhà thẩu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liộu của dự án (sau đây gọi chung là các nhà thầu). 2.1.6. Các khái niệm cơ bản về giám sát và đánh giá dự án đầu tư Các tài liệu nghiên cứu trong nước và trẽn giói có nhiều định nghĩa khác nhau về các thuật ngữ liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư tùy thuộc mục đích, góc độ nghiên cứu vả phạm vi xem xét của các tài liệu dẫn chiếu. Phù hợp với mục đích và phạm vi xem xét của tài liệu này, các thuật ngữ liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư được hiểu theo các quy định tại Nghị định sổ 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư như sau: 1. “Giám sát, đánh giá đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ đạt được cùa quá trình đẩu tư so với yêu cầu và mục tiêu đầu tư. Giám sát, đánh giá đầu tư gồm giám sát, đánh giá dự án đẩu tư và giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư. 2. “Giám sát dự án đầu tư” là hoạt động theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tu của dự án theo các quy định vẻ quản lý đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả cùa dự án. 3. “Theo dõi dự án đẩu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đám chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. 73
- 4. “Kiểm ira dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhàm kiếm tra việt chấp hành quy định vé quán lý dư án cùa các cơ quan, tổ chức, cá nhán liên quan; phái hiện kịp thời những sai sót, yếu kém vé quán lý dự án theo quy định cúa phap luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý nhũng vướng mác, phai sinh, việc làm sai quy định vể quản lý dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn để đã phát hiện. 5. “Đánh giá dự án đáu tư” là hoạt động định kỳ theo kê hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đẩu tư dự án hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá dự án đẩu tư bao gồm: đánh giá ban đẩu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, dánh giá tác động vả đánh giá đột xuất. 6. “Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đẩu thực hiện dự án, nhàm xem xét tình hình thực tế của dự án so với thòi điểm phê duyệt dự án để có biện pháp xử lý ngay từ khâu thiết kế kỹ thuật, lập kế hoạch thực hiện dự án. 7. “Đánh giá giữa kỳ” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với dự án được thực hiện theo nhiều giai doạn), nhầm xem xét quá trình thực hiện dự án từ khi bất đẩu triển khai để đề xuất các điều chỉnh cẩn thiết. 8. “Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được của dự án, rút ra các bài học kinh nghiệm. 9. “Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ ngày đưa dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bén vững và tác động kinh tế - xã hội của dự án so với mục tiêu đặt ra ban đầu. 10. “Đánh giá đột xuất” là đánh giá đuợc thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện dự án. 11. “Giám sát tổng thể đầu tư” là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch quá trình thực hiộn đẩu tư ở các cấp của các ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đẩu tư theo quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả. 12. “Theo dõi tổng thể đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và dể xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư. 13. “Kiểm tra tổng thể đẩu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định vể quản lý đẩu tư của các cấp, các ngành; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém, bảo đảm việc quản lý đầu tư đúng quy định cùa pháp luật; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời 74
- những vướng mắc, phát sinh hoặc việc làm sai quy định về quản lý đẩu tư; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn dề đã phát hiện. 14. “Đánh giá tổng thể đẩu tư” là hoạt động định kỳ theo kê hoạch nhằm phân tích, đánh giá kết quả đáu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau. 15. “Dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trờ lên” là dự án đầu tư có thành phần vốn nhà nước tham gia chiếm từ 30% tổng mức đẩu tư của dự ấn trờ lên và được xác định tại quyết định phê duyệt dự án. Việc xác định tý lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án được tính theo lừng dự án cụ thể. 16. “Dự án đẩu tư sử dụng nguồn vốn khấc” là dự án đầu tu không sử dụng vốn nhà nưốe hoặc có thành phần vốn nhà nưóe tham gia nhỏ hơn 30% tổng mức đẩu tu của dự án. 17. ‘Tổng công ty 91” là Tổng công ty cùa nhà nước được thành lập theo Quyết đinh số 9 1/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phú vể thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. 2.1.7. Nội dung giám sát và đánh giá đầu tu Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư gổm giám sát, đánh giá dự án đầu tu và giám sát, đánh giá tổng thể đẩu tư. Gìàm sàt chuẩn bị đáu tư G sát, đãnh giá iám thực hiện đẩu tư Đánh giá sau thực hiện dự ân 2.1.4.1. N ội dung giám sát, đánh giá tổng th ể đáu tư A ) Giám sát tổng th ể đầu tư Khái niệm: Giám sát tổng thể về đẩu tư là theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ờ các bộ, ngành, các địa phương. Nội dung giám sát tổng thế đấu tư: + Thực hiện các quy định trong công tác chuấn bị đầu tư; 75
- + Thực hiện các quy định trong quá trình thực hiện đẩu tư; + Phán tích các nguyên nhân thực hiện tốt và chưa lối Quy chê' quản lý đẩu tư và xày dụng; phát hiện những vấn để bất cập, kiến nghị bố sung, sứa đổi Quy chế hiện hành B) Đánh giá tổng th ể đẩu tu Khái niệm: Đánh giá tổng thể vé đẩu tư là phản ảnh tình hình, đánh giá mức độ đại dượt, phân tích nguyên nhân, tìm biện pháp nâng cao hiệu quả đẩu tư Nội dung đánh giá tổng thê đầu tư bao gồm: a) Đánh giá tổng thể đẩu tư của nền kinh tế, ngành và địa phưcmg, vùng lãnh thổ: - Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nển kinh tế, ngành, địa phương theo các chí tiêu phản ảnh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quá đẩu tư. - Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước. - Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau; Đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Đánh giá tổng thế đầu lư toàn bộ nén kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đẩu tư phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cẩu của Chính phú. Đánh giá tổng thể đầu tư của ngành, địa*phương do bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện hàng năm và trong từng thời kỳ kế hoạch (thường là 5 năm). Giám sát, đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư do bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện 6 tháng một lẩn. Giám sát toàn bộ nền kinh tế b) Đánh giá tổng thể vé quản lý đẩu tư: Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định vể quản lý đẩu tư ớ các bộ, ngành và địa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời vể mặt cơ chế, chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế, gồm: 76
- - Đánh giá tình hình triển khai cùa các bộ, địa phương và các cấp vể việc: + Thực hiện các quy định trong công tác chuẩn bị đầu tư: Trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đẩu tư; Sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước trong việc ra quyết định đẩu tư; + Thực hiện các quy định trong quá trình thực hiện đẩu tư: Quản lý sử dụng đất đai, đén bù giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn vốn, trình tự xây dựng cơ bản (lập, phê duvệl thiết kế, tổng dự toán,..), tổ chức đấu thầu và các quy định cụ thể khác về thực hiện dự án đầu tư. - Phân tích cấc nguyên nhân thực hiện tốt và chưa tốt Quy chế quản lý đẩu tư ở các bộ, ngành, địa phương; Phát hiện các vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế và để xuất các giải pháp xử lý kể cả các kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành. 2.1.4.2. N ội dung giám sát, đánh giá dự án đấu tư Giám sát, đánh giá dự án đẩu tư là hoạt dộng giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn của dự án, gồm: A) Giám sát chuẩn bị đầu tư Giám sát chuẩn bị đẩu tư là viộc theo dõi, kiểm tra cùa cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định dầu tư của dự án. Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiẽn cứu, khảo sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau: - Kiểm tra sự đảm bảo các quy định vể pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án); kiểm tra nội dung quyết định đầu tư; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết định dầu tư đối vói dự án. Đối với dự án sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác chỉ xem xét và đánh giá vể sự phù hợp của quyết định đẩu tư với quy hoạch của ngành và địa phương. - Đánh giá tổng thể về tính khả thi cùa quyết định đầu tư theo những yếu tồ' chủ yếu của dự án (mục tiêu, quy mô, cỏng nghệ, tiến độ. vốn, nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư); làm rõ những mâu thuẫn (nếu có) giữa quyết định đầu tư và nội dung dự án. 77
- Đói với dụ án sư đụng vốn huy động cua doanh nghiệp và các nguồn vốn khác chỉ xem xét, đánh giá về mục tiêu, quy mô và bảo đảm mõi trường cúa dự án. - Đánh giá vé năng lực cùa chủ đầu lư (năng lực về tài chính và chuyên môn. kinh nghiệm quản lý dự án). B) Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đẩu tư Giám sát, đánh giá quá trinh thực hiện dự án đẩu tư là việc theo dõi, kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư. Nội dung giám sát đánh giá quá trình thực hiện đẩu tư bao gồm: - Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án, gồm: + Việc chấp hành các quy định vể lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tống dự toán, dự toán; công tác đấu thầu; điểu kiện khởi công xây dựng,.... + Việc bô' trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án; việcthanh toán trong quá trình thực hiện dụ án. + Việc thực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án; các yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Kiếm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chê độ quy định cùa Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án. - Đánh giá năng lực cúa ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đẩu tư đã lựa chọn. - Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chù yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân), ảnh hướng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư. - Trên cơ sờ theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện nhũng vấn để phát sinh (thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác để thực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc vể cơ chế, chính sách cán giải quyết. - Để xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyẻn quyết định đẩu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đẩu tư. Đối với dự án sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gồm một số nội dung sau: - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng dất dai. - Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án. Đối vái dự án sử dụng nhiều nguồn vốn: nội dung giám sát, đánh giá được áp dụng theo nguồn vốn sử dụng đẩu tư cho từng hạng mục trong trường hợp có thể tách riêng được nguồn vốn cho từng hạng mục, hoặc theo nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong trường hợp không tách riêng được nguồn vốn sử dụng cho từng hạng mục, hoặc theo 78
- phương thức quản lý áp dụng cho dự án đã được thoà thuận của cấc thành viên đối với các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành phẩn. C) Đ ánh giá sau thực hiện d ụ án đẩu tư a) Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư là việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đẩu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Nội dung đánh giá kết thúc quá trình đẩu tư bao gồm: - Đối chiếu nội dung và kết quả thực hiện đẩu tư với quyết định ban đầu để thấy rõ những sai lệch, điều chỉnh các yếu tố của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư. Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư cần kết hợp với việc nghiệm thu công trình để nắm được toàn diộn các vấn để liên quan đến dự án như sự đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và chất lượng công trình.... - Đánh giá việc thực hiện quyết toán công trình và giá trị tài sản cô' định mới tăng. - Xác định các nguyên nhân phát sinh khối lượng hoặc điều chỉnh thiết kế trong quá trình thực hiện đầu tư; xem xét cãn cứ pháp lý, tính khả thi về mặt kỹ thuật vả mức chi phí các giải pháp khắc phục các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Đánh giá kết thúc quá trình đẩu tư đối với dự án không muộn hơn 6 tháng kể từ khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng. b) Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án Đánh giá quá trình khai thác vận hành dự án được thực hiện vào thời điểm thích hợp như khi mới đưa vào khai thác, sử dụng hay khi đạt được công suất thiết kế, khi sản xuất ổn định,... Nội dung đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án bao gồm: - Đánh giá hiệu quả dầu tư trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế dạt dược trong quá trình khai thác, vận hành. - Phân tích tác động đối với dự án về các mặt sử dụng đất đai, chính sách về tài chính, xã hội, mỏi trường, năng lực quản lý cùa chủ đầu tư, biến động cùa thị trường tới hiệu quả của dự án. - Để xuất các biện pháp để đảm bảo khai thác, vận hành dự án có hiệu quả. G hi chú: Nội dung cụ thể của công tác giám sát, đánh giá đẩu tu được phân thành ba nội dung chính. Đó là: - Giám sát, đánh giá dự án đẩu tư sừ dụng 30% vốn nhà nước trở lên trình bày trong mục 2.2; - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác trình bày trong mục 2.3; - Giám sát và đánh giá tổng thể dự án đẩu tư trình bày trong mục 2.4. 79
- 2.2. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ D ự ÁN ĐẦU T ư s ử DỤNG 30% VỐN NHÀ NƯỚC TRỎ LÊN 2.2.1. Mục tiéu, yèu cầu chung 2.2.1.1. M ục tiêu "Dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trớ lên là dự án đẩu tư có thảnh phán vốn nhà nước tham gia chiếm từ 30% Tổng mức đẩu tư của dự án trở lên và được xác định tại quyết định phê duyệt dự án". Giám sát, đánh giá dự án đẩu tư nói chung và giám sát, đánh giá dự án đẩu tư sử đụng 30% vốn nhà nước trớ lên nói riêng nhằm mục tiêu cuối cùng là đạt được mục tiêu và hiệu quá cùa dự án đầu tư. Trong giai đoạn thực hiện dự án, việc giám sát, đánh giá dự án dầu tư nhằm bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ, đáp ứng yêu cẩu chất lượng theo thiết kế, trong giới hạn chi phí được duyệt, tiết kiệm vốn và hạn chế thất thoát, chống lãng phí và bảo đảm an toàn, mòi trường. Thông qua công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư giúp các cơ quan quản lý đầu tư nắm được tình hình thực hiện dự án, kết quả và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đê có biện pháp tháo gỡ, khắc phục nhằm đẩy mạnh tiến độ, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí đầu tư. Thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư bằng vốn nhà nước nhàm quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư từng dự án làm cơ sờ đẩu tư chung trong nén kinh tế quốc dân. Việc giám sát, đánh giá
- cung như việc giám sát chặt chẽ việc thực hiện của chú (lẩu lư vẻ các quyết định cùa các cơ quan quản lý cấp trên; - Việc đánh giá dự án đầu tư phải do các đơn vị, tổ chức tư vấnhoặcchuyên gia có đủ điẻu kiện năng lực theo quy định thực hiện; - Công tác giám sát, đánh giá dự án đẩu tư cần được tổng kết, đánh giá à từng cấp quản lý để có chính sách, biộn pháp quản lý thích hợp. 2.2.2. Theo dõi dự án đầu tư Theo Nghị định 113/2009/NĐ-CP việc giám sát dự án đầu tư, bao gồm hoạt động theo dõi và kiểm tra quá trình đầu tư của dự án theo các quy định về quản lý đầu tư nhằm dảm bảo mục tiêu và hiệu quả cùa dự án. Theo dõi dự án đầu tư là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện dự án;- tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảrp bảo dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi dự án đầu tư sẽ được chia thành 3 cấp: Theo dõi cùa chủ đẩu tu, theo dõi của người có thẩm quyển quyết định đầu tư và theo dõi của cơ quan quản lý nhà nưóe vẻ đầu tư. Tuy nhiên, phù hợp với chức năng nhiệm vụ quản lý của từng chủ thể, yêu cẩu và nội dung theo dõi có khác nhau, cụ thể: A ) C hủ đầu tu thực hiện theo dõi d ự án đầu tu Điều 3 Nghị định sô' 113/2009/NĐ-CP ngày 15-12-2009 quy định nội dung theo dõi dự án đẩu tư cùa chủ đầu tư như sau: - Cập nhật tinh hình thục hiện dụ án đầu tư: tiến độ thực hiện dự án; khối lưọng thực hiên; chất lượng công việc; các chi phí; các biến động. - Cập nhật tình hình quản lý thực hiện dự án: lập kế hoạch triển khai; chi tiết hóa kế hoạch triển khai các nội dung quản lý thực hiộn dự án; cập nhật tình hình thực hiộn và điều chình kế hoạch; cập nhật tình hình bảo đảm chất lượng và hiệu lực quản lý dự án; - Cập nhật tình hình xử lý, phản hồi thồng tin: tình hình bảo đảm thòng tin báo cáo; tình hình xử lý thông tin báo cáo; tình hình và kết quả giải quyết các vuớng mắc, phát sinh; - Kịp thối báo cáo và để xuất các phương án xử lý các khó khản, vướng mắc, các vấn jể vượt quá thẩm quyên. B) N gười có thẩm quyên quyết định đầu tu theo dõi dự án đầu tư Điều 3 Nghị định sô' 113/2009/NĐ-CP ngày 15-12-2009 quy định nội dung theo dõi iự án đẩu tư cúa người có thẩm quyển quyết định duiu tư như sau: 81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mô tả nghiệp vụ của công tác quản lý công văn của các cán bộ chuyên trách văn phòng
24 p | 578 | 199
-
Giáo trình nghiệp vụ thư ký part 1
27 p | 431 | 180
-
Giáo trình nghiệp vụ thư ký_7
34 p | 431 | 109
-
Cẩm nang công tác quản lý môi trường dành cho cán bộ quản lý doanh nghiệp: Phần 2
31 p | 135 | 26
-
Tập tài liệu giảng dạy Soạn thảo văn bản (dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức văn phòng – thống kê xã khu vực trung du, miền núi và dân tộc)
77 p | 137 | 20
-
Tập tài liệu giảng dạy Soạn thảo văn bản (dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức văn phòng – thống kê xã khu vực đồng bằng)
76 p | 92 | 12
-
Sổ tay tình huống nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật - TS. Đồng Ngọc Ba
198 p | 23 | 11
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 4: Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp
30 p | 128 | 11
-
Tập tài liệu giảng dạy Nghiệp vụ văn thư (dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức văn phòng – thống kê xã khu vực trung du, miền núi và dân tộc)
51 p | 99 | 11
-
Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán cấp xã: Phần 1
120 p | 42 | 10
-
Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán cấp xã: Phần 2
148 p | 49 | 9
-
Tập tài liệu giảng dạy Nghiệp vụ văn thư (dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức văn phòng – thống kê xã khu vực đồng bằng)
64 p | 81 | 9
-
Nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 2
107 p | 17 | 8
-
Kiểm tra thủ tục hành chính - Sổ tay nghiệp vụ: Phần 2
48 p | 19 | 7
-
Nghiệp vụ quản lý và đánh giá dự án đầu tư: Phần 1
62 p | 10 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lưu trữ viên trung cấp (hạng IV)
292 p | 39 | 5
-
Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện: Trường hợp nghiên cứu điểm tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
8 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn