Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGỘ ĐỘC ĐỘC TỐ BIỂN SAU ĂN CÁ NÓC VÀ ỐC<br />
BIẾN CHỨNG TỔN THƯƠNG ĐA CƠ QUAN<br />
Trần Quang Bính*, Hoàng Lan Phương*, Hồ Thị Chí Thanh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: báo cáo một trường hợp ngộ độc sau ăn cá nóc và ốc biển mức độ nặng có tổn thương đa cơ quan<br />
Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo ca bệnh<br />
Tóm tắt: Tetrodotoxin trong một số loài thủy sản là chất độc thần kinh có khả năng gây tử vong cho người<br />
ăn. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam, vấn đề ngộ độc Tetrodotoxin đặc biệt là ngộ độc sau ăn cá nóc vẫn còn<br />
xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Chúng tôi báo cáo một trường hợp<br />
ngộ độc mức độ nặng sau ăn cá nóc và ốc biển, biến chứng tổn thương đa cơ quan (suy hô hấp, suy gan, suy thận)<br />
đã được điều trị thành công. Bệnh nhân nam, 36 tuổi, làm nông ở Thuận Nam, Ninh Thuận, một tỉnh ven biển<br />
miền Trung Việt Nam. Bệnh nhân nhập vào bệnh viện tỉnh Ninh Thuận do mệt, khó thở, đau đầu, tê tay chân xảy<br />
ra 30 phút sau khi ăn cá nóc và ốc biển. Sau 3 ngày điều trị với thông khí hỗ trợ, dịch truyền, thuốc vận mạch,<br />
kháng sinh, lợi tiểu, điều chỉnh rối loạn điện giải-toan kiềm, bệnh chưa thuyên giảm sau 3 ngày điều trị và được<br />
chuyển tiếp đến bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR), TP Hồ Chí Minh trong tình trạng tri giác tỉnh táo, thở bóp bóng hỗ<br />
trợ qua nội khí quản, yếu cơ tứ chi, kèm ghi nhận tổn thương gan thận nặng. Tại BVCR, bệnh nhân được điều trị<br />
thông khí hỗ trợ, lọc máu 9 lần, thuốc hỗ trợ gan và kháng sinh phổ rộng, Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 27<br />
ngày điều trị. Vấn đề chẩn đoán tác nhân gây ngộ độc (Tetrodotoxin) hiện nay chủ yếu dựa vào bệnh sử và các<br />
dấu hiệu thăm khám lâm sàng. Điều trị triệu chứng là chủ yếu, chưa có điều trị đặc hiệu. Việc chẩn đoán sớm,<br />
theo dõi sát diễn tiến bệnh, đánh giá sự xuất hiện các biến chứng để điều chỉnh kịp thời giúp cứu sống bệnh nhân.<br />
Từ khóa: tetrodotoxin, cá nóc, ốc biển<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MULTIPLE ORGAN FAILURE DUE TO MARINE TOXIN POISONING AFTER EATING<br />
PUFFER FISH AND SEA SNAIL<br />
Tran Quang Binh, Hoang Lan Phuong, Ho Thi Chi Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 80 - 83<br />
Purpose: To report a severe poisoning case after eating puffer fish and sea snails.<br />
Method: A case report<br />
Summary: Tetrodotoxin is a potent neurotoxin that may cause death, can be found in some aquatic<br />
organism. Currently, worldwide and Vietnam, Tetrodotoxin poisoning, especially puffer fish poisoning still<br />
occur, causing serious consequences for health and even threat lives. We report a successful treatment of a<br />
severe poisoning case after eating puffer fish and sea snails with complications of multiple organ failure<br />
(respiratory failure, renal failure, hepatic failure). A 36 years old man lives in Ninh Thuan, a coastal province<br />
in central Vietnam. The patient admitted to the Ninh Thuan hospital due to fatigue, shortness of breath, headache,<br />
numbness of hands and feet occurs a few minutes after eating puffer fish and sea snails. After 3 days of treatment<br />
with ventilatory support, fluid, vasoactive drugs, antibiotics, diuretics, his condition did not improve and he was<br />
* Khoa Bệnh Nhiệt Đới – BV Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Quang Bính, ĐT: 0903841479, Email: binhtq.tranquangbinh@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
referred to Cho Ray Hospital, Ho Chi Minh City. Here, the patients was received ventilatory support,<br />
hemodialysis (total 9 sessions), liver support, and broad-spectrum antibiotics, the patient recovered completely<br />
after 27 days of treatment. Diagnosis of toxic agents (Tetrodotoxin) is mainly based on history and clinical signs.<br />
So far, there is no specific treatment. Early diagnosis, close monitoring patient’s condition to apply appropriate<br />
treatment will save the life.<br />
Key words: Tetrodotoxin, puffer fish, sea snails<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Đơn vị Hồi sức chống độc thuộc khoa Bệnh<br />
Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy được chính thức thành<br />
lập từ năm 2009 với nhiệm vụ chính là tiếp nhận<br />
điều trị bệnh nhân ngộ độc các loại, bao gồm chủ<br />
ý hay vô ý và bệnh nhân bị rắn độc hay côn<br />
trùng cắn. Bên cạnh đó, khoa còn là cơ sở đào tạo<br />
thực hành cho sinh viên sau đại học và chỉ đạo<br />
tuyến cho các bệnh viện phía Nam. Trong 3 năm<br />
từ 2010 đến 2012 có 27 trường hợp ngộ độc sinh<br />
vật biển (so biển: 21 ca, cá nóc: 6 ca) nhập vào<br />
khoa Bệnh Nhiệt đới, trong đó có 7 bệnh nặng<br />
cần chăm sóc tại phòng hồi sức.<br />
Chúng tôi trình bày ca lâm sàng ngộ độc độc<br />
tố biển do ăn cá nóc và ốc gây suy hô hấp, trụy<br />
tim mạch, tổn thương đa cơ quan được khoa<br />
Bệnh Nhiệt đới và khoa Thận Nhân tạo phối hợp<br />
điều trị thành công.<br />
<br />
CA LÂM SÀNG<br />
Bệnh nhân nam, 36 tuổi làm nghề nông, cư<br />
ngụ tại Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận<br />
được BV Tỉnh Ninh Thuận chuyển đến BV Chợ<br />
Rẫy ngày 06/9/2012 với chẩn đoán “Ngộ độc cá<br />
nóc và ốc biển mức độ nặng, biến chứng suy đa<br />
cơ quan”.<br />
Bệnh sử: Ngày 3/9/2012, bệnh nhân ăn trưa<br />
cùng con gái gồm nhiều món ăn, trong đó có cá<br />
nóc hòm và ốc biển, bệnh nhân ăn nhiều hơn con<br />
gái và có ăn gan cá nóc. Sau 30 phút, bệnh nhân<br />
xuất hiện các triệu chứng: mệt, đau đầu, chóng<br />
mặt, khó thở, tê tay chân nên nhập bệnh viện<br />
tỉnh Ninh Thuận. Ghi nhận tại BV tỉnh Ninh<br />
Thuận: bệnh nhân tri giác tỉnh, vật vã, đổ mồ<br />
hôi, nôn ói, tụt huyết áp (HA), yếu tứ chi, phổi<br />
ran ẩm. Kết quả xét nghiệm: công thức máu có<br />
sự gia tăng số lượng bạch cầu (BC 26.9 G/L), tăng<br />
<br />
82<br />
<br />
men gan ( AST 4750 U/L, ALT 490 U/L), suy chức<br />
năng thận (BUN 199 mg%, Creatinin 4,2 mg%)<br />
và khí máu động mạch (KMĐM) biểu hiện toan<br />
hô hấp. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thông<br />
khí hỗ trợ có kiểm soát, vận mạch (Dopamin),<br />
kháng sinh, lợi tiểu, điều chỉnh rối loạn điện giảitoan kiềm. Sau điều trị 3 ngày, bệnh chưa phục<br />
hồi, được chuyển vào bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
(06/9/2012): Bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, HA 90/60<br />
mmHg, tiếp tục được hỗ trợ thông khí nhân tạo,<br />
sức cơ tứ chi 3/5, vô niệu. Cận lâm sàng (ghi<br />
nhận tình trạng tăng số lượng BC với tỷ lệ<br />
Neutrophile chiếm ưu thế. Men gan tăng nhưng<br />
không có hiện tượng vàng da tắc mật. Chức<br />
năng thận suy giảm nặng với kali máu tăng nhẹ.<br />
(xem bảng 1) Bệnh nhân được tiếp nhận điều trị<br />
tại khoa Bệnh Nhiệt Đới<br />
Diễn tiến trong 10 ngày đầu điều trị (từ 7/916/9/2012) tại Khoa Bệnh Nhiệt đới. Bệnh nhân<br />
tỉnh, tiếp tục được thông khí hỗ trợ, không sốt,<br />
huyết động ổn định, sức cơ tứ chi phục hồi dần.<br />
Bệnh nhận được lọc máu cách ngày (tổng cộng 5<br />
lần), kháng sinh phổ rộng, hỗ trợ gan và chống<br />
toan máu. Theo dõi cận lâm sàng cho thấy có sự<br />
cải thiện dần chức năng gan, và chức năng thận<br />
(xem bảng 1). Đến ngày thứ 10 của điều trị bệnh<br />
nhân được cai máy thở, hướng dẫn tập thở qua<br />
nội khí quản.<br />
Trong 7 ngày tiếp theo (17- 24/9/2012):<br />
bệnh nhân phục hồi sức cơ hoàn toàn, nước<br />
tiểu tăng dần từ 400-1500ml/24 g, còn thở qua<br />
nội khí quản cho đến ngày thứ 17 của điều trị<br />
do tình trạng viêm phổi bệnh viện. Bệnh nhân<br />
tiếp tục được lọc máu thêm 4 lần. Cận lâm<br />
sàng: công thức máu cho thấy số lượng bạch<br />
cầu máu còn cao (BC 23.23 G/L (NEU 75.7%),<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
chức năng gan trở về bình thường, chức năng<br />
thận cải thiện dần.<br />
Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi đến khi<br />
tình trạng ổn định hoàn toàn và được xuất viện<br />
sau 27 ngày điều trị.<br />
Bảng 1: Chức năng thận, Ion đồ máu và lượng nước<br />
tiểu/24 giờ<br />
Ngày<br />
<br />
07/9 12/9 17/9 22/9 24/9 27/9 30/9<br />
Thở qua<br />
Hô hấp<br />
Thở máy<br />
nội khí<br />
Tự thở<br />
quản<br />
BUN (mg%) 90<br />
53<br />
61<br />
84 102 57<br />
75<br />
Creatinin<br />
5.6 6.1 7.6 7.7 7.5 3.7<br />
3.2<br />
(mg%)<br />
Natri (mEq/L) 139 134 142 134 132 131 129<br />
Kali (mEq/L) 5.0 2.8 5.1 3.5 4.2 4.7<br />
2.9<br />
ALT (U/L) 3200<br />
41<br />
AST (U/L)<br />
990<br />
32<br />
Nước tiểu /<br />
10<br />
50 500 1200 2200 2800 2500<br />
24 giờ (mL)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Một số độc tố được tìm thấy trong sinh vật<br />
biển là: Tetrodotoxin (TTX), ASP (Amnesic<br />
Shellfish<br />
Poisoning),<br />
NSP<br />
(Neurotoxin<br />
Shellfish Poisoning), PSP (Paralytic Shellfish<br />
Poisoning),<br />
DSP<br />
(Diarrhetic<br />
Shellfish<br />
Poisoning), CFP (Ciguatera Fish Poisoning),<br />
trong đó TTX được quan tâm nhiều nhất do<br />
tính chất độc có thể gây chết người khi ăn phải<br />
thức ăn có chứa độc tố này.…<br />
Tetrodotoxin (TTX) có chủ yếu trong các loài<br />
cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, so biển, một số loại<br />
ếch, cua và ốc biển(3)…là một trong những chất<br />
độc thần kinh có khả năng gây độc mạnh nhất và<br />
được biết đến lâu đời nhất, nó xuất hiện trong<br />
những ghi chép của Trung Hoa những năm 2700<br />
và Ai Cập những năm 2500 trước Công Nguyên.<br />
Tetrodotoxin được phân lập và đặt tên lần<br />
đầu tiên bởi nhà khoa học Nhật Bản<br />
Yoshizumi Tahara. TTX (anhydrotetrodotoxin<br />
4-epitetrodotoxin, tetrodonic acid) có công<br />
thức hóa học C11H17N3O8, là một chất không<br />
phải protein, bền với nhiệt. TTX ngăn chặn sự<br />
dẫn truyền natri của kênh natri, đưa đến cản<br />
trở sự khử cực và tái cực điện thế hoạt động<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
của tế bào thần kinh, ảnh hưởng lên cả hệ thần<br />
kinh trung ương và ngoại biên (gồm thần kinh<br />
tự động, vận động, cảm giác) làm xuất hiện<br />
các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của<br />
riêng độc tố này (Bảng 2)(3). Triệu chứng đầu<br />
tiên của ngộ độc thường xảy ra sau 20 phút<br />
đến 3 giờ gồm tê môi và lưỡi, sau đó lan ra<br />
vùng mặt và tứ chi. Chóng mặt, thất điều, nôn<br />
ói, tiêu lỏng có thể xảy ra. Yếu liệt, co giật, suy<br />
hô hấp, loạn nhịp tim là nguyên nhân gây chết<br />
trong hơn 60% trường hợp (Error! Reference<br />
source not found.).<br />
Tìm độc tố TTX trong mẫu huyết thanh là<br />
phương pháp duy nhất để xác định ngộ độc. Tuy<br />
nhiên cho đến nay, phương pháp miễn dịch gắn<br />
men TTX đặc hiệu (TTX - specific enzyme-linked<br />
immunoassay) chỉ thực hiện được ở một số cơ sở<br />
chuyên sâu. Do đó, chẩn đoán ngộ độc TTX chủ<br />
yếu dựa vào tìm hiểu kỹ bệnh sử, các triệu<br />
chứng và dấu hiệu thăm khám lâm sàng. Mặc dù<br />
bệnh cảnh lâm sàng nặng nề nhưng cho đến nay<br />
chưa có điều trị giải độc đặc hiệu mà chủ yếu là<br />
điều trị giảm triệu chứng(3,4,Error! Reference<br />
source not found.,7). Vấn đề sử dụng thuốc ức<br />
chế men Cholinesterase để cải thiện nhanh sức<br />
cơ trong ngộ độc TTX vẫn chưa được chứng<br />
minh mang lại hiệu quả(1,6).<br />
Bảng 2: Dấu hiệu lâm sàng ngộ độc Tetrodotoxin<br />
Phân độ<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Các triệu chứng đặc trưng<br />
Các triệu chứng thần kinh cơ (dị cảm môi, lưỡi,<br />
hầu họng; rối loạn vị giác; chóng mặt; đau đầu; vã<br />
mồ hôi; co đồng tử); các triệu chứng đường tiêu<br />
hóa (tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, nôn ra<br />
máu, tăng nhu động ruột, tiêu lỏng, đau bụng)<br />
Thêm các triệu chứng thần kinh cơ (dị cảm các<br />
vùng khác cơ thể, yếu liệt ngọn chi, dãn đồng tử,<br />
thay đổi phản xạ gân xương)<br />
Rối loạn vận ngôn, nuốt khó, mất phối hợp điều<br />
hòa, liệt các dây sọ, rung giật các bó cơ; các triệu<br />
chứng tim mạch, hô hấp ( tăng hoặc hạ huyết áp,<br />
rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền nút nhĩ thất,<br />
tím tái, xanh xao, khó thở); các triệu chứng về da<br />
(viêm da tróc vảy, chấm xuất huyết, bóng nước)<br />
Suy hô hấp, rối loạn ý thức, hạ huyết áp mức độ<br />
nặng, co giật, mất các phản xạ sâu và các dây sọ)<br />
<br />
Trường hợp bệnh nhân của chúng tôi, sau ăn<br />
cá nóc hòm và ốc biển, xuất hiện triệu chứng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
điển hình của ngộ độc TTX: đau đầu, vã mồ hôi,<br />
tê yếu tay chân, tụt huyết áp nặng phải dùng vận<br />
mạch, suy hô hấp và được xếp vào ngộ độc mức<br />
độc nặng (độ 4). Sau 10 ngày điều trị tích cực chủ<br />
yếu với hỗ trợ hô hấp, nâng huyết áp, điều chỉnh<br />
rối loạn điện giải bệnh nhân phục hồi dần sức cơ<br />
và tự thở được.<br />
Tuy nhiên tình trạng suy gan và đặc biệt là<br />
suy thận cấp xuất hiện sớm những ngày đầu<br />
sau khi ngộ độc cần điều trị bằng lọc máu là<br />
khác biệt mà chưa được báo cáo trong các ca<br />
bệnh ngộ độc TTX(3,Error! Reference source<br />
not found.,4,5,7,2,6,1). Câu hỏi đặt ra là ngoài độc<br />
tố TTX bệnh nhân còn có thể ngộ độc độc tố<br />
khác hay do tình trạng nôn ói nhiều gây mất<br />
dịch?<br />
Ngoài ra vấn đề cần được quan tâm là chăm<br />
sóc dinh dưỡng, phòng ngừa nhiễm trùng trên<br />
bệnh nhân liệt cơ, suy hô hấp cũng rất quan<br />
trọng góp phần cứu sống người bệnh và để giúp<br />
giảm thời gian, chi phí điều trị.<br />
<br />
Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về<br />
các loài sinh vật biển chứa độc tố cần được đẩy<br />
mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng<br />
và tại các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu để giảm tối<br />
đa số người bị ngộ độc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Ngộ độc các loài thủy sản đặc biệt là ngộ độc<br />
độc tố có sẵn trong thủy sản vẫn đang diễn ra do<br />
sự vô tình hay cố ý của con người. Vấn đề chẩn<br />
đoán tác nhân gây ngộ độc (ví dụ như<br />
Tetrodotoxin) hiện tại chủ yếu dựa vào khai thác<br />
bệnh sử và các dấu hiệu thăm khám lâm sàng.<br />
Bệnh cảnh có thể từ nhẹ thoáng qua cho đến<br />
nặng đe dọa tính mạng nhưng chưa có điều trị<br />
đặc hiệu. Việc chẩn đoán sớm, theo dõi sát diễn<br />
tiến bệnh, đánh giá sự xuất hiện các biến chứng<br />
để điều trị phù hợp giúp cứu sống bệnh nhân.<br />
<br />
84<br />
<br />
7.<br />
<br />
Ahasan N, Rashid M, Mamun A, Khaliduzzaman SM,<br />
Chowdhury FR (2007). Tetrodotoxin poisoning: A clinical<br />
analysis, role of neostigmine and short-term outcome of 53<br />
cases. Singapore Medical Journal. Volume 48, Issue 9, p. 830833<br />
Chua HH, Chew LP (2009). Puffer Fish Poisoning: A Family<br />
Affair. Med J Malaysia Vol 64 No 2, p. 181 - 182<br />
Deng-Fwu Hwang and Tamao Noguchi (2007). Tetrodotoxin<br />
poisoning. Advances in food and Nutrition Research. Vol 52;<br />
p. 142-236<br />
Isbister GK, Kiernan MC (2005). Neurotoxic marine poisoning.<br />
The Lancet Neurology. Volume 4, Issue 4, p. 219–228<br />
Islam QT, Razzak MA, Islam MA, Bari MI, Basher A,<br />
Chowdhury FR, Sayeduzzaman ABM, Ahasan HAMN, Faiz<br />
MA, Arakawa O, Yotsu-Yamashita M, Kuch U, Mebos D<br />
(2011). Puffer fish poisoning in Bangladesh: clinical and<br />
toxicological results from large outbreaks in 2008. Transactions<br />
of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene<br />
Volume 105, Issue 2, p. 74 – 80<br />
Kheifets J, Rozhavsky B, Solomonovich ZG, et al (2012). Severe<br />
Tetrodotoxin Poisoning after Consumption of Lagocephalus<br />
sceleratus (Pufferfish, Fugu) Fished in Mediterranean Sea,<br />
Treated with Cholinesterase Inhibitor. Case Reports in Critical<br />
Care. Volume 2012, Article ID 782507, 3 pages<br />
doi:10.1155/2012/782507<br />
Monaliza MD, Samsur M. (2011). Toxicity and Toxin<br />
Properties Study of Puffer Fish Collected from Sabah Waters<br />
Health and the Environment Journal 2011, Vol 2, No. 1, p. 14 17<br />
<br />
Ngày nhận bài :<br />
<br />
11/02/2013<br />
<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br />
<br />
16/08/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
30/05/2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />