BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính<br />
<br />
NGỘ ĐỘC THUỐC GÂY TÊ CỤC BỘ<br />
BSNT. Nghiêm Huyền Trang1 , ThS. BS. Lương Quốc Chính2<br />
[1]<br />
Bác sĩ Nội trú (BSNT) K40 - Chuyên ngành Truyền nhiễm, ĐH Y Hà Nội<br />
[2]<br />
Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai<br />
Nguồn bài dịch: Local Anesthetic Toxicity - Medscape<br />
A. TỔNG QUAN<br />
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG THỰC HÀNH<br />
Trong hầu hết các trường hợp, gây tê cục bộ rất an toàn, tuy nhiên nó có thể<br />
gây ngộ độc nếu được sử dụng không thích hợp. Và ngay cả khi đã được sử<br />
dụng thích hợp nhưng vẫn có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.<br />
Độc tính của thuốc gây tê cục bộ và thuốc gây tê thẩm thấu có thể có tác dụng<br />
tại chỗ hoặc toàn thân. Phần lớn độc tính toàn thân của thuốc gây tê thường<br />
ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương hoặc hệ tim mạch.<br />
1. Dấu hiệu và triệu chứng<br />
Các biểu hiện điển hình của ngộ độc thuốc gây tê cục bộ xảy ra từ 1 đến 5<br />
phút sau khi tiêm, nhưng có thể dao động từ 30 giây tới 60 phút[1]. Các biểu<br />
hiện độc tính có thể được phân loại như sau:<br />
+ Hệ thần kinh trung ương<br />
+ Hệ tim mạch<br />
+ Hệ tạo máu<br />
+ Dị ứng<br />
+ Mô tại chỗ<br />
Biểu hiện thần kinh trung ương<br />
Về kinh điển, ngộ độc hệ thống bắt đầu với các triệu chứng kích thích thần<br />
kinh trung ương như:<br />
+ Tê quanh miệng và/hoặc lưỡi.<br />
+ Vị kim loại.<br />
<br />
http://bacsinoitru.vn<br />
<br />
BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính<br />
<br />
+ Đau đầu nhẹ.<br />
+ Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.<br />
+ Rối loạn thị giác và thính giác (khó tập trung và ù tai).<br />
+ Mất định hướng.<br />
+ Tình trạng ngủ gà.<br />
Với liều cao hơn, thần kinh trung ương ở trạng thái bị kích thích nhanh chóng<br />
chuyển sang trạng thái ức chế, có các biểu hiện sau:<br />
+ Co quắp cơ.<br />
+ Co giật.<br />
+ Bất tỉnh.<br />
+ Hôn mê.<br />
+ Suy hô hấp, ngừng hô hấp.<br />
+ Suy tuần hoàn, ngừng tuần hoàn.<br />
Biểu hiện tim mạch<br />
+ Đau ngực.<br />
+ Khó thở.<br />
+ Đánh trống ngực.<br />
+ Đau đầu nhẹ.<br />
+ Toát mồ hôi.<br />
+ Hạ huyết áp.<br />
+ Ngất xỉu.<br />
Biểu hiện huyết học<br />
Methemoglobin thường gặp ở các trường hợp sử dụng benzocain; tuy nhiên,<br />
cũng có trường hợp sử dụng lidocain và prilocain. Ở mức độ thấp (1-3%),<br />
methemoglobin có thể không có triệu chứng, nhưng mức độ cao hơn (1040%) có thể xuất hiện các triệu chứng như:<br />
+ Tím<br />
+ Đổi màu da (xám)<br />
+ Thở nhanh<br />
+ Khó thở<br />
<br />
http://bacsinoitru.vn<br />
<br />
BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính<br />
<br />
+ Suy giảm khả năng thực hiện bài tập thể dục (exercise intolerance)<br />
+ Mệt mỏi<br />
+ Hoa mắt, ngất xỉu<br />
+ Yếu<br />
Biểu hiện dị ứng<br />
+ Ban đỏ<br />
+ Mày đay<br />
+ Sốc phản vệ (rất hiếm).<br />
1.2. Chẩn đoán<br />
Một bệnh nhân bị nghi ngờ ngộ độc thuốc gây tê cục bộ cần được đánh giá kĩ<br />
càng trên lâm sàng. Có thể tiến hành đo nồng độ thuốc gây tê trong máu mặc<br />
dù nồng độ trong máu có thể không tương quan với độc tính hoặc lấy máu<br />
không đúng thời điểm.<br />
Việc thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần được chỉ định dựa<br />
vào toàn bộ đặc điểm lâm sàng. Ví dụ, nếu một bệnh nhân co giật mà không<br />
rõ nguyên nhân, cần cân nhắc cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính sọ não.<br />
1.3. Xử trí<br />
Chú ý nguy cơ đe dọa đường thở, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và các tiền<br />
triệu của co giật. Khi đã loại trừ được các nguyên nhân có thể gây ra những<br />
triệu chứng mới của bệnh nhân, hãy bắt đầu tiến hành xử trí các triệu chứng<br />
đặc hiệu.<br />
Xử trí ngộ độc thuốc gây tê cục bộ có thể tiến hành như sau[1]:<br />
+ Kiểm soát đường thở<br />
+ Giảm co giật (benzodiazepin)<br />
+ Xử trí các rối loạn nhịp tim<br />
+ Liệu pháp lipid<br />
<br />
http://bacsinoitru.vn<br />
<br />
BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính<br />
<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
Trong hầu hết các trường hợp, gây tê cục bộ rất an toàn, tuy nhiên nó có thể<br />
gây ngộ độc nếu được sử dụng không thích hợp. Và ngay cả khi đã được sử<br />
dụng thích hợp nhưng vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Các<br />
tác dụng phụ thường xuất hiện khi nồng độ chất gây tê cao trong huyết thanh,<br />
có thể do các nguyên nhân sau:<br />
+ Vô tình tiêm thuốc vào mạch máu<br />
+ Quá liều thuốc hoặc tốc độ tiêm<br />
+ Thuốc thải trừ chậm<br />
+ Tiêm vào tổ chức nhiều mạch máu<br />
Các yếu tố về phía bệnh nhân cũng góp phần ảnh hưởng tới độc tính. Ví dụ,<br />
lidocain chuyển hoá qua gan, vì vậy suy gan sẽ làm tăng nguy cơ gây độc.<br />
Lidocain gắn với protein nên tình trạng protein máu thấp cũng làm tăng nguy<br />
cơ. Toan chuyển hoá làm tăng nguy cơ vì góp phần thúc đẩy cho sự phân tách<br />
lidocain ra khỏi protein huyết tương. Tương tác với các thuốc khác (như<br />
cimetidin, chẹn beta giao cảm) cũng ảnh hưởng tới nồng độ lidocain trong<br />
máu.<br />
Độc tính của thuốc gây tê cục bộ và thuốc gây tê thẩm thấu có thể tác dụng tại<br />
chỗ hoặc toàn thân. Tác dụng phụ của thuốc gây tê cục bộ bao gồm các biểu<br />
hiện thần kinh-mạch máu như mất cảm giác kéo dài và dị cảm, thậm chí có<br />
thể không phục hồi được.<br />
Phần lớn độc tính toàn thân của thuốc gây tê thường ảnh hưởng tới hệ thần<br />
kinh trung ương hoặc hệ tim mạch. Dùng đồng thời với các thuốc khác như<br />
benzodiazepin có thể làm lu mờ các triệu chứng thần kinh trung ương, nhưng<br />
vẫn có các triệu chứng tim mạch.<br />
Trường hợp hiếm gặp (< 1%), thuốc gây tê cục bộ có thể ảnh hưởng tới hệ<br />
thống miễn dịch, sinh ra phản ứng dị ứng qua trung gian IgE. Phần lớn các<br />
trường hợp có liên quan tới sử dụng các chất amino este. Một số thuốc gây tê,<br />
điển hình là benzocain, độc với hệ tạo máu, gây methemoglobin.<br />
<br />
http://bacsinoitru.vn<br />
<br />
BSNT. Nghiêm Huyền Trang, ThS. BS. Lương Quốc Chính<br />
<br />
Độc tính trên hệ thần kinh trung ương có 2 pha. Pha sớm, thần kinh trung<br />
ương bị kích thích với các triệu chứng như co giật. Pha sau có các biểu hiện<br />
ức chế thần kinh trung ương như ngừng co giật và xuất hiện mất ý thức, suy<br />
hô hấp hoặc ngừng thở.<br />
Khi nồng độ thuốc gây tê cục bộ cao hơn một chút sẽ bắt đầu tác động tới hệ<br />
tim mạch. Những tác động này có thể bao gồm cả rối loạn nhịp tim do vòng<br />
vào lại. Nhịp nhanh thất có thể xảy ra trên các bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ.<br />
Xử trí ngộ độc thuốc gây tê cục bộ bao gồm[1]:<br />
+ Kiểm soát đường thở<br />
+ Giảm co giật<br />
+ Xử trí các rối loạn nhịp tim<br />
+ Liệu pháp lipid<br />
III. CƠ CHẾ BỆNH SINH<br />
Thời gian khởi phát, hiệu lực và thời gian tác dụng của thuốc gây tê cục bộ<br />
được xác định bởi pKa của thuốc, độ hoà tan trong lipid, độ gắn với protein<br />
và các tác dụng giãn mạch, cùng với pH mô. Tăng liều bằng việc sử dụng<br />
nồng độ cao để rút ngắn thời gian khởi phát trong khi đó cũng làm tăng hiệu<br />
lực và thời gian tác dụng, đồng thời cũng sẽ làm tăng khả năng tác dụng<br />
phụ/phản ứng gây độc.<br />
pKa của thuốc là yếu tố đầu tiên xác định thời gian khởi phát. pKa thấp làm<br />
tăng độ thẩm thấu mô, rút ngắn thời gian khởi phát bởi độ hoà tan trong lipid<br />
của các phân tử không ion hoá tăng lên. pKa gần với pH làm tối ưu hoá độ<br />
thẩm thấu. Ngoài ra, sự viêm nhiễm trong khoảng gian bào có thể làm giảm<br />
pH và làm chậm sự khởi phát tác dụng của thuốc. Vị trí tiêm cũng là một yếu<br />
tố, thời gian khởi phát sẽ kéo dài hơn tại các vị trí mô dày hoặc vỏ dây thần<br />
kinh dày.<br />
Các yếu tố sau ảnh hưởng tới mức độ tác dụng của thuốc:<br />
+ Hệ số phân tách cao (high partition coefficients) làm tăng tính ưa mỡ thúc<br />
đẩy thuốc gây tê đi vào màng lipid của dây thần kinh, làm tăng hiệu lực thuốc.<br />
<br />
http://bacsinoitru.vn<br />
<br />