intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

120
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoảng 18 tháng tuổi, hầu hết các bé đều nói được một vài từ, thậm chí một số bé nói được những câu đơn giản. Sự ngọng nghịu của bé có thể cần người thân "chuyển ngữ" bởi người ngoài có khi không hiểu bé nói gì. Tuy nhiên, bạn vẫn cần khuyến khích bé nói miễn sao bé dùng từ hợp với ngữ cảnh.quan trọng. - Để bé nói từ từ: Có những khoảng thời gian, các bé cảm thấy đặc biệt khó khăn để diễn tả cảm xúc của mình, điều đó dẫn tới cảu kỉnh cho cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)

  1. Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi) Khoảng 18 tháng tuổi, hầu hết các bé đều nói được một vài từ, thậm chí một số bé nói được những câu đơn giản. Sự ngọng nghịu của bé có thể cần người thân "chuyển ngữ" bởi người ngoài có khi không hiểu bé nói gì. Tuy nhiên, bạn vẫn cần khuyến khích bé nói miễn sao bé dùng từ hợp với ngữ cảnh. Ở độ tuổi này, bé biết nhóm các đối tượng tương tự và sử dụng cùng một từ để gọi các đối tượng đó, dù chúng là khác nhau. Ví dụ, bé có thể nói "ôtô" với ngay cả một chiếc tàu hỏa, hay "chó" cho những con vật bé thấy có 4 chân. So với ngôn ngữ, sự hiểu biết của bé tốt hơn nhiều. Bé càng ngày càng có thể làm theo nhiều hướng dẫn của người lớn; chẳng hạn, chỉ vào các bộ phận trên cơ thể theo yêu cầu. Tất nhiên, bé giống như một con vẹt, thích lặp lại những gì bé thấy và nghe được. Giao tiếp với bé Bé của bạn còn phát âm sai rất nhiều nhưng thay vì sửa cho bé, bạn chỉ cần nhắc lại chính xác từ vừa nói. Ví dụ, nếu bé nói: "ốc, ốc", bạn chỉ cần sửa lại: "Con muốn cốc à?". Bạn có thể xây dựng vốn từ cho bé bằng cách đặt câu hỏi không mang đáp án là "có/không", chẳng hạn: "Con muốn uống sữa hay uống nước?". Bạn đừng mong đợi sự phát triển ngôn ngữ vượt bậc ở bé giai đoạn này. Điều quan trọng là bạn tiếp tục dùng từ ngắn, những câu đơn giản để bé dễ hiểu. Nếu bạn nói bóng bẩy, dài dòng, bé sẽ theo không kịp. Cuối cùng, hãy làm vui ngôn ngữ. Xem bé "diễn trò", nói những gì bé quan tâm và động viên bé dùng ngôn ngữ cử chỉ.
  2. Rèn luyện cho con Môi trường giao tiếp bị hạn chế (quanh quẩn với ông bà, bố mẹ) khiến nhiều bé sợ sệt với người lạ. Ngay cả với những bé bạo hơn thì tâm lý sợ đám đông, khóc khi mới đi nhà trẻ (mẫu giáo) cũng là bình thường. Do chưa thích nghi được với môi trường mới nên bé tự động thu mình lại là điều dĩ nhiên. Khi ấy, luyện cho bé thích nghi với bạn chơi, với nơi đông người, nhà trẻ (mẫu giáo) là điều cần thiết. Thói quen này nên được luyện từ nhỏ. Có thể đưa bé đi chơi nhà hàng xóm, họ hàng... Những nơi như công viên, vườn hoa, siêu thị... cũng hợp với bé. Bé vừa học hỏi nhiều điều xung quanh vừa không bị "shock" trước môi trường sôi động bên ngoài. Với những bé lớn hơn (2-3 tuổi) nhút nhát càng nên cho bé thích nghi nhiều hơn. Tuy nhiên, cần để bé hòa hợp dần dần, không thúc ép bé. Không chê bai bé và cũng không nên để bé cho người lạ nếu bé hoảng hốt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám nếu bé hoảng hốt thái quá. Ở thế ngang bằng với bé: Ngay cả khi bạn phải ngồi hay quỳ xuống, hãy chắc rằng bạn luôn để mắt tới con của bạn. Ánh mắt đặc biệt quan trọng. - Để bé nói từ từ: Có những khoảng thời gian, các bé cảm thấy đặc biệt khó khăn để diễn tả cảm xúc của mình, điều đó dẫn tới cảu kỉnh cho cả hai mẹ con. Vì thế bất kỳ khi nào có thể, hãy để bé được nói hết ý và nhắc nhở sau đó: "Con nhìn rất buồn. Sao con không nói cho mẹ biết con đang buồn chuyện gì?". - Lặp lại những gì bé đang nói: Điều này cho bé thấy rằng bạn đang hoàn toàn lắng nghe. Nó cũng giúp bạn có thời gian để nói những điều đúng. Hai từ quan trọng mà bạn nên nói là: "Mẹ hiểu".
  3. - Không ngắt lời: Hãy để bé nhà bạn hoàn thành những gì bé muốn nói. Ngược lại, nếu bạn đang nói, đừng để bé làm gián đoạn. Đơn giản chỉ cần nói: "Bây giờ đến lượt mẹ. Con kiên nhẫn nghe mẹ nói hết đã". Đôi khi, bạn hãy dạy bé cách chờ đến lượt mới được nói: giống như trò chơi với cái thìa. Ai có cái thìa trong tay là người đó được nói ngay bây giờ. - Trả lời một cách bình tĩnh: Hãy nói chậm và rõ ràng. Điều này cho bé thấy bạn đang rất nghiêm túc, lại không làm bé khó chịu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2