Ngữ âm tiếng Việt thực hành cho học viên quốc tế - Nội dung và phương pháp giảng dạy: Phần 2
lượt xem 59
download
Phần 2 của Tài liệu trình bày đến bạn đọc các phương pháp giảng dạy như: Âm tiết và giảng dạy âm tiết, thanh điệu và giảng dạy thanh điệu, trọng âm và giảng dạy trọng âm, ngữ điệu và giảng dạy ngữ điệu, phát âm và chính tả. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngữ âm tiếng Việt thực hành cho học viên quốc tế - Nội dung và phương pháp giảng dạy: Phần 2
- Chương 5 ÂM TIẾT VÀ GIẢNG DẠY ÂM TIẾT 5.1. Những nhận thức chung về âm tiết Trước khi tìm hiểu âm tiết tiếng Việt, chúng ta hãy tìm hiểu âm tiết trong một vài ngôn ngữ khác, chẳng hạn như âm tiết trong tiếng Nga, qua đó có thể thấy được những đặc trưng khu biệt trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt và trên cơ sở đó có thể áp dụng những tri thức về âm tiết vào việc giảng dạy tiếng Việt. Âm tiết - không phải là tổng số các âm của âm tiết hình thành mà là đơn vị mới có phẩm chất riêng. Thông qua cấu âm của âm tiết, chúng ta không phát âm mỗi âm của âm tiết riêng rẽ ra mà kết hợp các âm lại với nhau. Âm tiết liên kết bên trong nó các hiện tượng tác động của một âm đối với một âm khác; cấu âm (như một dụng cụ thay đổi của các âm) biểu thị trước hết ở các ranh giới của âm tiết. Những đặc điểm siêu đoạn của các từ ngữ âm, các ngữ đoạn và câu, cũng như các kiểu khác nhau của trọng âm, ngữ điệu, có liên quan đến âm tiết và được thể hiện trong các âm tiết. Có một vài âm tiết trọng âm trong các từ hình được phân ra trong lời nói, nhưng phần lớn các âm tiết là không mang trọng âm; các ngữ điệu khác nhau tạo ra sự thay đổi các đặc điểm của âm tiết trong dòng lời nói liên tục. Khi phân biệt về tính thống nhất của cấu âm và tính thống nhất của âm hưởng thì có thể thấy rằng âm tiết phục vụ như là một đơn vị tối thiểu, mà ngôn ngữ âm thanh được phân bổ trên cơ sở những đơn vị tối thiểu đó, đó là tổ hợp mang tính thành tố cấu thành ngôn ngữ âm thanh. Âm tiết, chứ không phải âm tố là ranh giới vật lý của các thành tố trong dòng ngữ lưu. Cấu trúc lời nói không được tổ chức theo các âm tố riêng biệt mà theo các âm tiết. Nói một cách khác, âm tiết là đơn vị tối thiểu, có thể phát âm (đối với phụ âm độc lập làm âm tiết thì 92
- từ được phát âm theo kiểu âm tiết mở), là đoạn âm thanh ngắn nhất, có thể được phân chia nếu phân tích sự chuyển động của dòng âm thanh. Phân chia các âm tiết trong các từ diễn ra không phải trên cơ sở của ý nghĩa, mà chỉ theo đặc điểm ngữ âm. Âm tiết mở là kiểu cơ bản của âm tiết tiếng Nga, còn trong tiếng Anh, Đức, Hà Lan thì kiểu chiếm ưu thế của cấu trúc âm tiết – âm tiết đóng. 5.2. Đặc trưng âm tiết tiếng Việt Trên đây là những đặc trưng của âm tiết nói chung, còn với tiếng Việt đặc trưng chung của âm tiết là gì? Đặc trưng điển hình của âm tiết tiếng Việt là: ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Nếu hiểu hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa thì đa số các âm tiết tiếng Việt là hình vị. Giả sử chúng ta phải phân tích một đoạn âm thanh sau đây. Anh / đi / anh / nhớ / quê / nhà /, Nhớ / canh / rau / muống / nhớ / cà / dầm / tương //. Trong câu lục, chúng ta có sáu âm tiết, thì cả sáu âm tiết này đều có nghĩa, còn câu bát có tám âm tiết, cả tám âm tiết này đều là hình vị có nghĩa, thậm chí đều là các từ đơn. Chính vì vậy, Cao Xuân Hạo đã nhận xét rằng “trong tiếng Việt (và các ngôn ngữ đơn lập khác), âm tiết (hay tiếng, tiết vị) là đơn vị ngữ âm học trung tâm của hệ thống ký hiệu, hầu hết các âm tiết đều đồng thời là hình vị và đều có cương vị của từ ”9. Đặc trưng có tính kỹ thuật phân tích là “Trong tiếng Việt âm tiết là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học”. Khi phân tích đặc trưng có tính kỹ thuật này, Đoàn Thiện Thuật đã viết “Muốn phân xuất âm vị trong tiếng Việt… chúng ta xuất phát từ các hình vị để đi tới âm vị, nhưng vì hình vị lại trùng với âm tiết nên chúng chính là xuất phát từ âm tiết để đi tới âm vị” [sđd, tr.73]. Về cấu trúc âm tiết Để làm rõ hơn cấu trúc âm tiết tiếng Việt, chúng ta giả định một tình huống là một sinh viên Nga học tiếng Việt, anh ta sẽ thấy những 9 Cao Xuân Hạo, sđd, tr. 34. 93
- đặc điểm gì của cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Muốn vậy, chúng ta hãy xuất phát từ âm tiết trong tiếng mẹ đẻ của anh ta. Vấn đề đặt ra là, những âm tiết cụ thể nào là điển hình đối với tiếng Nga? Các từ tiếng Nga âm tiết thường có cấu trúc CCГC10 (стол), CГC (дом) và CГCC (мост); thậm chí có những cấu trúc CCCГC (страх), CCГ (что). Bên cạnh các từ đơn âm tiết, còn có những từ đa âm tiết. Trong các từ đa âm tiết thì cấu trúc của âm tiết bị đơn giản hoá. Chính những từ thông thường nhất trong văn bản tiếng Nga, là các từ gồm có hai – ba âm tiết với mô hình của các thành tố là âm tiết có cấu trúc CГ với âm tiết cuối mở (kiểu CГCГ – дело), sử dụng ít hơn các từ với các âm tiết kiểu này, là các từ với âm tiết cuối đóng (CГСГСГ – xomemь). Các từ ba âm tiết với tổ hợp phụ âm và các từ có cấu trúc phức tạp hơn không thuộc số các từ thường dùng. Trong các cấu trúc điển hình thì các âm tiết được bắt đầu với phụ âm (có nghĩa các âm tiết đóng). Đối với các từ trong chỉnh thể có đặc điểm bắt đầu bằng phụ âm, một trong những cấu trúc điển hình của âm tiết được bắt đầu từ tổ hợp các phụ âm (смена). Trong văn bản tiếng Nga hiếm gặp các từ với tổ hợp phụ âm đi ở cuối từ. Khó khăn trong việc học tập, nghiên cứu âm tiết tiếng Nga, là ở chỗ, nó không phải là đơn vị có ý nghĩa (như hình vị, từ, câu), mà chỉ được dựa trên cơ sở của các đặc điểm ngữ âm. Đây là một đặc điểm khác biệt đối với tiếng Việt. Trong tiếng Việt, âm tiết có khả năng phân xuất thành những yếu tố nhỏ hơn. Tiếng Việt có hiện tượng lặp từ, chẳng hạn từ “đỏ” có thể được lặp lại để tạo thành một tính từ mới mang ý nghĩa “hơi đỏ”: “đo đỏ” và do đó trong tiếng Việt có nhiều từ ghép láy, chẳng hạn như “nhan nhản”, “nho nhỏ”, “xinh xinh”… Đây là một cơ sở để đi đến nhận định rằng, tiếng Việt có thể phân chia âm tiết thành những đơn vị nhỏ hơn. Mặt khác, có hiện tượng “iếc” hóa kiểu: bận biếc gì? bàn biếc gì? Cách cấu tạo này cho phép khẳng định rằng “âm tiết gốc, âm đầu có khả năng tách khỏi phần còn lại, thanh điệu không gắn chặt với âm đầu hoặc phần sau mà dễ dàng bị thay thế bằng một âm điệu khác và ranh giới giữa ba bộ phận này có ý nghĩa hình thái học”. Hiện tượng nói lái cũng cho phép phân chia âm tiết, chẳng hạn: cái đàn => cán đài. Trong hai cặp này, thanh điệu và âm đầu không thay đổi mà 10 C: phụ âm; Г: nguyên âm. 94
- phần thay đổi chỉ là sự hoán vị của phần còn lại. Mặt khác, hiện tượng hiệp vần trong thơ chẳng hạn như câu thơ: Anh được thì cho em xin/ hay là anh để làm tin trong nhà. In trong hai từ được gạch chân được gọi là phần vần, không có liên quan gì đến phần phụ âm đầu. Như vậy, âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: Thanh điệu, âm đầu và bộ phận còn lại. Phần gọi là bộ phận còn lại gồm những yếu tố nào? Phần này gồm âm đệm, âm chính và âm cuối. Âm đệm được hiểu là thành tố có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết. Âm sắc có thể bị trầm hóa hoặc trung hòa hóa là nhờ thành tố này. Âm chính là âm hạt nhân của âm tiết. Nó mang chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm cuối là âm mang chức năng kết thúc âm tiết. Bằng những cách kết thúc khác nhau, âm cuối làm thay đổi âm sắc của âm tiết và khu biệt các âm tiết. Nếu âm cuối là một phụ âm thì “Trong cấu trúc của âm tiết, phụ âm cuối (chung âm) là một bộ phận của vận mẫu và do đó có cương vị khác với phụ âm đầu, vốn ngang cấp với vận mẫu với tư cách là thành tố trực tiếp của âm tiết. Vì vậy, hoàn toàn không có lý do nào cho phép đồng nhất hai hệ thống “phụ âm đầu” và “phụ âm cuối”11. Đa số các tác giả nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt đều thừa nhận cấu trúc âm tiết Tiếng Việt như dưới đây12: Thanh điệu Vần Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối 5.3. Giảng dạy âm tiết tiếng Việt Âm tiết như một đơn vị tối thiểu của việc giảng dạy ngữ âm Trong thực tế, khi dạy trẻ em tiếng Việt, người ta tách các âm tiết thành những phần khác nhau. Và trên cơ sở đó, dạy cách đánh vần. Vậy thì, cách đánh vần mà người ta đã áp dụng đối với trẻ con có thể áp dụng trong giảng dạy cho người nước ngoài không? Vì sao vậy? Về phương diện lý luận, theo nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo thì “âm tiết 11 Cao Xuân Hạo, sđd, trang 28. 12 Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (sđd,tr.88). 95
- tiếng Việt là một đơn vị phi tuyến tính, vì trong đó mỗi thành tố đều có một vị trí hoàn toàn cố định cho nên trật tự thời gian của các “nguyên âm”, “phụ âm” và “bán nguyên âm” - hay nói cho đúng hơn, các thanh, thanh mẫu và vận mẫu đều không quan yếu. Nói cách khác, âm tiết tiếng Việt cũng như âm tiết âm vị học (hay đơn vị “mora” của tiếng Nhật) chính là đơn vị âm vị học nhỏ nhất có tham gia vào thế đối lập về trật tự thời gian. Nói tóm lại, trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Nhật, âm vị chính là âm tiết, và âm tiết (chứ không phải là âm tố) mới chính là đại lượng ngữ âm thể hiện đầy đủ những đặc trưng cấu trúc và chức năng của âm vị, nhất là khi ta hiểu khái niệm này trên một quan điểm thực sự ngôn ngữ học, nghĩa là không rơi vào “ngôn âm luận”.13 Thực tế, cách dạy ngữ âm tiếng Việt bằng cách tách các thành phần của âm tiết ra của một giảng viên Việt Nam tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk (Hàn Quốc) đã bị sinh viên kịch liệt phản đối. Do vậy, có thể đi đến kết luận rằng, âm tiết phải là đơn vị tối thiểu trong giảng dạy ngữ âm tiếng Việt. Bài học ví dụ Bài học ví dụ 1 • Bài tập: Xác định số lượng âm tiết của các câu • Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu • Đối tượng áp dụng: Sinh viên năm thứ hai Để xác định vai trò quan trọng của âm tiết tiếng Việt, bài học đơn giản là loại bài học về âm tiết. Mục đích của bài này là sinh viên phải nhận thức và phân biệt được các âm tiết. Yêu cầu của bài học là sinh viên phải xác định được số lượng âm tiết và biết cách ngắt ngữ đoạn trong câu và phát âm chính xác. Bài tập này có hai bước: Bước một: Sinh viên được cấp một tờ phiếu như mẫu ví dụ dưới đây: Câu Số âm tiết 1 Ở Việt Nam, bánh tét và bánh chưng biểu thị sự no ấm. 2 Ở Hàn Quốc, người ta ăn teok kuk để lên một tuổi. 3 Ở Nhật Bản, người ta ăn cá chép chiên vào ngày tết. 4 Ở Hà Lan, người ta ăn bánh nướng với nho khô. 5 Ở Mỹ, người ta ăn bắp cải, cá mòi và mật ong. 13 Cao Xuân Hạo, sđd, tr.28 – 29. 96
- Nhiệm vụ của sinh viên là xác định số lượng âm tiết của mỗi câu. Bước 2: Sau khi xác định đúng số lượng âm tiết, từng sinh viên phải biết phân đoạn đúng những câu trên thành các ngữ đoạn. Chẳng hạn, trong câu thứ nhất của ví dụ trên, họ phải biết cách ngắt đoạn câu thành: Ở Việt Nam / bánh tét và bánh chưng/ biểu thị sự no ấm//. Bài tập này tuy đơn giản nhưng không phải sinh viên nào cũng làm đúng khi họ chưa hiểu rõ khái niệm âm tiết. Bài tập ví dụ 2 • Bài tập: Xác định ranh giới ngữ đoạn bằng từ loại của đơn vị cơ bản trong câu • Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu • Đối tượng áp dụng: Năm thứ hai Mục đích của bài tập này là, sinh viên phải xác định được các cụm từ (cụm danh từ, tính từ, động từ…) trong câu, trên cơ sở đó, có khả năng phân đoạn câu thành các ngữ đoạn một cách chính xác. Yêu cầu sinh viên nhận diện được ranh giới giữa các cụm từ trong câu. Bài học này gồm các bước sau đây: Bước một: Giảng viên cung cấp phiếu ghi các loại câu với các kiểu từ loại khác nhau và yêu cầu sinh viên, chẳng hạn: Gạch chân những cụm danh từ trong các câu sau đây: - Hệ thống giáo dục Việt Nam kéo dài 12 năm. - Tên của người Hàn Quốc thường gồm ba chữ Hán. - Truyền thống này đã thay đổi. - Một số phụ nữ Hàn Quốc muốn lấy họ của chồng. - Những người đàn ông đó thường bắt tay rất chặt. Bước 2: Trên cơ sở kết quả của bước một, giảng viên yêu cầu sinh viên xác định ranh giới các ngữ đoạn rồi đọc to câu, với yêu cầu ngắt đúng nhịp điệu câu. Chẳng hạn, câu 1 có thể ngắt làm hai ngữ đoạn: 1. Hệ thống giáo dục Việt Nam / kéo dài 12 năm. Bước 3: Trên cơ sở ngắt đoạn thành các ngữ đoạn, sinh viên chú ý phân biệt ngắt các ngữ đoạn theo các ranh giới giữa các từ ngữ âm: Hệ thống \ giáo dục \ Việt Nam / kéo dài \ 12 năm. 97
- Bài tập ví dụ 3 • Bài tập: Xác định ranh giới ngữ đoạn, quãng ngưng, độ ngưng • Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu • Đối tượng áp dụng: Sinh viên năm thứ hai Mục đích của bài học này giúp sinh viên xác định được quãng ngưng và độ ngưng trong khuôn khổ tổ chức của một câu nói. Yêu cầu cần đạt là sinh viên phải biết ngưng ở đâu và ngưng bao lâu. Bài học này gồm các bước: Bước 1: Giảng viên yêu cầu sinh viên đọc các ngữ đoạn và chú ý đến cách phát âm đơn vị cuối cùng chẳng hạn như những ngữ đoạn sau đây: - /Những nhà cạnh đường đó/ - /Ba người con trai này/ - /Tất cả những cái áo của chị ấy/ - /Các sinh viên của lớp này/ - /Một người đàn ông thông minh và đẹp trai/ - /Ba cô gái xinh đẹp và khôn ngoan đó/ - /Tất cả những cô yêu anh ấy. - /Những quyển sách trên bàn đó/ - /Những cái mũ len này/ - /Các phòng ngủ đó/ Bước 2: Giảng viên yêu cầu sinh viên tạo câu với các ngữ đoạn trên, và phân biệt quãng ngưng trong câu. Ví dụ: Tất cả những cô yêu anh ấy / đều rất xinh gái // Bước 3: Xác định ranh giới giữa các từ ngữ âm, chú ý cách ngắt quãng ngắn và dài. Tất cả \ những cô \ yêu anh ấy / đều rất \ xinh gái // Bài tập ví dụ 4 • Bài tập: Xác định ranh giới từ trong câu • Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi câu 98
- • Đối tượng áp dụng: Sinh viên từ năm thứ hai trở lên Mục đích của bài học này là sinh viên phải tìm được các từ ghép tổng hợp, được xây dựng từ những từ đơn. Yêu cầu sinh viên nhận biết được các từ và biết cách đọc các đơn vị này trong câu. Bài tập này gồm có các bước: Bước 1: Giảng viên yêu cầu sinh viên tìm ranh giới các từ trong các câu sau đây: 1. Con cảm thấy thật là vất vả cho mẹ. 2. Ta có đất đá, núi non, sông biển, trăng sao… Bước hai: Giảng viên yêu cầu sinh viên phân chia câu theo từng cấp độ: Cấp độ 1: Con / (1) cảm thấy thật là vất vả cho mẹ. Cấp độ 2: Con / (1) cảm thấy / (2) thật là vất vả cho mẹ. Cấp độ 3: Con / (1) cảm thấy / (2) thật là / (3) vất vả / (4) cho mẹ //. Trên cơ sở sự phân chia này sinh viên được yêu cầu phát âm và chú ý đến quãng ngưng và độ ngưng ở các loại ranh giới khác nhau. 5.4. Tiểu kết Trong chương này, chúng ta đã bàn về: - Những nhận thức chung về âm tiết: trong đó một nhận thức quan trọng cần phải nhấn mạnh là: Âm tiết – không phải là tổng số các âm của âm tiết hình thành, mà là đơn vị mới có phẩm chất riêng. Thông qua cấu âm của âm tiết, chúng ta không phát âm mỗi âm của âm tiết riêng rẽ ra, mà là kết hợp các âm lại với nhau. - Đặc trưng âm tiết tiếng Việt: một trong những đặc trưng loại biệt của tiếng Việt là ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Đặc trưng có tính kỹ thuật phân tích là trong tiếng Việt âm tiết là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học. Về cấu trúc âm tiết, có thể thấy rằng trong tiếng Việt âm tiết có khả năng phân xuất thành những yếu tố nhỏ hơn. - Âm tiết như là đơn vị cơ bản trong việc giảng dạy ngữ âm tiếng Việt cho người nước ngoài. Âm tiết tiếng Việt chính là đơn vị 99
- âm vị học nhỏ nhất có tham gia vào thế đối lập về trật tự thời gian. Trên có sở đó, có thể khẳng định rằng, âm tiết là đơn vị tối thiểu trong giảng dạy ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phải giảng dạy âm tiết trong từ và ngữ đoạn. Tổ hợp “âm tiết - từ ngữ âm” như là một đơn vị dạy tiếng đã được chúng tôi xem xét như một đơn vị cần yếu trong quá trình giảng dạy ngữ âm tiếng Việt. Ngữ đoạn trong lời nói phục vụ cho việc sản sinh câu nói - cả về ngữ nghĩa, cú pháp và cấu âm. Phương tiện quan trọng nhất đảm bảo sự thống nhất của ngữ đoạn là mức độ khác nhau về độ mạnh trong trọng âm. 100
- Chương 6 THANH ĐIỆU VÀ GIẢNG DẠY THANH ĐIỆU 6.1. Những nhận thức chung về thanh điệu Thời gian gần đây, trong các công trình nghiên cứu về ngữ âm và âm vị học thì việc nghiên cứu “trọng tâm” đã có những sự thay đổi. Người ta chú ý nhiều đến những đơn vị siêu đoạn: trọng âm, thanh điệu và ngữ điệu. Theo cách nói của Cao Xuân Hạo thì thanh điệu là “một tập hợp những nét khu biệt mà các nhà ngôn ngữ học phương Tây thường gọi là điệu tính (Prosodic) hay siêu đoạn (Supradegmental), để đối lập với các nét khu biệt mà họ gọi là nội tại (Inherent), được coi là những nét khu biệt cấu tạo nên các âm vị “đoạn tính” (Segmental). Sự phân biệt này được hình dung như sau: các nét khu biệt nội tại còn thực hiện cùng một lúc ở bên trong phạm vi một âm vị (một âm đoạn), còn các nét điệu tính thì như “một lớp vữa trát lên trên một dãy âm vị” [xem. E. Haugen 1949: 378]. Như vậy, sự phân biệt giữa hai yếu tố âm vị học này căn cứ vào những tiêu chuẩn ngôn âm học thuần tuý và do đó không thể có hiệu lực đối với ngôn ngữ học đại cương được” [Cao Xuân Hạo , tr. 18]. Vấn đề này thuộc bình diện lý thuyết, chính vì vậy việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ không đi sâu vào vấn đề thanh điệu thuộc về siêu đoạn hay không phải siêu đoạn. Nhưng ai cũng phải thừa nhận trong tiếng Việt thanh điệu là một bộ phận của âm tiết mang thanh điệu. Trong tiếng Việt, thanh điệu không chỉ gắn bó chặt chẽ với ngữ âm mà còn gắn bó với ý nghĩa, chẳng hạn, “ma” và “mạ” biểu thị hai khái niệm khác nhau, do sự khác biệt về thanh điệu mà có. Khái niệm siêu đoạn (điệu tính), trong quan niệm của đa số các nhà khoa học, chỉ – trọng âm, thanh điệu và ngữ điệu. Việc nghiên 101
- cứu thanh điệu trong các công trình ngữ học Việt Nam đã có một số thành tựu nhất định. Còn trọng âm và ngữ điệu tuy đã có những kết quả nghiên cứu nhất định nhưng vẫn còn rất mỏng, chưa tương xứng với vị trí của chúng trong thực tế tiếng Việt. Trước khi đi sâu vào vấn đề giảng dạy thanh điệu tiếng Việt cần nghiên cứu thanh điệu trong hệ thống ngôn ngữ nói chung. Thanh điệu trong hệ thống ngôn ngữ nói chung Ngôn ngữ trình bày “hệ thống bằng hệ thống”. Các đơn vị (âm vị, từ…) tạo thành hệ thống các đơn vị ngôn ngữ. Các đơn vị này được nằm trong một hệ thống, chúng thường được mô tả bằng các mô hình. Các mô hình này thực chất thể hiện cấu trúc của các đơn vị ngôn ngữ, đó là các sơ đồ trừu tượng, phản ánh những cái cụ thể, có tính cá nhân trong các văn bản cụ thể. Các đơn vị và mô hình của hệ thống được tồn tại trong các hoạt động lời nói cụ thể theo quy tắc của ngôn ngữ. Các đơn vị siêu đoạn hay điệu tính tạo thành một tiểu hệ thống có các đơn vị, có mô hình, quy tắc riêng của mình. Cách thể hiện của các đơn vị này trong các ngôn ngữ khác nhau thì khác nhau. Thanh điệu nằm trong phạm vi của các đơn vị siêu đoạn. Nói một cách khác, thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu là những thành tố của cái gọi là các đơn vị siêu đoạn. Chúng có tương liên là các yếu tố như giai điệu, độ dài, cường độ, chỗ ngừng… Những mô hình thanh điệu có dấu vết riêng của mình. Các phương tiện âm thanh của ngôn ngữ tương ứng với các lĩnh vực điệu tính: 1) tồn tại bên cạnh các phương tiện đoạn tính, tức là các nguyên âm và phụ âm, các âm tiết; 2) mỗi ngôn ngữ có những quy luật riêng của mình về các đơn vị điệu tính. Tiếng Việt là ngôn ngữ âm tiết tính, chính vì vậy, thanh điệu được hiểu là các âm vị thanh điệu; 3) các phương tiện điệu tính khác nhau thường đi với những đơn vị ngôn ngữ khác nhau, nó được sử dụng với những lớp chức năng xác định (ví dụ, thanh điệu thường đi với âm tiết hay các từ đơn, trọng âm thường gắn với ngữ đoạn, và ngữ điệu thường gắn với câu). Tuy nhiên, các phương tiện điệu tính lại thường xuyên có tác động qua lại với nhau. Chức năng của các phương tiện điệu tính là gì? Rõ ràng là các phương tiện điệu tính khác nhau thì có những chức năng khác nhau. 102
- Chúng ta hãy bắt đầu chú ý đến chức năng hệ thống bên trong của đơn vị điệu tính, trước hết là thanh điệu. Các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về thanh điệu thường chọn các ngôn ngữ Trung Quốc và Đông Nam Á như những ngôn ngữ điển hình. Khi nghiên cứu thanh điệu, người ta thường gắn việc nghiên cứu thanh điệu trong quan hệ với âm tiết. Chính những đặc điểm về âm điệu đã tạo ra sự phân biệt giữa các thanh điệu. Bên cạnh sự khác biệt về âm điệu cũng còn có một tiêu chí khu biệt các thanh điệu: đó là âm vực. Chức năng chính trong số các chức năng bên trong của hệ thống thanh điệu chính là mở rộng các âm vị. Thanh điệu được sử dụng trong các ngôn ngữ này, xét về mặt số lượng là hữu hạn (tiếng Trung Quốc có 4 thanh và tiếng Việt có 6 thanh). Trong các ngôn ngữ như tiếng Việt và tiếng Trung Quốc thì âm tiết có cấu trúc chặt chẽ. Mặt khác, các từ có xu hướng đơn tiết hóa. Vả lại, số lượng âm tiết không phải là nhiều, chính vì lẽ đó, trong các ngôn ngữ thanh điệu, thanh điệu được sử dụng như những âm vị để gia tăng số lượng từ. Trong quá trình giảng dạy ngữ âm tiếng Việt, khi giới thiệu rằng tiếng Việt có 6 thanh, giảng viên thường chứng minh điều này bằng những ví dụ kiểu: Ma (thanh không dấu) Mà (thanh huyền) Má (thanh sắc) Mả (thanh hỏi) Mạ (thanh nặng) Mã (thanh ngã) Tuy nhiên, người dạy ít nhận ra hoặc không chú ý đến một điều: có những âm tiết chỉ có khả năng kết hợp với hai thanh điệu. Chúng tôi đã hỏi một đồng nghiệp trẻ, có thâm niên 10 năm làm nghề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài rằng: có phải tất cả các âm tiết trong tiếng Việt đều có 6 thanh điệu không? Người bạn đồng nghiệp của tôi đã trả lời rằng “đúng”. Tôi lại hỏi từ “biết” đi với thanh sắc, thanh nặng nhưng thanh không dấu, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi thì sao? Hãy phát âm thử các âm này! Anh bạn của tôi thừa nhận rằng 103
- không thể phát âm được những âm này và anh ta cho rằng đó là một ngoại lệ. Vậy là: 1) Không phải mỗi âm tiết đều có “hệ thống thanh điệu” đầy đủ. Trong tiếng Việt, có thể có âm tiết đi với 6 thanh điệu như: ma1, ma2 , ma3, ma4 ma5, ma6, nhưng âm tiết - từ kiểu “biết” chỉ có thể đi với thanh sắc và thanh nặng. 2) Khả năng thanh điệu tồn tại trong tổ hợp của âm tiết nào đó có quy luật riêng của nó. Chẳng hạn, trong tiếng Việt thì “thanh không dấu, thanh huyền có đường nét âm điệu bằng phẳng. Đường nét này yêu cầu có một trường độ nhất định mới bộc lộ được tính chất bằng phẳng của chúng. Do đó, hai thanh này không bao giờ được phân bố trong các âm tiết có âm cuối vô thanh”*. Quy luật phân bố của thanh điệu tương tự: Thanh ngã, thanh hỏi có đường nét thanh điệu không bằng phẳng và phức tạp - đổi hướng. Trong điều kiện trường độ bị hạn chế thì chúng không thể đảm bảo được tính phức tạp về đường nét của mình, do đó, thanh ngã và hỏi cũng không bao giờ được phân bố trong những âm tiết có âm cuối vô thanh. Như thế, không phải một âm tiết được tổ hợp với tất cả các thanh điệu mà nằm trong những giới hạn nhất định. Theo đó, không thể coi những âm tiết không có khả năng mang thanh điệu này hay thanh điệu khác là những ngoại lệ. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, mỗi âm tiết đều có thể mang ít nhất một thanh điệu. Trong hoạt động lời nói, thanh điệu bị chi phối của một số bối cảnh: (1) các âm tiết đánh mất tính xác định thanh điệu do ảnh hưởng của ngữ điệu. Khi chúng ta nói bình thường thì “xây cho nhà cao cao mãi”, âm tiết cuối cùng có thanh ngã một thanh có âm vực cao, không bằng phẳng, nhưng khi tồn tại trong lời bài hát thì nó không được xác định một cách chính xác là thanh ngã, có âm điệu gãy hay thanh sắc, là âm điệu không gãy. Chính vì vậy, các nhà khoa học thường lưu ý “đường nét thanh điệu của thanh trong những âm tiết tách rời… không được bảo toàn nguyên vẹn khi các âm tiết nằm trong ngữ lưu”14. (2) Các thanh điệu có thể bị mất do các đặc điểm phát âm có tính chất phương ngữ. Chẳng hạn, thanh hỏi bị mất đi trong một số phương ngữ * Đoàn Thiện Thuật, 1977, tr.118. 14 Đoàn Thiện Thuật, 1977, tr.117. 104
- Hà Tây (anh đi ngu đi). Hay việc sử dụng thanh ngã và thanh hỏi ở một số địa phương. (3) Các thanh điệu có thể bị mất đi một phần phẩm chất của mình phụ thuộc vào lứa tuổi: trong phát âm của trẻ em “đường nét âm điệu thường không có phần đi lên”. Lịch sử của các ngôn ngữ khác nhau có thể có sự dịch chuyển từ trạng thái ngôn ngữ thanh điệu đến ngôn ngữ không thanh điệu, và ngược lại. Và trong quá trình chuyển đổi ấy, chắc chắn có những hiện tượng mất thanh điệu, hoặc gia tăng thanh điệu. Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ lại có sự chuyển đổi đặc trưng của các thanh. Chẳng hạn, về mặt lịch sử thanh hỏi hiện nay, trước kia thuộc âm vực cao, nó gắn với các phụ âm đầu vô thanh cũng giống như thanh không dấu, thanh sắc. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề chúng tôi quan tâm trong chuyên khảo này mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng các thanh có thể có những biến đổi trong những hoàn cảnh nhất định. Các âm tiết được tổ hợp tối thiểu với một trong số các thanh điệu, và mỗi âm tiết cụ thể mang tối đa một thanh điệu. Ngoài sự tác động như đã trình bày ở trên, các thanh điệu còn bị chi phối trong “tổ chức” của một đơn vị, chẳng hạn, một số trường hợp, trong tiếng Việt, âm tiết thứ nhất có thể quy định âm tiết thứ hai. Đó là những trường hợp các từ ghép láy. “Nếu trong hai âm tiết tạo thành từ kép láy có thanh điệu huyền chẳng hạn thì âm tiết còn lại chỉ có thể mang thanh huyền, hoặc ngã hoặc nặng. Ví dụ: vui vẻ, sáng sủa, khó khăn…”15. Như vậy, có thể thấy rằng một vài thanh điệu mang tính kế tiếp nhau trong phạm vi của từ có hai âm tiết như từ kép láy, âm tiết đầu tiên có thể quy định thanh điệu của âm tiết thứ hai. Nó như kết quả kết hợp của hai mắt xích thực sự móc vào nhau, tạo ra sự kết hợp của các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính mà trước hết là sự tác động của các thanh điệu. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, trong những trường hợp này, các thanh điệu có sự tác động tương hỗ lẫn nhau và cũng cần khẳng định rằng những đơn vị kiểu này có thể bắt nguồn trong quá trình lịch sử. Tất nhiên, cần phải khẳng định lại rằng âm tiết mang thanh điệu - đó là một đơn vị ngữ âm âm đoạn, là nơi để thanh điệu có thể được thể hiện. Nói cụ thể hơn, đối với tiếng Việt thì vì âm đầu 15 Đoàn Thiện Thuật 1977, tr.124. 105
- trong âm tiết tiếng Việt kết hợp một cách lỏng lẻo với phần vần, nó không tham gia vào việc đảm bảo trường độ của âm tiết, cho nên đường nét điển hình cho mỗi thanh điệu tiếng Việt nằm ở phần vần. Các nhà khoa học cũng đã thảo luận vấn đề: định vị thanh điệu trong âm tiết như thế nào. Có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Đối với tiếng Việt thì Nguyễn Bạt Tụy cho rằng “thanh là tính chất riêng của âm chính và bao giờ cũng thuộc về âm chính”. Có ý kiến cho rằng “âm đầu hữu thanh bao giờ cũng có một âm điệu giống nhau, tức là không tham gia vào việc khu biệt các thanh điệu” (Gordina). Tuy nhiên, quan niệm được nhiều người thừa nhận là quan niệm của Nguyễn Hàm Dương cho rằng thanh điệu nằm trên toàn bộ âm tiết, có các độ xác định và đường nét đặc trưng của sự biến chuyển cao độ ấy. Khi nghiên cứu thanh điệu, các nhà ngôn ngữ học đưa ra những mô hình thanh điệu như H, L, HL, LH và LHL (trong đó H và L biểu thị thanh điệu cao và thấp tương ứng). Đối với tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học đưa ra những tiêu chí âm vực và tiêu chí âm điệu. Âm điệu được hiểu là sự biến thiên của cao độ theo thời gian. Từ những điều đã được nói đến ở trên, chúng ta có thể đi đến một số nhận xét: (1) Có thể thấy rằng không phải từ mà là âm tiết là cơ sở âm đoạn của thanh điệu. Trong trường hợp này: a) chức năng cơ bản của thanh điệu là gia tăng âm vị cho hệ thống, làm cơ sở để phát triển từ vựng; b) tồn tại hai kiểu thanh điệu trong hệ thống – cao và thấp; c) các âm tiết trong các ngôn ngữ âm tiết tính có số lượng hữu hạn và không phải một âm tiết có thể kết hợp với mọi thanh điệu. (2) Các từ được biểu hiện bằng các âm đoạn, và trong một số trường hợp là cơ sở hoạt động của thanh điệu. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như từ kép láy trong tiếng Việt, các âm tiết trong tổ hợp này như là được móc vào nhau, âm tiết thứ nhất có thể quy định sự tồn tại thanh điệu trong âm tiết thứ hai. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng: a) L và H – không phải là các thanh điệu, mà chỉ là các đặc trưng mang tính phân loại của thanh điệu, các thanh điệu trong hệ thống thanh điệu tiếng Việt gồm có 6 thanh. b) Âm điệu là một trong hai tiêu chí phân loại thanh điệu. c) Khi các từ đơn trùng với hình vị, trùng với âm tiết thì thanh điệu của âm tiết đồng thời là thanh điệu của từ, theo cách nói của Cao Xuân Hạo. Ông cho rằng: Nếu ta có thể hình dung hệ thống ngôn ngữ của các thứ tiếng châu Âu như một cơ chế vận chuyển trên ba cái trục 106
- chính là từ, hình vị và âm vị, thì tiếng Việt dường như kết hợp ba cái trục ấy thành một - đó là tiếng. 6.2. Thanh điệu tiếng Việt Cũng như tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt trước hết, dùng âm thanh làm chất liệu. Chất liệu âm thanh mang một đặc trưng quan trọng là nó trải dài theo chiều của thời gian. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ khác nhau có những đặc trưng riêng của mình. Điều đó phù hợp với quy luật rằng không có lý do gì cho phép ta khẳng định một cách tiên nghiệm rằng mọi ngôn ngữ đều sử dụng một đại lượng âm thanh có kích thước nhất định làm ranh giới đánh dấu chỗ phân chia giữa những đơn vị tuyến tính với những đơn vị phi tuyến tính. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học càng ngày càng có nhiều cơ sở để biết rằng trong tất cả các ngôn ngữ của nhân loại âm tiết là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất. Âm tiết - theo cách nhấn mạnh của Cao Xuân Hạo - là đơn vị cấu âm và nhận diện âm thanh nhỏ nhất; tuy có chiều dài và có thể cắt ra từng khúc, nhưng những khúc có được bằng cách cắt âm tiết ra như vậy không thể nào được thính giác của con người, dù nói thứ tiếng gì, nghe như những âm thanh tách bạch của tiếng nói con người, chứ đừng nói gì nhận diện. Chỉ có ở biên giới của âm tiết thì những nhát cắt như vậy mới để lại những đại lượng âm thanh giống tiếng nói của con người và có thể được người bản ngữ nhận diện. Khẳng định vai trò quan trọng của âm tiết tiếng Việt ở đây, cần nhấn mạnh lại một điều rằng âm tiết là điều kiện tồn tại của thanh điệu. Thanh điệu là một trong ba bộ phận hợp thành của âm tiết. Vì thanh điệu mang đặc trưng siêu đoạn nên khi phát âm một âm tiết các thanh điệu thể hiện đặc trưng của mình đồng thời với việc thể hiện các đơn vị đoạn tính của âm tiết. Dưới đây, dựa trên kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt cuối thế kỷ XX, chúng tôi sẽ điểm lại đặc trưng của các âm điệu tiếng Việt thông qua các tiêu chí cơ bản là âm vực, âm điệu và sự phân bố của chúng: Thanh không [1] a) Về âm vực: Thanh không có âm vực cao. b) Về âm điệu: Thanh không có âm điệu bằng (phẳng). Thanh này không có sự thay đổi gì từ đầu đến cuối dù phần vần có thể có thay đổi. 107
- Thanh không dấu trong tha, thau, than đều có âm điệu về cơ bản là không thay đổi. c) Về phân bố: Xuất hiện ở tất cả các âm tiết trừ âm tiết khép. Ví dụ: mưa xuân, công ty. Nhưng không có các âm tiết như: lach, bat, lac. Thanh huyền [2] a) Về âm vực: Thanh huyền có âm vực thấp. Nếu so sánh với thanh không dấu thì thanh huyền thấp hơn. b) Về âm điệu: Thanh huyền có âm điệu bằng, hơi đi xuống. Có thể hình dung nó giống như nó đã được các nhà truyền giáo châu Âu đánh dấu trong tiếng Việt. c) Về phân bố: Thanh huyền đi với các âm tiết có âm cuối không vô thanh, và không đi với âm tiết có âm cuối vô thanh. Thanh ngã [3] a) Về âm vực: Thanh ngã có âm vực cao, cao độ xuất phát ngang với thanh [2]. Thanh [3] có cao độ xuất phát ở âm vực thấp nhưng kết thúc ở âm vực cao. b) Về âm điệu: Thanh ngã có âm điệu trắc và gãy. Khi xuất phát, thanh [3] cao hơn thanh huyền, nhưng đến giữa âm tiết thì hạ xuống một cách đột ngột, dốc đứng trong một thời gian ngắn rồi lên cao đi qua vạch xuất phát ban đầu lên thêm một chút rồi dừng hẳn. Nó hình giống như dấu [√]. c) Về phân bố: Đi với các âm tiết có âm cuối không vô thanh, và không đi với âm tiết có âm cuối vô thanh. Thanh hỏi [4] a) Về âm vực: Thanh hỏi “thuộc về loại thanh điệu có âm vực thấp”16 Có cùng độ cao xuất phát với thanh huyền. Kết thúc ở cao độ thấp. b) Về âm điệu: Thanh hỏi mang âm điệu trắc và gãy. Đường nét thanh điệu thấp dần từ khi xuất phát; sau đó, chuyển sang một nét đi lên tương đương với nét đi xuống ban đầu, kết thúc bằng với cao độ ∨]. lúc xuất phát. Có thể hình dung đường nét của thanh này như dấu [∨ Quãng thấp nhất của đường nét âm điệu nằm ở giữa phần vần. Chính vì có sự chuyển hướng này mà người ta nói rằng, thanh [4] có đặc 16 Đoàn Thiện Thuật, Sđd, tr. 112. 108
- trưng gãy, xét về mặt âm điệu. Nó được phát âm giống nhau trong những trường hợp hỏa, hưởng, đảm, đảng... Trong những trường hợp âm cuối là phụ âm mũi và nguyên âm chính như là “tẩn’’, “mẩn” thì nó nằm vào âm cuối. c) Về phân bố: Thanh hỏi đi với các âm tiết có âm cuối không vô thanh, và không đi với âm tiết có âm cuối vô thanh. Thanh sắc [5] a) Về âm vực: Thanh sắc có âm vực cao. b) Về âm điệu: Thanh sắc mang âm điệu trắc và không gãy. Tuy nhiên, chúng có những biến thể khác nhau khi đi với những âm tiết khác nhau. Khi đi với các âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc vô thanh, chẳng hạn như mái , máng, mé, thì nó xuất phát với độ cao gần bằng thanh không với một âm điệu ngang, trong khoảng thời gian đi hết gần ½ phần vần. Sau đó, âm điệu đi lên và kết thúc cao hơn thanh [1]. Trong trường hợp đi với âm tắc, nếu âm chính là nguyên âm dài thì phần bằng ngắn hơn. Cao độ xuất phát và kết thúc giống như khi đi với âm tiết có âm không phải là âm tắc vô thanh. Trong trường hợp thanh điệu đi với âm tiết có âm chính là nguyên âm ngắn thì điểm xuất phát của thanh điệu cao hơn những trường hợp trên. Đường nét âm điệu đi lên nhanh và mạnh hơn kết thúc ở một khoảng cách nhỏ, như trong thắp, đắp… c) Về phân bố: Thanh sắc đi với các âm tiết có âm cuối không vô thanh, và đi với cả âm tiết có âm cuối vô thanh. Thanh nặng [6] a) Về âm vực: Thanh nặng có âm vực thấp. b) Về âm điệu: Thanh nặng mang âm điệu trắc và không gãy. Đường nét âm điệu của thanh [6] có các biến thể như: Khi thanh này đi với các âm tiết có âm cuối là âm tắc vô thanh thì xuất phát là đường nét bằng và ngang kéo dài cho đến gần hết phần vần sau đó đi xuống. Khi âm tiết có âm cuối là một âm mũi thì phần đi xuống nằm ở âm cuối. Trong trường hợp thanh nặng đi với âm tiết có phần cuối là một âm tắc vô thanh thì phần đi xuống nằm ở cuối nguyên âm trong tư cách là âm chính. Phần bằng ngang bị thu ngắn lại trong trường hợp âm chính là một âm ngắn như hạt, tạt, mật. 109
- c) Về phân bố: Thanh nặng đi với các âm tiết có âm cuối không vô thanh, và đi với cả âm tiết có âm cuối vô thanh. Một số khái niệm được dùng ở trên, cần được giải thích thêm: Khái niệm âm vực được dùng để chỉ độ cao của thanh điệu. Đây là một trong hai tiêu chí thỏa đáng âm vị học của thanh điệu. Thuộc về các thanh điệu có âm vực cao là các thanh không [1], thanh ngã [3] và thanh sắc [5]. Thuộc về các thanh điệu có âm vực thấp là các thanh huyền [2], thanh hỏi [4] và thanh nặng [6]. Khái niệm “bằng” dùng để chỉ các thanh điệu có đường nét âm điệu bằng phẳng, còn khái niệm trắc dùng để chỉ các thanh điệu có đường nét không bằng phẳng. Liên quan tới khái niệm bằng và trắc là khái niệm âm điệu. Âm điệu là khái niệm dùng để chỉ biến thiên của cao độ theo thời gian. Đặc trưng này thường được nhận thấy trong sự biến thiên của thanh điệu. Thanh điệu thường được phân loại theo đặc trưng bằng hay trắc tức là “gãy” hay “không gãy”. 6.3. Giảng dạy các thanh điệu Một số điểm cần chú ý khi giảng dạy thanh điệu tiếng Việt • Thanh điệu được đưa vào ngay bài luyện âm đầu tiên Nếu như ở trên kia ta đã chứng minh rằng, âm tiết là đơn vị nhỏ nhất trong giảng dạy ngữ âm tiếng Việt thì tất yếu là chúng ta phải bắt đầu dạy thanh điệu ngay từ bài học đầu tiên. Nói các khác, sinh viên ngay từ bài học đầu tiên đã có thể học về thanh điệu. Nhưng không phải là những giảng giải dài dòng về lý thuyết thanh điệu tiếng Việt. Để trả lời thêm vấn đề vì sao bài học đầu tiên sinh viên đã được học về thanh điệu, một đơn vị rất khó trong tiếng Việt? Điều này thật là đơn giản bởi lẽ, các thanh điệu thường được thể hiện trong âm tiết mà dạy tiếng Việt phải bắt đầu từ đơn vị cơ bản nhất, đơn vị cấu âm và nhận diện âm thanh nhỏ nhất. Tất nhiên, khi giảng dạy thanh điệu, trước hết nên bắt đầu từ những thanh bằng. Có nghĩa là, dạy các thanh như thanh không và thanh huyền: /ba-bà, bo-bò, cô cồ…/. • Giảng dạy thanh điệu gắn liền với âm tiết Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đây là đặc trưng chung của một số ngôn ngữ Đông Nam Á. Đặc trưng âm tiết tính với 110
- tư cách là đặc trưng nổi trội cần phải được sinh viên nhận diện như đặc điểm quan trọng nhất. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu. Xét về mặt vật lí âm học, thanh điệu được cấu tạo từ 3 thông số cơ bản: 1. Tần số cơ bản (Fo); 2. Cường độ (I); 3. Thời gian (T). Xét về mặt cấu trúc, thanh điệu là thuộc tính ngữ âm của toàn bộ âm tiết tiếng Việt như đã được trình bày ở trên. Nếu xét một cách khái quát nhất thì âm tiết tiếng Việt là cấu trúc 2 thành phần: 1. Cấu trúc âm (đơn vị chiết đoạn); 2. Thanh điệu (đơn vị siêu đoạn). Thanh điệu là đơn vị siêu đoạn có ý nghĩa âm vị học. Đây là một chùm các nét khu biệt được thực hiện đồng thời, tương tự như các đơn vị chiết đoạn, có chức năng khu biệt hình thức ngữ âm, từ đó phân biệt ý nghĩa của từ và được gọi là thanh vị. Hiện tượng này quá xa lạ với sinh viên nói các ngôn ngữ không có thanh điệu, đặc biệt là các ngôn ngữ Ấn - Âu, chính vì vậy, đối với các sinh viên Âu châu thì việc gắn liền luyện tập âm tiết và thanh điệu là một điều hết sức cần thiết. Thanh điệu với vai trò đặc biệt quan trọng của nó buộc giảng viên phải chú ý không chỉ ở khía cạnh nội dung, mà cả ở khía cạnh phương pháp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy âm tiết với thanh điệu cũng là sự đáp ứng yêu cầu của cả nội dung và phương pháp giảng dạy thanh điệu. • Giảng dạy thanh điệu gắn liền với việc so sánh với thanh điệu tiếng mẹ đẻ của sinh viên và tôn trọng chuẩn mực thanh điệu tiếng Việt Có hai vấn đề đặt ra ở đây: thứ nhất là giảng viên giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ có cần biết tiếng mẹ đẻ của sinh viên hay không? Vấn đề thứ hai là, một giảng viên dạy tiếng Việt có thể đến từ những vùng miền khác nhau, với tiếng địa phương của anh ta, có thể có ít hơn 6 thanh điệu, trong trường hợp đó, thái độ của anh ta đối với các thanh điệu tiếng Việt như thế nào? Đối với vấn đề thứ nhất, khi so sánh ngôn ngữ mẹ đẻ với ngôn ngữ thứ hai, người ta thường chỉ chú ý đến sự khác biệt quan trọng là vốn từ vựng. Thực ra, sự khác biệt cơ bản giữa chúng chính là cấu trúc. Mỗi ngôn ngữ đều có một hệ thống riêng về cấu trúc câu, cấu tạo từ, ngữ điệu, trọng âm và ngữ âm. Điều lý tưởng đối với người giảng viên là anh ta biết tiếng của người học để so sánh với tiếng Việt, thứ tiếng mà anh ta đang dạy như một ngoại ngữ. Chẳng hạn, đối với sinh 111
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngôn ngữ học: Tiếng Việt thực hành - Lỗi dùng từ lỗi đặt câu
38 p | 2121 | 197
-
Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt thực hành sửa lỗi
14 p | 3148 | 142
-
Ngữ âm tiếng Việt thực hành cho học viên quốc tế - Nội dung và phương pháp giảng dạy: Phần 1
91 p | 453 | 92
-
Bài giảng môn học Cơ sở ngôn ngữ
47 p | 279 | 56
-
Giáo trình Tiếng Việt và tiếng Việt thực hành: Phần 1 - PGS. TS. Lã Thị Bắc Lý
77 p | 143 | 26
-
Phương pháp học ngữ pháp Tiếng Việt (in lần thứ 2): Phần 1
223 p | 40 | 19
-
Ngữ âm tiếng Việt thực hành: Phần 2
151 p | 113 | 19
-
Ngữ âm tiếng Việt thực hành: Phần 1
109 p | 103 | 16
-
Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành - GV. Cao Bé Em
120 p | 104 | 15
-
Phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học
3 p | 159 | 14
-
Bài giảng tiếng Việt 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
108 p | 134 | 11
-
Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành
120 p | 81 | 8
-
Phương pháp học Tiếng Việt thực hành (In lần thứ 3): Phần 1
143 p | 11 | 7
-
Giải pháp thực hành cho phụ âm tiếng Việt trên cơ sở nét "trước"/"sau" tương đối
7 p | 63 | 6
-
Phương pháp dạy Tiếng Việt cơ sở: Phần 1
147 p | 21 | 5
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 6 – Cao Bé Em
26 p | 100 | 3
-
Những bất cập quá rõ trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt hiện hành
4 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn