YOMEDIA
ADSENSE
Người bệnh loãng xương nên ăn gì?
72
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhiều người vẫn quan niệm muốn hết loãng xương chỉ cần uống sữa. Không sai vì sữa là một trong các loại thực phẩm cung cấp canxi. Nhưng nếu chỉ trông cậy vào ly sữa thì chưa đủ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Người bệnh loãng xương nên ăn gì?
- Người bệnh loãng xương nên ăn gì? Nhiều người vẫn quan niệm muốn hết loãng xương chỉ cần uống sữa. Không sai vì sữa là một trong các loại thực phẩm cung cấp canxi. Nhưng nếu chỉ trông cậy vào ly sữa thì chưa đủ. Sữa không là giải pháp duy nhất Gạo lứt rang một loại thực phẩm chữa trị loãn xương rất hiệu quả còn cung cấp một lượng canxi rất lớn cho cơ thể Dù có uống sữa đều đặn nhưng nếu chất vôi không được hấp thu vào máu thì canxi không thể lên đường tìm về mô xương đang ngóng cổ chờ mong. Dù chất vôi có được đưa vào máu, chẳng hạn bằng đường tiêm thuốc, nhưng vì lý do nào đó lại không dừng chân thường trú trong mô xương, như trong giai đoạn mãn kinh vì rối loạn nội tiết tố, thì cũng bằng không. Dù cơ thể không thiếu canxi cũng không có rối loạn trong tiến trình hấp thu chất vôi, thí dụ dưới ảnh hưởng của stress, lại bị huy động ra khỏi mô xương quá nhanh để vào đường đào thải. Vì vậy nạn nhân không những dễ bị loãng xương mà đồng thời phải đối đầu với nhiều bệnh chứng khác không kém phần nghiêm trọng như hạ canxi huyết, sỏi thận…
- Bác sĩ chữa bệnh loãng xương cốt sao cho xương bớt loãng, hay nói đúng hơn là ngưng loãng tiếp, nếu nói để xương hết loãng thì đúng là cường điệu. Chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương cũng không thể ra ngoài mục đích: Phòng ngừa loãng xương nếu xương chưa loãng. Trì hoãn thời điểm bộc phát nếu xương hết chắc. Trợ lực thuốc và ổn định tiến trình biến dưỡng nếu xương đã loãng. Thực phẩm nên dùng: Gạo lứt rang một loại thực phẩm chữa trị loãn xương rất hiệu quả Sữa tất nhiên là món không nên quên, nhưng với nhiều người không dung nạp được sữa tươi thì sữa chua là biện pháp nên được chú trọng hơn. Các loại cá biển có nhiều dầu 3-Omega như cá thu, cá mòi, cá hồi. Ngoài ra nó còn hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và có tác dụng rất tốt trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Khoai lang ta, đậu phộng, dầu mè, và đặc biệt là trái thơm vì là nguồn thực phẩm dồi dào magnê. Đừng quên là lượng magnê phải bằng phân nửa lượng canxi thì chất vôi mới được ký gởi trong mô xương. Người loãng xương rất cần khẩu phần thật đa dạng vì canxi muốn vào được xương phải nhờ sự có mặt cùng lúc của nhiều khoáng tố khác. Thực phẩm nên tránh:
- Các loại nước ngọt có ga vì hợp chất photpho trong nước giải khát ngọt hơn chè sẽ kéo chất vôi theo đường bài tiết. Tương tự như thế là thành phần photpho trong thịt nguội, cá xông khói… Đừng uống quá nhiều trà vì trà tuy có chứa chất vôi nhưng chất chát trong trà, nếu ở liều lượng cao, lại là nhân tố ngăn cản sự hấp thu canxi qua niêm mạc đường tiêu hoá. Tác dụng tương tự như thế dù yếu hơn là cà phê và nhiều loại thuốc cảm! Thực đơn cho người loãng xương Gạo lứt rang một loại thực phẩm chữa trị loãn xương rất hiệu quả còn cung cấp một lượng canxi rất lớn cho cơ thể Rượu thì tệ hơn nữa vì không chỉ gây thất thoát canxi mà hầu như tất cả khoáng chất! Giảm tối đa các dạng thực phẩm công nghệ và đồ hộp vì lượng muối natri thường rất cao trong đó có tác dụng tương tranh với canxi. Bớt các loại rau cải như bạc hà, củ dền, rau muống vì chứa nhiều oxalat. Chất này không chỉ kết dính với canxi mà với các khoáng tố khác cần thiết cho độ bền vững của mô xương như mangan. Bánh mì cũng là món khắc khẩu với người bị loãng xương vì thành phần phytate trong bánh mì là lý do khiến mô xương trở thành “công trình rút ruột” thiếu hai nhân tố cơ bản, canxi và magiê. Bệnh loãng xương: Khó chữa nhưng dễ phòng ngừa
- Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương TP.HCM, nước ta hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong số đó có đến 2,1 triệu phụ nữ đang “sống chung” và gánh chịu những hệ lụy do căn bệnh này gây ra. TS.BS Lê Anh Thư (Bệnh viện Chợ Rẫy - TP.HCM) cho biết: “Loãng xương là căn bệnh khó chữa, nguy hiểm nhưng dễ phòng ngừa”. Những hệ lụy khôn lường Cô Lê Minh Ngọc (53 tuổi, quận 10 - TP.HCM) cho biết: “Trước đây khi bị những cơn đau ở xương tay, xương chân, tôi cứ nghĩ là do làm việc vất vả chứ không hề biết hệ xương của mình đang thiếu hụt canxi. Không ngờ khi tình cờ đo mật độ xương ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì mới biết khối lượng xương của tôi đã mất hơn phân nửa. Từ đó đến nay, tôi tốn rất nhiều tiền bạc cho các loại thuốc uống, thuốc tiêm đặc trị nhưng bệnh cũng không thuyên giảm bao nhiêu. Nếu lúc trước tôi biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe xương của mình tốt hơn thì đâu đến nỗi như bây giờ”. Cũng như nhiều bệnh nhân khác, khi bị đau nhức ở các khớp xương, anh Lam Hà (49 tuổi) chủ quan nghĩ mình bị bệnh khớp nên tự mua thuốc giảm đau về uống.
- Anh Hà buồn bã: “Cách đây hơn 6 tháng, hai đầu gối và xương chân tôi cứ đau buốt dù xoa bóp bao nhiêu dầu, tôi đi khám ở bệnh viện thì được chẩn đoán là loãng xương. Lúc đó thì bệnh đã trầm trọng rồi. Giờ thì tôi bị đau nhức toàn thân, đi lại vô cùng khó khăn”. BS. Lê Anh Thư cho hay: “Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân loãng xương đến điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đang gia tăng. Nhiều bệnh nhân không biết những ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh này tới chất lượng cuộc sống, vì thế khi nhập viện đều đã bước vào giai đoạn nặng với các biến chứng nặng nề”. Cũng theo BS. Lê Anh Thư thì dấu hiệu sớm nhất của bệnh này là đau lưng nhẹ, âm ỉ, thường bị bỏ qua. Nếu không điều trị loãng xương có thể gây ra gãy xương. Nguy cơ loãng xương cũng tăng cao ở những người bị viêm khớp dạng thấp, viêm gan C, nhiễm trùng gan, cường giáp, cường tuyến phó giáp. Ngoài ra, việc dùng lâu dài một số thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh này như heparin (làm loãng máu), phenytoin (chống động kinh), corticoid (kháng viêm). Việc phòng ngừa đơn giản BS. Lê Anh Thư khuyến cáo: “Loãng xương được xếp vào một trong những căn bệnh khó có khả năng hồi phục hoàn toàn, việc điều trị bệnh này thường phức tạp, rất tốn kém, kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, mặc dù bệnh loãng xương rất nguy hiểm nhưng may mắn là việc phòng ngừa căn bệnh này lại khá đơn giản như: Duy trì thói quen vận động, phơi nắng 15 phút/ngày, bổ sung vitamin D qua chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là uống sữa giàu canxi. Tập thể dục ngoài trời buổi sáng cũng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả, giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương, duy trì thói quen vận động tốt cho xương.
- Ngoài ra, cũng nên tránh nguy cơ té ngã, duy trì cân nặng hợp lý, tránh thuốc lá, bia, rượu… Cần chủ động phòng ngừa loãng xương ngay từ độ tuổi 35 vì sau lứa tuổi này, mật độ xương bắt đầu suy giảm và có thể có nguy cơ bị loãng xương nếu không chăm sóc xương đúng cách”. Để phát hiện sớm bệnh loãng xương, nên đi khám bệnh sớm ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ… Các BS chuyên khoa sẽ cho kiểm tra bằng cách chụp X quang xương hoặc cột sống; đo khối lượng xương bằng kỹ thuật đo mật độ xương hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA) trên máy DEXXUM T với kỹ thuật rất đơn giản, nhanh gọn chỉ trong vòng 15 phút, không có hại cho sức khỏe. Ăn nhiều thịt, cá, hại xương
- отзывы туристов расширения Joomla 3.5 Chuyên mục: Dinh dưỡng cho loãng xương Được đăng ngày Chủ nhật, 04 Tháng 8 2013 04:14 Viết bởi Super User Lượt xem: 91 Ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương, còi xương, xốp xương. Mọi người thường nghĩ loãng xương, còi xương, xốp xương… là do thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh này. GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thức ăn chúng ta đưa vào cơ thể gồm hai loại chính là kiềm và axit. Thực phẩm tạo axit không phải là những thực phẩm có vị chua như nhiều người nghĩ mà là các thực phẩm giàu protein động vật như thịt, cá, pho mát và ngũ cốc. Thực phẩm tạo kiềm bao gồm trái cây và rau, có thể có vị chua như chanh, khế, me.
- Để khoẻ mạnh, chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng axit - kiềm. Việc mất cân bằng axit và kiềm sẽ dẫn đến thừa axit hoặc thừa kiềm dẫn tới việc hấp thu bị đảo lộn, gây nhiều bệnh cho cơ thể. Đặc biệt, thường xuyên ăn nhiều thịt cá, ít rau, khiến việc thừa axit trở thành mạn tính hoặc tăng mãi, cơ thể không còn khả năng trung hòa, sẽ dẫn tới hậu quả tai hại, sinh nhiều bệnh: Cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, các bệnh đường ruột, sâu răng, táo bón, đau đầu, gân cốt rã rời... Theo BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có nhiều trẻ bị còi xương do cha mẹ bồi bổ quá nhiều chất đạm. Nguyên nhân là do ăn quá nhiều chất đạm có thể xuất hiện tình trạng toan chuyển hoá, dẫn đến tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hậu quả là trẻ vẫn bị còi xương cho dù lượng canxi đưa vào cơ thể và được hấp thu ở mức bình thường. Phân tích về tình trạng ăn nhiều thịt cá gây loãng xương, còi xương... các chuyên gia cho biết, xương là nơi dự trữ các chất có tính bazơ hay kiềm. Vì vậy, ăn nhiều
- thịt cá tức là gia tăng tính axit liên tục, xương sẽ giải phóng các nguyên tố canxi và magiê... và dần dần sẽ mất chất khoáng, nhất là trường hợp tăng tính axit cao và dài hạn sẽ dẫn đến loãng xương với rối loạn trong cấu trúc mô xương. Ngoài ra, thừa axit cũng làm giảm khối cơ vì để trung hòa lượng axit thừa, thận rút axit amin thừa của cơ, lâu dài cơ sẽ giảm. Hơn nữa, tăng tính axit còn tạo nguy cơ bị sỏi tiết niệu, liên quan đến sự loại trừ canxi qua thận, tạo nguy cơ cơn đau sỏi thận. Vì vậy, để có một bộ xương chắc khoẻ, cần chú ý đến sự phối hợp giữa kiềm và axit trong bữa ăn hằng ngày. Để giảm axit, không nên ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, các đồ ngọt hay uống rượu bia và để tăng tính kiềm nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ biển, đậu nành... và uống nhiều sữa. Thành phần bữa ăn tốt nhất gồm: 70% thức ăn tạo kiềm (rau, trái cây), 30% tạo axit (thịt cá)... Nguồn: bee.net
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn