intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

người mẹ tốt hơn là người thầy tốt: phần 2

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các nội dung: vốn trí tuệ cần phải có ở những người làm bố làm mẹ, chuyện nhỏ chính là chuyện lớn, hãy thoát ra khỏi những ngộ nhận trong giáo dục,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: người mẹ tốt hơn là người thầy tốt: phần 2

Chương 5: Vốn trí tuệ cần phải có ở những<br /> người làm bố làm mẹ<br /> Mình không tự nuôi con là không làm tròn bổn phận<br /> Nếu bố mẹ có thể cảm nhận được tầm quan trọng của mỗi ngày tháng, mỗi cảnh ngộ trong quá<br /> trình trưởng thành của con trẻ, biết những cảnh ngộ này sẽ có ảnh hưởng lớn đối với con trẻ,<br /> thì khả năng và biện pháp để bố mẹ vừa chăm con vừa đi làm tự nhiên sẽ có.<br /> Muốn làm một việc gì đó sẽ luôn có lý do, không muốn làm một việc gì đó cũng luôn có cái cớ.<br /> Khi Viên Viên mười lăm tháng tuổi, bố cô bé xin nghỉ không lương ở cơ quan cũ, về Hạ Môn<br /> công tác. Lúc đó tôi vẫn còn đang đi làm ở đơn vị cũ, một mình nuôi con, phải đối mặt với rất<br /> nhiều khó khăn. Trong khi lúc đó ông bà hai bên không thể đến giúp.<br /> Bà ngoại của Viên Viên sống ở một huyện bên cạnh, cách thành phố Tập Ninh thuộc khu tự trị<br /> Nội Mông Cổ mà chúng tôi đang sống hồi đó bảy, tám tiếng đồng hồ xe chạy, hơn nữa lúc đó<br /> ông ngoại cô bé đã phải sinh hoạt tại chỗ, cần có người chăm sóc. Bà nội cô bé còn sống ở một<br /> huyện xa hơn, nhà cũng rất nhiều việc, không thể bỏ đó mà đi. Nhưng khi Viên Viên chưa chào<br /> đời bà nội bé đã nói với chúng tôi rằng, nếu như công việc bận thì đưa con về quê để bà trông<br /> nom. Hiện giờ biết bố Viên Viên chuẩn bị đi công tác xa, bà lại càng sốt sắng bảo tôi đưa con về<br /> quê, nói bà chắc chắn sẽ chăm sóc Viên Viên chu đáo.<br /> Tôi biết mẹ chồng là người vừa sạch sẽ lại vừa nhanh nhẹn, cũng rất nhân hậu, chắc chắn chăm<br /> sóc việc ăn uống ngủ nghỉ của Viên Viên chu đáo hơn tôi. Nhưng tôi đã từ chối, tôi muốn tự<br /> mình chăm con.<br /> Lúc đó chúng tôi đã tìm một bà cụ ở gần nhà, buổi sáng trước khi đi làm đem con đến gửi, buổi<br /> trưa và buổi tối đón con về nhà, một ngày đưa đi đón về bốn lần. Sau khi ông xã đi Hạ Môn, tôi<br /> lại thương lượng với bà cụ, gửi thêm cho bà ít tiền, buổi trưa không đón con về nữa.<br /> Nhưng không vì thế mà tôi được rảnh rỗi hơn. Từ khi có con, việc nhà dường như tăng lên gấp<br /> ba lần. Trước đây có bố Viên Viên ở nhà, hai chúng tôi một người làm, một người trông con, mà<br /> còn bận bù đầu, hiện giờ một mình tôi vừa làm vừa phải trông bé, cảm thấy việc nhà giờ lại bận<br /> thêm gấp đôi.<br /> <br /> Lúc đó Viên Viên vừa mới biết đi, giai đoạn trông vất vả nhất, bé chập chà chập chững đi hết<br /> góc nọ đến góc kia, không nghỉ phút nào. Đó cũng là độ tuổi đầy tính hiếu kỳ, cái gì cũng muốn<br /> động vào. Mắt tôi không được rời cô bé nửa phút, đứng làm ở đâu phải tha con đến đó.<br /> Lúc nấu cơm, mang bô xi tè vào bếp, tìm cách dỗ bé ngồi yên trên đó; lúc lau nhà, vừa phải trêu<br /> con ngồi trong xe tập đi một lát, vừa phải cầm cây lau nhà để lau; lúc giặt quần áo, đầu tiên là<br /> phải đặt bé vào lồng máy giặt, tranh thủ lúc bé còn đang thấy mới lạ trước “môi trường mới”,<br /> tôi vội phải vò quần áo.<br /> Nhưng bé vẫn không chịu nghe theo sự điều khiển của tôi, thường là lúc tôi đang vội phải nấu<br /> cơm, bé liền ôm chặt chân tôi bắt bế; tôi muốn rửa bát, bé không chịu chơi đồ chơi mẹ đưa, bắt<br /> tôi phải kể chuyện; tôi đang vội muốn ăn cơm rồi đi làm, bé lại làm đổ cơm vào người, phải<br /> thay quần áo mới… Tôi bận từ sáng đến tối không có thời gian nghỉ ngơi, thực sự cảm thấy<br /> phải mọc ra ba đầu sáu tay mới đối phó kịp.<br /> Trước đây tôi không biết làm việc nhà lắm. Tôi là con út trong nhà, bên trên có hai chị gái và<br /> hai anh trai. Từ nhỏ được nuông chiều chỉ biết rong chơi; sau khi lấy chồng lại gặp được ông xã<br /> chăm chỉ, mọi việc trong nhà gần như đều để ông xã làm. Giờ thì một mình vừa bận trông con<br /> vừa bận việc nhà, lại còn phải đi làm, thực sự là quá mệt. Huyết áp của tôi hạ thấp xuống mức<br /> bác sĩ không thể tưởng tượng, cho rằng tôi phải nằm trên giường nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn phải<br /> làm không thiếu một việc.<br /> Mẹ chồng không yên tâm, lại chuyển lời đến, bảo tôi đưa con về nhà. Chị cả tôi sống ở thành<br /> phố khác cũng muốn trông con hộ tôi, lúc đó con trai chị đã vào cấp một, công việc của chị<br /> không bận lắm và bản thân chị cũng là người nhanh nhẹn. Tôi biết họ đều rất biết cách chăm<br /> sóc con trẻ, nhưng tôi vẫn quyết định tự mình lo cho con, từ chối mọi ý tốt của họ.<br /> Tôi kiên quyết đòi làm như vậy, chủ yếu là do có hai suy nghĩ. Một là giáo dục vỡ lòng cho con<br /> trẻ. Mẹ chồng không được đi học, chắc chắn trong vấn đề này bà không thể bằng tôi. Hai là nghĩ<br /> đến tình cảm của con trẻ. Tôi nghĩ đối với một đứa trẻ, bà nội và bác dù thương bé đến đâu, bé<br /> cũng vẫn cần phải ngày ngày được nhìn thấy mẹ, về mặt nhu cầu tình cảm của trẻ, không ai<br /> thay thế được người mẹ.<br /> Xung quanh tôi có không ít người đưa con về cho ông bà ở quê chăm, một tháng hoặc vài tháng<br /> về thăm con một lần. Họ đều nói con trẻ chưa biết gì, khóc vài ngày là hết nhớ mẹ, quen rồi là<br /> ổn. Tôi không cho rằng sự việc đơn giản như vậy, điều này có thể cảm nhận được qua vẻ hoảng<br /> hốt của Viên Viên khi đột nhiên không nhìn thấy bố đâu.<br /> <br /> Mặc dù bé chưa biết nói, nhưng nhìn nét mặt và một số từ mà thỉnh thoảng bé bập bẹ, tôi có<br /> thể cảm nhận được rằng trái tim nhỏ bé của bé chắc chắn rất buồn vì một thời gian dài không<br /> được gặp bố. Nếu đột nhiên lại không được nhìn thấy mẹ nữa, và bé với bà nội, bác lại không<br /> gần gũi nhau từ trước, thật sự khó có thể tưởng tượng nếu mà như vậy, trái tim nhỏ bé của con<br /> trẻ sẽ đau khổ biết bao. Đồng thời tôi cũng suy nghĩ rằng, nếu hiện giờ dứt lòng mà gửi con cho<br /> bà nội hoặc bác, hai ba năm sau tôi đón bé về, không biết bé sẽ phải hẫng hụt bao nhiêu thời<br /> gian về mặt tình cảm nữa.<br /> Nhà tâm lý học trẻ em của Mỹ Benjamin Spock cho rằng: “Sau khi chào đời vài tháng, trẻ sẽ bắt<br /> đầu yêu quý và tin tưởng vào một, hai người chăm sóc mình, coi họ là chỗ dựa tin cậy an toàn<br /> của mình. Kể cả em bé mới nửa tuổi, cũng sẽ vì sự ra đi đột ngột của người bố hoặc người mẹ<br /> chăm sóc mình mà mất đi hứng thú đối với con người và sự vật, không muốn cười đùa, không<br /> thiết ăn uống, tinh thần vô cùng buồn bã… Trẻ em sau khi trưởng thành, cách xử thế trong suốt<br /> cuộc đời là lạc quan hay bi quan, cách đối nhân là nhiệt tình hay lạnh lùng, làm người cả tin hay<br /> đa nghi… ở một mức độ rất lớn được quyết định bởi thái độ của người phụ trách công việc<br /> chăm sóc chúng trong hai năm đầu đời”(1).<br /> _________________<br /> (1) Benjamin Spock, Bách khoa toàn thư mới về giáo dục trẻ em, Trác Hồng Bưu dịch, NXB Xây<br /> dựng Trung Quốc, năm 1989, tr.37.<br /> Kể cả những điều lo lắng này đều không tồn tại, chỉ vì muốn được tận mắt chứng kiến sự<br /> trưởng thành từng ngày của con, tôi cũng muốn tự mình nuôi con. Trong vấn đề này gần như<br /> tôi chưa bao giờ do dự cả.<br /> Một năm sau khi ông xã về Hạ Môn, tôi cũng làm thủ tục xin nghỉ không lương ở đơn vị, bắt đầu<br /> những ngày tháng đi nam về bắc. Mấy năm liền chúng tôi không ổn định được, công việc rất<br /> bận rộn, mệt mỏi; nhưng chúng tôi luôn luôn để Viên Viên ở bên, không để bé phải xa mình<br /> ngày nào.<br /> Không phải cả quá trình chúng tôi cảm thấy khó khăn, vất vả, mệt mỏi; hoàn toàn ngược lại,<br /> thời gian “gian khổ” rất ngắn, nhanh chóng trôi qua. Trên thực tế con trẻ càng lớn càng nhàn.<br /> Dưới sự nuôi dạy, chăm sóc của bố mẹ, Viên Viên phát triển rất đều trên cả hai phương diện<br /> tình cảm và trí tuệ, cô bé không có điểm xấu nào khiến chúng tôi phải đau đầu, khó giải quyết.<br /> Bao gồm trong mọi mặt ăn uống ngủ nghỉ, chúng tôi đều cảm thấy vừa đơn giản, vừa thuận lợi.<br /> Con trẻ càng lớn bố mẹ càng cảm thấy nhàn hơn, thanh thản hơn. Thậm chí tự đáy lòng chúng<br /> <br /> tôi còn cảm thấy tiếc rằng - tại sao con gái mình lại lớn nhanh như vậy, vui chơi chưa đủ đã<br /> trưởng thành rồi.<br /> Một số người xung quanh nhìn thấy chúng tôi dường như không bao giờ phải lo lắng gì về<br /> chuyện của con, nhưng con lại vừa học tốt, vừa hiểu biết, cảm thấy chúng tôi làm bố mẹ một<br /> cách thanh thản, nhẹ nhàng, liền ngưỡng mộ chúng tôi số sướng.<br /> Lúc này tôi thường nhớ đến một số phụ huynh, khi con trẻ còn nhỏ, họ thờ ơ với con biết bao.<br /> Có người “một lòng vì công việc”; có người bận rộn với việc uống rượu tiếp khách; có người<br /> suốt ngày say sưa bên bàn cờ. Thậm chí tôi còn từng được gặp một bà mẹ, chỉ vì ghen tị với<br /> việc mẹ chồng trông con cho chị dâu, mà cũng đưa đứa con đã ba tuổi của mình về cho mẹ<br /> chồng sống ở một huyện khác trông. Những người bố người mẹ như vậy, khi con trẻ còn nhỏ,<br /> họ không quan tâm đến nhu cầu tình cảm và nhu cầu giáo dục của con trẻ, đợi đến khi con lớn,<br /> xuất hiện vấn đề nọ vấn đề kia, mới phàn nàn trách móc con trẻ, than thở số mình khổ, than<br /> thở làm bố mẹ thật không dễ dàng.<br /> Bố mẹ phải vất vả hy sinh chăm sóc con khi con còn nhỏ, nhưng sự “hy sinh” này là sự “đầu tư”<br /> kinh tế nhất thế gian. Nếu làm ngược chuyện này, khi con còn nhỏ không chú ý, không coi trọng<br /> vấn đề giáo dục con trẻ, đợi đến khi con lớn, không biết sẽ gây ra bao điều rắc rối. Ai có thể lau<br /> sạch được một bức tranh đã vẽ đủ thứ linh tinh.<br /> Năm 2007, tôi có đọc được một câu chuyện đăng trên tờ báo Thanh niên Bắc Kinh. Một cậu bé<br /> người Thượng Hải tên là Trần Vũ, đang học trong trường đại học thì bỏ học, bỏ nhà ra đi, năm<br /> năm trời không có tin tức gì. Bố mẹ cậu đã nhiều lần đi tìm nhưng không có kết quả, đến giờ<br /> vẫn không biết tung tích cậu ở đâu. Bố mẹ của Trần Vũ đều là trí thức cao cấp, Trần Vũ sinh<br /> năm 1987, sau khi chào đời, bố mẹ cậu đều bận rộn với sự nghiệp riêng của mình, gửi cậu cho<br /> cô ruột nuôi, đến khi Trần Vũ năm tuổi mới đón cậu về nhà. Có thể tưởng tượng, ngay từ khi<br /> còn rất nhỏ con trẻ đã phải rời xa bố mẹ đã là một điều bất thường. Đến năm năm tuổi - độ<br /> tuổi đã hình thành nên tình cảm ổn định, thì cậu lại bị tách khỏi người cô, đưa cậu vào một môi<br /> trường mới lạ lẫm.<br /> Bố mẹ chỉ dựa theo nhu cầu của mình để điều khiển con trẻ, họ đã bao giờ suy nghĩ rằng đây<br /> không phải là một cái cây hoặc một con vật nhỏ, mà là một người có tình cảm tư tưởng phong<br /> phú hay chưa; làm sao họ có thể nghĩ được rằng, trong quá trình này, sẽ để lại vết thương tâm<br /> lý như thế nào trong lòng con trẻ.<br /> Từ những câu chữ trong bài báo có thể nhận thấy, trong quá trình sống với bố mẹ sau này,<br /> <br /> Trần Vũ và họ thiếu sự chia sẻ về mặt tình cảm, giữa con trai và bố mẹ có một khoảng cách rất<br /> lớn - rất nhiều đứa trẻ do được người khác nuôi dưỡng, sau khi quay về với bố mẹ, đều thể<br /> hiện rõ sự không hòa hợp. Từ việc Trần Vũ kiên quyết bỏ nhà ra đi, thà để mình biến thành “cô<br /> nhi”, có thể đoán được nỗi đau khổ trong lòng em nhiều năm qua. Hiện giờ bố mẹ Trần Vũ đều<br /> đã nghỉ hưu, họ mới ý thức được rằng, có thể họ sẽ vĩnh viễn mất người con trai này. Đây là câu<br /> chuyện khiến người ta đau lòng biết bao.<br /> Nhiều năm nay, phương thức nuôi dưỡng “theo kiểu Trần Vũ” không được dư luận quan tâm<br /> nhiều lắm. Ủy thác con cho một người đáng tin cậy, còn mình thì chuyên tâm dốc lòng cho<br /> công việc, sự chia tách giữa “sinh” và “dưỡng” này không những không bị phê bình, mà còn trở<br /> thành tấm gương sáng được ca ngợi đối với một số người, đặc biệt là những người đạt được<br /> nhiều thành tựu trong công việc.<br /> Vài năm gần đây, cùng với sự xuất hiện của thời đại bố mẹ sinh “sau thập kỷ bảy mươi, tám<br /> mươi” và hàng loạt người nông dân đổ về thành phố trong tiến trình đô thị hóa, hiện tượng<br /> sinh nhưng không dưỡng trở thành một trào lưu phổ biến.<br /> Mỗi khi lợi ích của người lớn xung đột với lợi ích của con trẻ, người lớn luôn là người chủ động<br /> trong việc lựa chọn, là phe mạnh; con trẻ luôn luôn là người bị động trong việc lựa chọn, là phe<br /> yếu, chính vì thế người phải hy sinh và nhượng bộ luôn là con trẻ.<br /> Đẩy trách nhiệm dưỡng dục sang cho người khác, phương thức dạy dỗ này tác động xấu đến<br /> con trẻ như thế nào sẽ không được thể hiện ra ngay, nhưng con trẻ sẽ không hy sinh và nhượng<br /> bộ một cách không phải trả giá, bất kỳ quá trình trưởng thành không tốt nào đều sẽ để lại dấu<br /> vết trong cuộc đời chúng, trở thành một bệnh trạng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc đời của trẻ<br /> sau này, đồng thời cũng gây ra rất nhiều rắc rối cho gia đình.<br /> Vấn đề “trẻ em sống xa bố mẹ ở nông thôn”(1) bắt đầu được dư luận quan tâm, bởi thế hệ trẻ<br /> em sống xa bố mẹ ở nông thôn đầu tiên đã trưởng thành, một số vấn đề tồn tại phổ biến trong<br /> chúng đã được bộc lộ, và vấn đề “giao con cho người khác nuôi hộ” ở thành phố lại chưa được<br /> dư luận quan tâm.<br /> ________________<br /> (1) Chỉ những đứa trẻ có bố hoặc mẹ, thậm chỉ cả bố và mẹ ra thành phố làm thuê, còn mình<br /> thì ở lại nông thôn sống với ông bà hoặc những người thân khác (ND).<br /> “Giao con cho người khác nuôi hộ” ở thành phố không nhất thiết đều là gửi trẻ đến khu vực<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2