intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

người nhật: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sau đây là phần 2 của cuốn sách. nội dung phần này tập trung vào thiền trong đời sống nhật bản: thiền trong nghệ thuật, tâm lý giới quản lý nhật hay các loại võ thuật nhật bản. mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: người nhật: phần 2

CHƯƠNG III<br /> THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT<br /> Nói tới từ Thiền (Zen), ta thường liên tưởng ngay tới một tông phái<br /> của Phật giáo là Thiền tông. Nhưng số tín đồ cả ba chi phái chính của<br /> Thiền tông ở Nhật - Soto, Rinzai, Obaku - chỉ chiếm vào khoảng 10%<br /> dân số. Tuy vậy, thế giới quan của Thiền lại ảnh hưởng rộng khắp trên cư<br /> dân đảo quốc này.<br /> Cho nên, trong cơ cấu của Thiền , ta phải thừa nhận vừa là một nền<br /> tảng tôn giáo, vừa là một triết lý sống, đồng thời cả những tinh hoa về xã<br /> hội và tâm lý, vốn gắn chặt với những khía cạnh sinh hoạt khác nhau<br /> của người dân ở đây. Trong trường hợp cuối cùng, cần phải nói tới chủ<br /> thuyết Thiền như là lối sống của người Nhật. Các ý niệm tôn giáo phần<br /> nhiều đều lùi xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những tập quán cụ<br /> thể về cách xử thế và cách tư duy.<br /> Chủ thuyết chính của Thiền , do thâm nhập sâu vào nhiều khía cạnh<br /> của thực tại Nhật Bản, nên chỉ còn giữ lại một vài điểm tương đồng rất<br /> mờ nhạt với Phật giáo cổ đại. Còn về nội dung của Thiền thì thực chất<br /> chính là con đẻ của nền văn minh Phù Tang. Các ý niệm của Thiền đã<br /> ăn sâu vào thói quen, tập quán và tình cảm của dân tộc Nhật tới mức đã<br /> trở thành tiềm thức, được mọi người chấp nhận một cách hiển nhiên,<br /> tựa như nước uống, cơm ăn hàng ngày. Vào những năm hậu chiến, triết<br /> lý Thiền còn bắt đầu lan sang xã hội học, tâm thần học và tâm lý học<br /> ứng dụng hiện đại Nhật.<br /> 1. VỀ CỐT LÕI CỦA THIỀN<br /> Từ Zen (Thiền) của tiếng Nhật vốn bắt nguồn từ Dhyàna (tĩnh lự,<br /> chiêm nghiệm, dốc hết tâm trí để phát giác các chân lý sâu xa) của Phạn<br /> ngữ (sanskrit) mà ra. Lúc đầu, từ này được người Trung Hoa phiên<br /> <br /> thành Chian . Về sau, vào đến Nhật Bản, âm đó được chuyển thành Zen<br /> cho phù hợp với qui tắc ngữ âm tiếng Nhật. Người ta cho rằng sư tổ của<br /> tông phái Phật giáo Chian này là đức Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma), ông<br /> tổ thứ 28 của đạo Phật tại Ấn Độ, đến tỉnh Quảng Đông vào năm 520.<br /> Một số nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo bác bỏ giả thuyết đó. Theo họ,<br /> vị sư tổ này phải hành đạo từ sau thế kỷ thứ IX, khi tông phái Chian đã<br /> sâu rễ bền gốc từ lâu tại Nam Trung Quốc, và lồng thêm cả Đạo giáo và<br /> Phật giáo vào các giáo lý chủ yếu của tông phái mình.<br /> Người Nhật thì cho rằng Thiền là một nhánh Phật giáo thuần Nhật,<br /> độc lập với tông phái Chian của Trung Hoa. Đó là một nhận định không<br /> thể không đồng tình, bởi lẽ dẫu có vay mượn của Trung Hoa hoặc của<br /> Phật giáo cổ đại chăng nữa, giáo lý Thiền vẫn chẳng còn giữ lại bao<br /> nhiêu dấu ấn của đức Thế Tôn xưa kia nữa. Cốt lõi của Thiền quả là đậm<br /> đà chất Nhật Bản đích thực.<br /> Công lao truyền giảng giáo lý Thiền tại Nhật là của hai vị đại đức<br /> Eisai và Dogen. Eisai cho lập một Thiền viện trên sườn đỉnh Hiei. Ngài<br /> từng hai lần sang Trung Hoa chiêm nghiệm kinh kệ và vào năm 1191 thì<br /> về nước, sau khi được thụ phong “thượng tọa Thiền tông”, cai quản chi<br /> phái Rinzai (Lâm Tế). Danh hiệu thượng tọa càng khiến uy tín đại đức<br /> tăng thêm bội phần, và giúp ngài đưa Thiền học vào nhiều tầng lớp dân<br /> cư khác nhau ở Nhật. Cũng chính vào thời kỳ này, thượng tọa đã du<br /> nhập trà nghi vào các nghi lễ hành Thiền, coi đó là một phần cơ hữu của<br /> phép tu luyện của mọi Thiền tăng. Chủ thuyết của phái Lâm Tế tức thì<br /> được cả người sang lẫn kẻ hèn rất mực trọng vọng. Chủ thuyết đó chính<br /> là chỗ dựa tinh thần của thế giới quan đẳng cấp samurai thượng võ, đã<br /> ra đời trước đó vào khoảng một thập niên.<br /> Nền tảng của phái Lâm Tế là chủ thuyết satori - phát huệ bất chợt,<br /> tức đột ngột đạt ngộ nhờ tu tập dày công. Muốn được vậy, mỗi Thiền<br /> tăng phải tự biết kích động mình bằng đủ mọi cách, trong đó cái giữ địa<br /> vị hết sức hệ trọng là tu tập công án.<br /> Công án là một từ gốc Trung Hoa cổ, nghĩa đen là một “án văn của<br /> <br /> công đường”, lưu hành trong giới quan lại Trung Hoa xưa. Đi vào Thiền,<br /> từ này dùng để chỉ một thứ bài toán, một luận đề mà chư sư trao cho đệ<br /> tử để họ giải đoán, chẳng hạn như: “Bản lai diện mục của thầy trước khi<br /> ra đời là gì?”. Theo các Thiền sư, nếu đệ tử biết trấn định tinh thần, thực<br /> tâm cố tìm lời giải đoán cho những hàm ý sâu kín, ẩn trong những câu<br /> hỏi kiểu trên, thì kẻ đệ tử nọ tất sẽ phát hiện được cách giải đáp. Tuy<br /> nhiên, muốn được vậy thì mọi đệ tử đều phải chối bỏ lối sống suy luận lô<br /> gích hình thức, mà chuyển sang suy tư, trong đó vô thức và liên tưởng là<br /> nhân tố giữ vai trò độc tôn. Theo các Thiền sư trường Lâm Tế, chính<br /> trong quá trình chuyển lối tư duy đó là lúc có thể phát huệ - bất chợt<br /> thức nhận được lẽ thật của hiện hữu.<br /> Chính quá trình phát huệ này là quá trình vốn ẩn giấu một thứ hiện<br /> tượng không thể nắm bắt được, mà đích thân các Thiền sư cũng không<br /> tài nào lường đoán được hết một cách tường minh. Vả lại, chẳng phải ai<br /> thực tâm muốn đạt ngộ, muốn phát huệ cũng đều vươn được tới trạng<br /> thái đó. Không một Thiền sư nào có thể truyền thụ cho các đệ tử một<br /> phương pháp tu luyện để đạt ngộ, tuy rằng nhiều người đã dày công<br /> kiếm tìm nó ngay từ đầu. Sự thể đó đã từng xảy ra cả với thượng tọa<br /> Dogen. Buổi đầu, ngài cũng như Eisai, cũng đã tu tập Thiền tại Thiền<br /> viện trên sườn núi Hiei. Sau ngày đại đức Eisai viên tịch, Dogen liền lên<br /> đường sang Trung Hoa, tìm gặp đại đức Zhu Cin (Như Kim) xin thụ<br /> huấn những phép tu luyện mới hình thành bên đó.<br /> Hệ thống công án đã bị phế bỏ. Dogen cho rằng các công án chỉ<br /> khiến gia tăng thêm thói vị kỷ nơi các Thiền tăng, bởi lẽ phép tu tập<br /> theo công án không đeo đuổi một mục tiêu nào khác ngoại việc phát<br /> huệ. Dogen - người sáng lập tông phái Tào Động (Soto) - đưa ra một<br /> phép hành Thiền mới gọi là zazen (tọa Thiền) - tức tu Thiền ở tư thế<br /> ngồi. Ông chứng minh rằng chỉ cần ngồi tĩnh lự, không chia trí, không<br /> để cho những lo toan và băn khoăn về đạo đức ám ảnh mình, là ta sẽ<br /> dần dà đưa được mình vào một trạng thái đặc biệt, tiếng Nhật gọi là<br /> satori (đạt ngộ). Từ này chỉ một trạng thái tâm hồn thanh thản, cân<br /> <br /> bằng, siêu thoát, “khai huệ nội tâm”.<br /> Khác với chủ thuyết của Eisai, vốn chỉ theo đuổi mục tiêu phát huệ<br /> mà thôi, Dogen gắn chặt học thuyết của ngài với lối sống của người Nhật<br /> bình thường, với nếp lao động, với những công việc thường nhật của họ.<br /> Tại các Thiền viện thực thi theo phương pháp đó, mọi Thiền tăng đều<br /> phải làm lụng công kia việc nọ, và phải cố thu xếp thời giờ thật sít sao,<br /> cốt tránh làm xao nhãng việc tu hành vì những mối bận tâm kia.<br /> Thiền trở nên hưng thịnh từ thế kỷ XIV - XV, khi các giáo lý Thiền<br /> được đỡ đầu bởi các Shogun (Tướng Công). Hồi đầu, Thiền chỉ mới ảnh<br /> hưởng tới địa hạt chính trị, về sau bắt đầu dần dà bao quát toàn bộ thực<br /> tại Nhật Bản. Trên nền tảng Thiền, người Nhật bắt tay vun đắp các hình<br /> thái nghệ thuật, như trà đạo, trưng hoa, xây dựng các loại hoa viên.<br /> Thiền cũng thúc đẩy một loạt khuynh hướng mới mẻ trong hội họa, thi<br /> ca, kịch nghệ và võ thuật, như karate, kendo, judo, thuật bắn cung. Có<br /> không ít nguyên do hỗ trợ cho Thiền phát huy ảnh hưởng rộng khắp tại<br /> Nhật Bản thời trung thế kỷ.<br /> Nước Nhật thời bấy giờ vốn chìm ngập trong cảnh binh lửa của các<br /> cuộc tranh giành lãnh địa giữa các chúa phong kiến. Nhà nước trung<br /> ương, vì thế, cần phải có một hệ tư tưởng và một hệ tôn ti, kỷ cương<br /> trọng thực, để thâu tóm lấy quyền hành. Chủ thuyết Thiền với những lễ<br /> nghi và phương pháp tu tập nhằm vào những mục tiêu cao sâu chính là<br /> hệ tư tưởng đắc địa nhất của nhà nước phong kiến tập quyền nói trên.<br /> Kinh kệ của phái Thiền tông như một hệ thống ấn định lối sống Nhật, do<br /> vậy, đã ảnh hưởng rộng khắp từ thế kỷ XIV - XV tại “đất nước Mặt trời<br /> mọc”. Giới quân nhân chuyên nghiệp, quan lại, thương nhân, võ sĩ, họa<br /> sĩ, thi sĩ, ca sĩ… tức thì bắt đầu nô nức tìm đến các Thiền sư, xin thụ<br /> huấn về Thiền. Tất thảy đều nuôi khát vọng thấu đạt những mãnh lực kỳ<br /> bí của Thiền, ngõ hầu mở ra cho họ những lẽ huyền bí của hiện hữu và<br /> giúp họ có thêm bản lĩnh để trổ hết tài ba trong những địa hạt họ đang<br /> đeo đuổi trong cuộc sống thường nhật rối ren. Thiền là gì - chẳng một ai<br /> bận tâm. Đối với họ, cái chính yếu là Thiền sẽ giúp họ thấu đạt được ý<br /> <br /> nghĩa của hiện hữu họ đang sống.<br /> Các đệ tử của Thiền đều xác nhận: cốt lõi của Thiền là cái chỉ có thể<br /> cảm nhận bằng tâm thức, chứ không thể thông hiểu bằng lý trí, bằng<br /> đầu óc, tức không thể nhận thức theo lô gích thông thường. Thật vậy,<br /> phân tích các sách vở, các trước thuật của các tác gia Nhật chẳng giúp<br /> ích được bao nhiêu cho những ai muốn thấu đạt những yếu lý của chủ<br /> thuyết trên. Bản thân các Thiền sư cao thâm cũng không thể lý giải<br /> minh xác về cốt lõi của Thiền, nếu tiếp cận vấn đề dưới giác độ lô gích duy lý. Các võ sư kendo tuy cao tay đến mấy chăng nữa, vẫn chỉ có thể<br /> phô diễn tài nghệ bằng đường gươm, nhát kiếm cực kỳ điêu luyện của<br /> họ, chứ không tài nào cắt nghĩa nổi nhờ đâu mà họ có được những xảo<br /> thuật tuyệt diệu kia. Tuy vậy, chỉ cần chiêm ngưỡng các nghệ phẩm và<br /> kiệt tác của các nghệ nhân và họa sư kiệt xuất Nhật Bản lấy Thiền lý làm<br /> nền tảng là ta khắc thấy rõ: điều giữ vai trò then chốt ở đây là những<br /> mãnh lực của Thiền, nó có thể giúp họ huy động và tập trung được toàn<br /> bộ nghị lực tiềm tàng vốn có ở họ vào những thứ khí cụ họ thao tác như ngọn bút, lưỡi dao khắc, chiếc búa, cây cọ vẽ, v.v…<br /> 2. THIỀN - ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁC KHẢO CỨU TÂM LÝ HỌC<br /> Tại đại hội quốc tế các nhà tâm lý học tổ chức ở Roma vào năm 1905,<br /> giáo sư Yuziro Motora, viện đại học Tokyo, có đọc một báo cáo mang<br /> tựa đề: “ Ý niệm “bản ngã” trong triết học phương Đông ”, đi sâu vào<br /> những biểu hiệu đặc thù của tâm lý con người, khi ta tự đặt mình vào<br /> trạng thái tĩnh lự cao độ. Ít lâu sau, vào năm 1920, giáo sư Shijo Iritani<br /> đã khảo cứu chi tiết hơn về ảnh hưởng của Thiền đến cơ thể con người.<br /> Suốt hai thập niên tiếp theo (30 và 40), các học giả Nhật bắt đầu triển<br /> khai một loạt khảo cứu thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ những cơ chế và<br /> quy luật chi phối các quá trình tâm - sinh lý trong cơ thể dưới ảnh<br /> hưởng của những cách tu tập Thiền đặc trưng. Thực chất tâm lý của<br /> Thiền đã được phát triển trong các tác phẩm của D. Suzuki vào năm<br /> 1937 và 1941, trình bày rõ những hiện tượng như “ngộ”, “huệ giác”.<br /> Năm 1934, một Thiền sư kiêm tâm lý gia là K. Samamoto cho công<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2