Tô Vũ Thành<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 151 - 155<br />
<br />
NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CHỮ VIẾT<br />
CỦA CÁC CON SỐ TRONG VĂN TỰ HÁN<br />
Tô Vũ Thành*<br />
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hình thái chữ viết của con số trong văn tự Hán hình thành từ rất sớm. Mặc dù đã trải qua mấy<br />
nghìn năm lịch sử, nhưng một số hình thái chữ viết của con số vẫn còn được bảo lưu tương đối<br />
hoàn chỉnh, những hình thái của các con số khác trong các giai đoạn phát triển đã có những biến<br />
thể khác nhau nhưng vẫn có những liên quan và nét tương đồng nhất định. Vì vậy, tìm hiểu nguồn<br />
gốc và sự hình thành hình thái chữ viết của các con số trong văn tự Hán cũng như sự biến đổi về<br />
hình thể của chúng phần nào cũng giúp chúng ta có thêm một góc nhìn về hệ thống văn tự lâu đời<br />
nhất thế giới này.<br />
Từ khóa: Hình thái, chữ viết, con số, Văn tự Hán,ký hiệu<br />
<br />
Khi bàn luận đến sự hình thành ký hiệu của<br />
các con số, chúng ta cần phải quay ngược trở<br />
lại quá trình hình thành chữ viết để tìm hiểu<br />
nguồn gốc của chúng. Vì sự xuất hiện hình<br />
thái chữ viết của con số là một phần quan<br />
trọng trong quá trình hình thành và phát triển<br />
của văn tự. Như chúng ta đều biết, văn tự là<br />
ký tự dùng để ghi chép ngôn ngữ, mà trong số<br />
những văn tự được phát hiện sớm nhất từ thời<br />
nguyên thủy thì phần lớn đều là những ký<br />
hiệu hoặc là hình vẽ. Những hình vẽ và ký<br />
hiệu khi đó thực tế vẫn chưa phải là một hệ<br />
thống văn tự hoàn chỉnh, nhưng chính trong<br />
ký hiệu nguyên thủy mà các nhà khảo cổ và<br />
văn tự học tìm thấy thì cũng đã xuất hiện các<br />
kiểu ký hiệu dùng để ghi chép con số.*<br />
Con số trong tiếng Hán xuất hiện từ rất sớm.<br />
Có thể nói, cho đến nay, đây là hệ thống con<br />
số được lưu giữ hoàn chỉnh nhất. Về nguồn<br />
gốc cách viết con số trong tiếng Hán, đã có<br />
nhiều học giả nghiên cứu và mỗi người đều<br />
có quan điểm riêng, song chung qui lại có 3<br />
quan điểm như sau:<br />
Quan điểm thứ nhất cho rằng: chữ số là mô<br />
phỏng từ hình các ngón tay. Quách Mạt<br />
Nhược viết trong cuốn “Nghiên cứu Văn tự<br />
giáp cốt” rằng: “Con số hình thành từ tay, cổ<br />
văn dùng一二三一 để miêu tả 1,2,3,4, đó chính<br />
là hình dáng của các ngón tay. Một ngón tay<br />
cái là 1, ngón cái thêm ngón trỏ là 2, cộng<br />
với ngón giữa nữa là 3, cộng tiếp ngón đeo nhẫn<br />
là 4, một nắm tay là 5, ngón cái thêm ngón út<br />
biểu thị 6, cả bàn tay xòe ra nghĩa là 10”[1].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 806123, Email: suwucheng@gmail.com<br />
<br />
Nhà nghiên cứu Đường Lan cũng cho rằng,<br />
con số được bắt nguồn từ ngón tay, nhưng<br />
cách giải thích của ông thì không giống<br />
Quách Mạt Nhược: “一二三 ”là 1,2,3,4, tức<br />
ngón thứ nhất đến ngón thứ 4, số 5 thì là , 6<br />
, 7 có hình十<br />
là<br />
十, 8 lại là八<br />
八, đều là hình<br />
các ngón tay giao nhau. 5 và 7 là một nhóm, 2<br />
ngón tay giao nhau, 6 và 8 là 1 nhóm, 6 thì 2<br />
đầu ngón tay chạm vào nhau, còn 8 thì tách ra, 9<br />
thì có hình ‘ ’ giống như cánh tay, 10 chỉ là<br />
‘丨’ như hình 1 ngón tay” [2].<br />
Con số trong văn tự Hán được hình thành từ<br />
những hoạt động ghi chép số ban đầu của dân<br />
tộc Hán, trong đó dùng ngón tay là một cách<br />
trực tiếp, đơn giản và thông dụng nhất. Do đó,<br />
những suy luận của Quách Mạt Nhược và<br />
Đường Lan là có lí, đồng thời cũng có ảnh<br />
hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu về nguồn<br />
gốc sự hình thành cách viết các con số. Rất<br />
nhiều học giả đồng ý với quan điểm này và<br />
lấy đây làm căn cứ giải thích. Điều này<br />
cũng cho chúng ta liên tưởng đến cách biểu<br />
đạt các con số bằng tay hiện nay của người<br />
Trung Quốc:<br />
<br />
Từ 1 đến 5 khá đơn giản, chỉ xòe lần lượt các<br />
ngón tay ra theo số lượng là biểu thị được.<br />
151<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tô Vũ Thành<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
6: ngón cái và ngón út xòe ra, các ngón kia<br />
nắm lại.<br />
7: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa chụm lại,<br />
các ngón khác nắm lại trong lòng bàn tay<br />
8: ngón cái và ngón trỏ xòe ra thành 1 góc<br />
vuông, tạo thành hình chữ L<br />
9: ngón trỏ cong lại như móc câu, các ngón<br />
khác nắm lại.<br />
10: nắm cả bàn tay lại<br />
Trên thực tế, dùng ngón tay biểu thị con số là<br />
cách thường gặp. Ngoài cách thường thấy trên<br />
đây, mọi người còn hay dùng cách khác, như<br />
lấy hai ngón trỏ đặt vuông góc với nhau hoặc<br />
xòe cả hay bàn tay ra đều là 10. Tuy nhiên,<br />
chỉ căn cứ vào những điều trên mà cho rằng<br />
cách viết các con số hình thành từ ngón tay<br />
thì e là chưa đủ sức thuyết phục. Cách giải<br />
thích của hai nhà khoa học trên là có cơ sở,<br />
nhưng phân tích từ góc độ khoa học, thì vẫn<br />
chưa đủ căn cứ. Bởi vì, trong các hình vẽ và<br />
kí hiệu đã phát hiện được của kim văn và giáp<br />
cốt, thì không có tài liệu và hình vẽ nào nói về<br />
vấn đề này, mà đây chỉ là suy luận mà thôi.<br />
Hơn nữa, nếu căn cứ vào suy luận trên rồi mô<br />
phỏng theo các động tác đó thì thấy khá phức<br />
tạp và không thuận tay. Còn nữa, tư duy của<br />
người thời nguyên thủy còn nhiều hạn chế.<br />
Do đó, có một số học giả cũng không nhất trí<br />
với quan điểm trên. Trong cuốn “tư duy văn<br />
hóa chữ Hán” của mình, tác giả Diêu Cam<br />
Minh cho rằng, quan điểm mà hai nhà khoa<br />
học trên đây đưa ra “chỉ là giả thuyết, còn<br />
thực tế có phù hợp với tư duy của người cổ<br />
xưa không thì rất khó nói”[3]<br />
Quan điểm thứ hai cho rằng, ngoài ngón tay<br />
ra, người xưa còn dùng rất nhiều vật khác để<br />
ghi con số, điển hình cho quan điểm này là<br />
Hà Cửu Doanh, Hồ Song Bảo, Trương Mãnh<br />
với cuốn “Tổng quan về văn hóa chữ Hán của<br />
Trung Quốc”. Họ cho rằng, khả năng ghi con<br />
số của ngón chân ngón tay là rất hạn chế, và<br />
cũng không phải là cách duy nhất của người<br />
xưa. Do đó, ghi lại con số không nhất thiết chỉ<br />
có bằng hình các ngón tay”[4]. Các học giả<br />
này còn chỉ ra rằng, người cổ xưa còn dùng<br />
nhiều công cụ khác để ghi con số, như vỏ sò,<br />
đá, dây thừng, tre trúc… các công cụ này<br />
<br />
91(03): 151 - 155<br />
<br />
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành<br />
cách viết các con số. Vương Triều Trung,<br />
Vương Văn Học trong cuốn “Từ điển diễn chú<br />
hình nghĩa Hán tự thường dùng” cũng cho rằng,<br />
hình dáng của chữ Hán với việc thắt nút dây để<br />
biểu thị con số có quan hệ với nhau.<br />
Quan điểm thứ ba cho rằng, cách viết của số<br />
từ trong giai đoạn ban đầu là dùng các hình vẽ<br />
trừu tượng hoặc gấp khúc, chứ không chỉ có<br />
ngón tay, thắt dây hoặc tre gỗ, mà là những kí<br />
hiệu biểu ý. Quan điểm này là do nhà cổ văn<br />
tự học Cừu Tịch Khuê đưa ra, ông cho rằng:<br />
“Trong giai đoạn văn tự được thể hiện dưới<br />
các hình vẽ đã có một số từ có thể dùng hình<br />
vẽ trừu tượng để biểu thị. Ví dụ như: những<br />
con số nhỏ, có thể kế thừa cách dùng các<br />
vạch, các chấm để biểu thị. Điển hình là<br />
‘一’、 ‘二、<br />
’ ‘三’、 ‘ ’, (1,2,3,4) trong chữ<br />
hán cổ”[5]. Ngoài ra, ông còn cho rằng, “<br />
”( năm) 、 “<br />
”( sáu) 、 “十”( bảy) 、 “八”<br />
(tám) trong giáp cốt văn là tiền thân của con<br />
số, và cũng rất có khả năng là kí hiệu ghi lại<br />
con số của thời tiền sử.<br />
Có thể thấy, các quan điểm trên đây đều có<br />
những cơ sở nhất định. Song, chúng tôi thiên<br />
về quan điểm của tác giả Cừu Tích Khuê, tức<br />
hình thái chữ viết của các chữ Hán biểu thị<br />
con số bắt nguồn từ các kí hiệu biểu ý, rồi<br />
phát triển dần thành kí hiệu của văn tự. Bởi<br />
vì, trong xã hội nguyên thủy, con người đã<br />
biết dùng rất nhiều các hình vẽ để miêu tả và<br />
chỉ sự việc, nên kí hiệu ghi số rất có thể phù<br />
hợp với việc biểu thị con số. Hơn nữa, từ<br />
những kí hiệu biểu thị con số trong tiếng Hán<br />
cổ( “一”、 “二”、 “三”、 “ ”) , cũng có thể<br />
nhận ra một kiểu nguyên tắc cấu tạo số học,<br />
vì như trên đã dẫn, người Maya và Babylon<br />
cổ dùng kí hiệu và mũi tên cũng tương tự như<br />
cách này. Quá trình hình thành và phát triển<br />
của Văn tự Hán có thể chia làm hai giai đoạn<br />
lớn, giai đoạn Văn tự Cổ đại và giai đoạn Lệ<br />
thư, Khải thư. Giai đoạn đầu khởi nguồn từ<br />
đời nhà Thương, kết thúc vào đời nhà Tần<br />
(Cuối thế kỷ thứ III trước Công Nguyên).<br />
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ đời nhà Hán cho<br />
đến nay. Giai đoạn đầu của quá trình hình<br />
thành văn tự đã xuất hiện một số hình thái<br />
chữ viết của con số, nhưng Văn tự Hán đã trải<br />
<br />
152<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tô Vũ Thành<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
qua mấy ngàn năm lịch sử, vì vậy hình thái<br />
chữ viết cũng có rất nhiều những thay đổi.<br />
Chúng ta cùng nhìn lại và khảo sát sự thay<br />
đổi và biến hóa của hình thái chữ viết các<br />
con số từ 1 (một) đến 10 (mười) trong hệ<br />
thống Văn tự Hán.<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số một “一” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
91(03): 151 - 155<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số tám “八” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số chín “何” trong Văn tự Hán:<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số hai “二” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số mười “十” trong Văn tự Hán:<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số ba “三” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số bốn “四” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn<br />
<br />
Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số năm “五” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số sáu “六” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Sự thay đổi và biến hóa của hình thái chữ viết<br />
con số bảy “七” trong Văn tự Hán:<br />
<br />
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu triện Khải thư<br />
<br />
Khải thư<br />
<br />
Từ quá trình biến đổi của từng con số được<br />
thể hiện trên đây, chúng ta có thể thấy được<br />
hình thái chữ viết của mười con số trong tiếng<br />
Hán từ Giáp cốt văn đến nay có không ít<br />
những vấn đề cần thảo luận sâu hơn nữa. Tuy<br />
nhiên, trong số đó thì hình thái của ba con số<br />
1 (một), 2 (hai), 3 (ba) là gần như không thay<br />
đổi, đây cũng là một đặc điểm hết sức thú vị<br />
trong Văn tự Hán nói chung và hình thái chữ<br />
viết của con số nói riêng.<br />
Hình thái của các con số 1, 2, 3 tuy rất đơn<br />
giản nhưng thể hiện sự sáng tạo và tính khoa<br />
học rất cao của người cổ đại Trung Quốc. Bởi<br />
vì, trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng<br />
hình thái của chúng vẫn không hề thay đổi.<br />
Trong quá trình phát triển của nhân loại, qui<br />
luật đào thải là một hiện tượng hết sức phổ<br />
biến, từ xã hội nguyên thủy đến xã hội hiện<br />
nay, để phát triển, loài người đã sáng tạo ra<br />
không biết bao nhiêu sản phẩm, nhưng không<br />
phải tất cả đều tồn tại đến bây giờ. Những sản<br />
phẩm không tốt, không có tính khoa học,<br />
không được loài người chấp nhận đều bị đào<br />
thải, để cho những thứ tốt hơn, phù hợp hơn<br />
thay thế chúng. Con số trong Văn tự Hán<br />
cũng không nằm ngoài qui luật đó, vì vậy sự<br />
ổn định trong hình thái chữ viết của ba con số<br />
này đã chứng minh hình thái của chúng không<br />
phải là vô tình phát hiện hay ngẫu nhiên sinh<br />
ra mà nó thực sự được sáng tạo bởi trí tuệ<br />
con người, đồng thời thể hiện sự kết hợp<br />
hoàn mỹ giữa khoa học và tư tưởng triết<br />
học phương đông.<br />
153<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tô Vũ Thành<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bên cạnh tính ổn định rất cao của Văn tự<br />
Hán, mà thông qua sự thay đổi hình thái chữ<br />
viết của những con số còn lại, chúng ta còn<br />
thấy được sự kế thừa trong hình thái chữ viết<br />
của chúng qua từng giai đoạn. Đây cũng là<br />
một nhân tố rất quan trọng việc phát triển,<br />
duy trì và tồn tại cho đến tận bây giờ của các<br />
con số trong Văn tự Hán.<br />
Hình thái chữ viết của con số 4 (bốn) trên<br />
giáp cốt văn là bốn nét chồng lên nhau “ ”,<br />
có lẽ là cùng một hệ với ba con số một, hai,<br />
ba “一、 二、 三”. Nhưng đến giai đoạn Kim<br />
văn (văn tự khắc trên đồng) thì viết thành<br />
“ ”, các hình thái xuất hiện về sau cũng<br />
gần giống như chữ viết trên Kim văn. Hứa<br />
Thận - Nhà văn tự học nổi tiếng đời nhà Hán,<br />
cho rằng ‘四’ là hình chia làm bốn. Và thực tế<br />
lúc đầu là chữ “呬”, giống như cái miệng đang<br />
mở ra để hít thở. Thực tế, hình thể của con số<br />
bốn từ giáp cốt văn “ ” đến Kim văn biến<br />
thành “ ” là một sự khác biệt quá lớn về<br />
hình thái, sự thay đổi này đến nay vẫn còn là<br />
một ẩn số chưa có lời giải. Về sau người ta<br />
phán đoán rằng, có khả năng đến đời Thương<br />
Chu (tức thời đại đồ đồng), khi đó người ta<br />
không tìm thấy được hình thái chữ viết của<br />
con số bốn trên giáp cốt văn nên phải tìm chữ<br />
khác để thay thế.<br />
Con số 5 (năm) trên giáp cốt văn là hai nét<br />
đan chéo với nhau như dấu X “ ”. So với<br />
hình thái chữ viết bây giờ thì có sự khác biệt<br />
rất lớn, nhưng nếu quan sát kỹ hình thái chữ<br />
viết của con số 5 qua từng giai đoạn, thì<br />
chúng ta lại thấy nó có nhiều sự liên quan và<br />
tương đồng với nhau. Đường Lan cho rằng,<br />
số 5 là dùng hai ngón tay đan chéo vào với<br />
nhau, còn tác giả Trương Khiêm Quyền lại<br />
suy luận hình thái chữ viết của con số 5 giống<br />
như các đường chỉ tay giao nhau trong lòng<br />
bàn tay. Nhưng theo quan điểm của nhà văn<br />
tự học Vu Tỉnh Ngô, thì từ số năm đến số<br />
chín không phải là chữ tượng hình, bởi từ số<br />
năm trở đi các nét bắt đầu nhiều, nên không<br />
thể dùng cách thêm nét để biểu thị nữa mà chỉ<br />
có thể dùng hai nét giao chéo với nhau. Vì<br />
vậy, tác giả cho rằng con số năm, sáu, bảy,<br />
tám, chín “ ”、 “<br />
”、 “十”、 “ ” đều là<br />
các chữ phi tượng hình, do hai nét giao nhau<br />
kết hợp dùng để chỉ sự.<br />
<br />
91(03): 151 - 155<br />
<br />
Sau con số 5 trở đi thì hình thái chữ viết của<br />
số 8 là thay đổi ít nhất, từ Giáp cốt văn đến<br />
Kim văn, Tiểu triện và Khải thư đều do hai<br />
nét hợp thành. Còn hình thái của số 6 thì rất<br />
khó để có thể tìm ra những lời giải thích hợp<br />
lý, có một số tác giả Trung Quốc cho rằng,<br />
hình thái ở mỗi giai đoạn là mượn từ các chữ<br />
viết khác nhau.<br />
Riêng hình thái chữ viết của số 7, số 9 và số<br />
10 được thể hiện qua các giai đoạn phát triển<br />
thì chúng ta thấy rõ được sự liên quan với<br />
nhau, và thể hiện tính kế thừa hết sức rõ rệt.<br />
Số 7 trên giáp cốt văn “十” lại viết giống như<br />
số mười đang dùng bây giờ “十”, còn số mười<br />
lúc đầu lại được viết như một nét sổ “丨”, và<br />
Vu Tỉnh Ngô đã cho rằng, hình thái chữ viết<br />
của số 10 đồng nhất với số một, nhưng sợ<br />
nhầm lẫn nên viết đứng thẳng lên. Có lẽ, cách<br />
lý giải này cũng phần nào có lý.<br />
Mặc dù hình thái chữ viết của các con số<br />
trong Văn tự Hán đã trải qua mấy nghìn năm<br />
lịch sử, nhưng một số hình thái chữ viết vẫn<br />
còn được bảo lưu tương đối hoàn chỉnh, còn<br />
lại những hình thái của các con số khác trong<br />
các giai đoạn phát triển khác nhau vẫn có<br />
những liên quan và nét tương đồng nhất định.<br />
Mặc dù, cho đến nay các nhà văn tự học vẫn<br />
chưa thể giải thích hết được những sự thay<br />
đổi của chúng, song qua đó chúng ta càng<br />
hiểu thêm được trí tuệ và sức sáng tạo đặc<br />
biệt của người Trung Quốc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. 引引引引引《 甲甲甲甲甲甲》 中《 释五十》 一甲。<br />
[2]. 唐兰《 古甲甲文导导》 , 齐齐齐社, 1981年, 409410页<br />
[3].姚姚铭,《 汉甲甲字字汉》 , 北北: 首首师首首文首首社<br />
, 2008, 162页<br />
[4].何何何、 胡胡胡、 张猛《 中中汉甲甲字首汉》 北北: 北<br />
北首文首首社, 1995, 212页。<br />
[5].裘锡裘《 甲甲文文文》 北北: 商务商齐务, 2007, 3页<br />
[6]. 于于于《 甲甲甲甲诂甲》 , 中华齐中, 1996年。<br />
[7]. 于于于《 甲甲甲甲释甲》 , 中华齐中, 2009年。<br />
引引引《 甲甲甲甲甲甲》 ,<br />
科文首首社1982年<br />
[9].<br />
<br />
154<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Tô Vũ Thành<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 151 - 155<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE ROOT OF FORMATION AND DEVELOPMENT OF THE MORPHOLOGY<br />
OF FIGURES IN CHINESE SCRIPT<br />
To Vu Thanh*<br />
Faculty of Foreign Languages - TNU<br />
<br />
The morphology of figures in Chinese script was formed in early days. Although going by several<br />
thousand years of history, but some of the morphology of figures in Chinese script still retain<br />
relatively complete. The morphology of the other figures in the development stage has different<br />
variations but there are still some relations and certain similarities. Therefore, researching on the<br />
origin of formation and development of the morphology of figures in Chinese script as well as its<br />
variations helps us to have a perspective on the most long-existing character system of this world.<br />
Key words: morphology; character; figures; chinese script; notation.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 806123, Email: suwucheng@gmail.com<br />
<br />
155<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />