YOMEDIA
ADSENSE
Nguyên nhân gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai
64
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết nghiên cứu với mục tiêu nhận xét một số nguyên nhân ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân và tác nhân chủ yếu gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức, góp phần giúp cho công tác chẩn đoán, xử trí và phòng chống ngộ độc nặng này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên nhân gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC CẤP CÓ RỐI LOẠN Ý THỨC<br />
TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br />
Hà Trần Hưng1,2, Hà Thị Bích Vân1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trung Tâm Chống Độc<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu kết hợp hồi cứu nhằm nhận xét một số nguyên nhân ngộ độc cấp gây rối loạn<br />
ý thức từ 1/2012 đến 9/2013 tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. Trong số 4765 bệnh nhân ngộ<br />
độc cấp có 210 bệnh nhân (4,4%) có rối loạn ý thức, 138/210 nam (65%) và 72 nữ (35%). Ngộ độc thuốc an<br />
thần gây ngủ chiếm tỉ lệ cao nhất (39,5%) tiếp đến là nhóm rượu gồm cả methanol (27,6%) và hóa chất bảo<br />
vệ thực vật (12,9%). Hầu hết (95,7%) ngộ độc có rối loạn ý thức nặng do nguyên nhân tự tử và lạm dụng<br />
rượu, ma túy. Ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức có nhiều ảnh hưởng nặng nề như tụt huyết áp (21,9%), suy<br />
hô hấp thường gặp do ngộ độc thuốc an thần gây ngủ, rượu, ma túy và hóa chất bảo vệ thực vật. Ngừng thở<br />
chủ yếu gặp ở nhóm chất gây nghiện (71,4%). Tóm lại, nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân và tác nhân<br />
chủ yếu gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức, góp phần giúp cho công tác chẩn đoán, xử trí và phòng chống<br />
ngộ độc nặng này.<br />
Từ khóa: Ngộ độc cấp, rối loạn ý thức<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở<br />
<br />
có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu<br />
<br />
nước ta cũng như các nước khác trên thế<br />
<br />
không được xử trí đúng, kịp thời [3; 4]. Trong<br />
đó, ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức luôn là<br />
<br />
giới. Theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới,<br />
ngộ độc là nguyên nhân gây tử vong phổ biến<br />
<br />
một thách thức lớn đối với các bác sĩ cấp cứu<br />
vì khá thường gặp, nặng nề, nhiều biến chứng<br />
<br />
thứ chín ở người trẻ tuổi trên toàn thế giới và<br />
có hơn 4 triệu trường hợp ngộ độc, với tỷ lệ tử<br />
<br />
(sặc phổi, suy hô hấp, trụy tim mạch, co giật,<br />
tiêu cơ vân) đòi hỏi phải được xử trí khẩn<br />
<br />
vong khoảng 8%. Ước tính rằng hơn 90% tử<br />
vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Ở<br />
<br />
trương, chính xác, song thường gặp khó khăn<br />
<br />
nước ta, theo một thống kê của Bộ Y tế năm<br />
<br />
trong chẩn đoán do nguyên nhân ngộ độc rất<br />
đa dạng và khi bệnh nhân ngộ độc cấp có rối<br />
<br />
1998 tỷ lệ ngộ độc còn cao ước tính có<br />
khoảng 80 ca ngộ độc/100.000 dân với tỉ lệ tử<br />
<br />
loạn ý thức sẽ rất hạn chế trong việc hỏi<br />
nguyên nhân, thời gian ngộ độc, triệu chứng<br />
<br />
vong do ngộ độc cấp là 10 - 12% [1; 2]. Tại<br />
trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai<br />
<br />
ban đầu...[6; 7; 8].<br />
Hệ thần kinh trung ương được cung cấp<br />
<br />
năm 1998 có 118 trường hợp, năm 2000 có<br />
<br />
máu phong phú, thành phần lipid lớn cho nên<br />
<br />
740 trường hợp và gần đây có tới hơn 2000<br />
trường hợp ngộ độc hàng năm [1; 2; 3].<br />
<br />
thường là cơ quan đích của nhiều thuốc và<br />
chất độc. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ trên 500<br />
<br />
Ngộ độc cấp có thể gây ra những hậu quả<br />
nghiêm trọng lên các cơ quan sinh mạng và<br />
<br />
bệnh nhân hôn mê nhập viện thấy 149 trường<br />
hợp (30%) là do ngộ độc [6]. Gần đây, một<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Hà Trần Hưng, Bộ môn Hồi sức cấp cứu,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: hatranhung@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 9/8/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 10/9/2015<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
nghiên cứu tại Thụy Điển cũng cho thấy tỉ lệ<br />
ngộ độc cấp có rối loạn ý thức vào khoa cấp<br />
cứu là 38% [2].<br />
Tại nước ta, ngộ độc gây rối loạn ý thức<br />
cũng thường gặp và gây nhiều khó khăn trong<br />
<br />
99<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
chẩn đoán và điều trị. Theo một nghiên cứu<br />
mô tả ban đầu tại Trung tâm chống độc bệnh<br />
viện Bạch Mai năm 1999 - 2003, rối loạn ý<br />
thức do ngộ độc có tỷ lệ 17,3%. Tuy nhiên,<br />
thực tế còn rất thiếu các nghiên cứu giúp tìm<br />
hiểu các nguyên nhân, tác nhân thường gặp<br />
gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức, chính vì<br />
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với<br />
mục tiêu nhận xét một số nguyên nhân ngộ<br />
độc cấp gây rối loạn ý thức tại Trung tâm<br />
chống độc bệnh viện Bạch Mai.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
Các bệnh nhân ngộ độc cấp có rối loạn ý<br />
thức điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh<br />
viện Bạch Mai từ tháng 1/2012 đến tháng<br />
9/2013. Chẩn đoán ngộ độc cấp theo tiêu<br />
chuẩn của tác giả Nguyễn Thị Dụ, Hojer J, có<br />
2/3 trong các tiêu chuẩn sau:<br />
- Tiếp xúc chất độc (uống thuốc ngủ an<br />
thần, thuốc trừ sâu, rượu, tiếp xúc khí CO…).<br />
- Có biểu hiện lâm sàng ngộ độc.<br />
- Xét nghiệm thấy chất độc trong dịch dạ<br />
dày, nước tiểu, máu.<br />
- Tiêu chuẩn rối loạn ý thức (GCS): ≤ 10<br />
điểm.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Ngộ độc đồng thời nhiều chất độc.<br />
- Tiền sử bệnh có di chứng thần kinh trung<br />
ương.<br />
- Nguyên nhân chấn thương, tai biến mạch<br />
máu não, nhiễm trùng thần kinh trung ương,<br />
tiền sử bệnh tâm thần.<br />
- Tuổi < 16.<br />
- Ra viện không xác định được nguyên<br />
nhân ngộ độc rõ ràng.<br />
100<br />
<br />
Cỡ mẫu:<br />
n=<br />
<br />
Z21-α/2 p (1 - p)<br />
(pε)2<br />
<br />
p = 0,17 [1] tỉ lệ mắc bệnh nghiên cứu tại<br />
một cộng đồng tương tự.<br />
ε: tỉ lệ nào đó so với tỉ lệ bệnh p;<br />
α: mức ý nghĩa thống kê, Z1-α/2: Giá trị Z<br />
thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị.<br />
Thay vào công thức ta có n = 420.<br />
Công cụ nghiên cứu<br />
- Bệnh án mẫu nghiên cứu theo mẫu thống<br />
nhất.<br />
- Máy ghi điện tim.<br />
- Máy xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học,<br />
sinh hoá tại viện huyết học và khoa sinh hóa<br />
bệnh viện Bạch Mai.<br />
- Xét nghiệm độc chất tại phòng xét<br />
nghiệm độc chất Trung tâm chống độc: bằng<br />
xét nghiệm sắc ký lớp mỏng, RIA, sắc ký lỏng<br />
cao áp khối phổ. Xét nghiệm ethnol và methanol tại viện Pháp y Trung ương.<br />
2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến<br />
cứu kết hợp hồi cứu.<br />
* Thu thập thông tin lúc vào viện<br />
- Thông tin chung: tuổi, giới, trình độ học<br />
vấn, nghề nghiệp, địa chỉ.<br />
- Tiền sử ngộ độc, tiền sử bệnh tật.<br />
- Hoàn cảnh xảy ra ngộ độc (tự tử, nhầm<br />
lẫn, tai nạn, đầu độc).<br />
- Xác định nguyên nhân gây độc dựa vào:<br />
+ Hỏi người nhà tang vật tìm được: vỏ<br />
thuốc, chai thuốc…<br />
+ Các triệu chứng lâm sàng gợi ý đến ngộ<br />
độc nhóm thuốc hay chất độc.<br />
+ Xét nghiệm độc chất trong dịch dạ dày,<br />
nước tiểu, máu.<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
- Thời gian từ khi tiếp xúc chất độc đến khi<br />
<br />
cứu và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất kỳ<br />
thời điểm nào.<br />
<br />
rối loạn ý thức.<br />
- Các triệu chứng, hội chứng lâm sàng kèm<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
theo rối loạn ý thức.<br />
- Xét nghiệm độc chất trong dịch dạ dày,<br />
máu, nước tiểu.<br />
<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
Có 210/4765 bệnh nhân rối loạn ý thức do<br />
<br />
3. Xử lý số liệu<br />
Các số liệu được phân tích theo phương<br />
<br />
ngộ độc cấp vào điều trị, chiếm tỉ lệ 4,4% tổng<br />
<br />
pháp thống kê y học, trên chương trình SPSS<br />
<br />
số bệnh nhân ngộ độc cấp trong thời gian<br />
tháng 1/2012 đến tháng 9/2013. Trong tổng số<br />
<br />
16.0, tính tỷ lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
<br />
210 bệnh nhân nghiên cứu có 138 trường hợp<br />
là nam (65%) và 72 trường hợp là nữ (35%).<br />
<br />
so sánh trung bình bằng t test, so sánh tỷ lệ %<br />
bằng χ2 (hoặc Fisher exact test), có ý nghĩa<br />
<br />
Có sự khác biệt về giới tính trong các bệnh<br />
nhân ngộ độc cấp có rối loạn ý thức vào điều<br />
<br />
thống kê khi p < 0,5.<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
<br />
trị tại trung tâm chống độc từ tháng 1/2012<br />
<br />
Các thông tin của bệnh nhân đều được<br />
bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên<br />
<br />
đến tháng 9/ 2013 (p < 0,05). Nhóm nghề<br />
nghiệp tự do chiếm tỉ lệ cao nhất (30%). Điểm<br />
<br />
cứu. Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên<br />
<br />
Glasgow trung bình là 7 điểm.<br />
%<br />
<br />
30<br />
27.1<br />
<br />
30<br />
25<br />
20<br />
<br />
14.8<br />
<br />
13.3<br />
<br />
15<br />
<br />
14.8<br />
<br />
10<br />
5<br />
0<br />
16 - 24<br />
25 - 34<br />
35 - 44<br />
45 - 54<br />
≥ 55<br />
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi<br />
<br />
Ngộ độc cấp có rối loạn ý thức gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trẻ 16 – 34 (57,1%), ít nhất ở nhóm<br />
tuổi 45 – 54 (13,3%).<br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo địa dư<br />
Địa dư<br />
<br />
Nông thôn<br />
<br />
Thành phố<br />
<br />
Trung du, miền núi<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
98<br />
<br />
106<br />
<br />
6<br />
<br />
210<br />
<br />
%<br />
<br />
46,7<br />
<br />
50,5<br />
<br />
2,8<br />
<br />
100<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
101<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bệnh nhân đến từ nông thôn (46,7%) và thành thị (50,5%) chiếm đa số và có tỉ lệ gần tương<br />
đương nhau.<br />
2. Nguyên nhân ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức<br />
Bảng 2. Nguyên nhân gây ngộ độc cấp có rối loạn ý thức<br />
3–6<br />
<br />
Glasgow<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
7- 10<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
An thần – gây ngủ<br />
<br />
43<br />
<br />
53,1<br />
<br />
40<br />
<br />
31<br />
<br />
83<br />
<br />
39,5<br />
<br />
Rượu<br />
<br />
18<br />
<br />
22,2<br />
<br />
40<br />
<br />
31<br />
<br />
58<br />
<br />
27,6<br />
<br />
Hóa chất bảo vệ thực vật<br />
<br />
6<br />
<br />
7,4<br />
<br />
21<br />
<br />
16,3<br />
<br />
27<br />
<br />
12,9<br />
<br />
Chất gây nghiện<br />
<br />
9<br />
<br />
11,1<br />
<br />
10<br />
<br />
7,8<br />
<br />
19<br />
<br />
9<br />
<br />
Thuốc chống trầm cảm<br />
<br />
5<br />
<br />
6,2<br />
<br />
9<br />
<br />
7,0<br />
<br />
14<br />
<br />
6,7<br />
<br />
Khí độc<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
6<br />
<br />
4,7<br />
<br />
6<br />
<br />
2,9<br />
<br />
Thuốc khác<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
2,3<br />
<br />
3<br />
<br />
1,4<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
81<br />
<br />
100<br />
<br />
129<br />
<br />
100<br />
<br />
210<br />
<br />
100<br />
<br />
Ngộ độc thuốc an thần - gây ngủ chiếm tỉ<br />
<br />
stoxin 4/27 bệnh nhân, abamectin 3/27 bệnh<br />
<br />
lệ cao nhất (39,5%), bao gồm chủ yếu là phenobarbital (gardenal) 61/83 bệnh nhân, ngoài<br />
<br />
nhân, cypemethrin 1/27 bệnh nhân. Tiếp theo<br />
là ngộ độc chất gây nghiện (9%): Heroin 15/19<br />
<br />
ra rotundin 9/83 bệnh nhân, seduxen 7/83<br />
bệnh nhân, carbamezapin 2/83 bệnh nhân,<br />
<br />
bệnh nhân, ketamin 2/19 bệnh nhân, metamphetamin 2/19 bệnh nhân. Thuốc chống trầm<br />
<br />
levomepromazin 2/83 bệnh nhân, olanzapin<br />
1/83 bệnh nhân, aminazin 1/83 bệnh nhân.<br />
<br />
cảm (6,7%): Chủ yếu là amitriptylin 11/14<br />
bệnh nhân, ít gặp hơn là fluoxetin, leximil và<br />
<br />
Đứng thứ 2 là nhóm rượu (27,6%): ethanol<br />
<br />
remeron (3/14 bệnh nhân). Đứng thứ 6 là<br />
<br />
45/58 bệnh nhân, đặc biệt là 13/58 bệnh nhân<br />
ngộ độc methanol và phần nhiều hôn mê sâu<br />
<br />
nhóm khí độc (2,9%): CO 5/6 bệnh nhân,<br />
methal 1/6 bệnh nhân. Các thuốc khác 3 bệnh<br />
<br />
(62%). Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật<br />
đứng thứ 3 (12,9%): phospho hữu cơ 12/27<br />
<br />
nhân (1 bệnh nhân ngộ độc thuốc chẹn kênh<br />
calci, 2 bệnh nhân ngộ độc kháng histamin H1)<br />
<br />
bệnh nhân, carbamat 7/27 bệnh nhân, neire-<br />
<br />
chiếm tỉ lệ 1,4%.<br />
<br />
Bảng 3. Nguyên nhân ngộ độc cấp gây rối loạn ý thức<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tự tử<br />
<br />
127<br />
<br />
60,5<br />
<br />
Lạm dụng<br />
<br />
74<br />
<br />
35,2<br />
<br />
Tai nạn<br />
<br />
7<br />
<br />
3,3<br />
<br />
Nhầm lẫn<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
Bị đầu độc<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
210<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
102<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bệnh nhân tự tử chiếm tỉ lệ cao nhất (60,5%), đứng thứ hai là nguyên nhân lạm dụng (rượu,<br />
ma túy). Như vậy hầu hết (95,7%) các trường hợp ngộ độc có rối loạn ý thức nặng là do nguyên<br />
nhân tự tử và lạm dụng.<br />
Bảng 4. Liên quan nguyên nhân ngộ độc cấp có rối loạn ý thức và chức năng sống<br />
<br />
Rượu<br />
<br />
Hóa chất<br />
BVTV<br />
<br />
Chất<br />
gây<br />
nghiện<br />
<br />
Thuốc<br />
chống<br />
trầm<br />
cảm<br />
<br />
Khí độc<br />
<br />
Thuốc<br />
khác<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
47<br />
(50%)<br />
<br />
26<br />
(27,7%)<br />
<br />
7<br />
(7,4%)<br />
<br />
6<br />
(6,4%)<br />
<br />
3<br />
(21,4%)<br />
<br />
4<br />
(4,3%)<br />
<br />
1<br />
(1%)<br />
<br />
94<br />
(100%)<br />
<br />
> 100<br />
<br />
36<br />
(31,9%)<br />
<br />
32<br />
(28,3%)<br />
<br />
19<br />
(16,8%)<br />
<br />
12<br />
(10,6%)<br />
<br />
10<br />
(8,8%)<br />
<br />
2<br />
(1,8%)<br />
<br />
2<br />
(1,8%)<br />
<br />
113<br />
(100%)<br />
<br />
< 90<br />
<br />
16<br />
(34,8%)<br />
<br />
16<br />
(34,8%)<br />
<br />
9<br />
(19,6%)<br />
<br />
2<br />
(4,3%)<br />
<br />
2<br />
(4,3%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
1<br />
(2,2%)<br />
<br />
46<br />
(100%)<br />
<br />
≥ 90<br />
<br />
67<br />
(40,8%)<br />
<br />
42<br />
(25,6%)<br />
<br />
18<br />
(11%)<br />
<br />
17<br />
(10,4%)<br />
<br />
12<br />
(7,3%)<br />
<br />
6<br />
(3,7%)<br />
<br />
2<br />
(1,2%)<br />
<br />
164<br />
(100%)<br />
<br />
< 36<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
3<br />
(60%)<br />
<br />
2<br />
(40%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
5<br />
(100%)<br />
<br />
> 38,5<br />
<br />
6<br />
(46,2%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
4<br />
(30,8%)<br />
<br />
2<br />
(15,4%)<br />
<br />
1<br />
(7,6%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
13<br />
(100%)<br />
<br />
< 10<br />
<br />
45<br />
(54,2%)<br />
<br />
20<br />
(24,1%)<br />
<br />
3<br />
(3,6%)<br />
<br />
13<br />
(15,7%)<br />
<br />
1<br />
(1,2%)<br />
<br />
1<br />
(1,2%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
83<br />
<br />
> 25<br />
<br />
6<br />
(23,1%)<br />
<br />
6<br />
(23,1%)<br />
<br />
7<br />
(26,9%)<br />
<br />
1<br />
(3,8%)<br />
<br />
3<br />
(11,5%)<br />
<br />
2<br />
(7,8%)<br />
<br />
1<br />
(3,8%)<br />
<br />
26<br />
(100%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
1<br />
(14,3%)<br />
<br />
5<br />
(71,4%)<br />
<br />
1<br />
(14,3%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
7<br />
(100%)<br />
<br />
Nguyên<br />
nhân<br />
Dấu<br />
hiệu sinh tồn<br />
<br />
Mạch<br />
(lần/phút)<br />
<br />
HA<br />
<br />
60 -100<br />
<br />
tối đa<br />
(mmHg)<br />
<br />
Nhiệt<br />
độ<br />
<br />
Nhịp<br />
Thở<br />
<br />
An thần<br />
– gây<br />
ngủ<br />
<br />
0<br />
<br />
Ngừng tuần hoàn ngoại viện gặp ở 3 bệnh nhân (nhóm hóa chất bảo vệ thực vật, chất gây<br />
nghiện và thuốc chống trầm cảm). Mạch nhanh khá thường gặp (53,8%). Tụt huyết áp (huyết áp<br />
tối đa < 90mmHg) ít gặp hơn (21,9%), thường do ngộ độc thuốc an thần - gây ngủ, rượu, hóa<br />
chất bảo vệ thực vật (89,2%). Tuy nhiên sự khác biệt với các nhóm nguyên nhân khác chưa có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,096). Hạ thân nhiệt ít gặp. Trong 5 bệnh nhân hạ nhiệt độ (< 36oC) có 3<br />
bệnh nhân nhóm rượu (60%), 2 bệnh nhân nhóm hóa chất bảo vệ thực vật (neirestoxin) 40%.<br />
Sốt cao (nhiệt độ > 38,50C) gặp nhiều ở nhóm an thần - gây ngủ, hóa chất bảo vệ thực vật (77%).<br />
Thở chậm và ngừng thở thường gặp do ngộ độc thuốc an thần - gây ngủ, rượu, ma túy và bảo vệ<br />
thực vật. Ngừng thở chủ yếu gặp ở nhóm chất gây nghiện (71,4%).<br />
<br />
TCNCYH 97 (5) - 2015<br />
<br />
103<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn