NGUYÊN LÝ THỨ NĂM:<br />
Nghệ thuật & Thực hành Tổ chức Học tập<br />
<br />
Nguyên tác: THE FIFTH DISCIPLINE: The Art & Practice of The<br />
Learning Organization<br />
Tác giả: Peter M. Senge<br />
Công ty phát hành: DT Books<br />
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại<br />
Trọng lượng vận chuyển: 700 grams<br />
Kích thước: 16x24 cm<br />
Số trang: 551<br />
Ngày xuất bản: 10/2010<br />
Giá bìa: 140.000₫<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Type+Làm ebook: thanhbt<br />
Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn<br />
không có điều kiện mua sách.<br />
Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!<br />
<br />
Giới thiệu sách<br />
Nguyên lý thứ Năm được Tạp chí THE FINANCIAL TIMES vinh danh<br />
là một trong năm quyển sách kinh doanh hay nhất của mọi thời đại<br />
Tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của Peter Senge, Nguyên lý thứ<br />
Năm, được tái bản dựa trên mười lăm năm kinh nghiệm áp dụng những ý<br />
tưởng trong sách vào thực tiễn. Như Senge làm rõ, trong dài hạn lợi thế cạnh<br />
tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh chóng hơn so vối đối thủ<br />
cạnh tranh. Những câu chuyện quản lý trong sách cho thấy nhiều ý tưởng cốt<br />
lõi trong Nguyên lý thứ Năm, vốn được xem là cấp tiến trong lần xuất bản<br />
đầu tiên năm 1990, nay đã hòa nhập sâu sắc vào quan điểm cũng như vào<br />
thực tế công tác quản lý của nhiều người.<br />
Trong Nguyên lý thứ Năm, Senge cho thấy nhiều công ty được giải<br />
thoát khỏi tình trạng “thiểu năng học tập” vốn đe dọa hiệu quả kinh doanh và<br />
thành công của họ bằng cách áp dụng những chiến lược của các tổ chức học<br />
tập - những công ty cho phép các mô hình tư duy mới và mở rộng phát triển,<br />
hình thành cảm hứng tập thể, và mọi người liên tục học cách tạo ra những<br />
kết quả họ thật sự khao khát.<br />
Ấn bản được bổ sung và cập nhật từ nhà xuất bản Currency của tác<br />
phẩm kinh doanh kinh điển lần này gồm hơn một trăm trang nội dung mới<br />
dựa trên những cuộc phỏng vấn với hàng tá những nhà thực hành nguyên lý<br />
thứ năm ở các công ty như BP, Unilever, Intel, Ford, HP, Saudi Aramco, và<br />
những tổ chức như Roca, Oxfam, và Ngân hàng Thế giới. Ấn bản này bao<br />
gồm một Lời nói đầu mới về thành công mà Peter Senge đã đạt được với<br />
những tổ chức học tập từ khi quyển sách ra đời, ngoài ra còn có một số<br />
chương mới về Sự thôi thúc, Những chiến lược, Công việc mới của Nhà lãnh<br />
đạo, Những công dân hệ thống, Những biên giới (các chương từ 13 đến 17)<br />
Hiểu rõ các nội dung chính của các nguyên lý Senge đề ra trong<br />
sách sẽ giúp bạn:<br />
- Khởi động sự học tập chân thành bởi những người tập trung vào<br />
những mục tiêu thật sự có ý nghĩa với họ.<br />
- Bắc cầu cho tinh thần làm việc tập thể chuyển thành sáng tạo tập thể<br />
- Giải phóng bạn khỏi việc bị cầm tù trong các giả định và thành kiến.<br />
<br />
- Dạy bạn cách nhìn cả khu rừng lẫn các cây riêng lẻ.<br />
- Ngừng sự xung đột giữ thời gian cho công việc và thời gian riêng tư<br />
PETER M.SENGE là một giảng viên cao cấp ở Trường Quản lý Sloan,<br />
Học viện MIT và là Nhà sáng lập Hội Học tập Tổ chức (Society for<br />
Organizational Learning - SoL). Ngoài quyển Nguyên lý thứ năm, ông là<br />
đồng tác giả của nhiều tác phẩm khác như Sổ tay Thực Hành Nguyên lý thứ<br />
năm - The Fifth Discipline Fieldbook (1994), cùng viết với các đồng nghiệp<br />
là Charlotte Robert, Richard Ross, Bryan Smith, và Art Kleiner; Vũ điệu<br />
Thay đổi - The Dance of Change (1999) với George Roth; Những Ngôi<br />
Trường Học tập - Schools That Learn (2000) với Nelda Cambron McCabe,<br />
Timothy Lucas, Bryan Smith, Janis Durton và Art Kleinerl; Sự Hiện diện Presence (2004) với C.Otto Scharmer, Joseph Jaworski và Betty Sue<br />
Flowers. Senge nổi tiếng là một trong những nhà suy nghĩ đổi mới nhất về<br />
quản lý và lãnh đạo trên thế giới. Ông đã nhận bằng Cử nhân về kỹ thuật từ<br />
đại học Stanford, bằng Thạc sĩ về Mô hình hóa các hệ thống xã hội và Tiến<br />
sĩ về quản lý từ Học viện MIT.<br />
Báo Chí Giới Thiệu<br />
Vào một buổi sáng lạnh lẽo, không mây trong tháng 12 năm 1903, tại<br />
Kitty Hawk, Bắc Carolina, chiếc máy bay mỏng manh của anh em Wilbur và<br />
Orville Wright đã chứng minh rằng việc bay lượn bằng động cơ là khả thi.<br />
Đó là phát minh ra máy bay, nhưng phải mất hơn 30 năm sau để các phiên<br />
bản thương mại được đưa vào phục vụ rộng rãi.<br />
Các kỹ sư cho rằng một ý tưởng mới được “phát minh” khi nó đã được<br />
chứng minh là có thể hoạt động trong phòng thí nghiệm. Ý tưởng biến thành<br />
một “cuộc cách mạng” chỉ khi nó có thể được tái tạo chắc chắn trên quy mô<br />
có hiệu quả với chi phí thích hợp. Nếu ý tưởng rất quan trọng, ví dụ như điện<br />
thoại, máy vi tính, hay máy bay, thì nó được gọi là “cuộc cách mạng cơ bản”<br />
và nó tạo ra một ngành mới hay biến đổi một ngành hiện hữu. Theo những ý<br />
nghĩa đó, tổ chức học tập đã được phát minh, nhưng chưa trở thành cuộc<br />
cách mạng.<br />
Trong kỹ thuật, khi một ý tưởng đi từ một phát minh đến một cuộc cách<br />
mạng, những “kỹ thuật thành phần” khác nhau cùng xuất hiện. Nổi lên từ<br />
những sự phát triển rời rạc trong các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, các<br />
thành phần đó từ từ hình thành một sự kết hợp đồng bộ của các kỹ thuật thiết<br />
<br />