Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU Ở TRẺ EM <br />
VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHÁC ĐỒ HEMOPHAGOCYTIC <br />
LYMPHOHISTIOCYTOSIS 2004 <br />
Trần Thị Mộng Hiệp* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát các nguyên nhân của hội chứng thực bào máu (HCTBM) ở trẻ em và <br />
đánh giá tình hình chẩn đoán, điều trị và tử vong sau khi ứng dụng phác đồ Hemophagocytic <br />
lymphohistiocytosis (HLH) 2004 tại bệnh viện Nhi Đồng 2. <br />
Phương pháp: Để khảo sát nguyên nhân, nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 38 bệnh nhi <br />
được chẩn đoán HCTBM tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010. Tất cả các <br />
bệnh nhi được tầm soát nguyên nhân. <br />
Việc đánh giá tình hình chẩn đoán, điều trị và tử vong tại bệnh viện sau khi ứng dụng phác đồ HLH 2004 <br />
được khảo sát qua hai giai đoạn 2002‐2006 và 2007‐2010. <br />
Kết quả: Trong tổng số 38 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam/nữ là 1,8. Tuổi trung bình là 5 tuổi. Nguyên <br />
nhân thứ phát chiếm đa số (37/38 trường hợp). Một trường hợp nghi ngờ do nguyên nhân nguyên phát (thể gia <br />
đình) được ghi nhận. Nguyên nhân thứ phát được chẩn đoán khi có bệnh lý nhiễm trùng (32/37 các trường <br />
hợp), rối loạn miễn dịch (3/37), ác tính (1/37) và rối loạn chuyển hóa (1/37) đi kèm. Trong số các nguyên nhân do <br />
nhiễm trùng, nguyên nhân do siêu vi chiếm đa số (28 ca), có 3 trường hợp nhiễm trùng huyết do vi trùng và 1 <br />
trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Ebstein Barr virus (EBV) là tác nhân được tìm thấy nhiều nhất (13/28) <br />
trong các nguyên nhân do siêu vi, kế đến là virus Dengue (10/28), Cytomegalovirus (4/28) và virus thủy đậu <br />
(1/28). Bệnh lý miễn dịch bao gồm 1 trường hợp Lupus đỏ hệ thống, 1 trường hợp viêm khớp mạn thiếu niên và <br />
1 trường hợp bệnh Kawasaki. Ngoài ra, có 1 trường hợp lymphoma và 1 trường hợp rối loạn chuyển hóa <br />
carnitine được ghi nhận. Trước khi ứng dụng phác đồ HLH 2004, số ca được chẩn đoán là 5 ca/năm, tỉ lệ tử <br />
vong là 48%. Sau khi ứng dụng phác đồ HLH 2004 số ca được chẩn đoán là 11 ca/năm và tỉ lệ tử vong là 29%. <br />
Kết luận: Siêu vi EBV là tác nhân được tìm thấy nhiều nhất trong HCTBM ở trẻ em. Việc ứng dụng phác <br />
đồ HLH 2004 giúp chẩn đoán được nhiều ca hơn và làm giảm tỉ lệ tử vong trong HCTBM ở trẻ em một cách <br />
đáng kể. <br />
Từ khóa: Histiocyte, EBV, HLH 2004 <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ETIOLOGY AND TREATMENT PROTOCOL FOR HEMOPHAGOCYTIC LYMPHOHISTIOCYTOSIS <br />
2004 IN CHILDREN <br />
Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 131 ‐ 136 <br />
Objective: To determine the etiology of hemophagocytic lymphohistiocytosis (HLH) in children and to <br />
evaluate preliminary results on diagnosis, treatment and mortality, using treatment protocol for HLH 2004. <br />
Methods: This cross‐sectional study was conducted to determine the etiology of HLH in 38 patients <br />
hospitalized at Childrenʹs hospital Nhi Dong 2 from January, 2009 to December 2010. The etiology was <br />
* Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ‐ Khoa Thận ‐ Nội Tiết BV Nhi Đồng 2 <br />
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
131<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
investigated in all children. Results on diagnosis, treatment and mortality using treatment protocol for HLH <br />
2004 were evaluated during the two periods 2002‐2006 and 2007‐2010. <br />
Results: Among the 38 HLH patients, boys/girls ratio was 1,8. The mean age was 5 years. Secondary HLH <br />
was the most found in 37/38 of the cases. Only one patient with familial (primary) HLH was suspected. The <br />
diagnosis of secondary causes was made in association with infections (32/37), autoimmune disease (3/37), <br />
underlying malignancie (1/37) and metabolic disease (1/37). Among infections, viral causes were the most found <br />
in 28/32 of the cases, septicemia in three cases, and malaria in one patient. Among viral causes, Ebstein Barr <br />
virus (EBV) was the main cause in 13/28 of the cases. Dengue virus was found in 10 patients, Cytomegalovirus <br />
in 4 children and varicella in 1 case. The three autoimmune diseases included erythematosus lupus, juvenile <br />
idiopathic arthritis and Kawasaki disease. One lymphoma patient and one carnitine carrier defect case were <br />
reported. Before using treatment protocol for HLH 2004, the annual number of HLH diagnosed cases was 5 <br />
cases/year and the mortality rate was 48%. After treatment protocol for HLH 2004, the annual number of HLH <br />
diagnosed cases was 11 cases/year and the mortality rate was 29%. <br />
Conclusions: EBV was the most frequent infection associated with HLH in children. Increased HLH <br />
diagnosed cases and decreased mortality were reported using treatment protocol for HLH 2004. <br />
Keywords: Histiocyte, EBV, HLH 2004 <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Hội chứng thực bào máu (HCTBM) là kết <br />
quả của sự kích hoạt bất thường các đại thực bào <br />
do rối loạn miễn dịch trên một cơ địa di truyền. <br />
Thể nguyên phát được tìm thấy trong gia đình <br />
và được chẩn đoán xác định gen, thể thứ phát <br />
thường xảy ra sau một yếu tố khởi phát thường <br />
là sau nhiễm siêu vi. Thể thứ phát có thể tìm <br />
thấy trong bệnh tự miễn, bệnh ác tính (bạch <br />
huyết cấp, lymphoma) và bệnh do rối loạn <br />
chuyển hóa(3,7). Từ năm 1994, Hiệp hội Histiocyte <br />
đã đưa ra phác đồ điều trị HCTBM lần đầu <br />
tiên(1) và đến năm 2004, phác đồ này đã được <br />
hoàn thiện hơn với sự chia sẻ kinh nghiệm của <br />
nhiều nước trên thế giới(2,3). Hội chứng thực bào <br />
máu ít được biết đến ở Việt Nam, việc chẩn <br />
đoán và điều trị còn nhiều thách thức và tỉ lệ tử <br />
vong của bệnh còn rất cao (40‐60%)(5,6). <br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm khảo <br />
sát các nguyên nhân của HCTBM và đánh giá <br />
tình hình chẩn đoán, điều trị và tử vong sau khi <br />
ứng dụng phác đồ Hemophagocytic <br />
lymphohistiocytosis (HLH) 2004 tại bệnh viện <br />
Nhi Đồng 2. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Để khảo sát nguyên nhân, nghiên cứu mô <br />
tả cắt ngang được thực hiện trên tất cả bệnh <br />
<br />
132<br />
<br />
nhân dưới 15 tuổi được chẩn đoán HCTBM <br />
nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1 <br />
năm 2009 đến tháng 12 năm 2010. Về cỡ mẫu, <br />
chúng tôi lấy trọn và có 38 bệnh nhi được chọn <br />
vào lô nghiên cứu. <br />
HCTBM được chẩn đoán xác định khi có 5/6 <br />
tiêu chuẩn dựa theo Hemophagocytic <br />
Lymphohistiocytosis Study Group 2004(2): vào <br />
năm <br />
2004, <br />
Hemophagocytic <br />
Lymphohistiocytosis Study Group(2) đã đưa <br />
thêm 3 tiêu chuẩn mới là Ferritin ≥ 500 μg/l, <br />
giảm hoạt lực hay mất hoạt lực của tế bào NK‐<br />
cell và định lượng CD25 hòa tan ≥ 2400 U/ml, <br />
nhưng trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, <br />
chúng tôi không thể áp dụng được hai tiêu <br />
chuẩn chẩn đoán sau cùng. <br />
1. Sốt ≥ 38,5 0C <br />
2. Lách to ≥ 3 cm dưới bờ sườn <br />
3. Giảm ≥ 2 dòng trong 3 dòng tế bào máu <br />
ngoại biên: <br />
Hb