intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân gây viêm xoang

Chia sẻ: Võ Thị Ngọc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân gây viêm xoang Viêm xoang (VX) là một bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta. Trẻ em và người trưởng thành đều có thể bị VX, nhưng tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh này cao hơn nhiều so với trẻ nhỏ. VX có thể gặp quanh năm nhưng mùa đông - xuân thì có số lượng người mắc nhiều hơn, đặc biệt là bệnh VX có liên quan đến dị ứng. Tại sao bị viêm xoang? Xoang là một hệ thống xương rỗng thuộc hộp sọ và nối tiếp, liên thông với nhau. Có nhiều xoang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân gây viêm xoang

  1. Nguyên nhân gây viêm xoang Viêm xoang (VX) là một bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta. Trẻ em và người trưởng thành đều có thể bị VX, nhưng tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh này cao hơn nhiều so với trẻ nhỏ. VX có thể gặp quanh năm nhưng mùa đông - xuân thì có số lượng người mắc nhiều hơn, đặc biệt là bệnh VX có liên quan đến dị ứng. Tại sao bị viêm xoang? Xoang là một hệ thống xương rỗng thuộc hộp sọ và nối tiếp, liên thông với nhau. Có nhiều xoang như: xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang sàn. Có nhiều nguyên nhân gây nên VX như bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đối với vi khuẩn thì có một số bình thường sống ký sinh ở trong xoang không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh (ví dụ do niêm mạc xoang bị tắc nghẽn, bị viêm nhiễm do virút…). Người ta gọi các loại vi khuẩn này là vi khuẩn gây bệnh cơ hội. VX cũng hay gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng (gặp phải thức ăn có tính chất gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất, đang bị dị ứng như: mề đay, chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kéo dài…) làm cho niêm mạc các xoang bị phù nề gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển rồi gây bệnh. Người ta cũng gặp VX do bị sâu răng, nhiễm trùng răng, đặc biệt là ở hàm trên; người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em còi xương suy dinh dưỡng, những người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính kéo dài (viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản…). Những người dùng kháng sinh không hợp lý làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh cũng rất có thể bị VX. Ngoài ra, người ta thấy môi trường sống không trong sạch, khói bụi, khói bếp, khói thuốc lá cũng là những yếu tố thuận lợi dẫn đến VX.
  2. Biểu hiện của viêm xoang Chúng ta có thể gặp VX cấp tính hoặc VX mạn tính. Về căn nguyên thì VX được chia thành 2 loại chính là VX do nhiễm khuẩn và VX dị ứng. Một số vi khuẩn thường gây VX như: S. pneumoniae, H.influenzae, S. pyogenes, P.aeruginosa hoặc có cả Staphylococcus… Dù là VX thuộc loại gì đi nữa thì giai đoạn đầu có thể có đau đầu, sốt, có khi sốt cao (gặp chủ yếu VX cấp ở trẻ em) nhưng hầu hết là sốt nhẹ, nhất là trong loại VX cấp tính. Đau đầu có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm nhưng thường đau nhất là lúc nửa đêm về sáng. Đau đầu tăng lên lúc nửa đêm về sáng là do chất nhầy tiết ra ở niêm mạc xoang bị ứ đọng lại làm tắc nghẽn. Đau nhức vùng hố mắt, thái dương cũng là triệu chứng hay gặp trong VX. Người bị VX thường bị nghẹt mũi (do mũi bị viêm nhiễm, phù nề), chảy mũi nước và có thể hắt hơi nhiều lần trong ngày, nhất là sáng sớm lúc mới ngủ dậy. Chất tiết ra từ xoang sẽ chảy xuống họng làm người bệnh có cảm giác khó chịu hoặc gây ngứa họng. Nhiều trường hợp VX kèm theo viêm mũi làm cho rối loạn khứu giác như không ngửi được mùi hoặc ngửi không chính xác mùi. VX có thể do sâu răng và khi xoang bị viêm nhiễm do vi khuẩn làm mưng mủ trong xoang và mủ chảy ra ở họng, mũi làm cho hơi thở của người bệnh hôi, khó chịu cho cả người bệnh lẫn người tiếp xúc. Nói chung, khi bị VX thường dễ bị lây lan từ xoang này sang xoang khác do chúng có cấu tạo liên thông với nhau, người ta
  3. thường dùng danh từ là viêm đa xoang (có nghĩa là nhiều xoang bị viêm cùng một lúc). Trong các triệu chứng của VX, thường các xoang phía trước bị viêm (xoang hàm, xoang trán, xoang sàn trước…) thì triệu chứng thường rõ rệt hơn viêm các xoang ở phía sau. Những trường hợp VX mạn tính thường làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, hay bị đau đầu ê ẩm. VX cấp tính mà không phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm thường chuyển thành VX mạn tính. Hậu quả của VX không được điều trị dứt điểm có thể đưa đến nhiều bệnh nguy hiểm như áp xe não, mờ mắt do viêm thị thần kinh nhãn cầu… Một đặc điểm nữa cũng cần lưu ý là VX rất dễ bị tái phát, nhất là gặp lại những nguyên nhân gây VX từ ban đầu. Làm gì để phòng bệnh viêm xoang? Khi đường hô hấp trên không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn sống ký sinh và sống phát triển. Vì vậy, cần vệ sinh răng, miệng thật tốt như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, súc họng nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu bị viêm họng, viêm amiđan thì cần được điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính. Ở trẻ nhỏ khi bị viêm VA cần được khám và làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (nạo VA). Người lớn và trẻ em khi bị sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi, mủ chân răng cần được khám và điều trị không để bệnh trở thành mạn tính rất dễ gây nên VX kèm theo. Những người bị bệnh dị ứng, nhất là bệnh dị ứng có liên quan đến đường hô hấp trên như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, VX dị ứng... cần được khám và điều trị dứt điểm. Mùa lạnh cũng rất cần giữ ấm cổ, không nên tắm nước lạnh. Cần có môi trường sống trong sạch, ra đường nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt là những người đang bị viêm họng, VX, viêm mũi. Nên lưu ý rằng bệnh VX vẫn có thể chữa khỏi được hoàn toàn với điều kiện được khám sớm và điều trị đúng, nhất là được khám và điều trị ở các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm. Những người đã được bác sĩ chẩn đoán bị VX có thể xông mũi bằng hơi nước ấm và có thể cho vào đó vài giọt tinh dầu như dầu bạc hà. Hàng ngày nên uống nước vừa đủ để làm loãng chất tiết
  4. nhầy dễ lưu thông, tránh ứ đọng. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì rất có thể bị lệ thuộc thuốc, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình và dùng trong một thời gian ngắn. PGS.TS. BÙI MAI HƯƠNG Thời tiết chuyển mùa, các bệnh thuộc đường hô hấp rất dễ mắc phải và rất hay bị tái phát, trong đó viêm xoang là một bệnh rất cần được quan tâm. Bệnh viêm xoang gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc viêm xoang mạn tính. Khi thời tiết thay đổi bệnh viêm xoang thường dễ xuất hiện và viêm xoang mạn tính rất dễ tái phát nhất là viêm xoang dị ứng. Vai trò của xoang và biểu hiện của bệnh viêm xoang Xoang là những khoang trống của xương sọ. Các khoang trống đó được tạo nên quanh hốc mũi. Mặt trong của các xoang được bao bọc một lớp niêm mạc mềm mại với vô số các nhung mao nhỏ li ti và các mao mạch (mạch máu rất nhỏ). Nhung mao của niêm mạc xoang nhu động theo một chiều duy nhất và hướng ra phía ngoài. Nhung mao của niêm mạc xoang có tác dụng ngăn không cho vi sinh vật phát triển và giữ chúng lại để tạo điều kiện cho tế bào bạch cầu đến tiêu diệt chúng. Mặt trong của niêm mạc còn có các hạch tiết nhày làm cho niêm mạc của xoang luôn trơn, bóng và là môi trường để bài xuất vi sinh vật ra ngoài. Do cấu tạo của xoang là các hộp rỗng nên chúng có khả năng làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia điều hoà không khí. Các xoang còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là sưởi ấm không khí khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hoà của hệ thống mao mạch của xoang. Xoang có thể bị bệnh bởi cơ chế dị ứng nên được gọi là viêm xoang dị ứng. Viêm xoang dị ứng phụ thuộc vào các loại dị nguyên (kháng nguyên) xâm nhập vào trong xoang đặc biệt là các loại dị nguyên mang tính chất dị ứng mạnh và rất lạ đối với cơ thể như phấn hoa, lông chó, mèo, ký sinh trùng như bọ, mạt, ve và gặp phải cơ thể có cơ địa dị ứng thì bệnh sẽ xuất hiện sớm hơn, nặng hơn. Khi thời tiết chuyển mùa như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, gió mùa
  5. đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt thì xuất hiện ngứa mũi, hắt hơi, đau đầu, đau dọc theo sống mũi, các chất nhầy của xoang sẽ chảy xuống họng làm cho người bệnh có cảm giác rất khó chịu. Viêm xoang dị ứng ít khi có sốt trừ khi có bội nhiễm vi sinh vật. Nếu bị viêm xoang do nhiễm vi sinh vật (có thể là vi khuẩn, có thể là do virút hoặc có thể là do vi nấm) thì được gọi là viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang nhiễm khuẩn thường có sốt nhẹ, nhưng đôi khi có sốt cao, rét run, đau nhức đầu, kèm theo viêm một số bộ phận thuộc đường hô hấp khác như viêm mũi, họng, viêm amidan, có trường hợp gây viêm tai. Nếu để viêm xoang mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn và cũng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, ví dụ như rối loạn tiền đình. Điều trị triệt để viêm xoang phòng tránh tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Khi thời tiết chuyển mùa nên làm gì để phòng viêm xoang? Để phòng bệnh viêm xoang thì cũng tương tự như đề phòng mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm nhất là vùng cổ, ngực, mũi. Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng. Khi tắm cần tắm trong buồng kín gió. Tắm xong cần lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô
  6. và mặc quần áo ngay. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Nếu giữ được họng, miệng không bị viêm thì hạn chế rất nhiều đến việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi vì hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau. Những người đã bị viêm xoang mạn tính và cả người bình thường thì hàng ngày nên giỏ mũi bằng nước muối sinh lý (loại thuốc này có bán ở các quầy thuốc tây y). Đối với trẻ em và người cao tuổi càng cần thực hiện tốt vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp trên một cách thường xuyên càng tốt. Mỗi khi đi ra đường ngoài việc mặc ấm thì cần đeo khẩu trang, nên dùng loại có khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi. Khi nghi ngờ bị viêm xoang hoặc viêm đường hô hấp thì cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng. Sau khi được khám bệnh thì tuỳ theo bệnh viêm xoang thuộc loại gì mà bác sĩ sẽ cho điều trị và tư vấn thích hợp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh, tuân thủ đầy đủ các loại thuốc, không tự động giảm liều hoặc tăng liều và không được thay thế thuốc này bằng thuốc khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán và tự điều trị nếu bản thân không biết chuyên môn. Không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm xoang nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh thì không khỏi mà có khi bệnh còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm. Những trường hợp viêm xoang mạn tính tái phát khi thời tiết thay đổi do chuyển mùa cũng không nên dùng đơn của bác sĩ khám lần trước để điều trị cho lần tái phát này hoặc dùng đơn của người khác cũng có triệu chứng tương tự để điều trị cho mình. Ngoài ra nếu dùng kháng sinh không đúng chỉ định của bác sĩ khám bệnh có thể làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (thường quen gọi là nhờn thuốc kháng sinh hay là quen thuốc kháng sinh) thì những lần bệnh tái phát mà nguyên nhân cũng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn thì việc điều trị rất khó khăn. PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0