intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân mày đay cấp ở trẻ em

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập về bệnh mày đay cấp ở trẻ em có xu hướng ngày một gia tăng, đôi khi bệnh nặng khiến trẻ phải nhập viện. Các công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em còn chưa nhiều. Đề tài này được tiến hành nhằm xác định nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân mày đay cấp ở trẻ em

YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> máy tại thành phố Hồ Chí Minh từ 0,7 ppm F<br /> xuống 0,5 ppm F vào năm 2000, đã không làm<br /> thay đổi hiệu quả giảm sâu răng cho trẻ 8 tuổi<br /> sống ở vùng có fluor hoá nước ổn định của<br /> thành phố. Tuy nhiên, có sự giảm đáng kể tỷ lệ<br /> và mức độ trầm trọng nhiễm fluor răng của trẻ 8<br /> tuổi sống ở vùng ổn định của thành phố theo<br /> sau sự giảm nồng độ này.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Lời cám ơn: Xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc và Quý đồng<br /> nghiệp của phòng chỉ đạo tuyến của BV.RHM Tp.HCM đã hỗ trợ<br /> tích cực cho chúng tôi trong việc thu thập dữ liệu năm 2011, cũng<br /> như cho phép chúng tôi hồi cứucứu dữ liệu của điều tra năm 1998<br /> của thành phố Hồ Chí Minh để hoàn tất bài nghiên cứu này.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Beltrán-Aguilar ED, Griffin SO, Lockwood SA (2002),<br /> Prevalence and trends in enamel fluorosis in the United States<br /> from the 1930s and 1980s. Journal of the American Dental<br /> Association; 133:157-66.<br /> CDC (Centers for Disease Control and Prevention) (1999), Ten<br /> great public health achievements—United States, 1900-1999.<br /> MMWR 48(12):241-243.<br /> Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Trọng Hùng, Trần Đức Thành<br /> (2004), Tình hình sâu răng của trẻ 12 và 15 tuổi sau 12 năm<br /> fluor hóa nước tại thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập công<br /> trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Nhà Xuất Bản Y Học,<br /> tr.72-76.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 11.<br /> 12.<br /> <br /> Griffin SO,Gooch BF, Lockwood SA, Tomar SL (2001),<br /> Quantifying the diffused benefit from water fluoridation in<br /> the United States. Community Dentisry and Oral<br /> Epidemiology; 29(2):120-9.<br /> Mcdonagh MS, Whiting PF el al (2000), Systematic review of<br /> water fluoridation. BMJOctober;321(7):855-859.<br /> Mcdonagh MS, Whiting PF el al (2000). A systematic review<br /> of public water fluoridation, York Publishing Services Ltd,<br /> p34-35 & p133-153.<br /> Pendrys DG, Katz RV (1999), The different diagnostic of<br /> fluorosis. Journal of Public Health Dentistry 1999; 59(4):235-8.<br /> Russell AL (1963), The differrential diagnosis of fluoride and<br /> non fluoride opacities. Public Health Dent; 21:143-6.<br /> Trần Ngọc Đỉnh (2002), Điều tra tình hình răng nhiễm fluor ở trẻ<br /> em 8 tuổi ở Tp.HCM. Luận văn chuyên khoa 2, chuyên ngành<br /> RHM.<br /> Trần Ngọc Đỉnh, Đào Thị Hồng Quân (1996), “Hiệu quả giảm<br /> sâu răng sau 5 năm fluor hóa nước máy tại Tp.HCM”, Kỷ yếu<br /> công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm Răng Hàm Mặt<br /> Tp.HCM.<br /> Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tp.Hcm. Báo cáo nồng độ fluor<br /> trong nước uống tại Tp.HCM, tháng 1-12/1995.<br /> Ủy Ban Nhân Dân Tp.Hcm. Công văn giảm nồng độ fluor<br /> trong nước máy tại Tp.HCM, tháng 6/2001.<br /> <br /> Ngày nhận bài<br /> <br /> : 27/09/2012<br /> <br /> Ngày phản biện đánh giá bài báo<br /> <br /> : 18/02/2013<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng<br /> <br /> : 27/09/2013<br /> <br /> NGUYÊN NHÂN MÀY ĐAY CẤP Ở TRẺ EM<br /> Nguyễn Thị Diệu Thúy*; Lê Thị Minh Hương**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Mày đay cấp ở trẻ em có xu hướng ngày một gia tăng, đôi khi bệnh nặng khiến trẻ phải nhập viện.<br /> Các công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em còn chưa nhiều.Đề tài này được tiến hành<br /> nhằm xác định nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang trên 143 bệnh nhi mày đay cấp điều<br /> trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh nhân và gia đình được phỏng vấn về nguyên nhân nghi ngờ gây<br /> mày đay cấp và làm test IgE đặc hiệu với 13 dị nguyên thức ăn và 7 dị nguyên đường hô hấp.<br /> Kết quả: Kết quả nghiên cứu chỉ ra 72,6% bệnh nhi mày đay cấp không rõ căn nguyên. Trong nhóm căn<br /> nguyên được cho là gây mày đay cấp, nguyên nhân thường gặp nhất là do thuốc (47,1%), tiếp theo là do thay đổi<br /> thời tiết và do dị ứng thức ăn. Xét nghiện IgE đặc hiệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có dị ứng với sữa và các thành phần<br /> của sữa chiếm tỷ lệ cao nhất (42,4%), tiếp theo là các dị nguyên đường hô hấp như lông chó, mèo, mạt nhà. Tuy<br /> nhiên không có mối liên quan giữa nhóm nguyên nhân qua hỏi bệnh và kết quả test IgE đặc hiệu.<br /> Kết luận: Hầu hết mày đay cấp ở trẻ em không rõ căn nguyên. Test IgE đặc hiệu là một xét nghiệm mới có giá<br /> trị trong việc tìm nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em.<br /> Từ khóa: Mày đay cấp, nguyên nhân<br /> * Bộ Môn Nhi, Trường Đại học Y Hà nội** Khoa Miễn dịch -Dị ứng - Khớp, BV Nhi Trung ương, Hà Nội;<br /> Tác giả liên lạc: . BS. Nguyễn Thị Diệu Thúy ĐT. 0973030165<br /> email: nguyendieuthuyhmu@gmail.com<br /> <br /> 230<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE CAUSES OF URTICARIA IN CHILDREN<br /> Nguyen Thi Dieu Thuy, Le Thi Minh Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 229 - 233<br /> Objectives: Urticarialin childrentendstobeincreasing, some severe urticarial in children require hospitalized.<br /> Theresearchon<br /> thecauses<br /> ofurticarialin<br /> childrenisstilllimited.<br /> This<br /> studywas<br /> conductedto<br /> determinethecausesofurticarialin children.<br /> Subjects and Methods: This was across-sectional studyon143 children with urticarial who were inpatients at<br /> the National Hospital of Pediatrics. Children andtheirfamilieswere asked thesuspectedcausesofurticarialand<br /> performedtestsforspecificIgE with 13food allergensand7 respiratoryallergens.<br /> Results: The study resultsshowed that the causes of 72.6% of children with urticarial wereunknown. In<br /> thegroup of suspected causesforacuteurticarial, themostcommon cause were medication(47.1%), followed byweather<br /> changesandfood allergies. The specific IgE results showedthatthe proportion of children with milk andmilk<br /> components allergies was thehighest(42.4%), followed byrespiratoryallergenssuchasdog and cat fur, dustmiteshouse.<br /> However, there were noassociation betweenthe suspectedcause by questionnairesand thespecific IgEtestresults.<br /> Conclusion: The causes of mostofurticarialin children areunknown. Specific IgEtestisavaluableto<br /> findthecausesofurticarialin children.<br /> Key words: Urticarial; causes<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Mày đay cấp ngày càng trở nên phổ biến ở<br /> trẻ em.Căn nguyên gây bệnh mày đay cấp rất<br /> phức tạp (có thể nguyên nhân từ bên trong,<br /> hoặc nguyên nhân từ bên ngoài môi trường,<br /> thậm chí không rõ căn nguyên). Trên cùng một<br /> bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều căn<br /> nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Thuốc,<br /> thức ăn, mạt bụi nhà, mỹ phẩm, thay đổi thời<br /> tiết....là những căn nguyên gây mày đay hay<br /> gặp nhất. Tìm được nguyên nhân gây mày đay<br /> có thể giúp bệnh nhân giảm hoặc tránh được<br /> bệnh này, giảm nguy cơ nhập viện. Chúng tôi<br /> tiến hành đề tài nhằm nghiên cứu nguyên<br /> nhân gây mày đay cấp ở trẻ em.<br /> <br /> ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> <br /> liên quan đến<br /> + Khi thời tiết thay đổi<br /> + Khi ăn tôm, cua, cá, trứng…<br /> + Khi tiếp xúc với bụi nhà<br /> + Khi tiếp xúc với súc vật<br /> + Khi dùng thuốc<br /> + Khi tiếp xúc với hóa chất<br /> + Khi sử dụng các loại mỹ phẩm<br /> + Khi bị côn trùng đốt<br /> + Khi bị lạnh, nóng<br /> + Khi bị chà xát, đè ép<br /> + Khi gắng sức<br /> + Nguyên nhân khác<br /> + Không rõ nguyên nhân<br /> - Làm test IgE đặc hiệu tìm dị nguyên<br /> <br /> Bệnh nhi được chẩn đoán mày đay cấp và<br /> <br /> Test xác định dị nguyên được tiến hành để<br /> <br /> được điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung<br /> <br /> xác định những dị nguyên nào có liên quan tới<br /> <br /> ương từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2012.<br /> <br /> các triệu chứng bệnh. Test được làm trên 20 loại<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> dị nguyên, trong đó có 13 dị nguyên thức ăn và 7<br /> <br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br /> <br /> dị nguyên hô hấp.<br /> <br /> Chọn mẫu theo phương pháp tiện ích.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần<br /> mềm SPSS 16.0, với p0,05<br /> <br /> Thời tiết<br /> Dị ứng thức ăn<br /> <br /> 4 (50%)<br /> 3 (42,9%)<br /> <br /> 4 (50%)<br /> 4 (57,1%)<br /> <br /> 8 (100%)<br /> 7 (100%)<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả bảng 3 cho thấy không<br /> có mối liên quan giữa nguyên nhân gây mày<br /> đay qua hỏi bệnh với kết quả test xác định dị<br /> nguyên (p> 0,05).<br /> Bảng 4. Mối liên quan giữa tiền sử bản thân với kết<br /> quả test xác định dị nguyên<br /> Kết quả test<br /> Dương tính<br /> Tiền sử bản<br /> thân<br /> Có<br /> 15 (40,5%)<br /> Không<br /> 7 (22,6%)<br /> Tổng<br /> 22 (32,4%)<br /> <br /> Âm tính<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> p<br /> <br /> 22 (59,5%) 37 (100%)<br /> 24 (77,4%) 31 (100%)<br /> 46 (67,6%) 68 (100%) >0,05<br /> <br /> Nhận xét: Nghiên cứu chỉ ra không có mối<br /> liên quan giữa tiền sử dị ứng của bản thân trẻ với<br /> kết quả test xác định dị nguyên (p>0,05).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Nhóm không rõ căn nguyên<br /> Mày đay cấp được cho là tình trạng tăng<br /> phản ứng quá mức với một chất mẫn cảm, tuy<br /> nhiên hầu hết các trường hợp đều không tìm thấy<br /> nguyên nhân. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br /> tỷ lệ mày đay cấp không rõ nguyên nhân chiếm<br /> đa số 76,2%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br /> tương tự Phan Quang Đoàn khi 75% bệnh nhân<br /> mày đay cấp không tìm thấy nguyên nhân(4).<br /> Nhóm nghi ngờ căn nguyên gây mày đay cấp<br /> <br /> Thuốc<br /> Kết quả nghiên cứu chỉ ra thuốc là nguyên<br /> nhân gây mày đay gặp nhiều nhất, chiếm 47,1%<br /> trong số những trẻ tìm được nguyên nhân qua<br /> hỏi bệnh (chiếm 11,2% số trẻ tham gia nghiên<br /> cứu), chỉ có 3 bệnh nhân (3/16) trong số này xác<br /> định được tên thuốc gây dị ứng (kháng sinh<br /> nhóm β-lactam, và thuốc ho đông y). Mày đay do<br /> thuốc rất khó lường trước vì nó có thể xảy ra ngay<br /> sau khi dùng thuốc hoặc sau vài ngày hoặc thậm<br /> chí vài tuần. Thực tế cho thấy, việc xác định chính<br /> xác bệnh nhân bị dị ứng với loại thuốc nào không<br /> dễ khi bệnh nhân đang dùng thuốc đúng liều,<br /> đúng bệnh bằng một vài loại thuốc nào đó. Thói<br /> quen tự mua thuốc của người dân khi bị bệnh<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> <br /> cũng là nguy cơ làm dị ứng thuốc tăng lên và việc<br /> xác định lúc nào gây dị ứng càng khó hơn(4).<br /> <br /> phẩm, chất màu, chất bảo quản…đều có thể gây<br /> mày đay.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so<br /> với nghiên cứu của Phạm Lê Tuấn với tỷ lệ mày<br /> đay do thuốc là 1,1%(4), Nguyễn Năng An điều tra<br /> tỷ lệ dị ứng thuốc trong 8 tỉnh thành trong giai<br /> đoạn 1999 – 2000 là xấp xỉ 7%(3). Theo Jame cho<br /> biết ở Anh, Mỹ có khoảng 5-12% dân số bị dị ứng<br /> do dùng thuốc(1).<br /> <br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ<br /> bệnh nhân nổi mày đay do dị ứng thức ăn như<br /> tôm, cua, cá, trứng đứng hàng thứ 3 chiếm<br /> 20,6%. Kết quả của chúng tôi tương tự với<br /> nghiên cứu của Trần Lan Anh với tỷ lệ mày<br /> đay do thức ăn là 20%(5).<br /> <br /> Sự khác biệt giữa các nghiên cứu có thể<br /> giải thích do nhiều nguyên nhân như chủng<br /> tộc khác nhau thì tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng<br /> cũng khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của<br /> chúng tôi cũng khác khi chúng tôi chỉ tiến<br /> hành nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân phải<br /> nhập viện vì mày đay cấp, còn các nghiên cứu<br /> khác là nghiên cứu ở cộng đồng.<br /> <br /> Thời tiết<br /> Nguyên nhân thứ hai hay gặp gây mày đay<br /> cấp trong nghiên cứu của chúng tôi là do thời tiết<br /> chiếm 23,5%. Theo nghiên cứu của một số tác giả<br /> thì khí hậu nóng, lạnh có thể làm các tế bào mast<br /> ở da tự vỡ hạt (mà không cần có sự kết hợp<br /> kháng nguyên – kháng thể dị ứng trên màng tế<br /> bào), giải phóng các chất trung gian hóa học<br /> Histamin, Serotonin, Bradikinin…làm xuất hiện<br /> những sẩn mày đay trên da .<br /> Nghiên cứu của Phan Quang Đoàn cho thấy<br /> tỷ lệ mày đay do thời tiết là 73,97%(4). Sự khác biệt<br /> này do các tác giả trên nghiên cứu với số lượng<br /> lớn ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng dân cư.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có quy mô và cỡ mẫu<br /> nhỏ hơn rất nhiều, lại chỉ tập trung ở đối tượng<br /> mày đay cấp nặng phải nhập viện.<br /> Thức ăn<br /> Thức ăn có thể là một trong các nguyên nhân<br /> gây mày đay, đặc biệt là loại thức ăn chứa nhiều<br /> protein lạ như tôm, cua, ốc, cá, lòng trắng trứng,<br /> phủ tạng động vật, nọc ong, dứa, dâu tây…hay<br /> thức ăn làm giàu histamine như cá, thịt hun khói,<br /> xúc xích, đồ uống lên men, cải xoong, dưa<br /> chuột…Thậm chí, một số chất phụ gia thực<br /> <br /> Người ta thấy rằng một số loại rượu, bia và<br /> tôm, cua, cá biển có chứa các chất sulfite, chất này<br /> gây bệnh cảnh dị ứng ở những bệnh nhân nhạy<br /> cảm. Một loại sulfite khác có trong chất làm sạch,<br /> chất bảo quản được sử dụng rộng rãi trong công<br /> nghiệp thực phẩm như Natribisulfite, Kalisulfite<br /> có thể gây mày đay hoặc bệnh dị ứng. Cơ chế chủ<br /> yếu của hiện tượng này có thể do bệnh nhân hít<br /> phải khí SO2 (khi thức ăn có chứa sulfite được<br /> nhai và tiêu hóa giải phóng ra SO2).<br /> Tìm hiểu yếu tố gây dị ứng qua định lượng IgE<br /> đặc hiệu<br /> Tìm căn nguyên gây bệnh dị ứng bằng các<br /> thử nghiệm trong chẩn đoán nguyên nhân bao<br /> gồm thử nghiệm test lẩy da (Prick test), thử<br /> nghiệm áp da (Patch test) với dị nguyên nghi ngờ.<br /> Các thử nghiệm này có độ đặc hiệu cao và dễ<br /> thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm là chỉ áp dụng<br /> khi bệnh nhân không ở trong tình trạng dị ứng,<br /> nghĩa là khi bệnh nhân đang nổi mày đay thì<br /> không thể thực hiện được do kết quả có thể<br /> không chính xác hay kích thích bệnh tiến triển<br /> nặng hơn. Do đó, phương pháp định lượng<br /> kháng thể IgE đặc hiệu trong huyết thanh bệnh<br /> nhân là xu hướng mới trên thế giới.<br /> Nghiên cứu về kháng thể IgE đặc hiệu với<br /> các dị nguyên đường hô hấp và dị nguyên<br /> thức ăn cho thấy kháng thể đối với các loại bào<br /> tử nấm và hạt cây thường gặp trong các bệnh<br /> viêm da dị ứng, với tỷ lệ dương tính lên đến<br /> 60%; chàm 43%, mày đay 46%, ban đỏ dị ứng<br /> 71%. Dị ứng sữa hay gặp trong viêm da dị ứng<br /> 42% và chàm 56%. Dị ứng đồ biển hay gặp<br /> trên bệnh nhân mày đay 34%(7).<br /> Zeng nghiên cứu trên 437 trẻ thấy rằng tỷ lệ<br /> dương tính với IgE đặc hiệu là 69,1%. Các loại dị<br /> <br /> 233<br /> <br /> YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013<br /> <br /> NghiêncứuYhọc<br /> nguyên thường gặp nhất là mạt nhà, sữa, lông<br /> chó mèo. Kháng thể IgE đặc hiệu hay gặp nhất ở<br /> trẻ em là mạt nhà, gặp ở 86% trẻ viêm mũi dị ứng,<br /> 41,2% viêm da cơ địa, 27,6% chàm và 20% mày<br /> đay. Kháng thể IgE với lông chó và lông mèo gặp<br /> ở 23,5% trẻ viêm da cơ địa và 18,1% trẻ chàm(7).<br /> Như vậy, định lượng IgE đặc hiệu rất có giá trị<br /> trong chẩn đoán các bệnh dị ứng.<br /> Kết quả định lượng IgE đặc hiệu trong nghiên<br /> cứu này cho thấy 48,4% trẻ có kháng thể IgE đặc<br /> hiệu. Trong số bệnh nhân có kết quả dương tính<br /> với các dị nguyên đã thử có 42,4% dương tính với<br /> sữa và các thành phần của sữa, tiếp đến là lông<br /> chó, mèo 15,2%, mạt nhà 12,1%; các dị nguyên<br /> khác chiếm tỉ lệ rất thấp. Nghiên cứu của Zeng<br /> chỉ ra kháng IgE đặc hiệu đối với sữa, thịt bò , thịt<br /> cừu trên trẻ mày đay dao động từ 14 đến 24%(7).<br /> Về mức độ dương tính, chúng tôi nhận thấy<br /> mức độ dương tính của test gần giống nhau. Hầu<br /> hết các trường hợp test dương tính ở mức độ nhẹ<br /> đến rất nhẹ, không phù hợp với căn nguyên nghi<br /> ngờ qua khai thác tiền sử và bệnh sử. Nghiên cứu<br /> của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan<br /> giữa hàm lượng IgE đặc hiệu với tiền sử bệnh.<br /> Như vậy, trên lâm sàng việc phát hiện căn<br /> nguyên gây mày đay cấp bằng định lượng IgE<br /> đặc hiệu của 20 dị nguyên (hô hấp và thức ăn) có<br /> giá trị thực tiễn không cao. Có thể một số dị<br /> nguyên có sẵn trong test như: cây phong, hạt phỉ,<br /> hỗn hợp cỏ…không có hoặc không phổ biến ở<br /> Việt Nam nên có thể đưa đến kết quả test âm<br /> tính. Hơn nữa, số lượng bệnh nhi được làm test<br /> <br /> 234<br /> <br /> còn nhỏ (n = 68) nên chưa thể nhận định được giá<br /> trị chẩn đoán của test xác định dị nguyên.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Mặc dù tỷ lệ mày đay cấp phải nhập viện khá<br /> cao nhưng việc xác định nguyên nhân gây mày<br /> đay cấp còn khá khó khăn. Test IgE đặc hiệu là<br /> một xét nghiệm mới có giá trị trong việc tìm<br /> nguyên nhân gây mày đay cấp ở trẻ em. Các dị<br /> nguyên IgE đặc hiệu phù hợp với điều kiện Việt<br /> nam sẽ góp phần tìm hiểu nguyên nhân gây mày<br /> đay cấp ở trẻ em.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Jame RB (1996): Drug allergy. Claude JB eds In Textbook of<br /> medicine: W.B Sauders Company, 1432 – 1435.<br /> Martiner FD (2000). “Viruses and atopic sensitization in the first<br /> years of life”. Am J Respir Crit Card Med, 162: S95-9.<br /> Nguyễn Năng An (2003), “Tình hình dị ứng thuốc ở nước ta, đề<br /> xuất những biện pháp can thiệp”, Đề tài độc lập cấp nhà nước,<br /> tr 50-52.<br /> Phạm Lê Tuấn (2003) : “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ<br /> hen phế quản ở trẻ em lứa tuổi học đường ở nội, ngoại thành<br /> Hà Nội, đề xuất một số biện pháp dự phòng và kiểm soát<br /> bệnh” Đề tài cấp thành phố mã số 01C- 08/ 05- 2003, tr71- 75.<br /> Phan Quang Đoàn, Lê Anh Tuấn (2009), “Nghiên cứu bệnh dị<br /> ứng trong cộng đồng dân cư Hà Nội, phát hiện những nguy cơ<br /> gây bệnh và biến đổi hóa sinh, miễn dịch ở một số người bệnh<br /> này” Đề tài cấp thành phố Hà Nội, tr 39-40.<br /> Trần Lan Anh và cộng sự (2011), “Khảo sát căn nguyên gây<br /> bệnh và đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị mày đay mạn tính<br /> bằng phụ bì khang”, Y học thực hành. Số 773, trang 81-85.<br /> Zeng YH, Zhang D, Shu Y et al (2009). Detection of serum specific<br /> IgE in 437 children with allergic disease. Zhongguo Dang Dai Er Ke<br /> Za Zhi.Vol 11(7):543-5.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 27/09/2012<br /> <br /> Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br /> <br /> 18/02/2013<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 27/12/2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2