T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ SUY HÔ HẤP<br />
Ở TRẺ SƠ SINH<br />
Nguy n Thành Nam*; Cao Th Bích H o*; Đ ng Kh c Hưng**; Nguy n Ti n Dũng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng gây suy hô hấp (SHH) sau sinh.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Nhóm bệnh gồm 139 trẻ sơ sinh được<br />
chẩn đoán SHH sau sinh và nhóm chứng gồm 286 trẻ sơ sinh không bị SHH điều trị tại Khoa<br />
Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: tuổi thai trung bình của nhóm SHH thấp hơn so với nhóm<br />
chứng (34 tuần so với 38 tuần) (p < 0,05), cân nặng trung bình của nhóm SHH cũng thấp hơn<br />
so với nhóm chứng (p < 0,05) (2.056 g và 2.898 g). Nguyên nhân SHH thường gặp là bệnh lý<br />
đường hô hấp (54/139 trẻ = 38,9%), sau đó là đẻ non (30,9%). Nhóm SHH đòi hỏi sự hỗ trợ<br />
của bác sỹ nhi trong hồi sức sau sinh nhiều hơn so với nhóm chứng (64,7% và 30,4%) (p < 0,05).<br />
Mổ đẻ chủ động chưa có chuyển dạ cho thấy tỷ lệ SHH tăng ở nhóm nghiên cứu so với nhóm<br />
chứng (42,4% so với 1,0%) (p < 0,05). Bệnh lý của mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ SHH sau sinh, đặc<br />
biệt bất thường xuất hiện trong quá trình chuyển dạ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ SHH (67,6% so<br />
với 25,5%) (p < 0,05), nguy cơ SHH khi mẹ có bệnh lý trong chuyển dạ 6,095 (95%CI, 3,911 9,499). Kết luận: bệnh lý phổi chiếm tỷ lệ cao gây SHH trẻ sơ sinh ngay sau đẻ. Trẻ non tháng,<br />
nhẹ cân làm tăng tỷ lệ SHH. Ngạt sau đẻ vẫn là yếu tố gây SHH sau sinh. Bệnh lý của mẹ trong<br />
lúc chuyển dạ làm tăng tỷ lệ SHH. Mổ đẻ, đặc biệt mổ đẻ chủ động chưa chuyển dạ cho thấy<br />
tỷ lệ SHH tăng sau đẻ.<br />
* Từ khóa: Suy hô hấp sơ sinh; Mổ đẻ chủ động; Đẻ non; Ngạt.<br />
<br />
Causes and Risk Factors of Respiratory Distress in Neonates<br />
Summary<br />
Objectives: To determine cause and risk factor of respiratory distress in neonates after birth.<br />
Subjects and methods: Describe and prospective study. 139 patients were diagnosed respiratory<br />
distress and 286 patients without respiratory distress at the Pediatric Department, Bachmai<br />
Hospital. Results: The average of gestational of respiratory distress group was 34 weeks which<br />
significantly lower than in non-respiratory distress group (38 weeks) with p < 0.05. The birth weight<br />
was statistically lower in patients with respiratory failure than in patients without respiratory<br />
failure (p < 0.05). The cause common of respiratory failure was respiratory disease (54/139<br />
patients = 38.9%), preterm (30.9%). The patients with respiratory distress required co-operation<br />
with pediatric doctor after birth were higher than control group. The asphyxia after birth rate in control<br />
group was significantly lower than in respiratory distress groups (10.1% and 69.1% with p < 0.05;<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
** Học viện Quân y<br />
Ngư i ph n h i (Corresponding): Nguy n Thành Nam (bsntnam@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nh n bài: 20/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 16/12/2016<br />
Ngày bài báo đư c đăng: 20/12/2016<br />
<br />
129<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
95%CI: 11.691 - 33.482). The respiratory distress rate in elective cesarean section without labor<br />
group was higher than control group (42.2 % and 1.0% of patients). Neonate’s mother disease,<br />
especially appearance at labor time was a significant risk factor in which of 67.6% of cases with<br />
mother had disease in period of pregnancy and 25.5% in control group. The OR rate of respiratory<br />
distress in cases who mother with disease was 6.095 (95%CI: 3.91 - 9.49). Conclusion: Pulmonary<br />
disease account for high rate causing to post delivery respiratory distress. Preterm age and low<br />
birth weight were high risk of respiratory distress. Elective cesarean section and the mother’s<br />
disease during pregnant period caused the high rate of respiratory distress.<br />
* Key words: Neonatal respiratory distress; Elective cesarean section; Asphyxia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy hô hấp là bệnh lý thường gặp của<br />
trẻ sơ sinh vào điều trị tại các đơn vị điều<br />
trị tích cực. SHH ở trẻ sơ sinh do nhiều<br />
nguyên nhân gây nên như bệnh màng trong;<br />
hội chứng hít phân su; viêm phổi, xuất<br />
huyết phổi, tim bẩm sinh [2]… Có nhiều<br />
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ SHH sau sinh<br />
của trẻ như bệnh lý của người mẹ, các<br />
vấn đề xung quanh cuộc đẻ, đẻ non, mổ<br />
đẻ, đặc biệt mổ đẻ chủ động chưa có<br />
chuyển dạ, quá trình hồi sức sơ sinh sau<br />
đẻ [4, 5]... những yếu tố này có thể can<br />
thiệp được để giảm nguy cơ SHH. Nghiên<br />
cứu nhằm: Xác định một số nguyên nhân<br />
và yếu tố ảnh hưởng gây SHH sau sinh.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
* Nhóm bệnh (nhóm nghiên cứu): 139<br />
trẻ sơ sinh sau sinh tại Khoa Sản, Bệnh<br />
viện Bạch Mai được chẩn đoán SHH nhập<br />
viện điều trị tại Phòng Điều trị Tích cực<br />
Sơ sinh, Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai<br />
từ 1 - 2013 đến 12 - 2015. Trong quá trình<br />
tiếp nhận, tiến hành đánh giá, khai thác<br />
tiền sử của mẹ, ghi nhận các yếu tố có<br />
liên quan đến quá trình thai nghén và lúc<br />
sinh để tìm hiểu một số nguyên nhân, yếu<br />
tố nguy cơ tăng khả năng bị SHH của trẻ<br />
130<br />
<br />
sau sinh. Chẩn đoán SHH cấp ở trẻ em dựa<br />
vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng:<br />
- Triệu chứng lâm sàng của SHH [1, 2]:<br />
+ Rối loạn nhịp thở: thở nhanh > 60 lần/phút<br />
hoặc thở chậm < 40 lần/phút.<br />
+ Co rút lồng ngực và hõm ức, di động<br />
ngực bụng ngược chiều.<br />
+ Phập phồng cánh mũi.<br />
+ Thở rên hoặc ngừng thở.<br />
+ Tím khi thở khí trời.<br />
- Đánh giá chỉ số Apgar sau sinh 1 phút,<br />
5 phút dựa vào các chỉ số: nhịp tim, nhịp<br />
thở, trương lực cơ, cử động của trẻ và màu<br />
sắc da.<br />
Nếu tổng số điểm: ≤ 3: ngạt nặng; 4 - 6<br />
điểm: ngạt nhẹ; ≥ 7: bình thường.<br />
- Triệu chứng cận lâm sàng: khí máu [2]:<br />
Pa02 < 60 mmHg và/hoặc PaC02 > 50 mmHg<br />
và pH < 7,1 - 7,2.<br />
* Nhóm chứng: 286 trẻ sơ sinh từ<br />
Khoa Sản chuyển xuống điều trị tại Phòng<br />
Sơ sinh, Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai,<br />
nhưng không bị SHH trong thời gian từ<br />
1 - 2013 đến 12 - 2015.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Các chỉ<br />
tiêu nghiên cứu gồm đánh giá lâm sàng<br />
(tình trạng SHH cân nặng thai, tiền sử mẹ<br />
khi mang thai...), X quang phổi, xét nghiệm<br />
khí máu, phân áp oxy...<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.<br />
Từ tháng 1 - 2013 đến 12 - 2015 chúng tôi đánh giá 139 trẻ sơ sinh SHH sau sinh và<br />
286 trẻ không bị SHH nhập viện điều trị tại Khoa Nhi. Tuổi thai trung bình của nhóm SHH<br />
là 34 tuần, thấp hơn so với tuổi thai trung bình của nhóm chứng (38 tuần) (p < 0,05).<br />
Cân nặng trung bình của nhóm SHH (2.056 g) thấp hơn so với nhóm không SHH (2.898 g)<br />
(p < 0,05).<br />
Số BN<br />
<br />
250<br />
216<br />
200<br />
150<br />
100<br />
<br />
69<br />
<br />
50<br />
0<br />
<br />
Không suy hô hấp<br />
59<br />
<br />
28<br />
0<br />
<br />
11<br />
<br />
41<br />
<br />
Suy hô hấp<br />
<br />
1<br />
<br />
< 28 tuần<br />
<br />
28- < 32 tuần 32- < 37 tuần 37 - 42 tuần<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi thai trong nghiên cứu.<br />
Trong 39/139 trẻ SHH < 32 tuần, ở nhóm<br />
chứng chỉ có 1 trẻ < 32 tuần. Trẻ không<br />
SHH chủ yếu là trẻ đủ tháng. Như vậy,<br />
trẻ càng non tháng, càng dễ bị SHH sau<br />
sinh (p < 0,05).<br />
* Nguyên nhân SHH ở trẻ sơ sinh:<br />
Bệnh màng trong: 15 trẻ (10,8%); ngạt:<br />
22 trẻ (15,8%%); thở nhanh nhất thời:<br />
14 trẻ (10,1%); viêm phổi: 3 trẻ (2,2%);<br />
còn ống động mạch: 22 trẻ (15,8%); tăng áp<br />
động mạch phổi: 5 trẻ (3,6%); nhiễm trùng<br />
<br />
huyết: 4 trẻ (2,9%); đẻ non: 43 trẻ (30,9%);<br />
xuất huyết não: 1 trẻ (0,7%); hạ đường<br />
huyết: 7 trẻ (5%); tim bẩm sinh khác: 1 trẻ<br />
(0,7%); bệnh lý khác: 2 trẻ (1,4%).<br />
Trong 139 trẻ sơ sinh SHH phải thở<br />
máy, nguyên nhân tại phổi chiếm đến<br />
38,9% và ngạt chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%)<br />
trong số trẻ có bệnh lý phổi. Bệnh tim<br />
bẩm sinh chủ yếu là còn ống động mạch,<br />
tăng áp động mạch phổi. Đẻ non cũng<br />
là nguyên nhân gây bệnh chiếm tỷ lệ cao<br />
(30,9% BN SHH).<br />
131<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Bảng 1: Liên quan giữa cân nặng lúc sinh và bệnh lý SHH.<br />
Nhóm bệnh<br />
<br />
Nhóm BN<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Cân nặng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Cân nặng < 2.500 g<br />
<br />
91<br />
<br />
65,5%<br />
<br />
75<br />
<br />
26,2%<br />
<br />
5,334<br />
<br />
Cân nặng ≥ 2.500g<br />
<br />
48<br />
<br />
34,5%<br />
<br />
211<br />
<br />
73,8%<br />
<br />
(3,443 - 8,263)<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
139<br />
<br />
100%<br />
<br />
286<br />
<br />
100%<br />
<br />
Trẻ lúc sinh càng nhẹ cân, tỷ lệ mắc SHH tăng lên. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ<br />
mắc SHH ở nhóm nhẹ cân chiếm tới 65,5%, trong khi nhóm không bị SHH, tỷ lệ trẻ<br />
< 2.500g chỉ là 26,2% ( p < 0,05). Trẻ cân nặng < 2.500g có nguy cơ bị SHH là 5,334<br />
(95%CI: 3,443 - 8,263).<br />
Bảng 2: Liên quan giữa điểm Apgar phút thứ nhất và bệnh lý SHH.<br />
Nhóm BN<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
<br />
Điểm Apgar<br />
<br />
OR<br />
(95%CI)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Apgar ≤ 7<br />
<br />
96<br />
<br />
69,1%<br />
<br />
29<br />
<br />
10,1%<br />
<br />
Apgar > 7<br />
<br />
43<br />
<br />
30,9%<br />
<br />
257<br />
<br />
89,9%<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
139<br />
<br />
100%<br />
<br />
286<br />
<br />
100%<br />
<br />
19,785<br />
(11,691 - 33,482)<br />
<br />
Điểm Apgar phút thứ nhất ≤ 7 ở nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng<br />
(69,1% so với 10,1%) (p < 0,05). Trẻ có điểm Apgar phút thứ nhất < 7 điểm, nguy cơ<br />
SHH chỉ là 19,785 (95%CI: 11,691 - 33,482). Như vậy, tình trạng trẻ xuất hiện dấu hiệu<br />
ngạt ngay sau đẻ (phút thứ nhất) báo hiệu gia tăng tình trạng SHH sau sinh.<br />
Bảng 3: Liên quan phương thức sinh và tỷ lệ SHH.<br />
Nhóm BN<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
<br />
Phương thức sinh<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Đẻ thường<br />
<br />
76<br />
<br />
26,6%<br />
<br />
50<br />
<br />
36%%<br />
<br />
Mổ đẻ<br />
<br />
207<br />
<br />
72,4%<br />
<br />
30<br />
<br />
21,6%<br />
<br />
3<br />
<br />
1,0%<br />
<br />
59<br />
<br />
42,4%<br />
<br />
286<br />
<br />
100%<br />
<br />
139<br />
<br />
100%<br />
<br />
Mổ đẻ chủ động chưa chuyển dạ<br />
Cộng<br />
<br />
Mổ đẻ chiếm tỷ lệ cao trong cả hai nhóm. Tuy nhiên, nhóm bệnh có tỷ lệ mổ đẻ chủ<br />
động chưa chuyển dạ cao hơn, chiếm nhiều nhất trong nhóm bệnh (42,4%); trong khi<br />
nhóm chứng mổ đẻ chủ động chỉ có 3 BN (1,0%). Như vậy, mổ đẻ chủ động chưa có<br />
chuyển dạ làm tăng tỷ lệ trẻ bị SHH sau sinh (p < 0,05).<br />
132<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Bảng 4: Liên quan yếu tố người và bệnh lý SHH sau sinh.<br />
Nhóm bệnh<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Bất thường<br />
<br />
26<br />
<br />
18,7%<br />
<br />
52<br />
<br />
18,2%<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
113<br />
<br />
81,3%<br />
<br />
234<br />
<br />
81,8%<br />
<br />
Có<br />
<br />
73<br />
<br />
52,5%<br />
<br />
121<br />
<br />
42,3%<br />
<br />
Không<br />
<br />
66<br />
<br />
47,5%<br />
<br />
165<br />
<br />
57,7%<br />
<br />
Có<br />
<br />
94<br />
<br />
67,6%<br />
<br />
73<br />
<br />
25,5%<br />
<br />
Không<br />
<br />
45<br />
<br />
32,4%<br />
<br />
213<br />
<br />
74,5%<br />
<br />
Nhóm BN<br />
Vấn đề mẹ<br />
Tiền sử thai<br />
nghén<br />
Bệnh lý lúc<br />
mang thai<br />
Bệnh lý lúc<br />
chuyển dạ<br />
<br />
p<br />
<br />
OR<br />
(95%CI)<br />
<br />
0,896<br />
<br />
1,035<br />
(0,615 - 1,744)<br />
<br />
0,047<br />
<br />
1,508<br />
(1,004 - 2,266)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
6,095<br />
(3,911 - 9,499)<br />
<br />
Tiền sử thai nghén của mẹ không ảnh hưởng đến tỷ lệ SHH sau sinh (p = 0,896).<br />
Bệnh lý của mẹ trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến tỷ lệ SHH sau sinh, biểu<br />
hiện tỷ lệ trẻ bị SHH ở người mẹ có bệnh lý lúc mang thai là 52,5% trong khi đó nhóm<br />
chứng chỉ có 42,3%, khác biệt khá rõ ràng (p = 0,047) và nguy cơ SHH của trẻ có khả<br />
năng mắc phải ở bà mẹ có bệnh lý trong quá trình mang thai là 1,508 (95%CI: 1,004 2,266). Bệnh lý của người mẹ lúc chuyển dạ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc SHH sau<br />
sinh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (67,6% và 25,8%) (p < 0,05). Mẹ có bệnh lý trong<br />
chuyển dạ, nguy cơ con bị SHH là 6,095 (95%CI: 3,911 - 9,499). Bệnh lý mẹ hay gặp trong<br />
quá trình chuyển dạ là: sản giật-tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý thận,<br />
bệnh tim...<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 139 trẻ chẩn đoán SHH nhập viện,<br />
nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, từ các<br />
bệnh lý phổi và đường hô hấp (bệnh màng<br />
trong, ngạt, hít phân su, viêm phổi…), bệnh<br />
tim mạch (còn ống động mạch, tăng áp<br />
lực động mạch phổi…), đẻ non... Tuy nhiên,<br />
tỷ lệ bệnh lý phổi, đường hô hấp và đẻ<br />
non vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng<br />
38,9% và 30,9%. Đây là những bệnh lý có<br />
thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm nếu<br />
tiên lượng được những yếu tố nguy cơ<br />
tác động đến tình trạng hô hấp của trẻ<br />
sau sinh để can thiệp kịp thời, hạn chế<br />
ảnh hưởng không tốt đến chức năng hô<br />
hấp của trẻ khi mới bắt đầu thích nghi với<br />
<br />
cuộc sống ngoài tử cung. Đây chính là vai<br />
trò của quản lý thai nghén tốt, quản lý tốt<br />
bệnh lý của người mẹ có trước, trong quá<br />
trình mang thai, đặc biệt trong quá trình<br />
chuyển dạ, thời điểm tác động rất rõ ràng<br />
đến tình trạng của trẻ sau sinh. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, bệnh lý của người mẹ<br />
có trong thời kỳ mang thai và trong quá<br />
trình chuyển dạ ảnh hưởng rõ rệt đến<br />
bệnh lý SHH của trẻ sau sinh (p = 0,047)<br />
khi mẹ có bệnh lý trong quá trình mang<br />
thai và p < 0,05 ở nhóm mẹ có bất thường<br />
khi chuyển dạ đẻ. Nguy cơ bị SHH sau<br />
sinh của nhóm mẹ có bệnh lý trong quá<br />
trình mang thai (OR = 1,508; 95%CI: 1,004 2,266) và nguy cơ bị SHH của nhóm mẹ có<br />
133<br />
<br />