YOMEDIA
ADSENSE
Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
35
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong bài viết, nội dung chính mà chúng tôi đề cập về lý luận chung, đặc điểm và ý nghĩa để người đọc có được những kiến thức cơ bản nhất về nguyên tắc quan trọng này, đặc biệt là có sự so sánh nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xét xử độc lập.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
- NGUYÊN TẮC CÁ THỂ HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM Nguyễn Tƣờng Vi, Trần Thị Thanh, Lê Ngọc Thanh An, Đỗ Thị Thùy Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Tội phạm mang tính đồng phạm luôn là vấn đề được được xã hội quan tâm. Trong đó, “nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong ngành luật hình sự Việt Nam mà nội dung của nó đòi hỏi cơ quan xét xử phải xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của xã hội với tội phạm, nhân thân của người phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng hợp lý và có chọn lọc những biện pháp phù hợp để thể hiện tính răn đe, nhưng cũng thể hiện sự nhân đạo của pháp luật. Trong bài báo, nội dung chính mà chúng tôi đề cập về lý luận chung, đặc điểm và ý nghĩa để người đọc có được những kiến thức cơ bản nhất về nguyên tắc quan trọng này, đặc biệt là có sự so sánh nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xét xử độc lập. Từ khóa: Đồng phạm, hình sự, nguyên tắc cá thể hóa, pháp luật, xét xử độc lập. 1. KHÁI NIỆM Ba nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm là đồng phạm bao gồm: nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung, nguyên tắc độc lập và nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Trong đó, nguyên tắc cá thể hóa là một nguyên tắc quan trọng để Tòa án có thể dựa vào nhiều yếu tố của mỗi cá nhân trong đồng phạm để quyết định mức án phù hợp với từng bị cáo. Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.”, đây được hiểu là quy định theo tinh thần của nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Khái niệm về nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người đồng phạm được TS. Trần Quang Tiệp đưa ra trong quyển Đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam: “Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm có cơ sở lý luận là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự nói chung do bộ luật hình sự quy định được thể hiện ở Điều 25 (căn cứ miễn trách nhiệm hình sự), Điều 45 (căn cứ quyết định hình phạt), Điều 54 (miễn hình phạt), Điều 60 (án treo)… cũng như trong quy định về tội phạm.” [1], khái niệm này liệt kê các quy định về nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 1999 (trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 các điều này được quy định tại Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt, Điều 59. Miễn hình phạt, Điều 65. Án treo). Cũng như khái niệm nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của TS. Trần Quang Tiệp, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người đồng phạm không được định nghĩa một cách khái quát mà cũng không được quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự là Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam mà nội dung của nó là đòi hỏi các cơ quan xét xử phải xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội của tội phạm; nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ để áp dụng hợp lý và có chọn lọc những biện pháp cưỡng chế hình sự và tố tụng hình sự đối với người phạm tội. 224
- 2. ĐẶC ĐIỂM Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự được thể hiện trong việc áp dụng đường lối xử lí theo nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự để giải quyết cho từng trường hợp phạm tội riêng biệt trong đồng phạm nhằm tách biệt từng người một để xem xét tính chất và mức độ tham gia thực hiện hành vi phạm tội nhằm đưa ra quyết định hình phạt cho phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật dựa trên các đặc điểm của nguyên tắc cá thể hóa. 2.1 Những ngƣời đồng phạm sẽ chịu trách nhiệm chung về tội danh nhƣng áp dụng hình phạt, mức phạt riêng Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự được áp dụng trong đồng phạm đối với những người đồng phạm chịu trách nhiệm chung về một tội danh, nhưng mỗi người trong đồng phạm sẽ bị áp dụng hình phạt, mức phạt khác nhau tùy thuộc vào tính chất và mức độ tham gia của mỗi người trong toàn bộ quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác định các biện pháp của trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với những đặc điểm cụ thể về nhân thân của người phạm tội. Trên thực tế, có rất nhiều vụ án có tính chất đồng phạm, nhưng các đồng phạm có ý chí khác nhau khi thực hiện hành vi phạm tội. Có những người chủ mưu thực hiện hành vi phạm tội, nhưng có những người chỉ tham gia với vai trò ủng hộ, giúp sức, thậm chí còn có những người thực hiện vì bị ép buộc. Trong trường hợp này, các đồng phạm sẽ chịu trách nhiệm hình sự chung về tội danh, nhưng không thể cào bằng hình phạt, mức phạt với tất cả đồng phạm. Vì vậy, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự được áp dụng trong đồng phạm nhằm xứng đáng với vai trò, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội trong thực hiện hành vi phạm tội, để thể hiện được tính nghiêm minh, công bằng và khoan hồng của pháp luật. Ngoài ra, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm còn phụ thuộc vào nhân thân của người phạm tội. Bởi vì việc áp dụng hình phạt, mức phạt riêng còn phụ thuộc vào nhân thân, đặc biệt là độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong vụ án, mặc dù nhiều trường hợp các đồng phạm cùng chung tính chất và mức độ phạm tội, tuy nhiên hình phạt và mức phạt đối với mỗi người vẫn có sự phân hóa, ngoài việc áp dụng tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, còn phụ thuộc lớn vào nhân thân người phạm tội. Đối với người dưới 14 tuổi, người thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự mặc dù cùng tham gia vào thực hiện hành vi phạm tội, nhưng họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đặc điểm này là một trong những điểm khác biệt lớn giữa nguyên tắc xét xử độc lập với nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án và Viện kiểm sát có thể lẫn lộn trong việc áp dụng hai nguyên tắc này dẫn đến việc thay vì quyết định các khung hình phạt khác nhau trong cùng tội danh của đồng phạm, Tòa án hay Viện kiểm sát lại xét xử ở các tội danh khác nhau. Điều này dẫn tới việc oan sai, bỏ lọt tội phạm, mức phạt áp dụng không xứng đáng với tính chất, mức độ phạm tội của mỗi người trong đồng phạm. Tại Bản án số: 408/2017/HS-ST Ngày 06 tháng 12 năm 2017, Cấp xét xử: Sơ thẩm, Toà án xét xử: Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh. Bị cáo trong vụ án bao gồm N1, Q, A2, L2, A1, B [2]. Vụ án này, quan điểm của Viện kiểm sát phân hóa đồng phạm trong vụ án thành 03 tội danh: Tội Giết người, Tội Cố ý gây thương tích và Tội Gây rối trật tự công cộng. Trong khi Toà án lại cho rằng chỉ có 02 tội là Tội Giết người và Tội Cố ý gây thương tích, không đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát về Tội Gây rối trật tự công cộng. Trường hợp này, người viết có cùng quan điểm luận tội với Hội đồng xét xử. Mặc dù Hội đồng xét xử đã nhận ra sự sai lầm trong việc áp dụng nguyên tắc cá thể hóa và nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập và yêu cầu điều tra bổ sung, tuy nhiên Viện kiểm sát vẫn giữ quan điểm truy tố, Hội đồng xét xử không thể đưa ra tội danh cao hơn tội mà Viện đã truy tố, Hội đồng xét xử buộc phải đưa ra mức án mà chính Hội đồng xét xử không phục. Vì vậy, sau khi đọc Bản tuyên án, Hội đồng xét xử quyết định kháng nghị bản án vừa đưa ra của mình, và vụ án tới nay vẫn đang được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Đây là một ví dụ điển hình về việc Viện kiểm sát đã áp dụng không đúng nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự mà bị lẫn lộn sang nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập đối với Tội Cố ý gây thương tích và Tội Gây rối trật tự công cộng. 225
- 2.2 Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đƣợc áp dụng cho từng ngƣời trong đồng phạm Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với mỗi người trong đồng phạm cũng là một trong những đặc điểm cực kỳ quan trọng của nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Đặc điểm này phụ thuộc nhiều vào các quy định về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong đồng phạm trong Bộ luật Hình sự. Trong đó, các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Các tình tiết giảm nhẹ được áp dụng cho mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào ý chí của mỗi người phạm tội khi thực hiện tội phạm, các hành vi sau khi thực hiện tội phạm nhằm thể hiện sự ăn năn hối cải của mỗi người phạm tội trong đồng phạm, yếu tố nhân thân của mỗi người. Đây chính là những điểm nhằm phân hóa rõ nhất mức phạt và hình phạt mà mỗi cá nhân trong đồng phạm phải chịu. Đối với các tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Các tình tiết tăng nặng tập trung chủ yếu vào diễn biến các hành vi, ý chí của mỗi cá nhân trong đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội. Trong vụ án hình sự số 29/2018/HS-ST của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử tội Mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố đồng phạm, bị cáo Đ 20 năm tù vì Tòa án áp dụng điểm b khoản 4 Điều 251, Điểm h, điểm m, điểm s, điểm x, khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; bị cáo Nguyễn Minh Hoàng 15 năm tù vì áp dụng điểm b, khoản 4, Điều 251 Bộ luật Hình sư 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, Điểm h khoản 1, Điều 51 BLHS 2015 SĐ, BS 2017. Trong vụ án này, Tòa án đã áp dụng chính xác nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau. Vì vậy, vụ án này sau khi xét xử được sự đồng thuận của các bên liên quan và không có kháng cáo, kháng nghị. 3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CÁ THỂ HÓA TRONG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI ĐỒNG PHẠM Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, xác định chính xác mức độ hành vi của mỗi người trong đồng phạm. Đặc biệt, việc áp dụng nguyên tắc cá thể hóa vào những vụ án có tính chất đồng phạm mang lại rất nhiều ý nghĩa và giá trị thực tiễn trong công tác điều tra, truy tố và xét xử. Đối với mỗi người đồng phạm khác nhau, nguyên tắc cá thể hóa được áp dụng một cách triệt để nhằm thể hiện đúng vai trò của mỗi người trong đồng phạm, từ đó Tòa án có thể đưa ra mức phạt hợp tình hợp lý, vừa nghiêm minh vừa khoan hồng. Đối với mỗi loại người đồng phạm, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự góp phần phân hóa tốt nhất hình phạt, mức phạt đối với các loại người đồng phạm trong cùng một vụ án. Trong đồng phạm, việc áp dụng nguyên tắc cá thể hóa đối với người thực hành được áp dụng dễ dàng hơn. Thông thường, đối với người thực hành, các chứng cứ, người làm chứng, diễn biến thực hiện hành vi phạm tội, ý chí của người phạm tội được thể hiện khá rõ ràng, vì vậy áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Đối với người tổ chức trong vụ án đồng phạm, áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự từ khâu điều tra, truy tố và xét xử sẽ có được những thông tin đúng về vị trí vai trò của loại người này, đánh giá đúng đắn tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Người tổ chức trong các vụ án hình sự mặc dù có thể không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, nhưng họ luôn là những thành phần nguy hiểm cho xã hội bởi vì chức năng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy thực hiện tội phạm và có thể liên quan đến các nhóm, băng đảng tội phạm hoạt động có tổ chức. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức được áp dụng không chỉ đơn thuần dựa vào hành vi, hậu quả của tội phạm, mà còn phải đánh giá được mức độ ảnh hưởng của người tổ chức đến xã hội. Vì vậy mặc dù người tổ chức không có nhiều tình tiết tăng nặng, thậm chí có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ và không có nhiều chứng cứ trực tiếp, nhưng người tổ chức luôn được “quan tâm đặc biệt” với mức án phải bảo đảm phù hợp với hậu quả về mặt xã hội mà người tổ chức đã gây ra, đồng thời chế tài áp dụng phải đủ mạnh để vừa làm gương, vừa mang tính răn đe. 226
- Đối với người giúp sức, hành vi của họ được coi là ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác. Xét cho cùng, việc họ giúp sức chỉ là những hỗ trợ nhất định về vật chất và tinh thần cho người thực hành và người tổ chức, không trực tiếp thực hiện, cũng không tổ chức, cầm đầu, chỉ huy thực hiện hành vi phạm tội. Nếu không có người giúp sức, tội phạm vẫn sẽ xảy ra, thậm chí những người giúp sức thường có năng lực nhận thức hành vi và pháp luật còn hạn chế, bị xúi giục hoặc dụ dỗ mà trở thành đồng phạm. Do vậy, hầu hết các quan điểm xét xử không coi người giúp sức là đối tượng cần nghiêm trị như những người đồng phạm khác. Đó là cơ sở để Tòa án áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức với quyết định hình phạt nhẹ hơn so với quyết định hình phạt đối với những người cùng phạm tội trong vụ đồng phạm đó. Đối với người xúi giục, việc xác định rõ cá thể hóa trách nhiệm mà người xúi giục phải chịu tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục. Trong nhiều vụ án, người xúi dục đóng vai trò then chốt trong đồng phạm, vì nếu không có người xúi giục thì vụ án không thể xảy ra, vì vậy gười xúi giục luôn được coi là tác giả tinh thần của tội phạm. Do đó, khi áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự vào xét xử, người xúi giục được coi là loại người nguy hiểm trong đồng phạm, cần phải có biện pháp để trừng trị nghiêm khắc. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự giúp cho việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng với tính chất tham gia, vai trò tham gia là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức của người phạm tội trong tội đồng phạm, hạn chế tối đa việc xảy ra án oan, sai. Nguyên tắc này còn thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, hạn chế những tranh cãi về mức phạt bị áp dụng của người phạm tội, từ đó hạn chế được những vụ án kéo dài ra thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Từ đó góp phần củng cố, hạn chế những bất cập trong việc thực thi pháp luật ở nước ta, vừa mang lại những giá trị giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật về pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung trong xử lý, đấu tranh phòng, chống tội phạm, hạn chế tối đa tội phạm hình sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Trần Quang Tiệp (2007) Đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội; [2] Trang web congbobanan.toaan.gov.vn; [3] Quốc hội (2015) Luật số 100/2015/QH13 Bộ luật Hình sự; [4] Quốc hội (2017) Luật số 12/2017/QH14 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13; [5] Quốc hội (2009) Luật số 37/2009/QH12 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự; [6] Quốc hội (1999) Luật số 15/1999/QH10 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10; [7] ThS. Mai Lan Ngọc (2012) Luận văn thạc sĩ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; [8] Đinh Văn Quế (2017) Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội; [9] TS. Trần Thị Quang Vinh, ThS. Vũ Thị Thúy (2011) Tập bài giảng Luật Hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 227
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn