intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc dạy học

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Vân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

364
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc dạy học là một hệ thống nhiều luận điểm, mỗi nguyên tắc nhấn mạnh một khía cạnh của quá trình dạy học. Nói cách khác nguyên tắc dạy học là luận điểm cơ bản cần phải dựa vào khi giảng dạy những vấn đề khoa học. Mời các bạn tham khảo tài liệu "Nguyên tắc dạy học" sau đây để nắm vững nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc dạy học

  1. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC Khái niệm Nguyên tắc dạy học là một hệ  thống nhiều luận điểm, mỗi nguyên tắc  nhấn mạnh một khía cạnh của quá trình dạy học. Nói cách khác nguyên tắc dạy  học là luận điểm cơ  bản cần phải dựa vào khi giảng dạy những vấn đề  khoa   học. Vai trò Nguyên tắc dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học vì nó  không chỉ  ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của một trường, một cơ sở giáo   dục cụ thể nào đó mà thực chất nó quyết định chất lượng “sản phẩm” của nền  giáo dục lấy các nguyên tắc dạy học đó làm nền tảng. Vì lẽ  đó, mỗi giáo viên   cần hiểu rõ và biết vận dụng tốt hệ  thống các nguyên tắc dạy học vì nó hầu   như chi phối toàn bộ nội dung và hình thức dạy học. Mở rộng Tính giáo dục bao hàm tính không phản giáo dục, không đi ngược với lợi  ích dân tộc và không ủng hộ  cái xấu. Đây là tính chất vô cùng quan trọng vì nó  giúp định hình nhân cách và đạo đức cho người học sau này khi các em bước vào   đời.  Tính   khoa   học   thể   hiện   qua   khối   lượng   kiến   thức   trong   bài  giảng của giáo viên phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và khoa  học.
  2. NGUYÊN TẮC: ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA  GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, GIÁO DỤC KHOA HỌC VÀ  GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP. 1. KHÁI NIỆM a. Giáo dục tư tưởng Tại Lớp học chính trị  của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày  13­9­1958, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã có bài nói quan trọng về  nhiệm vụ  của   người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục đào tạo.Người chỉ  rõ: Muốn xây dựng   chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Trước lúc  đi xa, trong Di chúc Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau   là việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Từ xưa đến nay, giáo dục đã được coi công cụ,  phương thức truyền bá tư  tưởng chính trị,   đường lối chính sách và duy trì vị  trí xã hội của các giai cấp  thống trị.  Nước ta là một nước phát triển theo con đường chủ  nghĩa xã hội do đó,  nền giáo dục tư tưởng là nền giáo dục tư tưởng theo xã hội chủ nghĩa Giáo dục tư  tưởng Xã Hội Chủ  Nghĩa là giáo dục ý thức và hành động  của mỗi người đạt được sự  thống nhất trong nhận thức, sao cho phù hợp với   nguyên tắc, tư tưởng chính trị và đạo đức Xã Hội Chủ Nghĩa. b. Giáo dục khoa học Khoa học: Là một hệ thống tri thức về của tự nhiên, xã hội và tư duy, về  những qui luật phát triển khách quan của tự  nhiên, xã hội và tư  duy. Hệ  thống  này  được  hình thành,  phát   triển  trên  cơ  sở   thực  tiễn  (nhu  cầu)   xã  hội  (con   người)
  3. Giáo dục khoa học là một lĩnh vực chuyên ngành của khoa học xã hội   nghiên cứu các quy luật, bản chất của quá trình hình thành nhân cách trên cơ sở  thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục  nhằm đạt kết quả tối ưu trong những điều kiện xã hội nhất định c. Giáo dục nghề nghiệp Dạy nghề  là hoạt động dạy và học nhằm trang bị  kiến thức, kỹ  năng và   thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm  hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. Đi song hành giữa giáo dục nghề nghiệp là giáo dục hướng nghiệp: Giáo dục hướng nghiệp là những tác động định hướng nghề  nghiệp cho  học sinh nhằm giúp cho các em lựa chọn một nghề  phù hợp với năng lực, sở  trường, nguyện vọng của cá nhân và phù hợp với yêu cầu về  nhân lực của thị  trường lao động. 2. PHƯƠNG PHÁP THỐNG NHẤT TƯ TƯỞNG VÀ KHOA HỌC “PGS – TS Trần Hữu Tá chia sẻ, giáo dục là một nghệ thuật, đồng thời là một  khoa học, người giáo viên phải luôn luôn nắm sát tâm lý tư tưởng của học trò,  không được phép buông lơi để rồi có những biện pháp sư phạm thích hợp.” Giáo dục về mặt tư tưởng và khoa học có mối lên hệ chặt chẽ và thống nhất  với nhau. Cho học sinh học tập theo phương pháp tự  khám phá giúp học sinh tìm ra  ưu   nhược điểm của bản thân. Cụ  thể  là đặt các câu hỏi mang tính gợi mở  và định   hướng cho quá trình khám phá lời giải nhằm mục đích rèn luyện tư duy logic, suy   luận chặt chẽ và tự tin khám phá kiến thức từng bước một.
  4. Phát   triển   những   năng   lực   trí   tuệ   chung  như   phân   tích,   tổng   hợp,   khái   quát  hóa,..một cách khoa học để  hình thành những phẩm chất mới của đối tượng giáo  dục như tính ngăn nắp, kỉ luật, tính phê phán và thói quen tự kiểm tra…  Giảm bớt tính mô tả  của giáo trình, tăng tính chủ  đạo của lí thuyết và đưa lí   thuyết chủ đạo cho người học. Cách trình bày logic, phân bố thời gian hợp lí, nề nếp làm việc khoa học, chú  trọng làm cho người học có được phương pháp khoa học mang tính chất nghiên  cứu. 3. PHƯƠNG PHÁP THỐNG NHẤT TƯ TƯỞNG VÀ  NGHỀ NGHIỆP a. Khái niệm Trong thời kì hội nhập quốc tế, giáo dục nghề  nghiệp là rất quan trọng   trong việc nâng cao nguồn nhân lực để phát triển kinh tế­ xã hội, đưa đất nước  đi lên để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, định hướng XHCN đòi hỏi khi xây dựng bản định hướng tiêu  chuẩn đầu ra phải quán triệt quan điểm của Đảng về  chất lượng nguồn nhân  lực. Tránh tình trạng chỉ coi trọng tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nghề  nghiệp thuần túy, không coi trọng tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng.   Tức là giáo dục về  nghề  nghiệp phải phù hợp với tư  tưởng ban đầu đặt ra,  tránh tình trạng đi sai hướng làm lệch mục tiêu.  cần có mối liên hệ chặt chẽ, rõ ràng, tức là phải thống nhất với nhau. Phương pháp thống nhất giáo dục tư  tưởng và giáo dục nghề  nghiệp   được đề  xuất cụ  thể  là hợp nhất giáo dục nghề  nghiệp và dạy học chính quy 
  5. vào cùng 1 khung quản lý từ bộ giáo dục để tiện cho việc quản lí việc học tập   cả  về  chuyên môn lý thuyết lẫn kĩ năng nghề  nghiệp trong quá trình đào tạo,  phát triển nguồn nhân sự. b. Phương pháp Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng hoạt động đào tạo, nhất là nhu cầu  học tập từng bộ môn của sinh viên để bổ sung, chỉnh sửa bản định hướng chuẩn  đầu ra của từng ngành, chuyên ngành học, theo định hướng XHCN. Gắn nội dung chương trình, hoạt động đào tạo với việc sử dụng nhân lực   ­ định hướng chuẩn đầu ra. 4. YÊU CẦU CỦA NGUYÊN TẮC a. Nội dung bài giảng Kiến thức trong bài giảng phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và  khoa học, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học, kĩ thuật và văn hóa. b. Giáo viên Có kiến thức chuyên môn tốt, kiến thức sâu sắc về  môn học mình phụ  trách Người thầy phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đọc nhiều sách và cập  nhật thông tin.  Vì kiến thức phải có tính hiện đại vì đôi khi chỉ  đúng tại một  thời điểm nào đó. Có phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến.
  6. Giúp cho học sinh tiếp xúc với một số  phương pháp nghiên cứu, có thói  quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học để  thông qua đó, dần dần hình  thành cho các em cơ sở thế giới thuần khoa học, những phẩm chất và tình cảm  cao quý của con người lao động. Bên cạnh đó, người giáo viên còn phải là tấm gương sáng về đạo đức lối  sống, tình yêu lao động, tình yêu đất nước, yêu con người Việt Nam xã hội chủ  nghĩa. Vì việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho người học qua bài giảng là chưa  đủ mà cần được chứng minh qua hành động và việc làm cụ thể mà giáo viên là  người có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của học sinh. 5. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC. a. Nội dung Ra sức quán triệt chủ nghĩa Mác­ Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo  dục, thực hiện đường lối, nhiệm vụ  cách mạng của nước ta về  tư  tưởng, văn  hoá, giáo dục do Đảng và nhà nước đã đề ra. Trang bị cho học sinh những chân lí đã được khẳng định vững chắc trong   các khoa học hiện đại, qua đó giúp cho các em nắm được những quy luật phát   triển của tự  nhiên, xã hội, tư  duy, dần dần có cách nhìn, thái độ  và hành động   đúng đắn, sâu sắc đối với hiện thực Việc trình bày những tri thức khoa học phải theo một hệ thống lôgic chặt  chẽ, đảm bảo cho những điều học được làm cơ sở cho những điều học sau, làm  phong phú thêm những điều học trước. Ngôn ngữ  và thuật ngữ  khoa học phải  được sử dựng một cách chính xác. b. Giáo viên
  7. Giúp cho học sinh tiếp xúc và làm quen với một số  phương pháp tìm tòi  khoa học ở mức độ đơn giản nhằm tạo điều kiện cho các em nâng cao hiệu suất  học tập và rèn luyện một số phẩm chất cần có của người làm khoa học.    Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ  chức dạy học theo hướng   phát triển  ở  học sinh năng lực tư  duy, thói quen làm việc khoa học, ngăn ngừa   tình trạng học gạo, học vẹt nhồi sọ và giáo điều. Người giáo viên không chỉ uyên bác về lĩnh vực môn học mình phụ trách mà cần  có hiểu biết rộng về các môn khoa học liên quan  Phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đọc nhiều sách và cập nhật thông tin. Có phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2